Vua Ếch


Printul fermecat


Từ thời xa xưa lắm rồi, khi chuyện ước nguyện còn có hiệu nghiệm, một ông vua có mấy cô con gái, cô nào cũng xinh đẹp cả. Nhưng cô út xinh đẹp lộng lẫy đến nỗi mặt trời tuy đã trông thấy nhiều cảnh đẹp mà vẫn phải ngạc nhiên mỗi khi chiếu vào mặt nàng.
Sát bên cung điện nhà vua là khu rừng lớn rậm rạp âm u. Bên gốc cây thùy dương cổ thụ của khu rừng có một cái giếng. Vào những hôm trời oi bức, công chúa thường vào rừng, ngồi chơi bên bờ giếng nước trong mát. Để cho đỡ buồn tẻ, công chúa thường lấy một quả cầu vàng tung lên để bắt chơi. Đó là đồ chơi mà nàng quý nhất.
Một hôm, quả cầu vàng tung lên lại không rơi vào tay nàng mà rơi trượt xuống đất rồi lăn thẳng xuống giếng nước. Công chúa nhìn theo, nhưng quả cầu đã biến mất. Giếng sâu đến nỗi không ai nhìn thấy đáy. Lúc ấy công chúa liền òa lên khóc. Nàng khóc mỗi lúc một to, khóc mãi không nguôi. Trong khi nàng đang than khóc như vậy, bỗng có người nào đó nói:
- Công chúa ơi, có chuyện chi mà nàng kêu khóc đến nỗi đá nghe cũng phải động lòng thương?
Nàng nhìn quanh xem tiếng nói vang từ đâu tới, chợt thấy một con Ếch nhô chiếc đầu to tướng và xấu xí lên khỏi mặt nước. Nàng bảo:
- Chà, tưởng ai! Hóa ra là cái giống vẫn bì bõm dưới nước lâu nay! Tôi khóc nhớ quả cầu vàng của tôi, nó rơi xuống giếng mất rồi.
Ếch an ủi:
- Công chúa cứ yên tâm, đừng khóc nữa. Chắc chắn tôi sẽ có cách giúp công chúa. Nhưng nếu tôi lấy được quả cầu ấy lên cho công chúa thì công chúa mất gì cho tôi nào?
Nàng nói:
- Chú Ếch thân mến, tùy chú, chú muốn lấy gì của tôi thì lấy: quần áo, châu báu, cả đến mũ miện bằng vàng tôi đang đội đấy cũng được.
Ếch đáp:
- Quần áo, châu báu của công chúa, cả chiếc mũ miện bằng vàng công chúa đội tôi cũng chẳng thích. Nhưng nếu công chúa thương yêu tôi, cho tôi làm bạn tri âm, bạn lúc vui chơi, được ngồi cạnh công chúa bên chiếc bàn xinh xinh của nàng, cùng ăn chung với công chúa ở chiếc dĩa xinh xinh bằng vàng của nàng, cùng uống chung với công chúa ở trong chiếc cốc xinh xinh của nàng, được ngủ trong chiếc giường xinh xinh của công chúa. Nếu công chúa hứa với tôi như vậy thì tôi sẽ lặn xuống tìm bằng được quả cầu vàng lên cho công chúa.
Công chúa nói:
- Ừ, được, ta hứa với Ếch, ta sẽ làm tất cả những điều Ếch muốn, miễn Ếch lấy lại được cho ta quả cầu vàng.
Hứa như vậy nhưng trong thâm tâm nàng nghĩ là con Ếch ngớ ngẩn kia ăn nói thật vớ vẩn. Hạng ếch ngồi đáy giếng thi nhau với đồng loại kêu ồm ộp suốt ngày thì làm bạn tri âm với người thế nào được.
Ếch thấy nàng bằng lòng bèn ngụp đầu lặn xuống dưới đáy giếng. Chỉ một lát sau nó đã ngoi lên, mõm ngoạm quả cầu ném lên cỏ. Thấy lại đồ chơi đẹp đẽ của mình, công chúa rất mừng. Nàng cúi xuống nhặt lên, rồi chạy ngay đi. Ếch gọi với theo:
- Đợi tôi với, đợi tôi với! Nàng hãy đem tôi đi cùng, tôi làm sao mà chạy nhanh như nàng được?
Ếch cố lấy hết sức để gân cổ lên kêu ồm ộp gọi với theo cũng vô ích! Công chúa vội vã chạy về nhà nên chẳng nghe thấy gì cả. Chỉ một lát sau là nàng quên hẳn con Ếch tội nghiệp kia. Ếch ta đành nhảy xuống giếng của mình.
Hôm sau vua, công chúa cùng quần thần đang ngồi bên bàn ăn, công chúa đang ăn trên chiếc đĩa xinh xinh của mình thì nghe thấy có tiếng nhảy lạch bạch, lạch bạch ở những bậc thang bằng cẩm thạch. Lên tới nơi, Ếch gõ cửa gọi:
- Công chúa, công chúa trẻ đẹp nhất ơi, mở cửa cho tôi vào!
Nàng chạy nhanh ra, định xem ai gọi cửa. Mở cửa ra, nàng thấy Ếch đang ngồi. Nàng vội đóng sầm sửa, trở lại ngồi bên bàn ăn, lòng đầy hồi hộp lo sợ.
Thoáng nhìn, vua biết ngay trống ngực công chúa đang đánh liên hồi. Vua hỏi:
- Con cưng của ta, có điều gì làm con sợ hãi thế? Phải chăng có một người khổng lồ đứng ngay trước cửa định bắt con đi?
Nàng đáp:
- Thưa cha không ạ. Đó không phải là người khổng lồ mà là một con Ếch ghê tởm!
- Ếch muốn gì ở con?
- Trời, cha yêu dấu! Hôm qua, khi con ngồi chơi bên bờ giếng thì quả cầu vàng của con rơi xuống giếng nước. Vì con khóc lóc mãi nên Ếch lặn xuống mò quả cầu lên cho con. Nhưng cũng vì Ếch đòi con phải hứa hẹn với nó, con có hứa với nó rằng nó sẽ là bạn tri âm của con, nhưng lúc ấy con nghĩ chắc nó chẳng bao giờ nhảy nổi lên cạn được. Hiện giờ nó đã ở ngoài cửa và muốn vào với con.
Đúng lúc ấy có tiếng gõ cửa lần hai và có tiếng gọi:
Công chúa trẻ nhất ơi,
Mở cửa cho tôi vào!
Nàng chẳng nhớ hay sao,
Bao điều nàng hứa hẹn,
Bên bờ giếng mát trong?
Công chúa trẻ nhất ơi,
Mở cửa cho tôi vào!
Lúc đó, vua nói:
- Con đã hứa thì phải giữ lời hứa chứ. Con cứ ra mở cửa mời Ếch vào.
Công chúa ra mở cửa, Ếch liền nhảy theo nàng sát gót tới bên ghế nàng ngồi. Ếch nói với nàng:
- Nàng hãy nhấc tôi lên chỗ nàng ngồi!
Công chúa choáng váng, lưỡng lự mãi, sau vua phải ra lệnh cho nàng làm. Nhưng vừa mới lên ghế, Ếch lại đòi lên bàn. Ngồi trên bàn rồi, Ếch nói:
- Nào, nàng đẩy chiếc đĩa vàng xinh xinh của nàng lại gần tôi để chúng ta cùng ăn.
Công chúa đành phải làm theo, nhưng ai cũng thấy rõ ràng là miễn cưỡng. Ếch ăn ngon lành, nhưng công chúa ăn miếng nào vào cũng như muốn tắc lại ở cổ.
- Tôi ăn no nê rồi, giờ thấy người đâm ra mệt mỏi. Khênh tôi vào buồng nhỏ xinh của nàng, rũ giường trải lụa cho ngay ngắn để chúng ta cùng lên giường ngủ.
Công chúa òa lên khóc, sợ con Ếch da lạnh nhớp nháp mà nàng không dám sờ đến. Thế mà nó lại sẽ ngủ trên chiếc giường xinh đẹp, sạch sẽ của nàng. Công chúa làm vua nổi nóng. Người nói:
- Ai đã giúp con trong cơn hoạn nạn thì sau đó con không được phép khinh thường họ.
Lúc đó, công chúa lấy hai ngón tay nhấc Ếch lên, đặt vào một xó nhà. Khi nàng lên giường nằm, Ếch nhảy tới bảo:
- Tôi mỏi mệt. Tôi muốn được ngủ trên giường êm như nàng. Nàng hãy đưa tôi lên, nếu không tôi mách vua cha.
Công chúa tức lắm, nhấc Ếch lên rồi lấy hết sức ném Ếch vào giường, lòng nghĩ thầm:
- Giờ thì mày yên thân nhé, đồ Ếch ghê tởm!
Nhưng khi nó rơi xuống thì không phải Ếch nữa mà hóa thành một vị hoàng tử có đôi mắt xinh đẹp và dễ thương. Theo ý muốn của vua cha, chàng thành người bạn tri âm và người chồng yêu dấu của nàng. Lúc đó, chàng kể lại cho nàng nghe, chàng bị một mụ phù thủy độc ác phù phép, không có ai ngoài nàng có thể giải thoát được chàng khỏi giếng. Hai người định hôm sau sẽ về nước của hoàng tử. Họ ngủ một mạch cho đến sáng, khi mặt trời đánh thức họ dậy thì có một cỗ xe đến, xe thắng tám ngựa trắng, buộc xích vàng, đứng sau là người thị vệ của ông vua trẻ - bác Heinrich trung thành. Trước kia, khi thấy chủ mình bị biến thành Ếch, bác Heinrich trung thành rất buồn, buồn đến nỗi bác đã đánh ba vòng đai sắt quanh tim để tim khỏi bị đau buồn mà vỡ ra. Cỗ xe rước ông vua trẻ về nước. Bác Heinrich trung thành đỡ chàng và nàng công chúa lên xe, rồi đứng ở phía sau xe. Bác vui mừng khôn xiết vì thấy phép yêu đã được xóa bỏ.
Khi họ đã đi được một đoạn đường dài thì hoàng tử nghe thấy ở đằng sau có tiếng kêu răng rắc như có gì gãy. Chàng liền quay lại hỏi:
- Bác Heinrich hình như xe gãy?
- Thưa chàng, không phải xe đâu.
Đó là tiếng rạn của vòng đai tim.
Khi chàng hóa Ếch giếng chìm,
Tim tôi đau đớn, buồn phiền xót xa.
Dọc đường lại có tiếng kêu răng rắc hai lần nữa. Hoàng tử cứ ngỡ là xe gãy, nhưng thực ra đó chỉ là tiếng nứt tung của những vòng đai sắt quanh tim bác Heinrich trung thành, nó nứt tung ra vì hoàng tử đã được giải thoát và hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
A fost odata ca niciodata, a fost un imparat care avea mai multe fete si toate erau frumoase ca niste zane. Dar cea mai mica era atat de frumoasa, ca pana si soarele, care vazuse atatea, se oprea in loc, uitandu-se la dansa si minunandu-se de atata frumusete.
La o mica departare de palatul imparatesc se intindea o padure adanca si intunecoasa, iar in padure, la umbra unui tei batran, se putea vedea o fantana. in zilele cu prea mare zaduf, cea mai mica dintre fetele imparatului se ducea in padure si se aseza pe ghizdurile fantanii racoroase. Statea asa fara sa faca nimic si cand o prindea uratul scotea dintr-un buzunar o minge de aur; o arunca in sus, o prindea din zbor in causul palmelor si-apoi o arunca iar. asta era jocul care-i bucura cel mai mult inima.
S-a intamplat insa odata ca mingea sa-i scape din palme si cazand pe pamant sa se duca de-a rostogolul de-a dreptul in fantana. Fata de imparat o urmari cu privirea, dar mingea pieri de parca n-ar fi fost si fantana era tare adanca, atat de adanca, de nu-i putea zari fundul! Se porni atunci domnita pe plans si planse in hohote, neputand in nici un chip sa-si ostoiasca amaraciunea. si cum se jelea ea, numai ce aude ca-i striga cineva din apropiere:
- Ce ti s-a intamplat, domnita, de ce te bocesti asa? Plangi ca s-ar muia si pietrele de mila ta!
Fata cata in jur, sa afle cine anume ii vorbeste, si vazu un broscoi ce taman atunci scosese din apa capul lataret si buburos si privea la ea cu niste ochi cat cepele!
- Ah, tu erai, mos Balacila! se mira ea. Iaca, plang ca mi-a cazut mingea de aur in fantana.
- sterge-ti lacrimile si nu mai plange, o mangaie broscoiul, ca-mi sta in putinta sa te ajut. Dar vorba e: ce-mi dai tu daca-ti aduc din apa jucaria?
- Orice doresti, dragul meu broscoi; rochiile mele, pietrele nestemate, margaritarele, chiar si coroana de aur, pe care o port pe cap, de-o poftesti cumva!
Broscoiul o asculta pe ganduri, apoi grai:
- Nu-mi trebuie nici rochiile, nici margaritarele, nici pietrele nestemate, nici coroana ta de aur, dar daca ai incepe sa ma iubesti, daca ai ingadui sa-ti fiu prieten si tovaras de joaca, sa stau langa tine, la masuta ta, sa mananc din talerul tau de aur, sa beau din cupa ta si sa dorm in patuceanul tau, daca-mi fagaduiesti toate astea, acu' ma cobor in fantana si-ti aduc mingea.
- iti fagaduiesc, iti fagaduiesc tot ce vrei, numai sa-mi aduci mingea!
Dar in aceeasi vreme, fata isi zicea in sinea ei: "Ce tot indruga nerodul asta de broscoi! Ca doar i-e sortit sa se balaceasca in apa cu cei de-o fiinta cu el si sa oracaie intr-una; cum poate unul ca el sa lege prietenie cu oamenii?!"
Cum o auzi pe domnita fagaduindu-i tot ce dorea, broscoiul se dadu afund in fantana si, cat ai bate din palme, iesi iar deasupra apei, cu mingea de aur in gura, si-o zvarli in iarba. Fata de imparat sa sara in sus de bucurie, nu altceva, cand isi revazu jucaria ei draga. O ridica si, fara sai spuna broscoiului un singur cuvant, o lua la fuga.
- Stai, stai, nu fugi! striga in urma ei broscoiul. Ia-ma si pe mine, ca nu pot s-alerg atat de repede!
Dar in zadar oracaia broscoiul cat il tineau puterile, ca fata de imparat nu se sinchisea de el si, cu cat se apropia mai mult de casa, cu atat fugea mai tare. isi uitase cu desavarsire de bietul mos Balacila, iar acesta, neavand incotro, se inapoie si se lasa din nou sa cada in fundul fantanii.
A doua zi, domnita nici nu apucase bine sa se aseze la masa impreuna cu imparatul si cu toti curtenii si nici nu incepuse sa ia o bucatura din talerul ei de aur, ca si auzi deodata niste pasi, lipaind afara, pe scara de marmura... si pasii faceau: "plici-pleosc, plici-pleosc!" Asculta ea un rastimp si numai ce se pomeni c-o bataie in usa si deslusi un glas strigand:
- Fata de imparat, tu cea mai mica dintre domnite, vino de-mi deschide usa!
Domnita alerga intr-un suflet la usa sa vada cine era si, cand o intredeschise, se si trezi cu broscoiul in fata ei. Tranti repede usa si, luand-o la fuga inapoi, se aseza din nou la masa, tremurand toata de spaima. imparatul baga de seama ca fetei ii batea tare inima, mai-mai sa-i sparga cosul pieptului, si-o intreba:
- De ce te-ai ingrozit asa, copila draga? Au nu cumva ai zarit la usa un zmeu, care a venit sa te rapeasca?
- Da' de unde, tata, n-am vazut nici un zmeu, raspunse fata, cu sila in glas. La usa e un broscoi buburos!
- Un broscoi? si ce vrea broscoiul asta de la tine?
- Nu indraznesc, tata, a-ti spune cum a fost! Ieri, pe cand ma jucam langa fantana din padure, mia cazut mingea de aur in apa. si fiindca plangeam dupa ea de nu mai puteam, a iesit din fantana un broscoi si pocitania asta, cum a facut, cum n-a facut, mi-a scos mingea tocmai de la fund. Iar mai inainte imi ceruse sa-i fagaduiesc ca daca mi-o aduce mingea o sa legam prietenie si o sa fim tovarasi de joaca. Atata m-a batut la cap, ca i-am fagaduit, ce era sa fac! Dar nu mi-a trecut nici o clipa prin minte ca broscoiul si-ar putea face veacul si altundeva decat in apa! si-acum sta protap afara si tine mortis sa vina la mine!
in timpul asta, broscoiul batea cu inversunare la usa si striga:
- Hai, deschide usa,
- Fata de-mparat!
- Ai uitat cuvantul
- Care mi l-ai dat
- Ieri, cand la fantana
- Mi te-am ajutat?
- Hai, deschide usa, fata de-mparat!
Auzind acestea, imparatul grai:
- Acu', dac-ai apucat sa fagaduiesti, tine-ti fagaduiala. Du-te de-i deschide!
Fata se duse sa-i deschida usa si broscoiul sari pe data pragul in sala imparateasca; si se tinu scai dupa domnita pana ce ajunse in dreapta scaunului ei. Acolo se opri si, cand fata dadu sa se-aseze, glasul broscoiului se-auzi poruncitor:
- Da' pe mine cui ma lasi? Ia-ma langa tine!
Se codi ea ce se codi, se facu a nu fi auzit, dar imparatul ii porunci sa indeplineasca voia broscoiului. Cum se vazu broscoiul pe scaun, gata ceru sa-l urce si pe masa... si dintr-o saritura se pofti singur intre blide. si ceru de-acolo:
- Ia trage talerul mai aproape, sa mancam amandoi din el!
Biata copila se vazu silita sa faca asa cum ii poruncea broscoiul, cu toate ca ii era scarba si n-avea nici o tragere de inima. Broscoiul manca cu mare pofta, dar fetei de imparat i se opreau bucaturile in gat si nu se atinse aproape de nimic. La urma, broscoiul zise:
- M-am ospatat cum se cuvine, dar ma simt ostenit, rau. Du-ma in odaita ta si vezi de infasa patuceanul cu asternuturi de matase, ca sa ne culcam.
Domnita incepu sa planga: tare se mai temea de broscoi! De frica si de sila, nu-i venea nici sa-l atinga, c-avea o piele umeda si rece ca gheata...
si gand te gandesti ca de-aici inainte trebuia sa doarma cu el in patuceanul ei curat si frumos... Parca ar fi vrut sa se impotriveasca, dar imparatul se manie si-i spuse:
- Cand te-ai aflat la ananghie, ti-a placut sa te bucuri de ajutorul broscoiului! Iar acum crezi ca se cade sa-l dispretuiesti, nu-i asa?! Nu-ti mai face placere tovarasia lui!
Nemaiavand incotro, domnita apuca broscoiul cu doua degete si, ducandu-l cu ea sus, il zvarli intr-un ungher al iatacului. Dar cand dadu sa se intinda si ea in pat, broscoiul topai pana aproape de marginea patului si-i striga de-acolo:
- N-ai auzit ca-s ostenit rau? Vreau sa dorm si eu la fel de bine ca si tine; ia-ma sus in pat ca, de nu, te spun imparatului!
Domnita se facu foc si para cand il auzi cum o ameninta; il ridica de jos, de unde se otara la ea, si, izbindu-l cu toata puterea de perete, striga:
- Na ce ti-a trebuit, broscoi buburos! Acu' ai si tu liniste, am si eu...
si ce sa vezi? De indata ce cazu jos, broscoiul se prefacu intr-un fecior de imparat, ca ti-era mai mare dragul sa te uiti la el: chipes la infatisare, cu privirea ochilor blanda si c-un farmec in ei cum nu se mai poate...
imparatul isi dadu cu mare bucurie incuviintarea ca tanarul crai s-o ia de nevasta pe fiica-sa. Iar acesta ii povesti domnitei cum fusese blestemat de o vrajitoare rea sa se prefaca in broasca si ca nimanui, in afara de dansa, nu i-ar fi stat in putinta sa-l scape de sub povara cea grea a blestemului.
Apoi luara hotararea ca a doua zi sa porneasca impreuna spre imparatia feciorului de imparat. Mai povestira ei ce mai povestira si-apoi se culcara. Cand se trezira din somn, in revarsatul zorilor, bagara de seama ca la poarta ii astepta o caleasca trasa de opt cai albi, impodobiti cu panase albe de struti si avand hamuri cu totul si cu totul de aur. Iar in spatele calestii sedea Heinrich, sluga credincioasa a feciorului de imparat. intr-atat se intristase sluga asta credincioasa ca stapanul sau fusese prefacut in broasca, incat umblase nauc catava vreme si de teama ca nu cumva sa-i plesneasca inima de durere si-o stransese in cercuri de fier.
Caleasca astepta la scara palatului sa-i duca pe tanarul crai si pe aleasa inimii lui in imparatia parinteasca. Heinrich cel credincios, care pregatise totul dupa cum cerea cuviinta, ii ajuta pe amandoi sa urce in caleasca, iar dupa aceea se sui si el in locul din spate. si inima-i tresalta de bucurie ca-i fusese dat sa-si revada stapanul. Mersera ei o bucata buna de drum si numai ce auzi feciorul de imparat o trosnitura inapoia lui de parca s-ar fi rupt ceva. si cum nu-si putu da seama ce poate fi, ii striga slujitorului sau:
- Heinrich, auzi trosnitura?
- Nu cumva s-a rupt trasura?
Iar Heinrich se grabi sa raspunda:
- Fii, stapane, linistit,
- Ia, un cerc, ici, a plesnit,
- Ce-mi tinea inima strans
- Sa nu mor de-atata plans;
- Ca un biet broscoi erai
- si sub vraja grea zaceai...
- si se auzi trosnind inca o data, si apoi iar o data... Iar feciorul de imparat din nou crezu ca trosneste caleasca si ca-i gata sa se rupa. Dar nu caleasca se rupea, ci cele doua cercuri de fier care se desprindeau din jurul inimii lui Heinrich cel credincios, care nu mai putea de bucurie ca stapanul sau scapase de sub urgia blestemului si ca era acum fericit cu aleasa inimii lui.