La hija de la Virgen María


Con đức bà Maria


A la entrada de un extenso bosque vivía un leñador con su mujer y un solo hijo, que era una niña de tres años de edad; pero eran tan pobres que no podían mantenerla, pues carecían del pan de cada día. Una mañana fue el leñador muy triste a trabajar y cuando estaba partiendo la leña, se le presentó de repente una señora muy alta y hermosa que llevaba en la cabeza una corona de brillantes estrellas, y dirigiéndole la palabra le dijo: "Soy la señora de este país; tú eres pobre miserable; tráeme a tu hija, la llevaré conmigo, seré su madre y tendré cuidado de ella." El leñador obedeció; fue a buscar a su hija y se la entregó a la señora, que se la llevó a su palacio. La niña era allí muy feliz: comía bizcochos, bebía buena leche, sus vestidos eran de oro y todos procuraban complacerla. Cuando cumplió los catorce años, la llamó un día la señora, y la dijo: "Querida hija mía, tengo que hacer un viaje muy largo; te entrego esas llaves de las trece puertas de palacio, puedes abrir las doce y ver las maravillas que contienen, pero te está prohibido tocar a la decimotercia que se abre con esta llave pequeña; guárdate bien de abrirla, pues te sobrevendrían grandes desgracias." La joven prometió obedecer, y en cuanto partió la señora comenzó a visitar las habitaciones; cada día abría una diferente hasta que hubo acabado de ver las doce; en cada una se hallaba el sitial de un rey, adornado con tanto gusto y magnificencia que nunca había visto cosa semejante. Llenábase de regocijo, y los pajes que la acompañaban se regocijaban también como ella. No la quedaba ya más que la puerta prohibida, y tenía grandes deseos de saber lo que estaba oculto dentro, por lo que dijo a los pajes que la acompañaban. "No quiero abrirla toda, mas quisiera entreabrirla un poco para que pudiéramos ver a través de la rendija." - "¡Ah! no," dijeron los pajes, "sería una gran falta, lo ha prohibido la señora y podría sucederte alguna desgracia." La joven no contestó, pero el deseo y la curiosidad continuaban hablando en su corazón y atormentándola sin dejarla descanso. Apenas se marcharon los pases, dijo para sí: "Ahora estoy sola, y nadie puede verme." Tomó la llave, la puso en el agujero de la cerradura y la dio vuelta en cuanto la hubo colocado. La puerta se abrió y apareció, en medio de rayos del más vivo resplandor, la estatua de un rey magníficamente ataviada; la luz que de ella se desprendía la tocó ligeramente en la punta de un dedo y se volvió de color de oro. Entonces tuvo miedo, cerró la puerta muy ligera y echó a correr, pero continuó teniendo miedo a pesar de cuanto hacía y su corazón latía constantemente sin recobrar su calma habitual; y el color de oro que quedó en su dedo no se quitaba a pesar de que todo se la volvía lavarse.
Al cabo de algunos días volvió la señora de su viaje, llamó a la joven y la pidió las llaves de palacio; cuando se las entregaba la dijo: "¿Has abierto la puerta decimatercera?" - "No," la contestó. La señora puso la mano en su corazón, vio que latía con mucha violencia y comprendió que había violado su mandato y abierto la puerta prohibida. Díjola sin embargo otra vez. "¿De veras no lo has hecho?" - "No," contestó la niña por segunda vez. La señora miró el dedo, que se había dorado al tocarle la luz; no dudó ya de que la niña era culpable y la dijo por tercera vez: "¿No lo has hecho?" - "No," contestó la niña por tercera vez. La señora la dijo entonces: "No me has obedecido y has mentido, no mereces estar conmigo en mi palacio."
La joven cayó en un profundo sueño y cuando despertó estaba acostada en el suelo, en medio de un lugar desierto. Quiso llamar, pero no podía articular una sola palabra; se levantó y quiso huir, mas por cualquiera parte, que lo hiciera, se veía detenida por un espeso bosque que no podía atravesar. En el círculo en que se hallaba encerrada encontró un árbol viejo con el tronco hueco que eligió para servirla de habitación. Allí dormía por la noche, y cuando llovía o nevaba, encontraba allí abrigo. Su alimento consistía en hojas y yerbas, las que buscaba tan lejos como podía llegar. Durante el otoño reunía una gran cantidad de hojas secas, las llevaba al hueco y en cuanto llegaba el tiempo de la nieve y el frío, iba a ocultarse en él. Gastáronse al fin sus vestidos y se la cayeron a pedazos, teniendo que cubrirse también con hojas. Cuando el sol volvía a calentar, salía, se colocaba al pie del árbol y sus largos cabellos la cubrían como un manto por todas partes. Permaneció largo tiempo en aquel estado, experimentando todas las miserias y todos los sufrimientos imaginables.
Un día de primavera cazaba el rey del país en aquel bosque y perseguía a un corzo; el animal se refugió en la espesura que rodeaba al viejo árbol hueco; el príncipe bajó del caballo, separó las ramas y se abrió paso con la espada. Cuando hubo conseguido atravesar, vio sentada debajo del árbol a una joven maravillosamente hermosa, a la que cubrían enteramente sus cabellos de oro desde la cabeza hasta los pies. La miró con asombro y la dijo: "¿Cómo has venido a este desierto?" Mas ella no le contestó, pues le era imposible despegar los labios. El rey añadió, sin embargo. "¿Quieres venir conmigo a mi palacio?" Le contestó afirmativamente con la cabeza. El rey la tomó en sus brazos; la subió en su caballo y se la llevó a su morada, donde la dio vestidos y todo lo demás que necesitaba, pues aun cuando no podía hablar, era tan bella y graciosa que se apasionó y se casó con ella.
Había trascurrido un año poco más o menos, cuando la reina dio a luz un hijo; por la noche, estando sola en su cama, se la apareció su antigua señora, y la dijo así: "Si quieres contar al fin la verdad, y confesar que abriste la puerta prohibida, te abriré la boca y te volveré la palabra, pero si te obstinas e insistes en el pecado e insistes en mentir, me llevaré conmigo tu hijo recién nacido." Entonces pudo hablar la reina, pero dijo solamente: "No, no he abierto la puerta prohibida." La señora la quitó de los brazos su hijo recién nacido y desapareció con él. A la mañana siguiente, como no encontraban el niño, se esparció el rumor entre la servidumbre de palacio de que la reina era ogra y le había matado. Todo lo oía y no podía contestar, pero el rey la amaba con demasiada ternura para creer lo que se decía de ella.
Trascurrido un año, la reina tuvo otro hijo; la señora se la apareció de nuevo por la noche y la dijo: "Si quieres confesar al fin que has abierto la puerta prohibida te volveré a tu hijo, y te desataré la lengua, pero si te obstinas en tu pecado y continúas mintiendo, me llevaré también a este otro hijo." La reina contestó lo mismo que la vez primera: "No, no he abierto la puerta prohibida." La señora cogió a su hijo en los brazos y se le llevó a su morada. Por la mañana cuando se hizo público que el niño había desaparecido también, se dijo en alta voz habérsele comido la reina y los consejeros del rey pidieron que se la procesase; pero la amaba con tanta ternura que les negó el permiso, y mandó no volviesen a hablar más de este asunto bajo pena de la vida.
Al año tercero la reina dio a luz una hermosa niña, y la señora se presentó también a ella durante la noche, y la dijo: "Sígueme." La cogió de la mano, la condujo a su palacio, y la enseñó a sus dos primeros hijos, que la conocieron y jugaron con ella, y como la madre se alegraba mucho de verlos, la dijo la señora: "Si quieres confesar ahora que has abierto la puerta prohibida, te volveré a tus dos hermosos hijos." La reina contestó por tercera vez: "No, no he abierto la puerta prohibida." La señora la volvió a su cama, y la tomó su tercera hija.
A la mañana siguiente, viendo que no la encontraban, decían todos los de palacio a una voz: "La reina es ogra, hay que condenarla a muerte." El rey tuvo en esta ocasión que seguir el parecer de sus consejeros; la reina compareció delante de un tribunal y como no podía hablar ni defenderse, fue condenada a morir en una hoguera. Estaba ya dispuesta la pira, atada ella al palo, y la llama comenzaba a rodearla, cuando el arrepentimiento tocó a su corazón. "Si pudiera," pensó entre sí, "confesar antes de morir que he abierto la puerta." Y exclamó: "Sí, señora, soy culpable." Apenas se la había ocurrido este pensamiento, cuando comenzó a llover y se la apareció la señora, llevando a sus lados los dos niños que la habían nacido primero y en sus brazos la niña que acababa de dar a luz, y dijo a la reina con un acento lleno de bondad: "Todo el que se arrepiente y confiesa su pecado es perdonado." La entregó sus hijos, la desató la lengua y la hizo feliz por el resto de su vida.
Xưa có vợ chồng người tiều phu sống trong một khu rừng lớn, họ chỉ có mỗi một người con gái lên ba tuổi. Họ nghèo lắm, nghèo đến nỗi bánh ăn hàng ngày cũng không có, không biết lấy gì để nuôi con.
Một buổi sáng kia, người tiều phu vào rừng đốn củi, đương đốn cây, bác bỗng thấy một người đàn bà béo đẹp đứng trước mặt mình, người đàn bà ấy đầu đội vương miện có những ngôi sao lấp lánh, bà nói:
- Ta là Đức bà Maria, mẹ Đức Chúa Giêsu. Ngươi nghèo khó, túng thiếu. Hãy đưa đứa con của ngươi để ta nuôi nó, ta sẽ chăm sóc nó như mẹ với con.
Người tiều phu vâng theo, đưa con cho Đức bà Maria mang theo lên trời. Đứa bé ở trên đó sung sướng lắm, được ăn bánh bích qui, uống sữa, quần áo thêu bằng sợi vàng ròng óng ánh, được vui chơi cùng với các thiên thần.
Lúc đứa trẻ vừa tròn mười bốn tuổi, Đức bà Maria cho gọi đến và nói:
- Con yêu dấu, mẹ phải đi xa. Giờ mẹ giao cho con chìa khóa của mười ba cửa ở trên thượng giới này. Con chỉ được phép mở mười hai cửa để ngắm nghía những vật kỳ diệu. Nhưng cửa thứ mười ba - đây chính chiếc chìa khóa nhỏ này - cấm con không được mở. Con chớ có mở mà nguy khốn.
Cô bé hứa vâng theo lời dặn. Sai khi Đức bà Maria đi, cứ mỗi ngày cô bé lại mở một cửa buồng để vào xem, ngồi trong phòng là một vị giáo đồ hào quang chói tỏa ra xung quanh, cô cũng như các thiên thần cùng đi xem đều hết sức vui mừng khi được thấy mười hai căn phòng trang hoàng lộng lẫy, tráng lệ. Lòng hiếu kỳ thôi thúc cô bé. Cô nói:
- Tôi không định mở chiếc cửa thứ mười ba để bước vào trong ngắm nghía, nhưng tôi muốn hé mở để chúng ta ngó xem thôi.
Các thiên thần can:
- Ấy chớ có hé mở. Thế là có tội với Đức bà Maria đấy, đừng có làm mà khốn.
Cô bé nín lặng, nhưng tính tò mò làm cho cô lòng bứt rứt không yên, lúc các thiên thần đi khuất, cô nảy ra ý nghĩ:
- Giờ còn mình ta, ta có ngó nhòm vào thì đâu có ai hay biết.
Cô lục tìm và lấy chìa khóa tra vào ổ và quay, cửa bật mở toang, cô thấy Đức Chúa Trời ngồi giữa hào quang rực lửa, cô đứng ngẩn người ra ngắm nghía, tò mò cô đưa ngón tay với ra vào chỗ vòng hào quang, ngón tay cô lập tức vàng óng như mạ. Hoảng sợ, cô dập ngay cửa lại và co cẳng chạy mất. Cơn hoảng hốt ấy làm cho tim cô cứ đập thình thịch. Đã thế, lau rửa kỳ cọ bao nhiêu màu vàng ở ngón tay vẫn không hết.
Ít lâu sau Đức bà Maria về, cho gọi cô tới nộp chùm chìa khóa, bà nhìn thẳng mặt cô bé dò hỏi:
- Con có mở chiếc cửa thứ mười ba không đấy?
- Không ạ.
Đức bà Maria đưa tay lên ngực cô bé, thấy tim cô đập dồn dập, bà biết ngay cô đã không nghe lời, đã tự ý mở cửa đó ra.
Đức bà Maria lại hỏi:
- Có chắc chắn là con không mở cửa không?
Lại một lần nữa cô bé thưa:
- Thưa không ạ.
Nhìn ngón tay vàng óng của cô bé, Đức bà Maria biết ngay là cô đã đưa tay ra sờ phải hào quang. Người biết ngay là cô bé phạm lỗi, nhưng người vẫn hỏi lại lần thứ ba:
- Con có mở cửa đó không?
Lần thứ ba này, cô bé vẫn đáp:
- Thưa không ạ.
Lúc đó Đức bà Maria nói:
- Con không nghe lời ta, đã thế con còn nói dối, con không xứng đáng được ở thượng giới nữa.
Bỗng cô gái thiếp đi, khi tỉnh dậy, cô thấy mình đang nằm trong rừng sâu. Cô muốn mở mồm kêu la nhưng không sao nói lên lời. Cô chồm dậy tính chạy khỏi nơi đây, nhưng chạy hướng nào cũng bị mắc lại bởi những bụi gai, cô không sao ra khỏi nơi ấy.
Ở giữa nơi hoang vắng này lại có một cây cổ thụ, đúng rồi gốc cây rỗng có thể là chỗ trí ẩn tốt, cô nghĩ vậy và cố bò tới gốc cây khi bóng đêm buông xuống. Cô ngủ ngon lành trong hốc cây mà chẳng sợ gió bão, mưa rơi. Nhưng cuộc sống nơi đây gian khổ quá, nhìn ngắm bầu trời, nơi các thiên thần đang vui chơi, bỗng cô òa lên khóc. Thức ăn của cô chỉ toàn rễ, củ và dâu rừng. Mùa thu tới, cô gắng thu gom hạt dẻ và lá cây, rồi đem về hang của mình trong gốc cây. Thức ăn của cô trong mùa đông là số hạt dẻ thu gom được. Những lúc tuyết rơi, trời lạnh giá, cô rúc vào trong đống lá cho đỡ lạnh như những thú rừng khốn khó khác. Rồi quần áo cô rách tả tơi từng mảnh. Khi ánh nắng mùa hè chói chang chiếu xuống, cô ra ngồi sưởi nắng, tóc xõa che người như chiếc áo khoác lên thân cô.
Cô sống trong cảnh hoang vu, khốn khổ thiếu thốn hết năm này sang năm khác.
Lần ấy, khi mùa xuân tới, cây đâm chồi xanh khắp khu rừng, vua đi săn nai, con nai chạy ngay vào trong bụi cây, vừa xuống ngựa và dùng gươm chém phạt bụi gai để mở đường. Khi vào tới nơi, nhà vua nhìn thấy một cô gái đẹp tuyệt trần đang ngồi dưới gốc cây, tóc vàng xõa phủ khắp người tới chân. Nhà vua ngạc nhiên trước cảnh tượng ấy, đứng ngắm nhìn, rồi vua cất tiếng hỏi:
- Cô là ai? Mà tại sao lại ngồi ở nơi hoang vắng như thế?
Cô không sao động đậy được môi để trả lời. Nhà vua lại hỏi:
- Cô có cùng đi với tôi về hoàng cung không?
Cô khẽ gật đầu đồng ý. Nhà vua bế cô đặt lên ngựa, đưa cô về. Về tới hoàng cung, nhà vua đưa cho cô nhiều quần áo đẹp và đủ mọi thứ trang sức.
Tuy cô câm lặng, nhưng cô đẹp và dễ thương đến mức nhà vua yêu thương cô vô cùng và sau đó hôn lễ được tổ chức. Năm sau, hoàng hậu sinh được một hoàng tử. Ngay trong đêm ấy, khi hoàng hậu đang nằm một mình trên giường thì Đức bà Maria xuất hiện và nói:
- Nếu con nói ra sự thật và thú nhận, chính con là người mở cánh cửa cấm thì ta sẽ mở mồm cho con và trả lại con giọng nói khi xưa. Nếu con cứ ngoan cố trong tội lỗi thì ta sẽ mang theo đứa bé mới đẻ này.
Hoàng hậu chỉ ú ớ nói:
- Con không mở cửa cấm.
Đức bà Maria ẳm đứa trẻ đi mất.
Sáng hôm sau, không ai thấy đứa trẻ mới sinh, mọi người thì thầm, hoàng hậu ăn thịt người và hình như ăn chính con mình.
Hoàng hậu nghe rõ những lời đồn đại của thiên hạ nhưng không sao mở mồm ra được để thanh minh cho mình. Nhà vua rất yêu thương hoàng hậu, nên cũng không tin những lời đồn đại kia.
Năm sau, hoàng hậu lại sinh ra một cậu con trai. Ngay trong đêm ấy, Đức bà Maria lại xuất hiện và nói:
- Nếu con thú nhận rằng chính con đã mở cửa cấm thì ta trả lại con và giải thoát cho cái lưỡi của con. Nếu con cứ ngoan cố trong tội lỗi thì ta sẽ mang theo đi đứa trẻ mới đẻ này.
Hoàng hậu lại ú ớ nói:
- Không, con không mở cửa cấm.
Đức bà Maria ẵm đứa trẻ lên và mang theo lên trời.
Sáng sớm hôm sau, khi đứa trẻ đã biến mất, mọi người đồn ầm lên, rằng hoàng hậu đã nuốt tươi con mình. Cả triều đình quyết nghị đòi phải hành quyết ngay hoàng hậu. Nhà vua yêu quí hoàng hậu nên ra lệnh, trong triều không ai được nhắc tới chuyện ấy nữa.
Năm sau, hoàng hậu sinh ra một con gái, lần thứ ba Đức bà Maria lại xuất hiện trong đêm khuya và nói:
- Hãy đi theo ta!
Bà nắm tay hoàng hậu và dẫn lên thiên đường, và chỉ nơi hai đứa con trai của hoàng hậu đang vui chơi bên quả cầu. Hoàng hậu rất lấy làm vui mừng, lúc đó Đức bà Maria nói:
- Giờ lòng con đã thanh thản chưa? Nếu con thú nhận mình đã mở cửa cấm, ta sẽ trao lại hai đứa con trai khi xưa.
Lần thứ ba hoàng hậu lại nói:
- Không, con không mở cửa cấm.
Đức bà để hoàng hậu ở lại trần gian một mình và giữ đứa con gái mới đẻ lại.
Sáng sớm hôm sau, khi mọi người hay tin, họ đồng thanh nói lớn:
- Hoàng hậu ăn thịt người nên phải được đưa ra xét xử!
Nhà vua không biết ăn nói thế nào nữa. Phiên tòa xét xử hoàng hậu mở, vì không mở mồm thanh minh cho mình được nên hoàng hậu bị tuyên án chết hỏa thiêu.
Lửa bắt đầu cháy, hoàng hậu bị trói chặt vào cột, khi lửa bén dần sang chung quanh, hoàng hậu lúc ấy mới hối hận và nghĩ, chỉ có trước khi chết mình mới thú nhận rằng mình đã mở cửa cấm. Bỗng hoàng hậu nói lớn:
- Thưa Đức bà Maria, chính con đã mở cửa cấm.
Trời bỗng nhiên đổ mưa rào như trút nước và dập tắt lửa, rồi Đức bà Maria cùng với hai bé trai - tay bà ẵm bé gái - xuất hiện ngay trên đầu hoàng hậu. Đức bà vui vẻ nói:
- Ai biết hối hận về lỗi của mình và thú nhận, người đó sẽ được tha thứ.
Đức bà trao cho hoàng hậu ba đứa con, trả lại cho cả giọng nói và ban phước lành cho hoàng hậu.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng