Chu du thiên hạ để học rùng mình


Mese a fiúról, aki világgá ment, hogy megtanuljon félni


Một người cha có hai người con trai. Người con trai cả thông minh, khôn ngoan luôn tìm cách giải quyết tốt nhất mọi việc. Ngược lại, người em thì ngu dốt, không hiểu biết gì cả, học thì không vào. Ai thấy cũng phải kêu:
- Thằng ấy chính là gánh nặng của cha nó.
Mỗi khi có việc làm - dù sớm hay tối - thì người anh cả đều phải nhúng tay vào. Nhưng anh lại có tính nhát. Vào buổi tối hay đêm khuya, hễ cha có sai đi làm việc gì mà phải qua bãi tha ma hay nơi nào hoang vắng là anh tìm cách chối từ:
- Trời, con chịu thôi, cha ạ. Con không dám đi đâu. Con sợ rùng cả mình.
Tối tối, mọi người thường ngồi quây quần bên lửa kể cho nhau nghe những chuyện sởn gai ốc, thỉnh thoảng lại có người nói:
- Trời, nghe mà rùng cả mình!
Người em ngồi trong xó nhà nghe chuyện nhưng chẳng hiểu gì cả, nghĩ bụng:
- Họ cứ nói mãi: Rùng cả mình! Rùng cả mình! Mà mình thì chẳng thấy rùng mình gì cả. Hẳn đó là một thuận ngữ mà mình không biết tí gì.
Rồi một lần người cha bảo con út:
- Này, cái thằng ngồi trong xó nhà kia! Giờ mày đã lớn, lại khỏe mạnh, mày phải đi học lấy một nghề mà kiếm ăn. Trông anh mày đấy, nó chịu khó như thế mà mày thì chỉ tốn cơm, chả được việc gì.
Anh ta đáp:
- Chà, cha ơi, con cũng định học lấy một một gì đó. Con không biết rùng mình, nếu được, xin cha cho con học nghề ấy.
Người anh cả nghe thấy em nói thế thì cười và nghĩ thầm:
- Trời, lạy chúa tôi! Ngu ngốc như thằng em trai tôi thì suốt đời chẳng làm nên trò trống gì! Thép làm lưỡi câu phải là loại thép tốt mới uốn cong được.
Người cha thở dài và bảo con út:
- Học rùng mình thì chắc mày có thể học được. Nhưng nghề ấy thì kiếm ăn làm sao?
Sau đó ít lâu người coi nhà thờ đến chơi. Nhân đó, người cha than phiền với khách về nỗi khổ tâm của mình và kể cho khách nghe về sự vụng về, ngu dốt của thằng con trai út. Ông nói:
- Đấy, ông xem, tôi hỏi nó muốn học nghề gì thì nó cứ khăng khăng đòi học rùng mình.
Ông khách đáp:
- Nếu chỉ học có thế thôi thì tôi có thể dạy cho nó được. Ông cho nó lại đằng tôi, tôi sẽ gột rửa cho nó bớt ngu đi.
Người cha rất mừng, nghĩ bụng: Thằng nhỏ chắc sẽ được dạy dỗ cẩn thận để bớt ngu đi.
Thế là anh con trai út đến nhà người coi nhà thờ. Công việc của anh ta là kéo chuông. Mới được vài ngày, một hôm vào đúng giữa đêm thầy đánh thức trò dậy, sai lên gác kéo chuông. Thầy nghĩ bụng:
- Rồi mày sẽ được học thế nào là rùng mình.
Ông thầy lén lên gác chuông trước. Khi anh trò ngốc lên đến nơi, quay người lại, sắp cầm lấy dây chuông thì thấy một cái bóng trắng đứng đối diện mình ở bên kia tháp chuông. Anh ta quát lên:
- Ai đó!
Nhưng cái bóng cứ đứng im, không đáp mà cũng không nhúc nhích.
Anh ta lại quát:
- Muốn sống nói mau, không thì bước ngay! Đêm khuya có việc gì mà đến đây?
Nhưng người coi nhà thờ vẫn không hề động đậy để anh ngốc tưởng là ma. Anh ngốc lại thét lên lần nữa:
- Mày muốn tính gì ở đây? Nếu mày là người ngay thì hãy lên tiếng, nhược bằng không thì tao quẳng mày xuống chân cầu thang bây giờ!
Người coi nhà thờ nghĩ bụng:
- Chắc nó chẳng dám đâu.
Nghĩ vậy bác không lên tiếng mà cứ đứng sừng sững như tượng đá. Hỏi tới lần thứ ba cũng không thấy trả lời, anh ngốc lấy đà, đẩy "con ma" xuống chân cầu thang. "Ma" lăn từ bậc thang thứ mười xuống đất, nằm sóng sượt ở một xó. Anh ngốc điềm tĩnh kéo chuông. Kéo xong, anh đi thẳng về nhà, lẳng lặng chẳng nói chẳng rằng lên giường nằm ngủ.
Vợ người coi nhà thờ chờ mãi vẫn không thấy chồng về, đâm ra lo, lại đánh thức anh ngốc dậy hỏi:
- Mày có biết ông nhà tao ở đâu không? Ông lên gác chuông trước mày đấy mà!
Anh ta đáp:
- Thưa bà không ạ. Nhưng ở bên kia cửa tháp chuông đối diện với cầu thang thấp thoáng bóng người, con hỏi mãi cũng không đáp, đuổi cũng không chịu đi, con cho là đồ ăn trộm liền đẩy xuống cầu thang. Bà ra đó xem có phải ông nhà không? Nếu thật đúng vậy thì con rất ân hận.
Người vợ chạy vội ra tháp chuông thì thấy đúng chồng mình nằm trong xó, bị gãy một chân đang rên rỉ. Bà cõng chồng về rồi đến thẳng nhà cha chàng ngốc, la lối om xòm lên:
- Con ông gây tai vạ, nó đã đẩy ông nhà tôi xuống chân cầu thang, làm ông nó bị gãy một chân. Xin ông rước ngay đồ ăn hại ấy khỏi nhà tôi.
Người cha choáng người, chạy ngay đến, mắng con một trận nên thân, rồi bảo:
- Sao mày lại nghịch quái ác thế? Quỷ ám mày hay sao?
Con đáp:
- Thưa cha, cha nghe con kể đã. Quả thật con oan: giữa đêm khuya thanh vắng, ông ấy lại đứng ở đó như một người đang tính chuyện gì đen tối vậy. Con không biết người đứng đó là ai. Mà con đã quát hỏi ba lần là hãy lên tiếng đáp, nếu không thì đi nơi khác.
Người cha hỏi:
- Trời, mày chỉ làm khổ tao. Bước ngay khỏi nhà cho khuất mắt, tao không muốn nhìn mặt mày nữa.
- Dạ, con xin vâng lời cha. Nhưng cha hãy để trời sáng đã. Lúc đó, con sẽ đi học thuật rùng mình để tự nuôi thân.
- Mày muốn học nghề gì tùy ý mày. Đối với tao, nghề gì cũng vậy thôi. Đây, cầm lấy năm mươi đồng tiền làm lộ phí để đi chu du thiên hạ. Mày nhớ là không được nói cho ai biết quê mày ở đâu, cha mày tên là gì, tao đến xấu hổ vì mày.
- Dạ, thưa cha, cha muốn sao con xin làm vậy. Nếu cha chỉ dặn có thế thì con có thể nhớ được.
Khi trời hửng sáng, anh đút năm mươi đồng tiền vào túi, rồi bước ra đường cái, vừa đi vừa lẩm bẩm:
- Ước gì ta biết rùng mình! Ước gì ta biết rùng mình!
Một người đánh xe đi từ từ phía sau tới, nghe thấy vậy liền hỏi:
- Tên mày là gì?
Anh ta trả lời:
- Tôi không biết.
Người đánh xe hỏi tiếp:
- Quê mày ở đâu?
- Tôi không biết!
- Thế cha mày tên là gì?
- Tôi không được phép nói điều đó.
- Thế mày luôn mồm lẩm bẩm cái gì thế?
Anh đáp:
- Ấy, tôi muốn học rùng mình, nhưng chẳng ai dạy cho tôi nghề ấy.
Người đánh xe nói:
- Thôi đừng nói lẩn thẩn nữa. Nào, hãy đi theo tao, tao tìm chỗ cho mà ngủ.
Hai người cùng đi. Đến tối thì họ tới được một quán trọ và định ngủ qua đêm ở đó. Vừa mới bước vào quán trọ, chàng ngốc đã nói bô bô lên:
- Ước gì ta biết rùng mình! Ước gì ta biết rùng mình!
Nghe thấy vậy, chủ quán phải bật cười bảo:
- Mày khoái cái đó lắm phỏng! Mày đến đây thật đúng lúc.
Vợ chủ quán ngắt lời chồng:
- Chà, mặc người ta! Lắm cu cậu ngổ ngáo dính mũi vào chuyện của người khác cũng đã toi mạng. Thật là buồn phiền và đáng tiếc nếu đôi mắt sáng kia không còn được nhìn thấy ánh sáng mặt trời nữa.
Nhưng chàng trai trẻ kia nói:
- Dù nghề đó có khó đến đâu chăng nữa tôi cũng muốn học cho biết. Tôi cất công ra đi cũng chỉ vì thế.
Anh ta quấy rầy mãi làm chủ quán phải kể cho nghe rằng gần đây có một lâu đài có ma, ai thức ba đêm liền ở đó khắc sẽ biết thế nào là rùng mình. Vua có một người con gái đẹp tuyệt trần. Người hứa ai cả gan làm việc ấy sẽ gả công chúa cho. Trong lâu đài có rất nhiều vàng bạc châu báu do ma quỷ canh giữ, của báu ấy mà về tay ai thì người ấy tha hồ mà giàu. Đã có nhiều người vào nhưng không thấy một ai trở ra.
Liền sáng hôm sau, chàng trai xin vào yết kiến vua, anh tâu:
- Nếu bệ hạ cho phép, tôi xin thức ba đêm liền ở lâu đài có ma ấy.
Vua ngắm anh ta hồi lâu, thấy anh ta cũng dễ thương, vua bảo:
- Ngươi được phép mang theo vào trong lâu đài ba đồ vật chứ không được mang một sinh vật nào.
Anh nói:
- Nếu vậy, tôi xin cái gì để đốt lò sưởi, một bàn thợ tiện và một ghế thợ chạm có dao.
Ban ngày, vua sai người mang những thứ đó vào trong lâu đài. Khi trời đã tối, chàng trai bước vào. Anh đốt một đống lửa to ở trong một gian phòng, đặt dao và ghế thợ chạm sang một bên, rồi ngồi lên bàn thợ tiện. Anh nói:
- Chà, ước gì ta biết rùng mình! Nhưng rồi ở đây cũng đến công toi thôi.
Chừng nửa đêm, anh định thổi cho lửa lại bùng lên, nhưng khi anh vừa mới thổi lửa thì bỗng có tiếng vọng ra từ một góc phòng.
- Meo! Meo! Bọn mình rét cóng cả người.
Anh nói:
- Chúng bay là đồ ngu, kêu ca cái gì nào? Có rét thì ngồi bên lửa mà sưởi cho ấm.
Anh vừa nói dứt lời, thì có hai con mèo đen to tướng nhảy phịch một cái đến chỗ anh. Chúng ngồi chồm chỗm hai bên anh, quắc mắt bừng như lửa, nhìn anh chằm chằm một cách dữ tợn. Lát sau, khi đã nóng người, chúng bảo anh:
- Này anh bạn, chúng ta thử đánh bài chơi chút nhé!
Anh đáp:
- Sao lại không chơi nhỉ? Nhưng hãy giơ bàn chân cho tớ xem cái đã!
Hai con mèo liền giơ bàn chân cùng móng vuốt ra. Anh nói:
- Chao ôi, móng các cậu sao dài vậy? Hẵng gượm, để tớ cắt bớt đi cho nhé.
Thế là anh tóm ngay cổ chúng, nhấc chúng đặt vào ghế thợ chạm, kẹp chặt chân chúng lại, rồi nói:
- Nhìn móng chân các cậu là tớ mất hứng chơi bài.
Anh đập chúng chết, rồi quẳng xác xuống hồ. Anh vừa mới thanh toán hai con ấy xong, sắp quay về ngồi bên lửa thì lại thấy rất nhiều mèo đen, chó mực đeo xích sắt nung đỏ từ bốn bề xông tới. Chúng kéo ra mỗi lúc một đông, anh không biết đứng chỗ nào. Chúng kêu gào nghe khủng khiếp, xông vào đống lửa, cào đống lửa ra, chực dập cho tắt. Anh để mặc chúng làm một lúc, khi thấy bực mình quá, anh liền túm lấy dao, xông vào đánh chúng và hét:
- Chúng mày, đồ súc sinh cút ngay!
Một số chạy trốn, số khác bị anh giết quẳng xác xuống hồ. Rồi anh quay về chỗ cũ, thổi cho lửa lại cháy to lên để sưởi. Ngồi sưởi được một lúc thì hai mắt anh díp lại, cơn buồn ngủ kéo đến. Liếc mắt nhìn quanh, thấy ở góc phòng có một cái giường to. Anh nói:
- Mình thật là may.
Rồi anh lên giường nằm. Anh vừa định nhắm mắt ngủ thì chiếc giường bắt đầu rung chuyển, chạy khắp lâu đài. Anh nói:
- Được lắm, có giỏi cứ lao nhanh hơn nữa đi!
Giường chạy nhanh như xe tứ mã, nhảy qua ngưỡng cửa, lăn xuống cầu thang, tiếng kêu lộc cộc, lộc cộc. Bỗng giường vấp và lật ngược, giường đệm và mọi thứ đè lên người anh. Anh quẳng chăn gối để chui ra và nói:
- Bây giờ đứa nào muốn nằm giường thì đi mà nằm!
Anh lại bên đống lửa và ngủ luôn một mạch tới sáng.
Sáng hôm sau, nhà vua đến lâu đài, thấy anh nằm dài dưới đất, vua ngỡ là ma đã giết chết anh. Vua than:
- Xinh trai như vậy mà chết thì thật là uổng quá!
Anh nghe tiếng, nhổm dậy và hỏi:
- Tâu bệ hạ, chưa đến nỗi như thế đâu ạ.
Vua vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, hỏi anh đêm qua ra sao.
Anh đáp:
- Tâu bệ hạ, rất bình yên ạ. Thế là đã một đêm trôi qua, còn hai đêm nữa rồi cũng sẽ trôi qua thôi ạ.
Khi anh về quán trọ, chủ quán trố mắt ra nhìn và nói:
- Tôi không ngờ anh lại còn sống. Thế anh đã học được thế nào là rùng mình chưa?
Anh đáp:
- Khổ lắm, chỉ mất công toi. Giá có ai dạy cái đó cho tôi thì hay quá.
Đêm thứ hai, anh lại đến tòa lâu đài cổ. Anh đến ngồi bên lửa, lại vẫn ca bài ca cũ:
- Ước gì ta biết rùng mình!
Gần nữa đêm, anh lại nghe thấy tiếng động, tiếng nói lào xào, trước còn khe khẽ, rồi cứ mỗi lúc một rõ hơn. Yên ắng được một lúc, bỗng có tiếng thét lớn. Đó là một người đàn ông nom gớm ghiếc đang ngồi chiếm chỗ của anh. Anh nói:
- Đừng thách thức nhau! Ghế này là ghế của tao chứ.
Người kia định cứ ngồi lì ở đấy, nhưng anh đâu có chịu thua! Anh đẩy hắn ra xa, chiếm lại chỗ ngồi cũ. Bỗng lại có nhiều người khác nối tiếp nhau từ trên ống khói rơi xuống. Chúng mang xuống theo chín cái xương ống chân và hai cái đầu lâu, chúng bày những thứ đó ra để chơi con ky 8. Anh cũng muốn chơi, liền bảo:
- Này các cậu, cho tớ chơi với nhé!
- Được thôi, nhưng phải có tiền mới được chơi.
Anh đáp:
- Tiền thì có đủ, nhưng hòn lăn của các cậu không được tròn lắm.
Rồi anh đặt hai cái đầu lâu lên bàn tiện mà tiện lại cho thật tròn. Anh nói:
- Ờ, như thế này nó sẽ lăn trơn hơn. Nào, giờ thì có thể chơi thỏa thích nhé.
Anh chơi và thua mất ít tiền. Khi đồng hồ điểm mười hai tiếng thì cả bọn người kia cũng biến mất. Anh lăn ra đất, đánh một giấc ngon lành.
Sáng hôm sau, vua lại đến để xem sự thể ra sao. Vua hỏi:
- Lần này thì thế nào, có sao không?
Anh đáp:
- Tâu bệ hạ, tôi có chơi con ky và thua mất vài đồng Hên-lơ.
- Nhà ngươi có thấy rùng mình không?
Anh đáp:
- Thưa không ạ. Tôi chơi vui lắm. Tôi chỉ ước gì được biết thế nào là rùng mình!
Đêm thứ ba, anh cũng lại ngồi trong lâu đài. Anh lại phàn nàn:
- Ước gì ta biết rùng mình!
Vừa lúc đó, một ông lão khổng lồ có chòm râu bạc dài chấm gót, dáng người nom dễ sợ bước vào. Ông lão nói:
- Ái chà, thằng nhãi con, mày sắp học được cho biết thế nào là rùng mình, vì mày sắp chết.
Anh đáp:
- Đâu lại dễ thế? Còn xem tao có muốn chết không mới được chứ.
Con quái đáp:
- Tao bắt mày luôn bây giờ!
- Khoan, khoan cái đã! Mày đừng có làm bộ. Tao cũng khỏe bằng mày, thậm chí còn khỏe hơn là đằng khác.
Con quái nói:
- Thì ta cứ thử sức xem sao. Nếu mày khỏe hơn tao, tao sẽ để mày yên. Nào! Ta đấu sức đi!
Ngay sau đó, nó dẫn anh đi qua những con đường tối om. Cả hai tới bên ngọn lửa thợ rèn. Con quỷ lấy một cái rìu, giơ tay quai một cái thật mạnh vào đe, đe thụt hẳn xuống đất.
Anh nói:
- Tao đập khỏe hơn mày!
Anh đi đến một cái đe khác. Con quái già kia đến đứng sát ngay bên cạnh đe để ngắm xem. Bộ râu dài của hắn thõng xuống lòng thòng. Anh vớ lấy chiếc rìu, giơ lên rồi nện mạnh một cái xuống đe, rìu cắm phập vào đe, lôi luôn ra cả chòm râu bạc nằm kẹt vào giữa. Anh nói:
- Tao tóm được mày rồi! Giờ thì cái chết đã kề bên cổ mày!
Rồi anh cầm một thanh sắt đập cho nó một trận. Nó rên rỉ, van lạy anh hãy ngưng tay tha cho nó, nó sẽ biếu anh nhiều của. Anh nhấc rìu lên để cho nó gỡ râu ra. Lão già dẫn anh trở về lâu đài, dẫn anh tới một căn hầm rồi chỉ cho anh ba tráp đầy vàng, và bảo:
- Số vàng đó sẽ chia như sau: một tráp dành cho kẻ nghèo, tráp thứ hai cho vua, tráp thứ ba là cho anh.
Đúng lúc đó, đồng hồ điểm mười hai tiếng. Bóng ma kia biến mất. Còn anh ở lại trong đêm tối. Anh nói:
- Ta phải lần cho thấy đường ra chứ!
Sờ soạng loanh quanh hồi lâu, anh lại tìm thấy đường dẫn tới căn buồn cũ. Tới nơi, anh liền lăn ra ngủ bên đống lửa.
Sáng hôm sau, vua lại đến hỏi anh:
- Chắc ngươi đã học được rùng mình rồi chứ?
Anh đáp:
- Thưa chưa ạ. Chả có gì là đáng sợ cả. Có một ông già râu dài tới đây, ông ta chỉ cho tôi chỗ có lắm vàng ở dưới hầm nhà, nhưng vẫn chưa có ai dạy cho tôi biết thế nào là rùng mình.
Lúc đó vua bảo:
- Ngươi đã trừ được ma ở lâu đài. Ta sẽ gả con gái ta cho ngươi.
Anh đáp:
- Đó thật là một diễm phúc. Nhưng tôi vẫn chưa biết thế nào là rùng mình.
Rồi vàng ở hầm nhà được lấy lên, lễ cưới được cử hành. Mặc dù rất yêu thương vợ, tuy đang vui duyên mới, nhưng lúc nào vị phò mã trẻ tuổi vẫn cứ nhắc:
- Ước gì ta biết rùng mình!
Chuyện ấy làm cho công chúa buồn rầu. Một thị tỳ của công chúa nói:
- Con sẽ giúp một tay để cho phò mã một bài học về rùng mình.
Người thị tỳ ra ngay con suối chảy qua vườn thượng uyển, múc một thùng nước đầy cá bống mang về cung trao cho công chúa. Đến khuya, khi phò mã đang ngủ say, công chúa khẽ kéo chăn ra, đổ thùng nước lạnh đầy cá lên người chàng. Những con cá kia quẫy khắp trên và quanh người làm cho phò mã thức giấc choàng dậy và kêu lên:
- Chà, có cái gì ấy làm tôi rùng cả mình! Mình ơi, giờ thì tôi biết thế nào là rùng cả mình rồi!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Egyszer volt, hol nem volt, hetedhét országon is túl, volt egy szegény ember s annak két fia. Az idősebb ügyibevaló, okos fiú volt, de a másik: féleszű, kolontos volt, minden dolgával csak bosszúságot szerzett az apjának. Az idősebb fiúnak csak annyi hibája volt, hogy este sehová sem lehetett küldeni, annyira félénk természetű volt s különösen ha a temető mellett kellett elmennie, a foga is vacogott a félelemtől. Bezzeg nem félt a kisebbik. Ha hallotta, hogy ez vagy az az ember megijed attól vagy ettől, szörnyen csudálkozott. Mondta is gyakran: Na, én igazán nem értem, mi az a félelem. Ha egyebet nem, azt az egy mesterséget szeretném megtanulni.
Hát hiszen, ha erre volt kedve, hamarosan lett alkalma is. Azt mondta neki az apja:
- Hallod-e, már elég nagy s elég erős vagy, hogy te is tanulj valamit. Látod-e, a bátyád mindig dolgozik, te pedig reggeltől estig lustálkodol. Bizony nem érdemled meg, hogy Isten áldott napja reád süssön.
- Jól van, apám, mondta a fiú, én szívesen tanulok s ha kelmed is úgy akarja, szeretném megtanulni a félelmet. Mert ezt nem ismerem.
Hallotta ezt a beszédet az idősebb fiú s nagyot kacagott.
- Ó, te bolond, te, mit beszélsz! Hiszen csak eredj, hamar kitanulod ezt a mesterséget.
Hanem a szegény ember nem nevetett. Nagyot sóhajtott s azt mondta:
- Ó, te ügyefogyott, te! A félelmet akarod megismerni? Azzal ugyan nem keresed meg a kenyeredet.
Na, jól van, a hogy lesz, úgy lesz, majd meglátjuk, hogy lesz. Éppen akkor talált arra felé járni a harangozó, beköszönt az udvarra, szóba állott a szegény emberrel, kérdezte, mi ujság, hogy s mint megy a soruk? Az ám, jó helyen kérdezősködött, mert a szegény ember nem fogyott ki a panaszból. Hogy ilyen meg olyan nagy a szegénység, mikor van kenyér, mikor nincs, a kisebbik fia csak lógáz elé-hátra egész nap, nem fér a nyakára a dolog, tanulni sem akar semmit.
- Dehogy nem akarok! - - szólt közbe a kolontos fiú. - Most mondtam, hogy szeretném megtanulni a félelmet.
- No, hallja? Hát nincs igazam? - mondta a szegény ember. - Hát lehet ezzel kenyeret keresni?
- Egyet se évelődjék kelmed, - mondta a harangozó. - Adja hozzám ezt a fiút. Nálam jó dolga lesz s kitanulhatja ezt a mesterséget, ha olyan nagy kedve van rá.
Se szó, se beszéd, hadd menjen Isten hírével, gondolta a szegény ember s ment is a fiú nagy örömmel, beállott szolgálatba a harangozóhoz.
- Na, - gondolta magában a harangozó - majd megtanulod nálam, mi az a félelem. Mindjárt felvitte a toronyba, megtanította harangozni s két nap mulva, mikor már értette a harangozást, éjnek idején, éppen éjfélkor, felrázta az ágyból, s küldte a toronyba, hogy harangozzon.
Fölkelt a fiú, ment a toronyba, megfogta a kötelet, de amikor éppen rángatni akarta, látja, hogy a torony ablakában ott ül valaki, talpig fehér lepedőben.
- Hé, ki vagy? - kiáltott a fiú - de a fehér lepedős valaki egy szót sem szólt, azt is lassan mondta, s meg sem mozdult.
- Felelj, vagy jer ide, - kiáltott a fiú. - Nincs itt neked semmi dolgod éjjel.
De a fehérlepedős valaki (a harangozó volt az!) meg sem mozdult, hadd higyje a fiú, hogy kísértet.
Harmadszor is megszólította a fiú:
- Hé, fickó, mondd meg, ki vagy, mert különben, ledoblak a lépcsőn!
- Abból ugyan nem eszel, gondolta magában a harangozó s meg sem mozdult, nem hogy szólt volna.
Hej, megmérgelődött a fiú. Egy-kettőre a torony ablakához ugrott, megragadta a "kísértetet" s úgy ledobta a lépcsőkön, hogy az nagyot nyekkent belé s most már csakugyan nem mozdult meg, merthogy nem tudott megmozdulni. A fiú pedig többet nem törődött vele, harangozott s aztán szépen hazament, lefeküdt, egy szó nem sok, annyit sem szólt senkinek, elaludt.
Eközben a harangozóné csak várta, várta az urát, de várhatta, ott nyögött, jajgatott az egy szögeletben. Mikor aztán megsokallotta a várást, felrázta a fiút s megkérdezte:
- Te, nem tudod, hol maradt az uram? Még előtted felment a toronyba, vajjon miért nem jön?
- Én nem láttam őkelmét, - felelt a fiú - de a torony ablakában állott valami fehérlepedős fickó. Szólítottam háromszor, nem felelt, megfogtam s a garádicson lehajítottam. Menjen, nézze meg, nem a harangozó-e.
Szaladt az asszony esze nélkül s hát csakugyan ott feküdt az ura egy szögeletben, nyöszörgött, jajgatott: jaj, a lábam, jaj! Bezzeg hogy kificamodott a lába a nagy esésben. Nagy nehezen lábraállította az asszony az urát, hazatámogatta, aztán éktelen kiabálással, jajgatással szaladt a szegény emberhez:
- Jaj, jaj! Jőjjön ki kend! Tudja-e, mi történt? A kend akasztófára való fia ledobta az uramat a torony garádicsán! Az uram lába eltörött. Mindjárt eltakarítsa a háztól azt a kötélre valót! Hallotta kend?!
Hiszen nem kellett bíztatás a szegény embernek, szaladt a harangozóhoz, a fiút eldöngette, hogy a csontja is ropogott belé.
- Ne üssön kend! - kiabált a fiú. - Én nem vagyok hibás. Háromszor megszólítottam, miért nem felelt?
- Hallgass, te istentelen, te! Eltakarodj a szemem elől, ne is lássalak többet!
- Hiszen jól van, jól, mondta a fiú, nem is maradok itt, csak megvárom a reggelt, megyek s meg sem nyugszom, míg a félelmet meg nem ismerem.
- Hát csak eredj, bánom is én akármit csinálsz, csak ne lássalak. Nesze, itt van ötven tallér, menj világgá s meg ne mondd senkinek, hová való vagy, kinek a fia vagy, hogy ne kelljen szégyenkeznem miattad.
- Ne féljen apám, mondotta a fiú, én miattam többet nem szégyenkezik. Isten áldja meg!
Ahogy felkelt a nap, a fiú is felkászolódott, zsebrevágta az ötven tallért s indult világgá. Ment, mendegélt s a mint ment, folyton csak azt sóhajtotta hangos szóval: hej, ha megtanulhatnám a félelmet! Hej, ha megtanulhatnám! Ahogy így sóhajtozik magában, szembe jő vele egy ember, hallja, hogy min sóhajtozik s mondja neki:
- Mit beszélsz, te fiú? A félelmet akarod megtanulni? Látod-e amott azt a fát? Nézd meg jól! Akasztófa az. Hét ember lóg rajta. Eredj, ülj az akasztófa alá, hálj ott ma éjjel s reggelre megtanulod a félelmet.
- Bizony, ha megtanulom, mondta a fiú, kendnek is adom az ötven talléromat, csak jőjjön ide reggel.
Azzal Istennek ajánlották egymást, az ember ment a maga útjára, a fiú az akasztófa felé s hogy odaért, alája ült s várta szép csendesen a nap lenyugvását. Na, lement a nap, besetétedik s egyszerre csak hideg szél kerekedik, de olyan, hogy a fiúnak vacogott a foga belé. Nagy hirtelen ágat-bogat gyűjtött össze, tüzet gyujtott, melléje telepedett, de éjfélkor még erősebb szél kerekedett s a tűz mellett is majd megfagyott. Fölnéz az akasztófára s látja, hogy a szél csakúgy lóbálja, hányja-veti ide-oda az akasztott embereket. Gondolja magában: ej, ej, itt a tűz mellett is majd megfagyok, hát még azok a szegények odafent! Volt az akasztófa aljában egy lajtorja, nekitámasztotta az akasztófának, fölmászott s egyik holttestet a másik után leoldotta, mind a hetet lehozta s a tűz mellé szépen lefektette. Aztán megpiszkálta a tüzet, hadd égjen jobban, még fát is szedett össze, rá rakta, lobogott, pattogott a tűz s csakúgy örült a lelke, hogy most már azok a szegény emberek nem fáznak. Bezzeg hogy nem fáztak, de merthogy mozdulatlan feküdtek egy helyben, tüzet is fogott a ruhájuk.
- Hé, atyafiak, mondta a fiú, vigyázzanak kendtek, mert különben ujra felfüggesztem kendteket.
Hát azoknak ugyan beszélhetett, nem hallottak azok egy szót sem, csak feküdtek mozdulatlan s egyszerre csak lángba borult a ruhájuk. Hej, megmérgelődött a fiú!
- Mit, hát hiába beszélek nektek?! Azt akarjátok, hogy én is elégjek veletek? Olyan nincs!
Megfogta sorba s felvitte őket oda, a hol voltak, hadd lógjanak, kalimpáljanak ott tovább. Aztán lefeküdt a tűz mellé s aludt mint a bunda. Reggel jött az ember, már előre örült az ötven tallérnak, de bezzeg lefittyent az ajaka.
- No, megtanultad a félelmet? - kérdezte.
- Nem én, honnan tanultam volna meg? Talán bizony ezektől az emberektől, kik még a szájukat sem nyitották ki?
- No, mondta magában az ember, ilyet még nem láttam világéletemben.
Tovább ment a fiú s a mint ment, mendegélt mind csak azt sóhajtozta: hej, csak megtanulnám a félelmet! Hej, csak megtanulnám! Éppen mögötte jött egy fuvaros, hallja a sóhajtozását s kérdi:
- Ki vagy, te fiú?
- Azt nem tudom.
- Hová való vagy?
- Nem tudom.
- Ki az apád?
- Azt nem szabad megmondanom.
- Hát mit dunnyogsz te folyton magadban?
- Szeretném megtanulni a félelmet s nincs, aki megtanítson rá.
- Már hogyne! Jere csak velem, én majd megtanítlak.
A fiú mindjárt hozzászegődött, mentek tovább együtt s éjjelre egy vendégfogadóban szállottak meg. Amint belépett a szobába, az volt az első szava: hej, ha megtanulhatnám a félelmet! Hallja ezt a korcsmáros, nagyot kacag s mondja:
- No, ha csak erre van kedved, itt majd megtanulod!
- Ugyan hallgass, mondta a korcsmárosné! Már sokan megjárták itt. Kár volna ezekért a szép szemekért, ha reggel nem látnák a napot.
- De, - mondta a fiú - akármilyen nehéz legyen, én meg akarom tanulni a félelmet. Ezért mentem világgá.
Nem hagyott addig békét a korcsmárosnak, míg ez el nem mondta, hogy nem messze innét van egy elátkozott vár, hol megtanulhatja a félelmet, ha három éjet ott tölt. Aztán elmondta azt is, hogy a király annak igérte a leányát, aki három éjet el mer tölteni a várban. Van ott rengeteg kincs, azt a gonosz szellemek őrzik s aki azoktól megszabadítja, egész életére elvetheti a gondját, úgy meggazdagodik. Már sokan próbáltak szerencsét, de még eddig mind otthagyták a fogukat.
Alig várhatta a fiú, hogy megvirradjon, ment a királyhoz s jelentette magát:
- Felséges királyom, életem, halálom kezedbe ajánlom, ha megengeded, három éjet ott lennék az elátkozott várban.
- Jól van, mondta a király, eredj. Háromféle dolgot választhatsz szabadon s viheted magaddal.
Mondta a fiú:
- Köszönöm, felséges királyom, hát akkor csak adasson nekem tüzet, egy esztergapadot, meg egy gyalupadot s bárdot hozzá.
Mind amit kivánt a fiú, a király nappal a várba vitette s mikor esteledett, fölment a fiú a várba, az egyik szobában tüzet rakott, a gyalupadot melléje tette, a másikra pedig ráült. Aztán elkezdett sóhajtozni: hej, csak megtanulnám a félelmet! De itt ugyan nem lesz, akitől! Éjfél felé a tűz leszakadt, megpiszkálta, a tűz lángot vetett s abban a pillanatban valami nyávogást hall a szoba egyik sarkából: nyáu, nyáu, nyiáu! Jaj de fázunk! Majd megfagyunk!
- Mit nyávogtok, bolondok! kiáltott a fiú. Ha fáztok, jertek ide, a tűz mellett majd megmelegedtek.
No, ha hívta, hát jött is egyszeribe két nagy fekete macska, azaz, hogy mit mondok: jöttek! Egy ugrással ott termettek, a tűz mellé telepedtek, az egyik a fiúnak jobb, a másik a baloldala felől s aztán szörnyű haragosan, rettentő vadul néztek reá. Mikor aztán fölmelegedtek, kérdezték a fiút:
- Pajtás, nem akarsz velünk kártyázni?
- Mért ne? Hanem előbb mutassátok a körmötöket, hadd látom.
A macskák szó nélkül kinyujtották a lábukat s mutatták a körmüket.
- Ej, de hosszú körmötök van, mondta a fiú. Minek az? Várjatok csak, hadd vágom le előbb.
Feleletet sem várt, nyakoncsípte a macskákat, föltette a gyalupadra, odasrófolta a lábukat, aztán mit gondolt, mit nem, elég az, hogy azt mondta: na, jól megnéztem a körmötöket, nem játszom én veletek kártyát - agyoncsapta mind a kettőt s kidobta az ablakon. Megint leült a tűz mellé, azaz hogy le akart ülni, mert egyszerre csak seregestűl tódultak be a szobába a nagy fekete macskák s a még nagyobb fekete kutyák; a macskák nyávogtak, a kutyák ugattak rettenetesen, csikorgatták a fogukat, a szemük csak úgy hányta a szikrát. Annyian voltak, hogy a fiú már nem tudta, merre húzódjék.
- Ej, ilyen-olyan adta, gondolta magában, elég volt már a tréfából, hadd vetek véget ennek. Fogta a bárdját, közéjök csapott s a melyik idejében félre nem ugrott, azt mind agyoncsapta s kidobta az ablakon. Aztán megint felélesztette a tüzet s nagy nyugodtan tovább üldögélt, melegedett mellette. Egyszerre csak laposokat kezdett pislantani, szeretett volna lefeküdni s aludni. Néz erre, néz arra, vajjon van-e ágy. Az ám, az egyik szegletben volt egy nagy ágy.
- No, ez éppen jó lesz, ebbe belefekszem, mormogta magában s lefeküdt. De mikor éppen be akarta hunyni a szemét, megmozdult az ágy, elindult s körüljárt az egész várban.
- Hát csak eredj, mondta az ágynak, ha nincs jobb dolgod.
Hiszen ment is az ágy, nem kellett annak bíztatás, úgy szaladt, mintha hat ló lett volna elébe fogva, lépcsőkön fel, lépcsőkön le, aztán egyszerre csak felborult.
- De már így nem alkudtunk, mondta a fiú. Nekivetette a vállát, félrebillentette az ágyat, felkászolódott, visszament a tűz mellé, ott feküdt le s reggelig aludt mint a bunda.
Jő reggel a király, látja, hogy ott fekszik a földön.
- Na, ezt bizonyosan megölték a kísértetek, mondja magában. Kár, igazán kár ezért a szép fiúért.
De már erre megmozdult a fiú, fölnézett a királyra s mondta:
- Egyet se búsuljon, felséges királyom, kutya bajom sincsen!
Ámult, bámult a király, nem akart hinni sem a szemének, sem a fülének.
- Ugyan bizony, hogy tudtál életben maradni? kérdezte a fiut.
- Hát, felséges királyom, úgy maradtam, ahogy maradtam. Elég az, hogy egy éjszaka eltelt, majd eltelik valahogy a másik kettő is.
Aztán ment a korcsmároshoz. De bezzeg hogy szeme-szája táltva maradt ennek is.
- Na, mondta, nem gondoltam volna, hogy még életben lássalak. Hát megtanultad-e, mi a félelem?
- Dehogy tanultam, dehogy tanultam, felelt a fiú szomorúan. Talán nem is tanulom meg soha.
Este megint felment a várba, leült a tűz mellé s elkezdett sóhajtozni: Hej, ha megtanulhatnám a félelmet! Éjfél felé egyszerre csak nagy lármát, kiabálást hall, néz erre, néz arra, nem lát semmit s amint erre-arra forgatja a fejét, hát csak leesik szörnyű nagy kiáltással elébe egy félember.
- Hé! Hé! - kiáltott a fiú - még egy félember hibádzik innét - ez így kevés.
Erre újra nagy lárma, sivalkodás, sikoltozás, ordítás kerekedett s leesett elébe a másik félember is.
- Várj csak egy kicsit, szólt a fiú, elébb egy kicsit megpiszkálom a tüzet.
A míg a tüzet piszkálta, fujta, azalatt a két félember összeragadt s lett belőle egy szörnyű nagy ember s leült a fiú helyére.
- Hé, atyafi, hé! kiáltott a fiú, ez az én padom!
Hanem az a szörnyű nagy ember azt sem mondta: befellegzett, csak ült tovább a padon. Na, megmérgelődött a fiú, megfogta az embert Isten igazában s félre lökte, mintha ott sem lett volna. Alighogy félre lökte, még több ember esett le a szobába, azok az emberek hoztak magukkal két koponyát, egy sereg embercsontot s elkezdtek azokkal játszani.
A fiúnak is kedve kerekedett a játékra s kérdezte:
- Hé, halljátok-e? Játszhatok-e én is veletek?
- Igen, ha van pénzed.
- A pénz a legkevesebb, mondta a fiú, de a golyótok nem elég kerek.
Azzal fogta a halálfejeket s az esztergapadon jó kerekre esztergázta.
- Így la! Most már jobban fognak gurulni. Hát hadd kezdődjék a játék.
Játékba fogtak, csak úgy döngött a padló, hanem amint éjfélt ütött az óra, minden eltünt, mintha a föld nyelte volna el. Mit volt, mit nem tenni, lefeküdt s aludt reggelig, mint a bunda.
Jött a király jókor reggel, csudálkozott, de nagyon s kérdezte, hogy mit csinált az éjen.
- Én bizony, felelt a fiú, egy kicsit kugliztam, egy pár fillért el is vesztettem, de se baj, maradt még elég pénzem.
- S nem féltél?
- Dehogy féltem, dehogy féltem. Sohasem mulattam még ilyen jól. Hej, csak megtanulnám, mi az a félelem!
Harmadik éjjel ismét leült a padjára s sóhajtozott: hej, ha megtanulhatnám a félelmet! Éjfél felé lefeküdt s amint ott feküdt a tűz mellett, bejött hat magas ember, akik egy koporsót hoztak magukkal. Megszólalt a fiú: Na, ez bizonyosan az én bácsikám, aki pár nap előtt halt meg. Jere, bátyám, jere! - intett feléje. Az emberek letették a koporsót a földre, ő meg oda ment, felnyitotta a koporsó födelét: egy halott ember feküdött abban. Lehajolt, megtapogatta az arcát, de az nagyon hideg volt.
- Várj csak, mondá, majd megmelegítlek én.
Visszafordult a tűzhöz, a kezét megmelegítette s aztán úgy tapogatta meg a halott arcát. De bizony az akkor is csak hideg volt. Akkor kiemelte a koporsóból, a tűz mellé vitte, a karjai közt ringatta, hátha megmozdul a vére. Mikor aztán látta, hogy ez nem használ, azt mondta: - Talán ha együtt feküdnénk az ágyba, felmelegednék, - vitte az ágyba, belefektette s maga is lefeküdt melléje.
Hát csakugyan egy kevés idő mulva melegedni kezdett a halott teste s megmozdult.
- Na látod, bácsikám, hogy megmelegedtél! - örvendezett a fiú!
A halott azonban felkelt s nagyot kiáltott:
- No, most megfojtlak téged!
- Mit!? pattant fel a fiú, - ez a hála s köszönet? Mars vissza a koporsóba!
Fölkapta, vitte, beledobta a koporsóba, rácsapta a födelet. Erre odajött ismét a hat ember, a koporsót felemelték s elvitték. A fiú pedig nagyot sóhajtott: hej, haj, ettől sem ijedtem meg! Sohasem tanulom meg a félelmet!
Ekkor egy ember lépett be, aki nagyobb volt valamennyinél, szörnyű volt ránézni is. Öreg, nagyon öreg ember volt már, s hosszú fehér szakálla a földet verte.
- Na, te fickó, most megtanulhatod a félelmet, mert meg kell halnod.
- Csak lassan a testtel, szólt a fiú. Ott is ott leszek én, ha meg kell halnom.
- Már viszlek is, szólt az öreg.
- Csak lassan, lassan, ne olyan sebesen; vagyok én olyan erős mint te, még erősebb is.
- Mindjárt meglátjuk, mondta az öreg, - melyik az erősebb. Gyerünk, birkózzunk.
Kimentek a vár udvarára, vár udvarán az ólomszérűre, ott az öreg felkapta a fiút, s úgy levágta, hogy hónaljáig süppedt a földbe. Hopp! abban a szempillantásban kiugrott a fiú, megragadta az öreget, megkerengette a levegőben s úgy lecsapta, hogy éppen nyakig süppedt a földbe. Hiába erőlködött, nem tudott kimászni.
- No, most kezemben az életed, mondotta a fiú.
- Ne ölj meg, könyörgött az öreg. Ha kiszabadítasz innét, egész életedre gazdaggá teszlek.
A fiú megkegyelmezett az öregnek, ez pedig visszavezette a várba, le a pincébe. Ott volt három hordó, tele mind a három arannyal.
Mondta az öreg:
- Ebből egy rész a szegényeké, egy a királyé, a harmadik rész a tied.
Ebben a pillanatban tizenkettőt ütött az óra, az öreg eltünt s a fiú egyedül maradt a sötétben. Körültapogatódzott s nagy nehezen kijutott a pincéből, fel a szobába s ott lefeküdt a tűz mellé.
Reggel jött a király s kérdezte:
- No, fiam, most már csak megtanultad, mi a félelem?
- Nem, felelt a fiú. Itt volt a halott bátyám, aztán itt volt egy hosszú fehérszakállas ember, megmutatta a pincében a kincseket, de a félelmet nem tanultam meg, arról nekem egyik sem beszélt.
- Ember vagy, fiam, mondta a király. A váramat felszabadítottad az átok alól, tied a leányom s fele királyságom.
- Jó, jó, mondta a fiú, az nagyon szép, de még mindig nem tudom, mi a félelem.
Eközben felhordták a pincéből a tenger aranyat s még az nap megtartották a lakodalmat. Tetszett a fiúnak a királykisasszony, de azért mind csak azt sóhajtozta: hej, csak megtanulhatnám, mi a félelem! Na, e miatt nagyon bosszankodott a felesége. Szólt a szobalányának:
- Hallod-e, tennünk kell valamit, hogy az uram tanuljon meg félni.
- Majd segítek én ezen, mondotta a szobalány.
Estére hozott a patakból egy dézsa vizet s mikor javában aludt a kicsi király, lehuzta róla a takarót s a vizet rá öntötte. Voltak a vízben kicsi halacskák is s ezek a hideg testükkel mind ott ficánkoltak a mellén. Haj, felébredt a kicsi király, nagyot ordított, el kezdett reszketni, mint a kocsonya s csak úgy dideregte nagy fogvacogással: Jaj, de megijedtem! Jaj, de félek, édes feleségem! Jaj, jaj, most már tudom, mi a félelem! Itt a vége, fuss el véle.