충신 요하네스


Johannes trung thành


옛날, 어느 나라의 왕이 중병에 걸리게 되었습니다. 그는 자신에게 남은 시간이 얼마 없다는 것을 알고는 신하에게 말했습니다. "충성스러운 요한을 들라 하라." 충성스러운 요한은 하인 중 한명으로 국왕이 그를 부른 것은 그가 왕의 시중을 오랫동안 들었고 게다가 매우 충성스러워서 왕의 총애를 받았기 때문이었습니다. 요한이 도착하자 왕이 말했습니다. "충성스러운 요한이여, 난 이제 얼마 안 남았구나. 지금 내가 마음이 놓이지 않는 단 한가지는 바로 내 아들이니라. 아직 어린지라 훌륭한 스승과 좋은 친구의 도움이 필요하다. 지금 나에게는 너 말고 달리 부탁할 곳이 없구나. 네가 그 아이를 잘 가르쳐주고 의부가 되어주겠다고 약속하지 않는다면 내가 편히 눈을 감을 수 없을 것 같다." 이 말을 듣고 요한이 말했습니다. "절대 왕자님을 떠나지 않겠습니다. 제가 성심을 다해 모시겠습니다. 제 목숨을 내놓는다해도 아깝지 않습니다." 그러자 국왕이 말했습니다. "이제야 안심이 되는구나. 내가 죽은 후에 왕자를 데리고 성안의 모든 방과 곳간, 그리고 방 안의 재물을 살피거라. 하지만 공주의 초상화가 걸려있는 방은 절대 들어가서는 안 된다. 만약 왕자가 들어간다면 그림 속의 공주를 깊이 사랑하게 되어서 되돌릴 수 없는 처지까지 가게 될 것이다. 명심하거라." 충성스러운 요한은 재차 맹세를 하였고, 국왕은 편안하게 생을 마감했습니다.
국왕의 안장 의식이 끝난 후, 충성스러운 요한은 국왕이 임종 전에 부탁한 것과 자신이 한 맹세를 젊은 왕에게 알려주며 말했습니다. "난 반드시 충실하게 내가 한 약속을 이행할 겁니다. 당신에게는 당신 부친에게 했던 것처럼 충성을 다 하겠어요. 설령 제 목숨을 내놓게 되더라도 말이에요." 젊은 왕은 울면서 말했습니다. "당신의 충성스런 마음을 영원히 잊지 않겠소." 장례식이 끝난 후, 충성스러운 요한은 자신의 작은 주인에게 말했습니다. "이제 당신이 이어받을 재산을 살펴봐야 합니다. 내가 당신을 아버님이 궁전으로 데려가죠." 요한은 작은 주인을 데리고 왕궁의 곳곳을 순시하였습니다. 호화로운 홀을 보여주었으나 유일하게 그림이 걸려있는 방문만은 열지 않았습니다. 문을 열면 그림이 바로 보였기 때문이죠. 사실 그 그림은 마치 그림 속의 여인이 튀어나올 것처럼 매우 아름답고 생동적이었습니다. 이 세상에서 그 그림 속의 여인보다 더 아름다운 것은 없을 정도였죠. 젊은 왕은 요한이 항상 이 방을 지나가면서 문은 열지 않는 것을 보고 물었습니다. "왜 이 방은 열어보지 않는거지?" 요한이 대답했습니다. "안에는 아주 무서운 물건이 있기 때문입니다." 그러자 왕이 말했습니다. "이제 성안의 모든 장소는 다 보았어. 이곳에 뭐가 있는지 알고 싶군." 말을 마치자 젊은 왕은 있는 힘을 다해 문을 열려고 했습니다. 그러나 충성스러운 요한이 그의 등을 잡으며 말했습니다. "당신 부친이 임종 전에 나는 맹세했어요. 절대로 당신에게 이 방을 보여주지 않겠다고. 안 그럼 우리에게 큰 재난이 닥쳐올거요." 젊은 왕이 완고하게 말했습니다. "나에게 가장 큰 불행은 여기에 들어가지 못하는 거요. 여길 들어가지 않으면 난 편안히 지낼 수 없소. 그러니 당신이 문을 열지 않으면 이 자리를 떠나지 않겠소."
젊은 왕이 자리를 떠나지 않자 충성스러운 요한의 마음 속에 불길한 예감이 느껴졌습니다. 요한은 한숨을 깊이 내쉬고는 열쇠를 꺼내어 방문을 열었습니다. 문이 열리자 요한이 먼저 들어가 왕과 그림 사이에 섰습니다. 요한은 왕이 그림을 보지 않기를 바랬지만 젊은 왕은 다리를 들고 요한의 어깨 너머로 공주의 초상화를 쳐다보았습니다. 금과 은으로 장식된 옷을 입은 소녀는 너무나도 아름다워서 젊은 왕의 가슴이 요동쳤고, 곧 그는 기절을 했습니다. 충성스러운 요한이 급히 그를 침대로 부축하고는 생각했습니다. "아! 불행이 우리 머리 앞까지 찾아왔구나. 하늘이시여! 어쩌면 좋습니까" 노력 끝에 젊은 왕이 깨어났습니다. 하지만 그가 처음 한 말은 "그 그림 속의 아름다운 여인은 누구인가" 였습니다. 요한이 대답했습니다. "그것은 황금성 국왕 따님의 초상화입니다." 왕이 계속해서 물었습니다. "난 그녀를 너무나도 사랑하게 되었다. 나무 위의 나뭇잎들도 전부 내 혀로 변해서 그녀에 대한 사랑을 말하는구나. 그녀를 찾아야겠다! 내 목숨이 위태로워진다 할지라도 그녀를 찾아야겠어! 넌 충성스러운 나의 친구이니 도와주겠지."
어떻게 도와줘야 왕이 만족할지 요한은 한참을 생각하다가, 왕에게 말했습니다. "전하는 말로는 공주 주변의 모든 것들이 황금으로 만들어졌다고 합니다. 탁자, 의자, 컵, 접시.. 방에 있는 모든 것이 금이라고 하더군요. 게다가 공주는 여전히 새로운 보물을 찾고 있다고 합니다. 왕에게 지금 많은 금이 있으니, 공예가에게 그 금으로 진기한 물품을 만들게 함이 어떨런지요. 그걸 가져가면 분명 운이 따를 겁니다." 그리하여 왕은 전국의 뛰어난 공예가를 불러모아 다양한 공예품을 만들게 했습니다. 마침내 완성이 되자 충성스러운 요한은 그것들을 큰 배에 실었고, 요한과 왕은 상인의 옷으로 갈아입어서 다른 사람이 알아보지 못하게 했습니다. 모든 준비가 끝나자 그들은 항해를 시작했습니다. 밤낮 가릴 것 없이 항해한 결과 그들은 마침내 황금성 왕의 영토에 도착했습니다.
배를 댄 후에, 충성스러운 요한이 왕에게 잠시 배에 머물러 있으라고 했습니다. "혹시라도 제가 공주를 데려오게 되면 배 안을 깨끗하게 치우고, 금으로 만든 물건들을 배열해놓아야 합니다. 배안을 온통 그것들로 장식해놓아야해요." 요한은 각각의 금으로 만든 물건을 바구니에 담아 성으로 갔습니다. 요한이 성의 정원에 도착했을 때, 우물 옆에 서 있는 아름다운 소녀를 보았습니다. 소녀는 황금통으로 우물 속의 물을 긷고 있었습니다. 소녀는 황금통을 메고 몸을 돌렸다가 요한을 보게 되어 누구냐고 물었습니다. "저는 상인입니다." 요한은 이렇게 말하며 바구니를 열어 물건을 보여주었습니다. 소녀가 보고는 놀라며 소리쳤습니다. "아! 정말 아름답군요!" 소녀는 물통을 내려놓고 하나 하나를 보고는 말했습니다. "공주는 이런 것들을 아주 좋아하니 이걸 보여주면 전부 살 거예요." 말을 마치자 소녀는 그의 손을 잡고 성으로 들어갔습니다. 소녀는 사실 공주의 시녀였는데, 근위병에게 사정을 말하여 성으로 들어갈 수 있었습니다. 공주가 이 진기한 물건들을 보고 아주 흥분하여 말했습니다. "정말 아름답군요! 이걸 전부 사겠어요." 충성스러운 요한이 말했습니다. "전 단지 한 부유한 상인의 하인일 뿐입니다. 여기 있는 건 그 분의 배에 있는 것에 비하면 아무 것도 아니죠. 그분의 배에는 여태껏 보지 못한 최고의 금 공예품이 많습니다." 공주가 그 말을 듣고는 전부 가져오라고 했습니다. 그러자 요한이 말했습니다. "그걸 다 가져오려면 며칠은 걸릴겁니다. 너무 많아서요. 이 곳의 가장 큰 방에 놓아도 모자랍지요." 요한이 이렇게 말하자, 공주의 호기심과 욕망이 발동하였습니다. "나를 그곳으로 데려가라, 내가 직접 네 주인의 물건을 볼 것이야."
충성스러운 요한은 기뻐하며 공주를 데려갔습니다. 왕은 공주를 보자 가슴이 몹시 두근거렸습니다. 공주가 배에 발을 내딛자 왕은 재빨리 그녀를 잡아당겨서 배에 태웠습니다. 총성스러운 요한은 사공에게 가서 배를 출항하게 했습니다. "닻을 올려라! 전진하라!" 왕은 금 공예품을 하나 하나 공주에게 보여주었습니다. 그 중에는 각종 접시, 컵과 진귀한 물건이 있었습니다. 공주는 흡족해하며 그 물건들을 감상했는데, 배가 출항한지도 몰랐습니다. 몇 시간이 지나고 모든 물건을 다 본 후 공주는 왕에게 감사의 표시를 하며 돌아가야겠다고 말했습니다. 그러나 공주가 뱃머리로 갔을 때, 그녀는 배가 부두를 떠나서 망망대해에 있는 것을 알게 되었습니다. 공주는 소리를 질렀습니다. "하느님! 전 속았습니다. 납치당했어요. 떠돌이 상인에게 잡힐 바에야 차라리 죽겠어요." 왕이 공주의 손을 잡으며 말했습니다. "난 상인이 아니오. 난 왕입니다. 당신과 같은 왕실 출신이죠. 이렇게 당신을 속여서 데려온 건 내가 당신을 사랑하기 때문이오. 당신의 초상화를 처음 본 순간 난 기절해버렸다오." 공주는 그 말을 듣고 안심했습니다. 오해가 풀리자 공주는 그의 아내가 되겠다고 말했습니다.
하지만 그들은 망망대해에 있었는지라, 충성스러운 요한은 뱃머리로 가서 피리를 불었습니다. 그러자 갑자기 하늘에서 까마귀 세마리가 날아와서 울어댔습니다. 요한은 까마귀의 언어를 아는지라, 피리 부는 것을 멈추고 까마귀의 대화를 엿들었습니다. 첫번째 까마귀가 말했습니다. "가라 그래! 공주의 사랑을 얻었잖아. 가라고 해!" 두번째 까마귀가 말했습니다. "아냐! 이렇게 가면 공주를 얻을 수 없을거야." 세번째 까마귀가 말했습니다. "이렇게 가더라도 결혼할 수 있어. 둘이 다정하게 있는 모습을 보라고!" 그러자 첫번째 까마귀가 말했습니다. "그게 무슨 소용이야? 한번 보라구. 왕이 배에서 내리면 곧바로 적갈색의 말이 달려올거야. 그 말을 보면 분명 탈거고, 말을 타면 그 말은 하늘로 날아갈거야. 그럼 왕은 더이상 사랑하는 사람을 보려하지 않을거라고." 두번째 까마귀가 말했습니다. "그렇군! 그래! 그럼 무슨 방법이 없을까?" 첫번째 까마귀가 말했습니다. "있어, 있다구! 말 안장 속의 칼로 말을 찔러 죽이면 살아남을 수 있어. 그런데 누가 알겠어? 누가 알아서 왕에게 말해주지?" 누군가 왕에게 이걸 알려준다면, 이로 인해 왕의 목숨을 구하겠지만 그 사람의 두 발은 돌로 변해버릴거야." 두번째 까마귀가 말했습니다. "그렇군! 나도 하나 알고 있어. 말이 죽든 상관없이 왕은 결혼할 수 없을걸. 그들이 함께 성에 가면 침대용 소파 위에 예복이 있는걸 보게 될거야. 그 예복은 금과 은으로 만든 것처럼 보이지만 사실 유황으로 만든거지. 그걸 입게 되면 그들은 타죽게 될거야." 세번째 까마귀가 말했습니다. "아아아! 구할 방법이 없는건가?" 그러자 두번째 까마귀가 말했습니다. "있어! 그 예복을 불덩이 속에 집어던지면 살 수 있어. 그치만 이게 무슨 소용이람? 누가 알아야 이걸 말해주지. 만약 누군가 이렇게 해서 왕을 구한다면, 그의 몸은 가슴까지 돌이 되버릴거야. 누가 이런 짓을 하려 하겠어?" 세번째 까마귀가 말했습니다. "또 있어! 예복이 타더라도 왕은 결혼할 수 없을걸. 왜냐하면 결혼식 후에 무도회가 시작되면 왕비는 춤을 출거고 곧 쓰러져서 얼굴이 죽은 사람처럼 창백해 질테니까. 그치만 이 때 누군가가 부축해서 왕비의 오른쪽 가슴에서 피를 내면 살아날 수 있지. 그치만 누군가 이걸 알아야 알려주지. 만약 이 방법으로 신부를 구하면 그의 몸은 머리끝까지 돌로 변할거야." 이 말을 마치자 까마귀들은 날개를 펴고 날아갔습니다. 충성스러운 요한은 이 모든 얘기르 듣고 머리가 아파왔습니다. 그는 자신이 들은 얘기를 왕에게 해줄 수 없었습니다. 그가 말해주면 자신이 죽게 될테니까요. 요한은 혼잣말로 중얼거렸습니다. "난 충성을 다해 약속을 이행해야 해. 내 생명을 주인에게 바치는게 뭐가 두렵겠어."
그들이 해안가에 다다른 후, 까마귀의 예언은 적중했습니다. 갑자기 적갈색의 말이 나타났고 왕은 외쳤습니다. "보라! 저 말이 우리를 성에 데려다 줄 것이다." 그리고는 말에 올라타려고 했습니다. 요한은 왕이 타기 전에 얼른 말을 죽여버렸습니다. 왕의 다른 신하들은 그동안 요한에게 질투를 느끼다가 이번 기회에 왕에게 말했습니다. "왕을 모실 말을 죽이다니 말도 안 돼!" 하지만 왕은 오히려 이렇게 말했습니다. "하고싶은대로 하게 두어라. 그는 나의 충성스러운 요한이다. 그렇게 한 것은 다 좋은 결과를 위해서가 아니겠느냐." 그들은 성에 도착해서 어느 방의 의자에 걸쳐있는 예쁜 예복을 보게 되었습니다. 예복은 금빛과 은빛으로 반짝이고 있었습니다. 젊은 왕은 다가가서 그 옷을 집어들려고 했지만, 충성스러운 요한이 옷을 집어서 불덩이 속에 넣어버렸습니다. 다른 하인들이 또 투덜거렸습니다. "보십시오, 저 자가 또 예복을 태워버렸습니다." 그러나 왕이 말했습니다. "요한이 왜 그렇게 한건지 누가 알겠느냐? 그냥 두어라. 그는 내 충성스러운 하인 요한이니라." 결혼식이 끝난 후 무도회가 시작되었습니다. 신부가 무도회장 가운데로 나가자 요한은 온 힘을 다해 그녀를 주시했습니다. 갑자기 신부의 얼굴빛이 창백해졌고 곧 쓰러질 것만 같았습니다. 요한은 급히 그녀를 부축하여, 그녀를 안고 내실로 가서 의자에 기대게 하여 오른쪽 가슴에서 피를 흘리게 했습니다. 신부는 다시 숨을 쉬며 살아났습니다. 하지만 젊은 왕이 모든 과정을 지켜보고는 충성스러운 요한이 왜 그렇게 했는지 몰라 그의 대담한 행동에 매우 노여워 하며 말했습니다. "저 자를 옥에 가두라." 다음날 오전, 충성스러운 요한이 옥에서 나와 교수형을 당하기 전에 말했습니다. "내가 죽기전에 말을 좀 해도 되겠습니까?" 국왕이 대답했습니다. "어디 말해보거라." 요한은 바다 위에서 까마귀의 대화를 들은 것과 그가 어찌 자신의 주인을 구했는지를 전부 말하고는 마지막으로 말했습니다. "난 지금 잘못된 판결을 받고 있습니다. 하지만 난 처음부터 끝까지 충성스럽고 성실했습니다." 요한의 말을 듣고 왕이 말했습니다. "내 충성스러운 요한이여! 날 용서하라! 날 용서하라! 어서 그를 풀어주거라!" 그러나 충성스러운 요한이 말을 마치자 그는 돌로 변해버렸습니다.
왕와 왕비는 돌에 기대어 슬퍼했습니다. 국왕이 말했습니다. "세상세! 내가 이런 배은망덕한 방법으로 너의 충성을 대하다니!" 그는 사람을 보내어 돌을 자신의 침실로 옮겨 침대 곁에 두도록 했습니다. 자주 보면서 애도할 수 있도록 말이죠. 왕은 돌에게 말했습니다. "충성스러운 요한이여, 그대가 다시 살아나면 좋겠구나." 1년이 지나고 왕비는 쌍둥이를 낳았고, 그들이 자라는 것을 보며 왕비는 기뻐했습니다. 어느날 왕비는 예배당에 가고 두 아들과 왕은 성 안에 있게 되었습니다. 아이들은 곳곳을 다니며 놀았고, 왕은 돌을 보며 울면서 말했습니다. "충성스러운 요한이여, 그대가 다시 살아나면 좋겠구나." 그러자 돌이 말을 했습니다. "왕이시어! 절 위해서 당신이 아끼는 사람을 포기할 수 있나이까, 그러면 제가 살 수 있습니다." 왕이 그 말을 듣고는 대답했습니다. "널 위해서라면 세상의 어떠한 것도 포기할 수 있다." 그러자 돌이 말했습니다. "두 아들의 머리를 베어서 그들의 피를 제 몸에 뿌린다면 전 살 수 있습니다." 이 말을 듣고 왕은 깜짝 놀랐찌만 자신을 위해서 죽은 요한을 생각하고는 허리에 찬 칼을 뽑아 두 아들의 머리를 베려고 했습니다. 하지만 그가 칼을 뽑아든 순간, 충성스러운 요한은 다시 살아나서 왕의 길을 가로막고 말했습니다. "당신의 진심은 보답을 얻을 것입니다." 두 아들은 여전히 깡총깡총 뛰어다니며 왁자지껄 놀고 있었고 마치 아무 일도 일어나지 않은 듯 했습니다. 왕의 마음엔 기쁨이 가득했습니다. 왕비가 돌아온 것을 보고 그는 왕비를 시험해보기로 했습니다. 왕은 충성스러운 요한과 두 아들을 큰 옷장 속에 숨겨두고 왕비가 방에 들어오자 말했습니다. "예배당에 가서 기도를 하였소?" 왕비가 말했습니다. "네, 저는 항상 충성스러운 요한의 충성심을 기리고 있습니다." - "사랑하는 아내여, 우리는 요한을 다시 살릴 수 있소. 하지만 우리 아들의 죽음이 그 댓가가 되어야 하오." 왕비가 그 말을 듣고 깜짝 놀라 얼굴에 핏기가 사라졌으나 굳게 말했습니다. "그럼 그렇게 해야지요. 그의 충성스러움이 없었다면 오늘날의 우리도 없고 우리의 아이들도 없었을테니까요." 왕은 부인이 자신과 같은 생각이라는 것을 알고 매우 기뻐했습니다. 그는 곧 옷장을 열고 두 아이와 충성스러운 요한을 나오게 하여 말했습니다. "하늘도 이를 부러워 할 것이다! 우리가 다시 함께 하게 되었구나. 우리 아들도 무사하게 되었어." 이어서 왕은 모든 사실을 왕비에게 알려주었고, 그들은 행복하게 살았습니다.
Xưa có một ông vua đã cao tuổi, nằm trên giường bệnh ông nghĩ: "Lần ốm này chắc ta sẽ nằm đây mà đi luôn," nên ra lệnh:
- Gọi Johannes trung thành tới đây cho ta.
Johannes suốt đời trung thành, tận tụy với nhà vua, được nhà vua yêu quý, cũng vì vậy mà có cái tên Iôhanét trung thành.
Khi Johannes tới bên giường bệnh, nhà vua truyền đạt di mệnh:
-Johannes trung thành nhất đời của ta. Ta sắp gần đất xa trời. Ta chẳng còn băn khoăn lo lắng gì khác ngoài hoàng tử đương tuổi thơ non nớt, chưa biết suy nghĩ chín chắn. Nếu ngươi không hứa trước mặt ta là sẽ dạy dỗ hoàng tử khôn lớn thành người, khuyên bảo chăm sóc hoàng tử như cha thứ hai thì ta không thể yên tâm mà nhắm mắt.
Johannes trung thành thưa:
- Thần xin một lòng một dạ gắng sức phụng sự hoàng tử, dù phải hy sinh đến tính mạng chăng nữa, thần cũng không rời bỏ hoàng tử.
Nhà vua nói:
- Nếu vậy ta có thể yên tâm mà về nơi chín suối.
Rồi nhà vua căn dặn tiếp:
- Sau khi ta qua đời, ngươi hãy dẫn hoàng tử đi xem toàn thể cung điện, tất cả các buồng, các phòng, các hầm cùng tất cả châu báu ở trong đó. Duy chỉ có cái buồng cuối cùng ở hành lang dài là ngươi không được chỉ cho hoàng tử. Trong buồng cất bức chân dung công chúa Mai Vàng, chỉ cần thoáng nhìn thấy dung nhan công chúa là hoàng tử đâm ra si tình mà ngã ngất lịm đi, từ đó sẽ sinh ra những tai ương nguy hiểm. Ngươi hãy đề phòng chuyện ấy nhé.
Sau khi nghe Johannes trung thành giơ tay thề lần nữa, nhà vua nín lặng, từ từ đặt đầu xuống gối và băng hà.
Lo xong tang lễ, ít lâu sau, Johannes mới kể cho nhà vua trẻ biết những điều bác ta hứa với vua cha trước lúc lâm chung, bác nói:
- Thần sẽ giữ lời hứa theo đúng lương tâm, sẽ trung thành, tận tụy với nhà vua trẻ như với vua cha khi xưa, dù phải hy sinh tính mạng cũng làm.
Sau khi đã hết hạn để tang vua cha, Johannes tâu với vua:
- Bây giờ là lúc nhà vua cần biết những gì mình được thừa kế. Thần xin dẫn nhà vua đi coi toàn bộ cung điện vua cha để lại.
Bác dẫn vua đi xem khắp nơi trong hoàng cung, hết đi lên lại đi xuống để xem tất cả các kho tàng châu báu, riêng chỉ có căn buồng cất bức chân dung đầy quyến rũ kia là bác không mở. Bức chân dung để đối diện cửa ra vào, nên chỉ cần hé cửa cũng thấy ngay, bức ảnh sinh động lộng lẫy tới mức người ta tưởng không còn ai trên trần gian này có thể đẹp hơn. Vua thấy Iôhanét đi qua mà không mở cửa buồng đó, liền hỏi:
- Sao ngươi không mở cửa buồng này?
Johannes thưa:
- Dạ, thưa trong đó có cái đáng ngại lắm.
Nhưng nhà vua nói:
- Ta muốn xem tất cả trong hoàng cung, ta cũng muốn biết cái gì ở trong buồng này.
Nhà vua bước tới và định đẩy cửa ra, Johannes trung thành vội níu lại và nói:
- Thần đã có hứa trước vua cha là sẽ không mở cửa buồng này. Nếu nhà vua thấy biết điều đó thì đó là điều bất hạnh lớn nhất đối với bệ hạ cũng như đối với thần.
Nhà vua trẻ đáp:
- Sao lại không nhỉ? Ta sẽ héo hon mòn mỏi vì không được tận mặt trông thấy những gì trong đó. Ta không rời khỏi nơi đây, nếu ngươi không mở cửa.
Biết không thể ngăn cản được, Johannes trung thành thở dài, buồn bã, tìm chiếc chìa khóa buồng trong chùm chìa khóa. Mở cửa buồng, bác vào trước, đứng che lấp bức chân dung, nhưng vua kiễng chân nhìn qua vai bác. Nhìn thấy bức chân dung người thiếu nữ đẹp lộng lẫy đeo toàn vàng ngọc, nhà vua bất tỉnh nhân sự. Johannes trung thành nâng nhấc đưa nhà vua lên giường, lòng bác xốn xang lo lắng.
- Trời ơi! Điều bất hạnh đã đến, biết làm sao bây giờ?
Bác lấy rượu xoa bóp, vừa mới tỉnh lại nhà vua đã hỏi:
- Trời, người đẹp trong tranh tên là gì?
Johannes trung thành đáp:
- Dạ, thưa đó là công chúa Mai Vàng.
Nhà vua liền nói tiếp:
- Ta yêu nàng say đắm đến nỗi, nếu tất cả lá cây trong rừng đều biến thành lưỡi cũng không thể nói hết mối tình của ta. Được sống bên nàng đó là lý tưởng đời ta, Johannes trung thành hãy giúp ta trong việc này.
Johannes trung thành suy nghĩ, mãi sau bác mới nảy ra một ý và nói:
- Chung quanh nàng cái gì cũng bằng vàng, từ bàn ghế tới chén ly cùng những đồ gia dụng khác. Trong kho hoàng cung có tất cả năm tấn vàng. Bệ hạ lấy một tấn vàng giao cho thợ kim hoàn làm đủ mọi thứ ly, đồ trang trí trong nhà, một số chim, thú lạ trong rừng. Làm xong, ta đem những thứ ấy cho nàng xem, chắc chắn nàng sẽ vui. Bệ hạ cứ thử thế xem sao.
Vua truyền cho sứ giả đi mời thợ kim hoàn khắp nơi trong nước về hoàng cung làm. Khi những đồ vật đẹp bằng vàng làm xong, nhà vua cho xếp xuống thuyền, Johannes mặc giả lái buôn, nhà vua cũng vậy. Vua tôi vượt bể tới thành phố công chúa Mai Vàng đang sống.
Johannes trung thành lên bờ và nói nhà vua lên thuyền chờ:
- Biết đâu công chúa lại cùng thần về thuyền. Bệ hạ cho trang trí, bày mọi thứ sao cho thật lộng lẫy.
Bác đem theo mình rất nhiều trang sức đẹp và cứ thẳng hướng hoàng cung mà đi.
Khi ở trong sân hoàng cung, Johannes thấy có một cô gái đẹp đứng bên giếng lấy nước đổ vào hai chiếc thùng bằng vàng. Đang gánh, thấy khách lạ, cô ta hỏi bác là ai.
Bác ta trả lời:
- Thưa, tôi là lái buôn.
Rồi bác giở đồ trang sức cho cô xem. Cô reo lên:
- Trời, toàn đồ trang sức bằng vàng.
Cô đặt thùng nước xuống và ngắm nghía hết thứ này đến thứ khác. Đoạn cô ta nói:
- Công chúa rất thích đồ trang sức bằng vàng. Trông thấy những thứ này chắc chắn công chúa sẽ mua ngay tất cả.
Cô gái gánh nước chính là nữ tỳ của công chúa. Cô dẫn bác tới gặp công chúa. Công chúa rất lấy làm hài lòng về những đồ nữ trang của Johannes và nói:
- Hàng đẹp quá, ta mua tất cả chỗ này.
Johannes thưa:
- Tôi chỉ là kẻ hầu của một phú thương. Những đồ tôi mang theo đây không thể so sánh được với những đồ trang sức chủ tôi để ở trên thuyền, toàn đồ vàng ròng, châu ngọc thôi.
Công chúa bảo cứ đem hết đến cho mình xem chọn. Johannes đáp:
- Hàng đầy một thuyền, có mang thì cũng phải mất nhiều ngày lắm, có lẽ trong hoàng cung không đủ buồng để trưng những thứ đó.
Lời nói đó càng làm cho công chúa thêm tò mò, ao ước, nàng nói:
- Thế thì dẫn ta tới đó coi hàng vậy.
Johannes vui mừng dẫn công chúa về thuyền xem hàng. Thấy công chúa còn đẹp lộng lẫy hơn cả người trong tranh nên lòng vua vui sướng ngây ngất như muốn vỡ tim. Công chúa bước xuống thuyền, vua ra đón nàng vào khoang thuyền. Trong lúc đó Johannes trung thành xuống phía lái và ra lệnh cho nhổ neo:
- Căng buồm lên để thuyền lướt nhanh như chim bay.
Ở trong khoang thuyền nhà vua đưa cho công chúa xem những bộ bát, đĩa, rồi cốc, chén cùng những chim, thú rồi cả những con vật mà công chúa chưa nhìn thấy bao giờ. Tất cả đều bằng vàng ròng.
Mải mê xem nên công chúa không biết rằng thuyền đã nhổ neo được mấy tiếng rồi.
Xem đến đồ trang sức cuối cùng thì công chúa tỏ lời cảm ơn và muốn ra về. Ra tới mạn thuyền, công chúa mới biết là thuyền đương dong buồm nơi biển khơi, sợ hãi nàng kêu:
- Trời, ta bị đánh lừa, rơi vào tay một tên thương gia thì thà chết còn hơn.
Vua cầm tay nàng và nói:
- Ta chẳng phải là lái buôn, ta chính là dòng dõi quyền quý, là vua đang trị vì một nước, vì quá say đắm yêu người trong tranh nên quyết đi tìm và bày mưu bắt cóc.
Nghe vua nói, công chúa thấy cũng môn đăng hộ đối, giờ đây nàng thấy cảm kích và tỏ ra ý ưng thuận.
Một hôm, trong lúc thuyền đang lênh đênh nơi biển khơi, Johannes đang huýt sáo thì nghe có tiếng chim, ngẩng lên thấy có ba con quạ đang bay, chúng nói với nhau. Một con nói:
- Chà, vua đã bắt cóc được công chúa Mai Vàng.
Con thứ hai nói tiếp:
- Chắc gì đã chiếm được lòng nàng.
Con thứ ba chêm vào:
- Sao lại không nhỉ, hai người đang ngồi kề bên nhau kia kìa.
Con thứ nhất lại nói:
- Đã chắc à, lên tới bờ, nhà vua sẽ nhảy lên cưỡi một con ngựa màu hung, nó liền bay đem theo nhà vua lên chín tầng mây. Vậy thì vua sẽ không bao giờ gặp lại được nàng.
Con thứ hai hỏi:
- Thế không có cách nào cứu được à?
- Chà, có chứ. Nếu ngay lúc đó có một người khác cũng nhảy lên ngựa, liền rút súng ra bắn chết nó thì cứu được vua. Nhưng ai mà biết được điều đó. Ai biết mà nói ra thì người ấy sẽ bị hóa đá ngay lập tức.
Con thứ hai chêm vào:
- Mà dù ngựa có bị giết thì chắc gì lấy được công chúa. Vì khi hai người về tới hoàng cung thì thấy một chiếc áo cưới để trong một chiếc bình vàng, chiếc áo óng ánh tưởng như dệt bằng sợi vàng nhưng kỳ thực bằng diêm sinh và nhựa thông. Mặc áo vào người vua sẽ bị thiêu thành tro.
Con thứ ba hỏi:
- Thế không có cách nào cứu được à?
Con quạ thứ hai đáp:
- Chà, có chứ. Nếu có ai đeo bao tay, cầm ném chiếc áo ấy vào lửa cho nó cháy trụi thì vua thoát nạn. Nhưng ai mà biết được điều đó. Ai biết mà nói ra thì người ấy sẽ bị hóa đá từ đầu gối tới tim.
Con quạ thứ ba lại nói:
- Mà dù chiếc áo kia có cháy thành tro đi chăng nữa thì vua vẫn chưa được sống chung cùng nàng. Vì sau lễ cưới, trong lúc khiêu vũ công chúa bỗng nhiên tái mặt đi, té bất tỉnh ngay tại chỗ. Nàng sẽ chết luôn, nếu không có người tới nâng nàng dậy, mút ở ngực bên phải nàng ba giọt máu rồi nhổ ngay đi. Nhưng ai mà biết được điều đó. Ai biết mà nói ra thì toàn thân người ấy - từ đầu tới các ngón chân - đều bị hóa đá.
Nghe quạ nói với nhau, Johannes hiểu hết, bác đâm ra hay suy tư, không buồn nói năng gì cả: không nói cho vua biết thì vua đau khổ, nói cho vua biết thì mình thiệt mạng. Nhưng rồi bác tự nhủ:
- Ta phải cứu vua cho dù có bị thua thiệt đi chăng nữa cũng được.
Thuyền cập bến, sự việc xảy ra đúng như lời quạ nói chuyện với nhau. Thấy con ngựa hung đẹp bước tới, vua nói:
- Tuyệt, để ta cưỡi nó về hoàng cung.
Vua chưa kịp lên ngựa thì Johannes đã nhảy lên lưng ngựa, rút súng bắn chết con ngựa. Vốn ganh ghét với Iôhanét, những tên hầu khác nhao nhao lên:
- Hỗn xược chưa, ngựa đem đến để đón vua về hoàng cung mà dám bắn chết.
Nhưng vua quát:
- Các ngươi im ngay. Việc Johannes trung thành làm chắc chắn là có lý do của nó.
Cả đoàn về tới hoàng cung, nhìn thấy chiếc áo cưới nom như dệt bằng sợi vàng, sợi bạc, nhà vua định lấy ướm thử, Johannes liền níu lại, lấy áo ném vào lửa cho cháy thành tro. Những tên hầu khác lại nhao nhao lên:
- Thấy không, áo cưới của vua mà nó còn dám ném vào lửa.
Nhưng vua lại quát:
- Các ngươi im ngay. Việc Johaanes trung thành làm chắc chắn là có lý do của nó.
Hôn lễ được cử hành. Tiếng nhạc khiêu vũ vang lên, công chúa bước vào phòng. Iôhanét nhìn trừng trừng vào sát mặt nàng, bỗng nhiên mặt nàng tái đi và nàng té nằm bất tỉnh nhân sự. Iôhanét trung thành vội nâng nàng dậy, đưa về buồng và đặt lên giường. Rồi bác quỳ xuống, mút ở ngực bên phải nàng ba giọt máu và nhổ đi. Công chúa từ từ tỉnh lại. Nhà vua cũng có mặt ở đó, không hiểu tại sao Johannes lại làm như vậy. Nổi giận thiên đình, nhà vua phán:
- Giam ngay nó vào ngục tối.
Ngay sáng hôm sau Johannes bị kết án tử hình, đứng bên giá treo cổ Iôhanét nói:
- Trước khi bị hành hình, tử tù nào cũng được phép nói lần cuối, vậy thần có được phép không?
Nhà vua nói:
- Được, ngươi được phép nói lần cuối.
Johannes trung thành nói:
- Thần bị xử oan, thần luôn luôn trung thành tận tụy với nhà vua.
Rồi bác kể cho vua biết những gì ba con quạ nói với nhau ở ngoài biển, và bác nói rõ lý do tại sao bác làm những chuyện như vậy, tất cả chỉ vì để cứu nhà vua.
Lúc đó nhà vua kêu lên:
- Trời, tội nghiệp cho Johannes trung thành của ta, dẫn ngay ra khỏi giá treo cổ, dẫn ngay.
Vừa nói dứt lời thì Iôhanét cũng ngã phịch xuống như đá rơi.
Trước cảnh tượng ấy, vua và hoàng hậu rất buồn. Vua phán:
- Trời, một người tận tụy như thế mà ta đã trót xử oan.
Vua sai khiêng Johannes hóa đá thành tượng để ngay bên giường mình. Mỗi lần trông thấy tượng, vua lại khóc và nói:
- Trời, Johannes trung thành, ước gì ta làm cho ngươi sống lại được.
Sau đó một thời gian, hoàng hậu sinh đôi, hai con trai. Đó chính là niềm vui của hoàng hậu. Một hôm, hoàng hậu đi lễ nhà thờ, hai đứa con ở nhà, lòng buồn rầu nhà vua đứng ngắm pho tượng và thở dài:
- Trời, Johannes trung thành ơi, ước gì ta có thể làm ngươi sống lại được.
Bức tượng đá đáp:
- Bệ hạ có thể làm thần sống lại, nếu như bệ hạ sẵn lòng hy sinh cái gì bệ hạ quý nhất.
Lúc đó nhà vua nói:
- Những gì trẫm có trên trần gian này, trẫm sẵn lòng vì ngươi mà hy sinh.
Tượng đá nói tiếp:
- Nếu tự tay bệ hạ chặt đầu hai hoàng tử, lấy máu vấy lên tượng đá thì thần sẽ sống lại.
Nghe việc tự mình giết con thì vua rùng mình, nhưng nhớ tới Johannes vì lòng trung thành mà chết, nhà vua liền rút gươm, chặt đầu hai đứa con, lấy máu vấy lên tượng. Johannes sống lại, dáng khỏe mạnh, tỉnh táo. Bác tâu với vua:
- Bệ hạ ăn ở có thủy, có chung, tình ấy sẽ được đền đáp.
Rồi bác lắp đầu vào thân, bôi máu quanh vết chém, chỉ trong nháy mắt hai đứa trẻ sống lại, chơi đùa chạy nhảy như trước, cứ như không hề có chuyện gì xảy ra trước đó.
Vua hết sức vui mừng. Khi thấy hoàng hậu đang về, vua giấu bác Johannes và hai con vào trong một chiếc tủ lớn. Khi hoàng hậu bước vào phòng, nhà vua hỏi:
- Phải chăng hoàng hậu vừa đi lễ nhà thờ?
Hoàng hậu đáp:
- Thiếp lúc nào cũng nghĩ tới Johannes trung thành, một người vì chúng ta mà bị nạn.
Lúc đó nhà vua nói:
- Thiếp yêu mến của ta, chúng ta có thể làm cho bác ta sống lại, nhưng chúng ta phải hy sinh hai hoàng tử.
Nghe nói mà hoàng hậu tái xanh mặt, lòng xốn xang, nhưng bà nói:
- Chính chúng ta là người có lỗi trong chuyện này.
Vua hết sức vui mừng khi thấy hoàng hậu cũng nghĩ như mình, vua bước tới mở cửa tủ để cho Johannes trung thành và hai con bước ra. Vua nói:
- Nhờ trời Johannes đã được giải thoát và con chúng ta vẫn ở bên chúng ta.
Vua kể cho hoàng hậu nghe hết đầu đuôi câu chuyện. Từ đó trở đi, vua, hoàng hậu, hai hoàng tử và Johannes trung thành cùng vui sống trong diễm phúc lớn tới trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng