Wierny Jan


Johannes trung thành


Był sobie kiedyś stary król, a był on chory i myślał sobie, że łóżko, na którym leży, jest łożem śmierci. Rzekł więc: "Wołajcie wiernego Jana!" Wierny Jan był jego sługą, a nazywał się tak, ponieważ przez całe życie był wierny. Gdy podszedł do łóżka, król rzekł do niego: "Najwierniejszy Janie, czuję, że mój koniec się zbliża, a o nic nie się o nic prócz mojego syna. Jest jeszcze młodziutki i nie radzi sobie jeszcze całkiem sam. Jeśli mi obiecasz, że nauczysz go wszystkiego, co powinien wiedzieć i że będziesz jego opiekunem, w pokoju zamknę oczy." A wierny Jan odpowiedział: "Nie opuszczę go i będę mu wiernie służył, nawet za cenę mego żywota." Rzekł więc stary król: "Umieram pocieszony w pokoju." A potem mówił dalej; "Po mojej śmierci pokażesz mu cały zamek, wszystkie komnaty, sale i piwnice i wszystkie skarby, które w nich leżą. Lecz nie pokażesz mu ostatniej komnaty w długim korytarzu, gdzie leży ukryty obraz królewny ze złotego dachu. Gdy ujrzy ten obraz, poczuje wielką miłość i padnie nieprzytomny i popadnie z jej powodu w wielki niebezpieczeństwo. Masz go przed tym strzec." A gdy Jan jeszcze raz na znak obietnicy podał staremu królowi rękę, ten ucichł, położył swą głowę na poduszce i umarł.
Gdy starego króla niesiono do grobu, wierny Jan opowiedział młodemu królowi, co obiecał jego ojcu na łożu śmierci i rzekł: "sumiennie będę się tego trzymał i będę tobie wierny, jak jemu byłem, choćby mnie to miało życie kosztować." Żałoba minęła. Wierny Jan rzekł wtedy do niego: "Nadszedł czas, byś zobaczył swój spadek, Pokażę ci ojcowski zamek." Oprowadził go po wszystkim, górę i dół, pokazał mu wszystkie bogactwa i wspaniałe komnaty, tylko jednej komnaty nie otworzył, tej w której stał niebezpieczny obraz. Obraz ustawiony był tak, że gdy otwierały się drzwi, widziało się go wprost naprzeciw, a był tak cudownie zrobiony, że można by pomyśleć, że żyje i nie ma nic bardzie powabnego i piękniejszego na świecie. Młody król zauważył, że wierny Jan zawsze mija te drzwi i rzekł: "Dlaczego ich mi nigdy nie otworzysz?" – "Jest tam coś," odpowiedział, "czego się przestraszysz." Ale król odrzekł: "Widziałem cały zamek, chcę też zobaczyć, co jest w środku," podszedł i chciał siłą otworzyć drzwi, lecz wierny Jan powstrzymał go i rzekł: "Obiecałem twojemu ojcu przed śmiercią, że nie pozwolę ci zobaczyć, co jest w tej komnacie, mogłoby to tobie i mnie przynieść wielkie nieszczęście." – "Ach nie," odpowiedział młody król, "Jeśli nie wejdę, będzie to dla mnie prawdziwa szkoda. Dzień i noc nie zaznałbym spokoju, aż bym to zobaczył. Nie odejdę z tego miejsca, póki nie otworzysz."
Zobaczył więc wierny Jan, że niczego nie zmieni i z ciężkim sercem wyciągnął wzdychając wielki pęk kluczy. Gdy otworzył drzwi, sam wszedł najpierw i pomyślał, że może by zasłoni obraz, by król go nie widział. Lecz cóż to pomogło? Król stanął na palcach i patrzył mu przez ramię. A gdy ujrzał obraz dziewicy, tak wspaniały i błyszczący złotem i szlachetnymi kamieniami, upadł nieprzytomny na ziemię. Wierny Jan podniósł go, zaniósł do jego łóżka i pomyślał przepełniony troską: "Nieszczęście się stało, Panie Boże, co z tego będzie?" Potem wzmocnił go winem, aż wreszcie doszedł do siebie. Pierwszym słowem, jakie rzekł, było: "Ach, kto jest na tym obrazie?" – "To królewna ze złotego dachu," odpowiedział wierny Jan. A król mówił dalej: "Moja miłość do niej jest wielka, a gdyby wszystkie liście na drzewach były językami, nie umiałyby tego wyrazić. Postawię swe życie, że ją dostanę, a ty najwierniejszy Janie, musisz stać przy mnie." Wierny sługa namyślał się długo, co począć, po uważał, że będzie niezmiernie trudno, choćby dostać się przed oblicze królewny. Wreszcie wymyślił sposób i rzekł do króla: "Wszystko wokół niej jest ze złota, stoły, krzesła, miski, kubki, miseczki, wszystek sprzęt domowy. W twoim skarbcu leży pięć beczek złota, każ królewskim złotnikom zrobić z jednej rozmaite naczynia i przybory, rozmaite ptaki, dzikie zwierzęta i cudowne zwierzęta, to się jej spodoba, pojedziemy z tym do niej i spróbujemy szczęścia." Król kazał sprowadzić złotników, a musieli oni pracować dzień i noc, aż te najwspanialsze z rzeczy były gotowe. Gdy wszystko załadowano na statek, wierny Jan przywdział strój kupieckim, król zaś musiał uczynić to samo, by nie dało się go poznać. Potem popłynęli za morze, jechali tak długo, aż dotarli do miasta, w którym mieszkała królewna ze złotego dachu.
Wierny Jan kazał królowi zostać na statku i czekać na niego. "Może," rzekł, "przyprowadzę królewnę, dlatego troszczcie się o to, by był porządek , każcie rozstawić naczynia ze złota i przyozdobić cały statek." Potem wyszukał do swego fartuszka rozmaitych rzeczy ze złota, zszedł na ląd i poszedł prosto do królewskiego zamku. Gdy doszedł na zamkowy dziedziniec, stała tam piękna dziewczyna, a miała ona dwa złote wiadra w rękach i czerpała nimi wodę. Gdy chciała odnieść połyskującą wodę i się obróciła, ujrzała obcego człowieka. Zapytała więc, kim jest, a on odpowiedział: "Jestem kupcem," otworzył swój fartuszek i pozwolił jej zajrzeć. Zawołała wtedy; "Och, jakże piękne te rzeczy ze złota!" usiadła na wiadrze i oglądały jedną za drugą. Potem zaś dziewczyna rzekła: "Królewna musi to zobaczyć, tak bardzo lubi przedmioty ze złota, że wszystko od was kupi." Wzięła go za rękę i poprowadziła na zamek, bo była pokojową. Gdy królewna zobaczyła towar, była uszczęśliwiona i rzekła: "To jest tak piękna praca, że wszystko od was kupię." Lecz wierny Jan rzekł: "Jestem tylko sługą pewnego bogatego kupca. Co tutaj mam jest niczym w porównaniu z tym, co mój pan ma na swym statku, a dzieła sztuki to najprzedniejsze i najwykwintniejsze spośród tych jakie kiedykolwiek wykonano." Chciała by wszystko jej przyniesiono, ale on rzekł: "Na to trzeba wielu dni, tak wielka jest ich ilość, tak wiele sal można nimi obstawić, że w waszym domu nie ma tyle miejsca." Ciekawość i chęć wciąż nie dawały jej spokoju, zgodziła się zatem wreszcie i rzekła: "Prowadź mnie na statek, sam pójdę i obejrzę skarby twojego pana."
Poprowadził ją więc wierny Jan na statek i był bardzo uradowany, król zaś, gdy ją ujrzał, zobaczył, że jej uroda była jeszcze większa, niż przedstawiał to obraz i nic innego nie zaprzątało jego myśli, jego serce chciało wyskoczyć. Weszła na statek, sam król ją wprowadził. Wierny Jan został przy sterniku i kazał odbić statek. "Rozwijać żagle, by leciał jak ptak w powietrzu. Król pokazywał jej w środku złote naczynia, każde jedno, miski, kubki, miseczki, ptaki, dziką zwierzynę i cudowne zwierzęta. Mijało wiele godzin, gdy ona wszystko oglądała, a w swej radości nie spostrzegła, że statek odpłynął. Gdy obejrzała ostatni, podziękowała kupcowi i chciała iść do domu, lecz gdy podeszła do burty statku, zobaczyła, ż e jest daleko od lądu na pełnym morzu i pędzi na pełnym żaglu. "Ach," zawołała wystraszona. "Oszukano mnie, porwali mnie, popadłam w moc kupca, lepiej żebym umarła!" Król złapał ją za rękę i rzekł: "Nie jestem kupcem, jestem królem nie gorzej urodzonym niż ty. A że podstępem cię porwałem, stało się z wielkiej miłości. Pierwszy raz, gdy zobaczyłem twój obraz, padłem nieprzytomny na ziemię." Gdy królewna ze złotego dachu to usłyszała, ukoiło ją to, a jej serce było mu przychylne, tak że zgodziła się zostać jego żoną.
Zdarzyło się jednak, że gdy płynęli na pełnym morzu, że wierny Jan siedząc z przodu statku i grając, ujrzał w powietrzu, jak nadlatują trzy kruki. Przestał grać i zaczął słuchać, co mówią między sobą, bo znał ich mowę. Jeden zaś zawołał: "O, wiezie królewnę ze złotego dachu do domu." – "Tak," odrzekł drugi, "Jeszcze jej nie ma." A trzeci dodał: "Ma już ją, płynie z nim na statku." A wtedy pierwszy znów zaczął i zawołał: "Cóż mu z tego? Gdy zejdą na ląd, wybiegnie mu naprzeciw koń rudy jak lis, będzie chciał na niego wsiąść i to też zrobi, a koń uniesie go w powietrze w dal, że nie zobaczy nigdy więcej dziewicy." Wtedy rzekł drugi: "Nie ma na to rady?" – "O tak, jeśli ktoś szybciej wskoczy na konia, broń palną, która tkwi w kaburze, wyjmie i konia nią zastrzeli. Wtedy król będzie uratowany. Ale kto to wie? Jeśli ktoś jednak wie i mu powie, zamieni się w kamień od palców nóg aż do kolan." A wtedy rzekł drugi: "Wiem jeszcze więcej, nawet jeśli zabiją konia, król nie zatrzyma swej narzeczonej. Gdy razem wejdą do zamku, będzie tam leżała w misie ślubna szata, a będzie wyglądała jak utkana ze srebra i złota, lecz nie jest niczym innym jak siarką i smołą. Gdy ją nałoży, spali go aż do szpiku kości." A wtedy rzekł trzeci: "I nie ma żadnego ratunku?" – "O tak," odpowiedział drugi, "
Jeśli kto w rękawicach chwyci za szatę i w ogień ją wrzuci i się spali, młody król zostanie uratowany. Lecz cóż mu z tego, kto o tym wie i mu powie, połowa jego ciała od kolan po serce, zamieni się w kamień." A Wtedy rzekł trzeci: "Wiem jeszcze więcej, nawet jeśli spłonie ślubna szata, młody król jej nie dostanie. Gdy po ślubie rozpoczną się tańce i młoda królowa zatańczy, nagle poblednie i padnie martwa na ziemię i jeśli nikt jej nie podniesie i nie wyssie trzech kropel krwi z jej prawej piersi i jej potem nie wypluje, królowa umrze. Lecz jeśli ktoś, kto o tym wie, to zdradzi, na całym ciele od kręgu po palce nóg." Gdy kruki już pomówiły ze sobą, poleciały dalej, a wierny Jan pojął wszystko, lecz od tego czasu stał się cichy i smutny. Przemilczał przed swoim panem, co usłyszał, i utracił swe szczęście. Gdyby to przed nim wyjawił, musiałby sam oddać swe życie. W końcu jednak rzekł do siebie. "Uratuję swego pana, choć bym sam miał sczeznąć."
Gdy dotarli na ląd, zdarzyło się, co kruk przepowiedział, wyskoczył im naprzeciw wspaniały koń, rudy jak lis. "Dobre," rzekł król, "Zaniesie mnie do mojego zamku," i już chciał na nim usiąść, lecz uprzedził go wierny Jan, wskoczył szybko na niego, wyciągnął broń z kabury i zastrzelił konia. Zawołała wtedy reszta służby króla, która nie była przychylna Janowi: "Co za hańba, zabić tak piękne zwierzę, które miało zanieść króla do zamku!" Lecz król rzekł: "Milczcie i puśćcie go, to mój najwierniejszy Jan i kto wie, czemu miało to służyć!" Poszli więc do zamku, a w sali stała tam micha, a leżała w niej ślubna szata i wyglądało na to, że była ze złota i srebra. Młody król podszedł do niej i chciał ją chwycić, lecz Jan odsunął ją, chwycił w rękawicach, zaniósł do ognia i spalił. Reszta służby poczęła pomrukiwać i rzekła: "Patrzcie, pali nawet ślubną szatę króla." Lecz młody król rzekł: "Kto wie, czemu to miało służyć. To mój najwierniejszy Jan!" Świętowano potem zaślubiny, zaczęły się tańce, weszła także narzeczona. Wierny Jan czuwał, patrzył jej w twarz. Nagle pobladła i padła jak martwa na ziemię. Skoczył więc szybko do niej, podniósł ją i zaniósł do komnaty, gdzie ją położył, uklęknął i wyssał trzy krople krwi z jej prawej piersi, które potem wypluł. Wkrótce zaczęła oddychać i ozdrowiała, lecz młody król patrzył na to i nie wiedział, dlaczego wierny Jan to zrobił, rozzłościł się z tego powodu i zawołał: "Wtrącić go do więzienia!" Następnego dnia wiernego Jana skazano i poprowadzono na szubienicę, a gdy stał już na górze i miał być zgładzony, rzekł: "Każdy, kto ma umrzeć, ma prawo przed swoim końcem do ostatniego słowa, czy ja też mam to prawo?" – "Tak, odpowiedział król "Niechaj będzie i tobie dane!" Rzekł więc wierny Jan: "Niesłusznie mnie skazano, zawsze byłem tobie wierny," i opowiedział, jak na morzu usłyszał rozmowę kruków i jak on, by ratować swego pana, musiał to wszystko zrobić. "Zawołał zatem król: "Och, mój najwierniejszy Janie. Łaska! Łaska! Sprowadzić go na dół!" Lecz wierny Jan, gdy powiedział ostatnie słowo, upadł bez życia i był jak kamień.
Król i królowa nosili w sobie z tego powodu wielki smutek, a król rzekł: "Tak marnie odpłaciłem za tą wielką wierność!" i kazał podnieść kamienny obraz i powiesić w sypialni koło swego łóżka. Zawsze gdy na niego patrzył, płakał i mówił: "Ach, gdybym mógł wrócić ci życie, mój najwierniejszy Janie!" Minął pewien czas, a królowa powiła bliźniaki, dwóch synków, rośli i byli jej radością. Pewnego razu, gdy królowa była w kościele, a dwoje dzieci było u swego ojca i bawiło się, spojrzał on na kamienny obraz pełen smutku i westchnął: "Ach, gdybym umiał wrócić ci życie, mój najwierniejszy Janie!" A kamień zaczął mówić i rzekł: "Możesz wrócić mi życie, jeśli oddasz za to to, co ci najdroższe." Król zaś zawołał; "Oddam za to wszystko, co mam na tym świecie!" A kamień mówił dalej: "Jeśli własną ręką odrąbiesz obojgu dzieciom głowy i wysmarujesz mnie ich krwią, odzyskam życie." Król przeląkł się, że sam musi zabić najdroższe dzieci, pomyślał jednak o jego wielkiej wierności i o tym, że wierny Jan umarł za niego, doby miecza i własną ręką odrąbał dzieciom głowy. A gdy pomazał i krwią kamień, wróciło do niego życie. Wierny Jan stanął przed nim rześki i zdrowy. Rzekł do króla: "Twoja wierność nie pozostanie bez zapłaty," wziął głowy dzieci, ustawił je na karkach, a rany pomazał ich krwią, one zaś ozdrowiały w jednej chwili, skakały dokoła i się bawiły, jak gdyby nic się było nie stało.
Uradował się król wielce, a gdy ujrzał nadchodzącą królową, ukrył wiernego Jana i oboje dzieci w wielkiej szafie. Gdy weszła, rzekł do niej: "Modliłaś się w kościele?" – "Tak," odpowiedziała, "Ale wciąż myślałam o wiernym Janie, że to przez nas spotkało go tak wielkie nieszczęście." Rzekł wtedy: "Droga żono, możemy wrócić mu życie, lecz ceną będą nasi dwaj synkowie, których przyjdzie nam poświęcić." Królowa pobladła i przelękła się w swym sercu, lecz mimo to rzekła: "Jesteśmy mu to winni za jego wierność." Ucieszył się, że pomyślała, jako i on był pomyślał, odszedł i otworzył szafę, przyprowadził dzieci i wiernego Jana i rzekł: "Chwała Bogu, że jest wybawiony, a i dzieci mamy z powrotem!" I opowiedział jej, jak wszystko się zdarzyło. Żyli potem długo razem w szczęściu aż po ich kres.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek
Xưa có một ông vua đã cao tuổi, nằm trên giường bệnh ông nghĩ: "Lần ốm này chắc ta sẽ nằm đây mà đi luôn," nên ra lệnh:
- Gọi Johannes trung thành tới đây cho ta.
Johannes suốt đời trung thành, tận tụy với nhà vua, được nhà vua yêu quý, cũng vì vậy mà có cái tên Iôhanét trung thành.
Khi Johannes tới bên giường bệnh, nhà vua truyền đạt di mệnh:
-Johannes trung thành nhất đời của ta. Ta sắp gần đất xa trời. Ta chẳng còn băn khoăn lo lắng gì khác ngoài hoàng tử đương tuổi thơ non nớt, chưa biết suy nghĩ chín chắn. Nếu ngươi không hứa trước mặt ta là sẽ dạy dỗ hoàng tử khôn lớn thành người, khuyên bảo chăm sóc hoàng tử như cha thứ hai thì ta không thể yên tâm mà nhắm mắt.
Johannes trung thành thưa:
- Thần xin một lòng một dạ gắng sức phụng sự hoàng tử, dù phải hy sinh đến tính mạng chăng nữa, thần cũng không rời bỏ hoàng tử.
Nhà vua nói:
- Nếu vậy ta có thể yên tâm mà về nơi chín suối.
Rồi nhà vua căn dặn tiếp:
- Sau khi ta qua đời, ngươi hãy dẫn hoàng tử đi xem toàn thể cung điện, tất cả các buồng, các phòng, các hầm cùng tất cả châu báu ở trong đó. Duy chỉ có cái buồng cuối cùng ở hành lang dài là ngươi không được chỉ cho hoàng tử. Trong buồng cất bức chân dung công chúa Mai Vàng, chỉ cần thoáng nhìn thấy dung nhan công chúa là hoàng tử đâm ra si tình mà ngã ngất lịm đi, từ đó sẽ sinh ra những tai ương nguy hiểm. Ngươi hãy đề phòng chuyện ấy nhé.
Sau khi nghe Johannes trung thành giơ tay thề lần nữa, nhà vua nín lặng, từ từ đặt đầu xuống gối và băng hà.
Lo xong tang lễ, ít lâu sau, Johannes mới kể cho nhà vua trẻ biết những điều bác ta hứa với vua cha trước lúc lâm chung, bác nói:
- Thần sẽ giữ lời hứa theo đúng lương tâm, sẽ trung thành, tận tụy với nhà vua trẻ như với vua cha khi xưa, dù phải hy sinh tính mạng cũng làm.
Sau khi đã hết hạn để tang vua cha, Johannes tâu với vua:
- Bây giờ là lúc nhà vua cần biết những gì mình được thừa kế. Thần xin dẫn nhà vua đi coi toàn bộ cung điện vua cha để lại.
Bác dẫn vua đi xem khắp nơi trong hoàng cung, hết đi lên lại đi xuống để xem tất cả các kho tàng châu báu, riêng chỉ có căn buồng cất bức chân dung đầy quyến rũ kia là bác không mở. Bức chân dung để đối diện cửa ra vào, nên chỉ cần hé cửa cũng thấy ngay, bức ảnh sinh động lộng lẫy tới mức người ta tưởng không còn ai trên trần gian này có thể đẹp hơn. Vua thấy Iôhanét đi qua mà không mở cửa buồng đó, liền hỏi:
- Sao ngươi không mở cửa buồng này?
Johannes thưa:
- Dạ, thưa trong đó có cái đáng ngại lắm.
Nhưng nhà vua nói:
- Ta muốn xem tất cả trong hoàng cung, ta cũng muốn biết cái gì ở trong buồng này.
Nhà vua bước tới và định đẩy cửa ra, Johannes trung thành vội níu lại và nói:
- Thần đã có hứa trước vua cha là sẽ không mở cửa buồng này. Nếu nhà vua thấy biết điều đó thì đó là điều bất hạnh lớn nhất đối với bệ hạ cũng như đối với thần.
Nhà vua trẻ đáp:
- Sao lại không nhỉ? Ta sẽ héo hon mòn mỏi vì không được tận mặt trông thấy những gì trong đó. Ta không rời khỏi nơi đây, nếu ngươi không mở cửa.
Biết không thể ngăn cản được, Johannes trung thành thở dài, buồn bã, tìm chiếc chìa khóa buồng trong chùm chìa khóa. Mở cửa buồng, bác vào trước, đứng che lấp bức chân dung, nhưng vua kiễng chân nhìn qua vai bác. Nhìn thấy bức chân dung người thiếu nữ đẹp lộng lẫy đeo toàn vàng ngọc, nhà vua bất tỉnh nhân sự. Johannes trung thành nâng nhấc đưa nhà vua lên giường, lòng bác xốn xang lo lắng.
- Trời ơi! Điều bất hạnh đã đến, biết làm sao bây giờ?
Bác lấy rượu xoa bóp, vừa mới tỉnh lại nhà vua đã hỏi:
- Trời, người đẹp trong tranh tên là gì?
Johannes trung thành đáp:
- Dạ, thưa đó là công chúa Mai Vàng.
Nhà vua liền nói tiếp:
- Ta yêu nàng say đắm đến nỗi, nếu tất cả lá cây trong rừng đều biến thành lưỡi cũng không thể nói hết mối tình của ta. Được sống bên nàng đó là lý tưởng đời ta, Johannes trung thành hãy giúp ta trong việc này.
Johannes trung thành suy nghĩ, mãi sau bác mới nảy ra một ý và nói:
- Chung quanh nàng cái gì cũng bằng vàng, từ bàn ghế tới chén ly cùng những đồ gia dụng khác. Trong kho hoàng cung có tất cả năm tấn vàng. Bệ hạ lấy một tấn vàng giao cho thợ kim hoàn làm đủ mọi thứ ly, đồ trang trí trong nhà, một số chim, thú lạ trong rừng. Làm xong, ta đem những thứ ấy cho nàng xem, chắc chắn nàng sẽ vui. Bệ hạ cứ thử thế xem sao.
Vua truyền cho sứ giả đi mời thợ kim hoàn khắp nơi trong nước về hoàng cung làm. Khi những đồ vật đẹp bằng vàng làm xong, nhà vua cho xếp xuống thuyền, Johannes mặc giả lái buôn, nhà vua cũng vậy. Vua tôi vượt bể tới thành phố công chúa Mai Vàng đang sống.
Johannes trung thành lên bờ và nói nhà vua lên thuyền chờ:
- Biết đâu công chúa lại cùng thần về thuyền. Bệ hạ cho trang trí, bày mọi thứ sao cho thật lộng lẫy.
Bác đem theo mình rất nhiều trang sức đẹp và cứ thẳng hướng hoàng cung mà đi.
Khi ở trong sân hoàng cung, Johannes thấy có một cô gái đẹp đứng bên giếng lấy nước đổ vào hai chiếc thùng bằng vàng. Đang gánh, thấy khách lạ, cô ta hỏi bác là ai.
Bác ta trả lời:
- Thưa, tôi là lái buôn.
Rồi bác giở đồ trang sức cho cô xem. Cô reo lên:
- Trời, toàn đồ trang sức bằng vàng.
Cô đặt thùng nước xuống và ngắm nghía hết thứ này đến thứ khác. Đoạn cô ta nói:
- Công chúa rất thích đồ trang sức bằng vàng. Trông thấy những thứ này chắc chắn công chúa sẽ mua ngay tất cả.
Cô gái gánh nước chính là nữ tỳ của công chúa. Cô dẫn bác tới gặp công chúa. Công chúa rất lấy làm hài lòng về những đồ nữ trang của Johannes và nói:
- Hàng đẹp quá, ta mua tất cả chỗ này.
Johannes thưa:
- Tôi chỉ là kẻ hầu của một phú thương. Những đồ tôi mang theo đây không thể so sánh được với những đồ trang sức chủ tôi để ở trên thuyền, toàn đồ vàng ròng, châu ngọc thôi.
Công chúa bảo cứ đem hết đến cho mình xem chọn. Johannes đáp:
- Hàng đầy một thuyền, có mang thì cũng phải mất nhiều ngày lắm, có lẽ trong hoàng cung không đủ buồng để trưng những thứ đó.
Lời nói đó càng làm cho công chúa thêm tò mò, ao ước, nàng nói:
- Thế thì dẫn ta tới đó coi hàng vậy.
Johannes vui mừng dẫn công chúa về thuyền xem hàng. Thấy công chúa còn đẹp lộng lẫy hơn cả người trong tranh nên lòng vua vui sướng ngây ngất như muốn vỡ tim. Công chúa bước xuống thuyền, vua ra đón nàng vào khoang thuyền. Trong lúc đó Johannes trung thành xuống phía lái và ra lệnh cho nhổ neo:
- Căng buồm lên để thuyền lướt nhanh như chim bay.
Ở trong khoang thuyền nhà vua đưa cho công chúa xem những bộ bát, đĩa, rồi cốc, chén cùng những chim, thú rồi cả những con vật mà công chúa chưa nhìn thấy bao giờ. Tất cả đều bằng vàng ròng.
Mải mê xem nên công chúa không biết rằng thuyền đã nhổ neo được mấy tiếng rồi.
Xem đến đồ trang sức cuối cùng thì công chúa tỏ lời cảm ơn và muốn ra về. Ra tới mạn thuyền, công chúa mới biết là thuyền đương dong buồm nơi biển khơi, sợ hãi nàng kêu:
- Trời, ta bị đánh lừa, rơi vào tay một tên thương gia thì thà chết còn hơn.
Vua cầm tay nàng và nói:
- Ta chẳng phải là lái buôn, ta chính là dòng dõi quyền quý, là vua đang trị vì một nước, vì quá say đắm yêu người trong tranh nên quyết đi tìm và bày mưu bắt cóc.
Nghe vua nói, công chúa thấy cũng môn đăng hộ đối, giờ đây nàng thấy cảm kích và tỏ ra ý ưng thuận.
Một hôm, trong lúc thuyền đang lênh đênh nơi biển khơi, Johannes đang huýt sáo thì nghe có tiếng chim, ngẩng lên thấy có ba con quạ đang bay, chúng nói với nhau. Một con nói:
- Chà, vua đã bắt cóc được công chúa Mai Vàng.
Con thứ hai nói tiếp:
- Chắc gì đã chiếm được lòng nàng.
Con thứ ba chêm vào:
- Sao lại không nhỉ, hai người đang ngồi kề bên nhau kia kìa.
Con thứ nhất lại nói:
- Đã chắc à, lên tới bờ, nhà vua sẽ nhảy lên cưỡi một con ngựa màu hung, nó liền bay đem theo nhà vua lên chín tầng mây. Vậy thì vua sẽ không bao giờ gặp lại được nàng.
Con thứ hai hỏi:
- Thế không có cách nào cứu được à?
- Chà, có chứ. Nếu ngay lúc đó có một người khác cũng nhảy lên ngựa, liền rút súng ra bắn chết nó thì cứu được vua. Nhưng ai mà biết được điều đó. Ai biết mà nói ra thì người ấy sẽ bị hóa đá ngay lập tức.
Con thứ hai chêm vào:
- Mà dù ngựa có bị giết thì chắc gì lấy được công chúa. Vì khi hai người về tới hoàng cung thì thấy một chiếc áo cưới để trong một chiếc bình vàng, chiếc áo óng ánh tưởng như dệt bằng sợi vàng nhưng kỳ thực bằng diêm sinh và nhựa thông. Mặc áo vào người vua sẽ bị thiêu thành tro.
Con thứ ba hỏi:
- Thế không có cách nào cứu được à?
Con quạ thứ hai đáp:
- Chà, có chứ. Nếu có ai đeo bao tay, cầm ném chiếc áo ấy vào lửa cho nó cháy trụi thì vua thoát nạn. Nhưng ai mà biết được điều đó. Ai biết mà nói ra thì người ấy sẽ bị hóa đá từ đầu gối tới tim.
Con quạ thứ ba lại nói:
- Mà dù chiếc áo kia có cháy thành tro đi chăng nữa thì vua vẫn chưa được sống chung cùng nàng. Vì sau lễ cưới, trong lúc khiêu vũ công chúa bỗng nhiên tái mặt đi, té bất tỉnh ngay tại chỗ. Nàng sẽ chết luôn, nếu không có người tới nâng nàng dậy, mút ở ngực bên phải nàng ba giọt máu rồi nhổ ngay đi. Nhưng ai mà biết được điều đó. Ai biết mà nói ra thì toàn thân người ấy - từ đầu tới các ngón chân - đều bị hóa đá.
Nghe quạ nói với nhau, Johannes hiểu hết, bác đâm ra hay suy tư, không buồn nói năng gì cả: không nói cho vua biết thì vua đau khổ, nói cho vua biết thì mình thiệt mạng. Nhưng rồi bác tự nhủ:
- Ta phải cứu vua cho dù có bị thua thiệt đi chăng nữa cũng được.
Thuyền cập bến, sự việc xảy ra đúng như lời quạ nói chuyện với nhau. Thấy con ngựa hung đẹp bước tới, vua nói:
- Tuyệt, để ta cưỡi nó về hoàng cung.
Vua chưa kịp lên ngựa thì Johannes đã nhảy lên lưng ngựa, rút súng bắn chết con ngựa. Vốn ganh ghét với Iôhanét, những tên hầu khác nhao nhao lên:
- Hỗn xược chưa, ngựa đem đến để đón vua về hoàng cung mà dám bắn chết.
Nhưng vua quát:
- Các ngươi im ngay. Việc Johannes trung thành làm chắc chắn là có lý do của nó.
Cả đoàn về tới hoàng cung, nhìn thấy chiếc áo cưới nom như dệt bằng sợi vàng, sợi bạc, nhà vua định lấy ướm thử, Johannes liền níu lại, lấy áo ném vào lửa cho cháy thành tro. Những tên hầu khác lại nhao nhao lên:
- Thấy không, áo cưới của vua mà nó còn dám ném vào lửa.
Nhưng vua lại quát:
- Các ngươi im ngay. Việc Johaanes trung thành làm chắc chắn là có lý do của nó.
Hôn lễ được cử hành. Tiếng nhạc khiêu vũ vang lên, công chúa bước vào phòng. Iôhanét nhìn trừng trừng vào sát mặt nàng, bỗng nhiên mặt nàng tái đi và nàng té nằm bất tỉnh nhân sự. Iôhanét trung thành vội nâng nàng dậy, đưa về buồng và đặt lên giường. Rồi bác quỳ xuống, mút ở ngực bên phải nàng ba giọt máu và nhổ đi. Công chúa từ từ tỉnh lại. Nhà vua cũng có mặt ở đó, không hiểu tại sao Johannes lại làm như vậy. Nổi giận thiên đình, nhà vua phán:
- Giam ngay nó vào ngục tối.
Ngay sáng hôm sau Johannes bị kết án tử hình, đứng bên giá treo cổ Iôhanét nói:
- Trước khi bị hành hình, tử tù nào cũng được phép nói lần cuối, vậy thần có được phép không?
Nhà vua nói:
- Được, ngươi được phép nói lần cuối.
Johannes trung thành nói:
- Thần bị xử oan, thần luôn luôn trung thành tận tụy với nhà vua.
Rồi bác kể cho vua biết những gì ba con quạ nói với nhau ở ngoài biển, và bác nói rõ lý do tại sao bác làm những chuyện như vậy, tất cả chỉ vì để cứu nhà vua.
Lúc đó nhà vua kêu lên:
- Trời, tội nghiệp cho Johannes trung thành của ta, dẫn ngay ra khỏi giá treo cổ, dẫn ngay.
Vừa nói dứt lời thì Iôhanét cũng ngã phịch xuống như đá rơi.
Trước cảnh tượng ấy, vua và hoàng hậu rất buồn. Vua phán:
- Trời, một người tận tụy như thế mà ta đã trót xử oan.
Vua sai khiêng Johannes hóa đá thành tượng để ngay bên giường mình. Mỗi lần trông thấy tượng, vua lại khóc và nói:
- Trời, Johannes trung thành, ước gì ta làm cho ngươi sống lại được.
Sau đó một thời gian, hoàng hậu sinh đôi, hai con trai. Đó chính là niềm vui của hoàng hậu. Một hôm, hoàng hậu đi lễ nhà thờ, hai đứa con ở nhà, lòng buồn rầu nhà vua đứng ngắm pho tượng và thở dài:
- Trời, Johannes trung thành ơi, ước gì ta có thể làm ngươi sống lại được.
Bức tượng đá đáp:
- Bệ hạ có thể làm thần sống lại, nếu như bệ hạ sẵn lòng hy sinh cái gì bệ hạ quý nhất.
Lúc đó nhà vua nói:
- Những gì trẫm có trên trần gian này, trẫm sẵn lòng vì ngươi mà hy sinh.
Tượng đá nói tiếp:
- Nếu tự tay bệ hạ chặt đầu hai hoàng tử, lấy máu vấy lên tượng đá thì thần sẽ sống lại.
Nghe việc tự mình giết con thì vua rùng mình, nhưng nhớ tới Johannes vì lòng trung thành mà chết, nhà vua liền rút gươm, chặt đầu hai đứa con, lấy máu vấy lên tượng. Johannes sống lại, dáng khỏe mạnh, tỉnh táo. Bác tâu với vua:
- Bệ hạ ăn ở có thủy, có chung, tình ấy sẽ được đền đáp.
Rồi bác lắp đầu vào thân, bôi máu quanh vết chém, chỉ trong nháy mắt hai đứa trẻ sống lại, chơi đùa chạy nhảy như trước, cứ như không hề có chuyện gì xảy ra trước đó.
Vua hết sức vui mừng. Khi thấy hoàng hậu đang về, vua giấu bác Johannes và hai con vào trong một chiếc tủ lớn. Khi hoàng hậu bước vào phòng, nhà vua hỏi:
- Phải chăng hoàng hậu vừa đi lễ nhà thờ?
Hoàng hậu đáp:
- Thiếp lúc nào cũng nghĩ tới Johannes trung thành, một người vì chúng ta mà bị nạn.
Lúc đó nhà vua nói:
- Thiếp yêu mến của ta, chúng ta có thể làm cho bác ta sống lại, nhưng chúng ta phải hy sinh hai hoàng tử.
Nghe nói mà hoàng hậu tái xanh mặt, lòng xốn xang, nhưng bà nói:
- Chính chúng ta là người có lỗi trong chuyện này.
Vua hết sức vui mừng khi thấy hoàng hậu cũng nghĩ như mình, vua bước tới mở cửa tủ để cho Johannes trung thành và hai con bước ra. Vua nói:
- Nhờ trời Johannes đã được giải thoát và con chúng ta vẫn ở bên chúng ta.
Vua kể cho hoàng hậu nghe hết đầu đuôi câu chuyện. Từ đó trở đi, vua, hoàng hậu, hai hoàng tử và Johannes trung thành cùng vui sống trong diễm phúc lớn tới trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng