Hên xui


De goede ruil


Bác nông dân đem bò ra chợ và bán được bảy Taler. Dọc đường về, bác đi qua một cái chuôm, bác nghe tiếng ếch kêu: "Ắc, ắc, ắc"(acht, acht, acht). Bác ta nghĩ:
- Lạ thật, rõ ràng mình bán con bò được bảy Taler, tại sao chúng nó lại nói là tám.
Bác tới gần chuôm và nói:
- Đồ ngu si dốt nát chúng mày. Không hiểu gì cả, bảy Taler chứ không phải tám, nghe chưa.
Tiếng ếch kêu đáp lại:
- Ắc, ắc, ắc, ắc.
- Nếu không tin để ta đếm lại cho mà coi.
Nói rồi bác nông dân lấy tiền ra đếm, cứ hai mươi bốn xu là một Thalơ. Nhưng đám ếch kia đâu có biết đếm, chúng lại kêu:
- Ắc, ắc, ắc, ắc.
Bác nông dân nổi cáu:
- Chà, nếu không tin thì tụi bay đếm thử xem.
Rồi bác ném tiền xuống nước. Bác ta cứ thế đứng đợi trên bờ, trong bụng nghĩ, đếm xong tiền ếch sẽ đem trả, nhưng đám ếch vẫn cứ một giọng:
- Ắc, ắc, ắc, ắc.
Và chúng cũng chẳng thèm ném tiền lên trả. Bác nông dân cứ đứng đấy đợi cho đến khi trời tối. Trước khi đi về nhà bác la mắng ếch một hồi:
- Đúng là đồ ếch nhái, quân trố mắt, lũ đầu rỗng toàn nước, chỉ to mồm, có bảy Taler mà đếm cũng không xong, tưởng tao thích thú lắm đấy mà đứng đợi ở đây?
Rồi bác đi về, nhưng lũ ếch vẫn cứ một giọng:
- Ắc, ắc, ắc, ắc.
Tiếng ếch vẫn cứ đều đều như vậy là bác nông dân rầu cả người.
Một thời gian sau, bác nông dân mua bò về mổ. Bác tính, nếu khéo lọc thịt thì tiền bán thịt bằng tiền mua hai con bò, không những thế mình còn được không miếng da.
Bác đem thịt vào thành phố bán, vừa mới tới cổng thành thì một đàn chó chạy tới, đầu đàn là một con chó săn rất lớn, nó chạy quanh đống thịt, mũi hít rồi sủa:
- Vát, vát, vát, vát.
Chó cứ sủa như vậy mãi, bác nông dân nói:
- Ờ, tao biết rồi, muốn buôn bán xui xẻo thì hãy cho mày chút ít chứ gì?
Nhưng chó vẫn cứ sủa:
- Vát, vát, vát, vát.
- Mày lại còn không muốn ăn hay sao? Định kiếm ăn cho cả đàn hả?
- Vát, vát, vát, vát.
- Nào, mày tính phải lắm, tao biết cả chủ của mày nữa, mày và cả đàn cứ tha thịt về, ba ngày nữa tao sẽ tới lấy tiền, nếu không có thì mày sẽ biết tay tao.
Thế rồi bác ta để tất cả thịt lại và đi về. Lũ chó vẫy đuôi mừng và xúm lại:
- Vát, vát, vát, vát.
Đã đi được một quãng nhưng bác nông dân còn nghe rõ tiếng đàn chó sủa, bác lẩm bẩm:
- Giờ thì cả đàn xúm vào, nhưng con đầu đàn phải lo chuyện trả tiền ta đấy.
Đúng ba ngày sau bác nông dân lẩm bẩm với mình:
- Tối nay thì chắc chắn tiền nằm trong tay mình.
Bác ta vui mừng đón chờ việc đó, nhưng đợi mãi chẳng thấy ai tới trả cả, bác ta nói:
- Đúng là không thể tin ai được.
Rồi bác vào thành phố đòi tiền người bán thịt - người chủ đàn chó kia. Bác hàng thịt bảo có ai đùa giỡn như vậy. Bác nông dân nổi nóng nói:
- Không có đùa giỡn gì cả. Tôi đến đây để lấy tiền thịt bò, cách đây ba ngày con chó đầu đàn lớn nhất cùng cả đàn chó không mang về cho anh thịt bò cả con hay sao?
Giờ thì đến lượt bác hàng thịt nổi sùng, bác ta cầm ngay cán chổi để đánh bác nông dân và đuổi ra khỏi nhà. Bác nông dân nói với:
- Cứ đợi đấy, trên đời này ít nhất cũng còn công lý chứ.
Rồi bác đến thưa kiện với nhà vua. Bác được dẫn tới trước vua để hầu kiện. Nhà vua cùng công chúa ngồi nghe. Bác ta nói:
- Trời ơi, lũ ếch và lũ chó săn đã lấy hết của cải gia sản của tôi. Đã thế người bán thịt này còn trả tiền tôi bằng roi vọt nữa.
Và bác kể lể hết đầu đuôi câu chuyện. Thấy chuyện ngộ như vậy, công chúa phải bật cười. Nhà vua phán:
- Ta không thể nói là ngươi đúng, nhưng để thưởng ta gả công chúa cho ngươi. Từ trước tới nay công chúa không hề nhếch miệng cười bao giờ, nhưng nghe chuyện ngươi, công chúa cười, và ta có hứa, ai làm công chúa cười ta sẽ gả công chúa cho người đó. Ngươi hãy khấn cám ơn trời về diễm phúc này.
Bác nông dân thưa:
- Ối trời, tôi không dám, ở nhà tôi có vợ rồi, có một bà vợ thôi mà mỗi khi về tới nhà tôi có cảm tưởng, chỗ góc nào trong nhà cũng có một người đàn bà đang đứng để hỏi dằn vặt tôi.
Nhà vua nổi giận và phán:
- Trên đời này có lẽ ngươi là kẻ ngu đần nhất đó.
Người nông dân thưa:
- Trời ơi, thưa đức vua cao cả, tôi làm thịt bò để lấy thịt bán, tôi không dám nghĩ chuyện khác.
Vua nói:
- Được, cứ đợi, ngươi sẽ nhận phần của ngươi, giờ về đi, ba ngày nữa lại đây, ngươi sẽ lãnh đủ năm trăm, không thiếu chút nào.
Bác nông dân ra tới cửa, tên lính gác nói:
- Này người anh em, làm được công chúa cười thế nào cũng được thưởng hậu lắm.
Bác nông dân nói:
- Chắc thế, tôi nghe nói được năm trăm.
Người lính nói tiếp:
- Này chia cho tôi chút ít nhé, người anh em làm sao tiêu hết số tiền lớn như vậy.
Bác nông dân đáp:
- Nếu vậy thì cậu lấy hai trăm nhé, ba ngày nữa cậu tới trình nhà vua để nhận nhé.
Một người Do Thái đứng gần đó nghe được hết đầu đuôi câu chuyện, thấy bác nông dân ra liền chạy theo, túm áo lại và nói:
- Thật là chuyện lạ trên đời, chắc bác là con trời nên mới may mắn thế. Tôi xin đổi tiền lẻ để bác dễ tiêu. Những đồng tiền Thalơ kia thì có ích gì cho bác đâu.
Bác nông dân đáp:
- Nói khẽ chứ, ờ thì đưa tiền xu cho tôi bây giờ, ba ngày nữa tới đây nhận của nhà vua ba trăm Thalơ.
Thấy có lời người Do Thái kia mừng lắm, vội đưa ngay tiền xu cho bác nông dân, vì có ai ngu tới mức đổi tiền mới ở kho vua lấy tiền cũ sứt cạnh đâu.
Ba ngày sau, theo lệnh nhà vua, bác nông dân tới trình diện. Nhà vua phán:
- Lôi nó ra cho năm trăm.
Bác nông dân thưa:
- Trời, tôi làm gì còn đồng nào, tôi tặng cho người lính gác hai trăm, ba trăm còn lại tôi đã đổi cho một người Do Thái.
Đúng lúc đó người lính và người Do Thái kia bước vào. Cả hai nhận được đủ phần roi của mình. Người lính biết thân biết phận cứ cắn răng chịu đòn. Người Do Thái kia thì hết kêu lại ca thán:
- Ối trời ơi, đau quá, tiền gì mà cứng thế.
Nhà vua cũng phải bật cười về hành động ngô nghê tức cười của bác nông dân. Vua phán:
- Đáng nhẽ ngươi được thưởng năm trăm roi, nhưng vì có người thế cho nên ta trả ngươi bằng cách khác vậy. Hãy vào trong kho hoàng cung, ngươi muốn lấy bao nhiêu tiền thì lấy.
Chẳng đợi nhắc đến lần thứ hai, bác nông dân vào kho, nhét tiền đầy các túi rồi đi ra. Bác đi thẳng tới một quán trọ để đếm tiền.
Người Do Thái kia thấy bác nông dân đi ra liền lẻn theo tới quán, đứng ngoài nghe bác nông dân lẩm bẩm một mình.
- Nếu không có chuyện hai người kia ăn đòn thay mình thì làm gì có chuyện được thưởng tiền. Có trời mà biết được tại sao mình lại có cái diễm phúc này.
Nghe xong, tên Do Thái nghĩ bụng:
- Lạy trời, nó dám nói xấu nhà vua. Ta phải đi ngay trình báo nhà vua, lúc đó ta sẽ được thưởng, hắn sẽ bị trừng phạt.
Nghe chuyện, nhà vua nổi giận, truyền cho gọi ngay phạm nhân tới. Tên Do Thái bảo bác nông dân:
- Bác phải đến ngay trình vua, càng sớm càng tốt.
Bác nông dân đáp:
- Tôi biết là có chuyện gì rồi. Trước tiên tôi phải sắm một bộ quần áo mới, giàu có như tôi bây giờ không thể mặc quần áo vá đến trình diện nhà vua được.
Tên Do Thái thấy không thể thay đổi được ý kiến bác nông dân, nếu để chậm trễ thì cơn giận của nhà vua sẽ nguội đi, biết đâu chính mình lại ăn phạt, bác nông dân lại được thưởng lần nữa thì sao. Hắn nói:
- Chỗ anh em quen biết, tôi cho bác mượn quần áo mới để bác đi, chỗ thân tình thì gì mà chả được.
Bác nông dân nghe thấy cũng bùi tai, liền lấy quần áo của người Do Thái mặc vào, rồi đến hoàng cung. Nhà vua kể tội bác nông dân. Nghe xong, bác nông dân nói:
- Muôn tâu bệ hạ, những điều mà tên Do Thái nói toàn là chuyện lừa dối, không bao giờ có một lời nói thật từ mồm tên Do Thái. Hắn dám cả gan khẳng định rằng tôi mặc quần áo của hắn để đến đây.
Tên Do Thái kêu:
- Thế là thế nào nhỉ? Không phải quần áo của tôi à? Không phải tôi cho mượn để đến trình vua hay sao? Có quen thân tình thì tôi mới cho mượn chứ.
Nghe xong, nhà vua phán:
- Chắc chắn là tên Do Thái đã lừa dối. Nhưng hắn lừa dối ai? Ta hay là tên nông dân kia?
Rồi nhà vua truyền cho lính đem tên Do Thái ra nọc cho một trận, đếm lại đủ ba trăm như lần trước. Còn bác nông dân ung dung trong bộ quần áo mới cùng số tiền thưởng đi về nhà, bác nói:
- Lần này mới gặp hên.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Er was eens een boer, die zijn koe naar de markt gedreven had en haar voor zeven daalders had verkocht. Terug naar huis moest hij langs een vijver; en hij hoorde al uit de verte, hoe de kikkers riepen. "Ak, ak, ak, ak." – "Ja," zei hij bij zichzelf, "die zeggen ook maar wat, zeven heb ik er betaald gekregen, geen acht." Hij kwam bij de vijver en riep: "Domoren dat jullie zijn! Weten jullie niets beters? Zeven daalders zijn het en geen acht." Maar de kikkers riepen: "Ak, ak, ak, ak!" – "Nou, als jullie 't niet geloven willen, ik zal ze je even voortellen!" En hij haalde het geld uit de zak en telde de zeven daalders uit, telkens dertig stuivers tegelijk. Maar de kikkers stoorden zich niet aan zijn gereken en riepen opnieuw: "Ak, ak, ak, ak!" – "Wel," riep de boer, nu heel boos, "willen jullie 't beter weten dan ik, tel het dan zelf!" en hij wierp al het geld in het wate. Daar bleef hij staan wachten, tot ze klaar waren en hem 't zijne weer terug zouden brengen; maar de kikkers bleven bij hun mening en riepen voortdurend: "Ak, ak, ak, ak," en ze gaven het geld niet terug. Hij wachtte nog een hele poos, tot de avond viel en hij naar huis moest, toen schold hij de kikkers uit en riep: "Jullie waterpatsers, jullie dikkoppen, jullie bologen, een grote bek hebben jullie en schreeuwen kun je dat iemand doof wordt, maar zeven daalders kun je nog niet tellen, dacht je soms dat ik hier bleef staan tot je klaar was?" Zo ging hij door, maar de kikkers riepen toch: "Ak, ak, ak, ak," achter hem aan, zodat hij volkomen uit zijn humeur thuis kwam.
Een poos later wilde hij weer een koe verkopen; die slachtte hij en hij maakte een berekening. Als hij het vlees goed verkopen kon, dan kreeg hij zoveel geld als deze koe en de vorige samen waard waren; en dan had hij ook nog de huid. Toen hij met het vlees de stad naderde, was er bij de poort een hele troep honden bij elkaar, voorop een grote hazewindhond. Die sprong om het vlees heen, snoof eraan en blafte: "Wat, wat, wat, wat." Daar hij helemaal niet ophield, zei de boer tegen hem: "Ja, ik weet het wel, je zegt "wat, wat" omdat je wat van dat vlees wilt hebben, maar dat zou me wat moois zijn, als ik het je gaf." De hond antwoordde alleen maar: "Wat! wat!" – "Zal je 't niet allemaal opeten en sta je ook in voor je kameraden?" – "Wat, wat!" zei de hond. "Nu, als je daar bij blijft, dan wil ik het wel bij jou laten, ik ken je wel en ik weet in bij wie je in dienst bent; maar één ding zeg ik je, binnen drie dagen moet ik mijn geld hebben, anders zal het je slecht vergaan, je kunt 't alleen maar erger maken." Daarop laadde hij het vlees van de wagen, en maakte rechtsomkeert: de honden vlogen erop af en blaften luid: "Wat! wat!" De boer hoorde dat van verre en zei: "Kijk, nu willen ze allemaal 'wat' hebben, maar de grote moet er voor instaan."
Toen de drie dagen voorbij waren, dacht de boer: "Vanavond heb jij je geld op zak." En hij was vergenoegd en blij. Maar er kwam niemand om hem te betalen. "Je kunt niemand meer vertrouwen," zei hij, en tenslotte dreef zijn ongeduld hem; hij ging naar de stad, naar de slager en eiste zijn geld op. De slager dacht dat het een grap was, maar de boer zei: "Geen gekheid, geld moet ik hebben; heeft de grote hond jou niet een hele koe thuisgebracht, drie dagen geleden?" Toen werd de slager woedend, pakte een bezemsteel en joeg de boer weg. "Wacht maar," zei de boer, "er is nog gerechtigheid in de wereld!" en hij ging regelrecht naar 't paleis van de koning en vroeg om gehoord te worden. Hij werd naar de koning gebracht, die daar zat met zijn dochter en vroeg wat hem voor ongeluk was gebeurd. "Ach!" zei hij, "de kikkers en de honden hebben mij mijn geld afgepakt en de slager heeft me dat met de stok betaald!" En hij vertelde heel uitvoerig hoe het gebeurd was. Daar begon de prinses hartelijk te lachen, maar de koning zei tegen hem: "Recht kan ik je niet geven, maar je kunt mijn dochter tot vrouw krijgen; van haar levensdagen heeft ze nog niet gelachen, als juist om jou, en ik heb haar beloofd aan de eerste die haar aan 't lachen maakte. Dank nu maar voor zoveel geluk." – "O," antwoordde de boer, "maar ik wil haar helemaal niet hebben; thuis heb ik maar één vrouw en die is me al teveel, als ik thuis kom is het toch alsof er in iedere hoek van de kamer één is." Toen werd de koning boos en zei: "Dat is al te grof." – "Och, lieve koning," zei de boer, "wat kan men nu van een os anders verwachten dan rundvlees!" – "Wacht maar," zei de koning, "ik weet een andere beloning voor je. Maak nu dat je wegkomt, maar kom over drie dagen terug, dan krijg je er vijfhonderd uitbetaald."
Toen de boer de poort uitkwam, zei de schildwacht: "Je hebt de prinses aan het lachen gemaakt, dan zul je wel wat goeds hebben gekregen." – "Dat zou ik menen," zei de boer, "vijfhonderd krijg ik, voluit betaald." – "Nu," zei de soldaat, "geef daar maar wat van aan mij, wat wou jij met zoveel geld beginnen?" – "Omdat jij het bent," zei de boer, "krijg je er tweehonderd van, meld je over drie dagen bij de koning en laat je uitbetalen." Een hebberige koopman die dichtbij stond, en 't gesprek ook had gehoord, liep de boer achterna, pakte hem bij zijn jas en zei: "Wat ben jij een gelukskind! Ik wil het je betalen, ik wil het je wisselen in pasmunt, wat wou jij met die harde daalders?" – "Top," zei de boer, "driehonderd kun je er nog krijgen; geef het mij meteen in klinkende munt, vandaag over drie dagen zul je de betaling bij de koning gaan halen." De koopman verheugde zich over het voordeel en telde de som uit in minderwaardige munten, waarvan er drie net zoveel waard waren als twee goede. Na verloop van drie dagen ging de boer, volgens het bevel van de koning, naar hem toe. "Trek je jas maar uit," zei de koning, "dan krijg je er vijfhonderd." – "Ach," zei de boer, "ik krijg ze niet meer, tweehonderd heb ik aan de schildwacht toegedacht en driehonderd heb ik al ingewisseld bij een koopman; van rechtswege krijg ik helemaal niets." Intussen kwamen de soldaat en de koopman binnen, verlangden het hunne wat ze van de boer al beloofd hadden gekregen, en kregen de slagen precies toegemeten. De soldaat droeg het met kalmte, hij wist al hoe dat smaakte; de koopman evenwel jammerde luid: "Ach en wee! zijn dat de harde daalders!" De koning moest om de boer lachen, en toen zijn boosheid geheel verdwenen was, sprak hij: "Daar je je loon al verloren hebt, voor je het nog gekregen hebt, zal ik je toch iets in ruil geven: ga naar de schatkist en haal zoveel geld als je maar wilt." De boer liet zich dat geen tweemaal zeggen en stopte zoveel in zijn wijde zakken als die maar bergen konden. Toen ging hij naar de herberg en telde zijn geld. De koopman was hem nageslopen en hoorde hoe hij in zijn baard bromde: "Nu heeft mij de spitsboef van een koning toch in 't ootje genomen! Had hij me dat geld niet zelf kunnen geven, dan wist ik tenminste hoeveel ik had; hoe kan ik nu weten of het wel juist is wat ik zo op goed geluk in mijn zakken heb gestopt?" – "God beware me," zei de koopman, "wat spreekt die oneerbiedig over onze koning, ik ga het gauw aangeven, dan krijg ik een beloning en krijgt hij nog straf bovendien." Toen de koning over de uitdrukkingen van boer hoorde, werd hij woedend en zond de koopman weg om de zondaar dadelijk te halen. De koopman liep weer naar de boer: "Je moet dadelijk bij de koning komen, net zoals je bent." – "Ik weet wel beter hoe het hoort," antwoordde de boer, "ik laat me eerst een nieuwe jas maken; denk je dat een man die zoveel geld op zak heeft, in zulke lompen naar de koning kan gaan?" Toen de koopman merkte, dat de boer zonder een nieuwe jas niet mee te tronen was, en daar hij bang was dat, wanneer de woede van de koning bedaard was, het hem dan de beloning en de boer zijn straf zou kosten, zei hij: "Ik wil je voor dat ogenblik een jas lenen, enkel en alleen uit vriendschap; wat doet een mens niet allemaal uit liefde!" De boer stemde toe, trok de jas van de koopman aan en ging met hem mee. De koning verweet de boer het gebrek aan eerbied dat de koopman had overgebriefd. "Ach," zei de boer, "wat een koopman zegt, is allemaal leugen; hem komt geen waar woord uit zijn mond, die kerel daar is in staat om te zeggen, dat ik zijn jas aanheb." – "Wat nu?" schreeuwde de koopman, "en is die jas dan niet van mij? Heb ik die niet uit pure vriendschap aan je geleend, omdat je zo niet voor de koning wilde verschijnen?" Toen de koning dat hoorde, sprak hij: "De koopman heeft in ieder geval iemand bedrogen, of de boer of mij," en hij liet hem nog enige harde daalders uitbetalen. Maar de boer ging met de goede jas en met goed geld op zak naar huis en sprak: "Ditmaal heb ik het getroffen!"