Người nhạc sĩ lang thang


Der wunderliche Spielmann


Ngày xưa có một nhạc sĩ lang thang, ông đi thơ thẩn ở trong rừng, một mình đi giữa cánh rừng rộng ông thấy lòng mình trống trải, ông nghĩ:
- Ở trong rừng sao thấy thời gian và không gian bao la thế. Ta phải tìm cách gọi bạn đến cho vui mới được.
Rồi ông lấy đàn vĩ cầm ra kéo, tiếng đàn vang trong rừng cây, chẳng mấy chốc sau, có một con chó sói từ trong rừng sâu đi ra. Thấy nó người nhạc sĩ lang thang nói:
- Tưởng ai té ra là chó sói, mình có mong nó đâu.
Chó sói cứ hướng người nhạc sĩ bước tới và nói:
- Ông nhạc sĩ thân mến ơi, ông chơi sao tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe ông chơi đàn đâm ra tôi cũng muốn học chơi đàn.
Người nhạc sĩ nói:
- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm đúng những gì ta dạy bảo.
Sói đáp:
- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ nghe theo những điều dạy bảo như thợ học nghề với thợ cả.
Người nhạc sĩ bảo sói hãy đi theo. Đi được một lúc thì thấy ở bên đường có một cây bồ đề cổ thụ, thân cây mục rỗng thành hang. Người nhạc sĩ bảo chó sói:
- Này có thấy không, muốn học kéo đàn vĩ cầm thì hãy chui vào hang này, hai chân trước ôm chặt lấy lõi thân cây ở giữa hang.
Sói nghe lời làm theo. Người nhạc sĩ nhanh trí khuân một tảng đá lớn lấp chặn ngay cửa hang để giữ chặt sói ở thế ôm lõi thân cây. Xong rồi nhạc sĩ lang thang nói:
- Cứ đợi đấy, đến lúc nào ta quay trở lại sẽ tính.
Nói rồi ông đi đường ông.
Đi được một quãng dài, ông lại thầm nghĩ:
- Ở trong rừng sao thấy thời gian, không gian dài và bao la thế. Ta phải tìm cách gọi bạn đến cho vui mới được.
Rồi ông lấy đàn vĩ cầm ra kéo, tiếng đàn vang trong rừng cây. Chỉ một lát sau thì có một con cáo đi từ trong bụi cây ra. Thấy nó người nhạc sĩ lang thang nói:
- Tưởng ai té ra cáo, mình có mong nó đâu.
Cáo tiến lại gần người nhạc sĩ và nói:
- Ông nhạc sĩ thân mến, ông chơi sao tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe tiếng đàn ông chơi tôi đâm ra muốn học chơi đàn.
Nhạc sĩ đáp:
- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm theo đúng những điều ta dạy bảo.
Cáo nói:
- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ tuân theo những điều ông dạy bảo như thợ học nghề với thợ cả.
Người nhạc sĩ nói:
- Thế thì hãy đi theo ta.
Đi được một đoạn đường thì tới một chỗ mà hai bên lối đi là những hàng cây dẻ. Nhạc sĩ dừng chân ngắm nhìn, rồi ông víu bên này đường một ngọn cây, bên kia một ngọn cây, lấy chân chận lên hai ngọn cây và bảo cáo:
- Này cáo, nếu ngươi muốn học đôi chút thì hãy đưa chân trái trước đây.
Cáo nghe lời đưa chân trước phía trái, người nhạc sĩ cột chặt nó vào ngọn cây bên trái đường. Rồi ông nói tiếp:
- Nào, giờ đưa chân phải đây.
Ông buộc chặt chân phải cáo vào ngọn cây bên phải. Sau đó ông ngắm lại xem đã buộc chặt chưa, thấy đã buộc rất cẩn thận, ông thả cho hai ngọn cây đưa lên cao, cáo chỉ còn biết giãy giụa trong không trung giữa hai ngọn cây. Người nhạc sĩ lang thang nói:
- Cứ đợi đấy, đến lúc nào ta quay trở lại sẽ tính tiếp.
Nói rồi ông lại tiếp tục lên đường.
Đi được một lúc, ông lại nói thầm một mình:
- Ở trong rừng sao thấy thời gian, không gian dài và bao la thế. Ta phải tìm cách gọi người bạn khác đến cho vui.
Rồi ông lấy đàn ra kéo, tiếng đàn vang khắp rừng cây. Một con thỏ chạy tung tăng từ trong rừng ra. Thấy nó, người nhạc sĩ lang thang nói:
- Tưởng ai té ra thỏ, thỏ ta có thích đâu.
Thỏ chạy tới và nói:
- Trời, ông nhạc sĩ thân mến, ông chơi tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe tiếng đàn ông chơi tôi đâm ra muốn học chơi đàn.
Người nhạc sĩ đáp:
- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm theo đúng những điều ta dạy bảo.
Thỏ nói:
- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ tuân theo những điều ông bảo như thợ họcx nghề nghe lời thợ cả.
Đi được một quãng đường dài thì họ tới chỗ rừng quang đãng, ở đó có một cây hoàng diệp liễu cổ thụ. Nhạc sĩ lấy một sợi dây dài, một đầu buộc vào cổ thỏ, đầu kia buộc vào thân cây, rồi bác bảo thỏ:
- Này thỏ, gắng lên nhé, giờ chạy quanh gốc cây hai mươi lần đi.
Nghe lời, thỏ chạy quanh gốc cây hai mươi lần, dây cuộn quanh gốc cây hai mươi vòng nên chỉ còn một đoạn ngắn, thỏ bị buộc bởi đoạn dây ngắn nên chẳng chạy tung tăng được, chỉ cần kéo căng dây một chút là đã bị dây buộc cổ thít cho đau nhói cả người.
Nhạc sĩ lang thang nói:
- Cứ đợi đấy, tới lúc ta quay trở lại đây.
Nói rồi ông lại tiếp tục lên đường.
Trong lúc người nhạc sĩ tiếp tục cuộc hành trình của mình thì chó sói gắng sức đẩy lùi tảng đá, lâu dần nó cũng hích đẩy được tảng đá lăn ra ngoài. Thoát nạn, nó chạy như điên cuồng đuổi theo người nhạc sĩ lang thang và tính sẽ xé xác ông ta. Thấy sói chạy ngang qua, cáo lấy hết sức hét thật to gọi sói:
- Anh bạn sói ơi, cứu tôi với, tên nhạc sĩ lang thang đánh lừa tôi.
Sói víu ngọn cây xuống, lấy răng cắn đứt dây, thế là cáo lại tự do. Cả hai cùng lên đường và tính sẽ trả thù người nhạc sĩ. Đi đường chúng thấy một chú thỏ bị buộc bên gốc cây, chúng lại cắn đứt dây cho thỏ. Thế rồi cả ba lên đường đi tìm kẻ thù của mình.
Trong lúc chúng đang đi tìm thì cũng là lúc người nhạc sĩ kéo đàn, tiếng đàn du dương tới tai người tiều phu, bác ta ngừng tay rìu, lắng nghe xem tiếng đàn từ đâu tới. Rồi bác vác rìu trên vai cứ hướng tiếng đàn mà đi. Thấy người tiều phu, người nhạc sĩ nói:
- Giờ mới thấy người mình mong. Mình mong người tới chứ đâu có mong thú vật tới nghe.
Nói rồi ông lại tiếp tục chơi đàn, tiếng đàn du dương thánh thót làm cho bác tiều phu say sưa thả hồn theo tiếng đàn, mặt lộ rõ niềm vui say sưa ấy.
Trong lúc hai người đang đứng thì lũ sói, cáo và thỏ kéo tới. Trông thấy chúng với vẻ mặt đầy hung dữ, bác tiều phu biết ngay là chúng muốn gì rồi, bác nhấc bổng chiếc rìu sáng loáng lên vai và đứng gần người nhạc sĩ, bụng thầm nghĩ:
- Đứa nào có giỏi cứ tới gần đây, sẽ biết tay ta.
Lũ sói, cáo và thỏ thấy vậy đâm ra hoảng, chúng chạy thẳng một mạch vào trong rừng. Người nhạc sĩ lang thang dạo thêm một bản nhạc nữa để cảm ơn bác tiều phu, rồi ông lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein wunderlicher Spielmann, der ging durch einen Wald mutterseelenallein und dachte hin und her. Und als für seine Gedanken nichts mehr übrig war, sprach er zu sich selbst: "Mir wird hier im Walde Zeit und Weile lang, ich will einen guten Gesellen herbeiholen." Da nahm er die Geige vom Rücken und fiedelte eins, daß es durch die Bäume schallte. Nicht lange, so kam ein Wolf durch das Dickicht daher getrabt. "Ach, ein Wolf kommt! Nach dem trage ich kein Verlangen," sagte der Spielmann. Aber der Wolf schritt näher und sprach zu ihm: "Ei, du lieber Spielmann, was fiedelst du so schön! Das möchte ich auch lernen." - "Das ist bald gelernt," antwortete der Spielmann, "du mußt nur alles tun, was ich dir heiße." - "O Spielmann," sprach der Wolf, "ich will dir gehorchen, wie ein Schüler seinem Meister." Der Spielmann hieß ihn mitgehen, und als sie ein Stück Wegs zusammen gegangen waren, kamen sie an einen alten Eichbaum, der innen hohl und in der Mitte aufgerissen war. "Sieh her," sprach der Spielmann, "willst du fiedeln lernen, so lege die Vorderpfoten in diesen Spalt." Der Wolf gehorchte, aber der Spielmann hob schnell einen Stein auf und keilte ihm die beiden Pfoten mit einem Schlag so fest, daß er wie ein Gefangener da liegenbleiben mußte. "Warte da so lange, bis ich wiederkomme," sagte der Spielmann und ging seines Weges.
Über eine Weile sprach er abermals zu sich selber: "Mir wird hier im Walde Zeit und Weile lang, ich will einen anderen Gesellen herbeiholen," nahm seine Geige und fiedelte wieder in den Wald hinein. Nicht lange, so kam ein Fuchs durch die Bäume dahergeschlichen. "Ach, ein Fuchs kommt," sagte der Spielmann, "nach dem trage ich kein Verlangen." Der Fuchs kam zu ihm heran und sprach: "Ei, du lieber Spielmann, was fiedelst du so schön! Das möchte ich auch lernen." - "Das ist bald gelernt," sprach der Spielmann, "du mußt nur alles tun, was ich dir heiße." - "O Spielmann," antwortete der Fuchs, "ich will dir gehorchen, wie ein Schüler seinem Meister." - "Folge mir," sagte der Spielmann, und als sie ein Stück Wegs gegangen waren, kamen sie auf einen Fußweg, zu dessen beiden Seiten hohe Sträucher standen. Da hielt der Spielmann still, bog von der einen Seite ein Haselnußbäumchen zur Erde herab und trat mit dem Fuß auf die Spitze, dann bog er von der andern Seite noch ein Bäumchen herab und sprach: "Wohlan, Füchslein, wenn du etwas lernen willst, so reich mir deine linke Vorderpfote." Der Fuchs gehorchte, und der Spielmann band ihm die Pfote an den linken Stamm. "Füchslein," sprach er, "nun reich mir die rechte." Die band er ihm an den rechten Stamm. Und als er nachgesehen hatte, ob die Knoten der Stricke auch fest genug waren, ließ er los, und die Bäumchen fuhren in die Höhe und schnellten das Füchslein hinauf, daß es in der Luft schwebte und zappelte. "Warte da so lange, bis ich wiederkomme," sagte der Spielmann und ging seines Weges.
Wiederum sprach er zu sich: "Zeit und Weile wird mir hier im Walde lang; ich will einen andern Gesellen herbeiholen," nahm seine Geige und der Klang erschallte durch den Wald. Da kam ein Häschen dahergesprungen. "Ach, ein Hase kommt!" sagte der Spielmann, "den wollte ich nicht haben." - "Ei, du lieber Spielmann," sagte das Häschen, "was fiedelst du so schön, das möchte ich auch lernen." - "Das ist bald gelernt," sprach der Spielmann, "du mußt nur alles tun, was ich dir heiße." - "O Spielmann," antwortete das Häslein, "ich will dir gehorchen, wie ein Schüler seinem Meister." Sie gingen ein Stück Wegs zusammen, bis sie zu einer lichten Stelle im Walde kamen, wo ein Espenbaum stand. Der Spielmann band dem Häschen einen langen Bindfaden um den Hals, wovon er das andere Ende an den Baum knüpfte. "Munter, Häschen, jetzt spring mir zwanzigmal um den Baum herum!" rief der Spielmann, und das Häschen gehorchte. Und wie es zwanzigmal herumgelaufen war, so hatte sich der Bindfaden zwanzigmal um den Stamm gewickelt, und das Häschen war gefangen, und es mochte ziehen und zerren, wie es wollte, es schnitt sich nur den Faden in den weichen Hals. "Warte da so lange, bis ich wiederkomme," sprach der Spielmann und ging weiter.
Der Wolf indessen hatte gerückt, gezogen, an dem Stein gebissen, und so lange gearbeitet, bis er die Pfoten freigemacht und wieder aus der Spalte gezogen hatte. Voll Zorn und Wut eilte er hinter dem Spielmann her und wollte ihn zerreißen. Als ihn der Fuchs laufen sah, fing er an zu jammern, und schrie aus Leibeskräften: "Bruder Wolf, komm mir zu Hilfe, der Spielmann hat mich betrogen!" Der Wolf zog die Bäumchen herab, biß die Schnur entzwei und machte den Fuchs frei, der mit ihm ging und an dem Spielmann Rache nehmen wollte. Sie fanden das gebundene Häschen, das sie ebenfalls erlösten, und dann suchten alle zusammen ihren Feind auf.
Der Spielmann hatte auf seinem Weg abermals seine Fiedel erklingen lassen, und diesmal war er glücklicher gewesen. Die Töne drangen zu den Ohren eines armen Holzhauers, der alsbald, er mochte wollen oder nicht, von der Arbeit abließ und mit dem Beil unter dem Arme herankam, die Musik zu hören. "Endlich kommt doch der rechte Geselle," sagte der Spielmann, "denn einen Menschen suchte ich und keine wilden Tiere." Und fing an und spielte so schön und lieblich, daß der arme Mann wie bezaubert dastand, und ihm das Herz vor Freude aufging. Und wie er so stand, kamen der Wolf, der Fuchs und das Häslein heran, und er merkte wohl, daß sie etwas Böses im Schilde führten. Da erhob er seine blinkende Axt und stellte sich vor den Spielmann, als wollte er sagen: "Wer an ihn will, der hüte sich, der hat es mit mir zu tun." Da ward den Tieren angst und sie liefen in den Wald zurück; der Spielmann aber spielte dem Manne noch eins zum Dank und zog dann weiter.