Người nhạc sĩ lang thang


El músico prodigioso


Ngày xưa có một nhạc sĩ lang thang, ông đi thơ thẩn ở trong rừng, một mình đi giữa cánh rừng rộng ông thấy lòng mình trống trải, ông nghĩ:
- Ở trong rừng sao thấy thời gian và không gian bao la thế. Ta phải tìm cách gọi bạn đến cho vui mới được.
Rồi ông lấy đàn vĩ cầm ra kéo, tiếng đàn vang trong rừng cây, chẳng mấy chốc sau, có một con chó sói từ trong rừng sâu đi ra. Thấy nó người nhạc sĩ lang thang nói:
- Tưởng ai té ra là chó sói, mình có mong nó đâu.
Chó sói cứ hướng người nhạc sĩ bước tới và nói:
- Ông nhạc sĩ thân mến ơi, ông chơi sao tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe ông chơi đàn đâm ra tôi cũng muốn học chơi đàn.
Người nhạc sĩ nói:
- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm đúng những gì ta dạy bảo.
Sói đáp:
- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ nghe theo những điều dạy bảo như thợ học nghề với thợ cả.
Người nhạc sĩ bảo sói hãy đi theo. Đi được một lúc thì thấy ở bên đường có một cây bồ đề cổ thụ, thân cây mục rỗng thành hang. Người nhạc sĩ bảo chó sói:
- Này có thấy không, muốn học kéo đàn vĩ cầm thì hãy chui vào hang này, hai chân trước ôm chặt lấy lõi thân cây ở giữa hang.
Sói nghe lời làm theo. Người nhạc sĩ nhanh trí khuân một tảng đá lớn lấp chặn ngay cửa hang để giữ chặt sói ở thế ôm lõi thân cây. Xong rồi nhạc sĩ lang thang nói:
- Cứ đợi đấy, đến lúc nào ta quay trở lại sẽ tính.
Nói rồi ông đi đường ông.
Đi được một quãng dài, ông lại thầm nghĩ:
- Ở trong rừng sao thấy thời gian, không gian dài và bao la thế. Ta phải tìm cách gọi bạn đến cho vui mới được.
Rồi ông lấy đàn vĩ cầm ra kéo, tiếng đàn vang trong rừng cây. Chỉ một lát sau thì có một con cáo đi từ trong bụi cây ra. Thấy nó người nhạc sĩ lang thang nói:
- Tưởng ai té ra cáo, mình có mong nó đâu.
Cáo tiến lại gần người nhạc sĩ và nói:
- Ông nhạc sĩ thân mến, ông chơi sao tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe tiếng đàn ông chơi tôi đâm ra muốn học chơi đàn.
Nhạc sĩ đáp:
- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm theo đúng những điều ta dạy bảo.
Cáo nói:
- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ tuân theo những điều ông dạy bảo như thợ học nghề với thợ cả.
Người nhạc sĩ nói:
- Thế thì hãy đi theo ta.
Đi được một đoạn đường thì tới một chỗ mà hai bên lối đi là những hàng cây dẻ. Nhạc sĩ dừng chân ngắm nhìn, rồi ông víu bên này đường một ngọn cây, bên kia một ngọn cây, lấy chân chận lên hai ngọn cây và bảo cáo:
- Này cáo, nếu ngươi muốn học đôi chút thì hãy đưa chân trái trước đây.
Cáo nghe lời đưa chân trước phía trái, người nhạc sĩ cột chặt nó vào ngọn cây bên trái đường. Rồi ông nói tiếp:
- Nào, giờ đưa chân phải đây.
Ông buộc chặt chân phải cáo vào ngọn cây bên phải. Sau đó ông ngắm lại xem đã buộc chặt chưa, thấy đã buộc rất cẩn thận, ông thả cho hai ngọn cây đưa lên cao, cáo chỉ còn biết giãy giụa trong không trung giữa hai ngọn cây. Người nhạc sĩ lang thang nói:
- Cứ đợi đấy, đến lúc nào ta quay trở lại sẽ tính tiếp.
Nói rồi ông lại tiếp tục lên đường.
Đi được một lúc, ông lại nói thầm một mình:
- Ở trong rừng sao thấy thời gian, không gian dài và bao la thế. Ta phải tìm cách gọi người bạn khác đến cho vui.
Rồi ông lấy đàn ra kéo, tiếng đàn vang khắp rừng cây. Một con thỏ chạy tung tăng từ trong rừng ra. Thấy nó, người nhạc sĩ lang thang nói:
- Tưởng ai té ra thỏ, thỏ ta có thích đâu.
Thỏ chạy tới và nói:
- Trời, ông nhạc sĩ thân mến, ông chơi tiếng đàn thánh thót du dương vậy, nghe tiếng đàn ông chơi tôi đâm ra muốn học chơi đàn.
Người nhạc sĩ đáp:
- Học thì cũng nhanh thôi, nhưng ngươi phải làm theo đúng những điều ta dạy bảo.
Thỏ nói:
- Vâng, thưa nhạc sĩ, tôi sẽ tuân theo những điều ông bảo như thợ họcx nghề nghe lời thợ cả.
Đi được một quãng đường dài thì họ tới chỗ rừng quang đãng, ở đó có một cây hoàng diệp liễu cổ thụ. Nhạc sĩ lấy một sợi dây dài, một đầu buộc vào cổ thỏ, đầu kia buộc vào thân cây, rồi bác bảo thỏ:
- Này thỏ, gắng lên nhé, giờ chạy quanh gốc cây hai mươi lần đi.
Nghe lời, thỏ chạy quanh gốc cây hai mươi lần, dây cuộn quanh gốc cây hai mươi vòng nên chỉ còn một đoạn ngắn, thỏ bị buộc bởi đoạn dây ngắn nên chẳng chạy tung tăng được, chỉ cần kéo căng dây một chút là đã bị dây buộc cổ thít cho đau nhói cả người.
Nhạc sĩ lang thang nói:
- Cứ đợi đấy, tới lúc ta quay trở lại đây.
Nói rồi ông lại tiếp tục lên đường.
Trong lúc người nhạc sĩ tiếp tục cuộc hành trình của mình thì chó sói gắng sức đẩy lùi tảng đá, lâu dần nó cũng hích đẩy được tảng đá lăn ra ngoài. Thoát nạn, nó chạy như điên cuồng đuổi theo người nhạc sĩ lang thang và tính sẽ xé xác ông ta. Thấy sói chạy ngang qua, cáo lấy hết sức hét thật to gọi sói:
- Anh bạn sói ơi, cứu tôi với, tên nhạc sĩ lang thang đánh lừa tôi.
Sói víu ngọn cây xuống, lấy răng cắn đứt dây, thế là cáo lại tự do. Cả hai cùng lên đường và tính sẽ trả thù người nhạc sĩ. Đi đường chúng thấy một chú thỏ bị buộc bên gốc cây, chúng lại cắn đứt dây cho thỏ. Thế rồi cả ba lên đường đi tìm kẻ thù của mình.
Trong lúc chúng đang đi tìm thì cũng là lúc người nhạc sĩ kéo đàn, tiếng đàn du dương tới tai người tiều phu, bác ta ngừng tay rìu, lắng nghe xem tiếng đàn từ đâu tới. Rồi bác vác rìu trên vai cứ hướng tiếng đàn mà đi. Thấy người tiều phu, người nhạc sĩ nói:
- Giờ mới thấy người mình mong. Mình mong người tới chứ đâu có mong thú vật tới nghe.
Nói rồi ông lại tiếp tục chơi đàn, tiếng đàn du dương thánh thót làm cho bác tiều phu say sưa thả hồn theo tiếng đàn, mặt lộ rõ niềm vui say sưa ấy.
Trong lúc hai người đang đứng thì lũ sói, cáo và thỏ kéo tới. Trông thấy chúng với vẻ mặt đầy hung dữ, bác tiều phu biết ngay là chúng muốn gì rồi, bác nhấc bổng chiếc rìu sáng loáng lên vai và đứng gần người nhạc sĩ, bụng thầm nghĩ:
- Đứa nào có giỏi cứ tới gần đây, sẽ biết tay ta.
Lũ sói, cáo và thỏ thấy vậy đâm ra hoảng, chúng chạy thẳng một mạch vào trong rừng. Người nhạc sĩ lang thang dạo thêm một bản nhạc nữa để cảm ơn bác tiều phu, rồi ông lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Había una vez un músico prodigioso que vagaba solito por el bosque dándole vueltas a la cabeza. Cuando ya no supo en qué más pensar, dijo para sus adentros: "En la selva se me hará largo el tiempo, y me aburriré; tendría que buscarme un buen compañero." Descolgó el violín que llevaba suspendido del hombro y se puso a rascarlo, haciendo resonar sus notas entre los árboles. A poco se presentó el lobo, saliendo de la maleza. "¡Ay! Es un lobo el que viene. No es de mi gusto ese compañero," pensó el músico. Pero el lobo se le acercó y le dijo: "Hola, músico, ¡qué bien tocas! Me gustaría aprender." - "Pues no te será difícil," respondióle el violinista, "si haces todo lo que yo te diga." - "Sí, músico," asintió el lobo, "te obedeceré como un discípulo a su maestro." El músico le indicó que lo siguiera, y, tras andar un rato, llegaron junto a un viejo roble, hueco y hendido por la mitad. "Mira," dijo el músico, "si quieres aprender a tocar el violín, mete las patas delanteras en esta hendidura." Obedeció el lobo, y el hombre, cogiendo rápidamente una piedra y haciéndola servir de cuña, aprisionó las patas del animal tan fuertemente, que éste quedó apresado, sin poder soltarse. "Ahora aguárdame hasta que vuelva," dijo el músico y prosiguió su camino.
Al cabo de un rato volvió a pensar: "En el bosque se me va a hacer largo el tiempo, y me aburriré; tendría que buscarme otro compañero." Cogió su violín e hizo sonar una nueva melodía. Acudió muy pronto una zorra, deslizándose entre los árboles. "Ahí viene una zorra," pensó el hombre. "No me gusta su compañía." Llegóse la zorra hasta él y dijo: "Hola, músico, ¡qué bien tocas! Me gustaría aprender." - "No te será difícil," contestó el músico, "sólo debes hacer cuanto yo te mande." - "Sí, músico," asintió la zorra, "te obedeceré como un discípulo a su maestro." - "Pues sígueme ordenó él." Y no tardaron en llegar a un sendero, bordeado a ambos lados por altos arbustos. Detúvose entonces el músico y, agarrando un avellano que crecía en una de las márgenes, lo dobló hasta el suelo, sujetando la punta con un pie; hizo luego lo mismo con un arbolillo del lado opuesto y dijo al zorro: "Ahora, amiguito, si quieres aprender, dame la pata izquierda de delante." Obedeció la zorra, y el hombre se la ató al tronco del lado izquierdo. "Dame ahora la derecha," prosiguió. Y sujetóla del mismo modo en el tronco derecho. Después de asegurarse de que los nudos de las cuerdas eran firmes, soltó ambos arbustos, los cuales, al enderezarse, levantaron a la zorra en el aire y la dejaron colgada y pataleando. "Espérame hasta que regrese," díjole el músico, y reemprendió su ruta.
Al cabo de un rato, volvió a pensar: "El tiempo se me va a hacer muy largo y aburrido en el bosque; veamos de encontrar otro compañero." Y, cogiendo el violín, envió sus notas a la selva. A sus sones acercóse saltando un lebrato: "¡Bah!, una liebre," pensó el hombre, "no la quiero por compañero." - "Eh, buen músico," dijo el animalito. "Tocas m y bien; me gustaría aprender." - "Es cosa fácil," respondió él, "siempre que hagas lo que yo te mande." - "Sí, músico," asintió el lebrato, "te obedeceré como un discípulo a su maestro." Caminaron, pues, juntos un rato, hasta llegar a un claro del bosque en el que crecía un álamo blanco. El violinista ató un largo bramante al cuello de la liebre, y sujetó al árbol el otro cabo. "¡Ala! ¡Deprisa! Da veinte carreritas alrededor del álamo," mandó el hombre al animalito, el cual obedeció. Pero cuando hubo terminado sus veinte vueltas, el bramante se había enroscado otras tantas en torno al tronco, quedando el lebrato prisionero; por más tirones y sacudidas que dio, sólo lograba lastimarse el cuello con el cordel. "Aguárdame hasta que vuelva," le dijo el músico, alejándose.
Mientras tanto, el lobo, a fuerza de tirar, esforzarse y dar mordiscos a la piedra, había logrado, tras duro trabajo, sacar las patas de la hendidura. Irritado y furioso, siguió las huellas del músico, dispuesto a destrozarlo. Al verlo pasar la zorra, púsose a lamentarse y a gritar con todas sus fuerzas: "Hermano lobo, ayúdame. ¡El músico me engañó!" El lobo bajó los arbolillos, cortó la cuerda con los dientes y puso en libertad a la zorra, la cual se fue con él, ávida también de venganza. Encontraron luego a la liebre aprisionada, desatáronla a su vez, y, los tres juntos, partieron en busca del enemigo.
En esto el músico había vuelto a probar suerte con su violín, y esta vez con mejor fortuna. Sus sones habían llegado al oído de un pobre leñador, el cual, quieras que no, hubo de dejar su trabajo y, hacha bajo el brazo, dirigióse al lugar de donde procedía la música. "Por fin doy con el compañero que me conviene," exclamó el violinista, "un hombre era lo que buscaba, y no alimañas salvajes." Y púsose a tocar con tanto arte y dulzura, que el pobre leñador quedóse como arrobado, y el corazón le saltaba de puro gozo. Y he aquí que en esto vio acercarse al lobo, la zorra y la liebre, y, por sus caras de pocos amigos, comprendió que llevaban intenciones aviesas. Entonces el leñador blandió la reluciente hacha y colocóse delante del músico como diciendo: "Tenga cuidado quien quiera hacerle daño, pues habrá de entendérselas conmigo." Ante lo cual, los animales se atemorizaron y echaron a correr a través del bosque, mientras el músico, agradecido, obsequiaba al leñador con otra bella melodía.