Les vagabonds


Chơi khăm kiểu gà vịt


Coq dit à poule: "Voici la saison des noix; il faut aller sur la côte avant que l'écureuil les ait toutes récoltées." - "Bonne idée," répondit poule, "partons; nous allons bien nous divertir." Ils allèrent ensemble sur la côte et y restèrent jusqu'au soir. Alors, soit par vanité, soit parce qu'ils avaient trop mangé, ils ne voulurent pas retourner à pied chez eux, et le coq fut obligé de fabriquer une petite voiture avec des coquilles de noix. Quand elle fut prête, la poule monta dedans et dit au coq de s'atteler au timon. "Et pour qui me prends-tu?" répondit le coq, "j'aimerais mieux m'en retourner à pied que de m'atteler comme un cheval; non, cela n'est pas dans nos conventions: je veux bien être cocher et m'asseoir sur le siège; mais traîner moi-même la voiture, c'est ce que je ne ferai pas."
Comme ils se disputaient ainsi, une cane se mit à crier: "Eh! voleurs, qui vous a permis de venir sous mes noyers! Attendez, je vais vous arranger!" Et elle se précipita, le bec ouvert, sur le coq. Mais celui-ci, prompt à la riposte, frappa la cane en plein corps et lui laboura si bien les chairs à coups d'ergot, qu'elle demanda grâce et se laissa atteler à la voiture en punition de son attaque. Le coq s'assit sur le siège pour conduire l'équipage, et il le lança à fond de train en criant: "Au galop, cane, au galop!" Comme ils avaient déjà fait un bout de route, ils rencontrèrent deux voyageurs qui cheminaient à pied; c'était une épingle et une aiguille, qui crièrent: "Halte! halte!" Bientôt, dirent-ils, il ferait nuit noire, ils ne pouvaient plus avancer; le chemin était plein de boue; ils s'étaient attardés à boire de la bière devant la porte, à l'auberge du Tailleur; finalement ils prièrent qu'on leur permît de monter dans la voiture. Le coq, vu la maigreur des nouveaux venus et le peu de place qu'ils tiendraient, consentit à les recevoir, à condition qu'ils ne marcheraient sur les pieds de personne. Fort tard dans la soirée ils arrivèrent à une auberge, et, comme ils ne voulaient pas se risquer de nuit sur la route, et que la cane était fatiguée, ils se décidèrent à entrer. L'hôte fit d'abord des difficultés; sa maison était déjà pleine, et les nouveaux voyageurs ne lui paraissaient pas d'une condition très relevée, mais enfin, vaincu par leurs belles paroles, par la promesse qu'on lui fit de lui abandonner l'œuf que la poule venait de pondre en route et de lui laisser la cane qui en pondait un tous les jours, il voulut bien les recevoir pour la nuit. Ils se firent servir du meilleur et passèrent la soirée à faire bombance. Le lendemain matin, à la pointe du petit jour, quand tout le monde dormait encore, le coq réveilla la poule, et, piquant l'œuf à coups de bec, ils l'avalèrent tous deux et en jetèrent la coquille dans la cheminée; ils allèrent ensuite prendre l'aiguille qui dormait encore, et la saisissant par la tête, ils la plantèrent dans le fauteuil de l'hôte, ainsi que l'épingle dans sa serviette; puis ils prirent leur vol par la fenêtre. La cane qui couchait volontiers à la belle étoile et qui était restée dans la cour, se leva en les entendant passer, et entrant dans un ruisseau qui coulait au pied du mur, elle le descendit plus vite qu'elle n'avait couru la poste la veille. Deux heures plus tard l'hôte sortit du lit, et, après s'être lavé la figure, il prit la serviette pour s'essuyer; mais l'épingle lui égratigna le visage et lui fit une grande balafre rouge qui allait d'une oreille à l'autre. Il descendit à la cuisine pour allumer sa pipe; mais en soufflant sur le feu, les débris de la coquille de l'œuf lui sautèrent dans les yeux. "Tout conspire contre moi ce matin," se dit-il, et dans son chagrin il se laissa tomber dans son grand fauteuil; mais il se releva bientôt en poussant des cris, car l'aiguille l'avait solidement piqué et non pas à la tête. Ce dernier accident acheva de l'exaspérer; ses soupçons tombèrent tout de suite sur les voyageurs qu'il avait reçus la veille au soir; et en effet, quand il alla pour voir ce qu'ils étaient devenus, il les trouva décampés. Alors il jura bien qu'à l'avenir il ne recevrait plus dans sa maison de ces vagabonds qui font beaucoup de dépenses, ne payent pas, et pour tout merci vous jouent quelque méchant tour.
Gà trống nói với gà mái:
- Giờ đang mùa hạt dẻ, chúng ta hãy cùng nhau lên núi ăn một bữa hạt dẻ thật thỏa thuê, kẻo chậm chân lũ sóc chúng ăn hết.
Gà mái đáp:
- Đúng đấy, chúng ta phải đi ăn một bữa cho thỏa chí.
Chúng đi dong chơi suốt ngày trên núi, các bạn ạ, tôi cũng không biết chúng đã no chán hạt dẻ chưa, nhưng trời đã tối mà chúng lại không chịu về. Gà trống làm một chiếc xe con, vừa mới làm xong thì gà mái leo ngay lên ngồi và nói:
- Giờ thì anh có thể kéo xe được rồi đấy!
Gà trống đáp:
- Kể cũng hay đấy! Thà tôi đi về nhà còn hơn là kéo xe. Nếu là người đánh xe ngựa nghe còn được, đằng này lại kéo xe tay thay ngựa. Cái đó tôi không làm.
Trong lúc hai bên đôi co với nhau, vịt đi tới, lớn tiếng quát:
- Các người quân ăn cắp, ai bảo các người lên núi ăn hạt dẻ của ta? Ta cho các ngươi biết tay!
Thế là vịt xông tới, lấy mỏ cạp gà trống, nhưng gà trống đâu có chịu thua, nó mổ, đá túi bụi vào người vịt, đau quá vịt xin thua và đành chịu kéo xe cho gà để đền tội.
Gà trống nhảy lên xe ngồi, cầm dây cương gà thúc:
- Vịt, chạy nhanh lên nào!
Chạy được một thôi đường thì gặp kim gài đầu và kim khâu. Cả hai đồng thanh gọi:
- Dừng lại! Dừng lại!
Cả hai kể rằng vì mải uống bia ở quán gần cổng thành nên về muộn, trời tối đen như mực thế này thì không biết đường nào mà về nhà, giá kể gà cho đi nhờ một đoạn thì rất cám ơn. Gà thấy hai anh bạn đường gầy nhom này cũng chẳng chiếm bao nhiêu chỗ trong xe nên đồng ý ngay, chỉ dặn lưu ý đừng để đầu kim châm vào mình.
Tới khuya thì xe tới một quán dọc đường, vịt lúc này đã mệt lả, đi bước thấp bước cao, chân nam đá chân chiêu, cả đoàn thấy vậy nên bảo vịt dừng xe. Lúc đầu chủ quán viện đủ mọi lý do, nào nhà chật, nào khách quá đông nên không còn chỗ, nhưng nghe gà vịt nói ngon ngọt, chúng hứa sẽ đưa cho chủ nhà trứng do chị gà mái mới đẻ, và cả quả trứng mà sớm mai vịt sẽ đẻ nữa là hai. Thấy có lợi nên chủ nhà đồng ý cho nghỉ qua đêm. Chúng bảo chủ quán dọn cho một bữa thịt rượu ăn cho thoải mái. Ăn xong cả đoàn đi ngủ. Sớm tinh mơ ngày hôm sau, khi mọi người đang ngủ say thì gà trống đã đánh thức gà mái, cả hai mổ trứng ăn tráng miệng rồi vứt vỏ trứng vào bếp. Rồi cả hai tới chỗ kim khâu đang ngủ, khênh kim khâu giấu vào trong nệm ghế bành, khênh kim gài đầu găm vào khăn rửa mặt. Mọi việc xong xuôi, gà rủ nhau bay thẳng một mạch tới thảo nguyên bên rừng. Vịt ngủ ngoài sân nghe tiếng gà chọi nhau liền thức giấc và cũng vươn vai bay luôn tới con suối ở trong rừng, nó thấy bơi trong nước thoải mái hơn là chạy bộ kéo xe.
Mấy tiếng đồng hồ sau chủ quán mới thức giấc, dậy đi rửa mặt, lấy khăn lau mặt thì bị kim khâu kéo xoạc một vạch từ tai bên này tới tai bên kia. Xuống bếp để châm mồi lửa hút thuốc thì vỏ trứng bắn tung lên mặt, chủ quán la:
- Trời, sao sáng nay thứ gì cũng nhằm đầu tôi mà lao vào!
Vừa mới đặt đít ngồi xuống ghế bành chủ quán đã đứng bật dậy và la:
- Trời, sao mà đâm đau thế!
Kim khâu đâm cho một cú đau như trời giáng.
Lồng lộn lên một lúc chủ quán mới nghĩ ra, chỉ có lũ khách tối qua chứ chẳng phải ai nữa. Tìm khắp mọi nơi chẳng thấy bóng một vị khách nào. Chủ quán thề từ nay không bao giờ cho những loại khách như gà vịt ngủ trọ nữa, chúng ăn tốn kém mà lại còn làm chuyện chơi khăm.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng