Rapunzel


Rapunzen


For mange år siden levede der en mand og en kone, som så længe havde ønsket sig et lille barn, men intet fået. Endelig lod det til, at den gode Gud ville opfylde deres ønske. På bagsiden af huset var der et lille vindue, hvorfra man kunne se ind i en dejlig have, hvor der voksede de smukkeste blomster og urter, man kunne tænke sig. Den var omgivet af en høj mur, og ingen turde gå derind, fordi den tilhørte en mægtig heks, der var frygtet hele landet over. En dag stod konen ved vinduet og så ned i haven. Hun fik øje på et bed, hvor der voksede de dejligste klokkeblomster, og de så så friske ud, at hendes tænder ordentlig løb i vand efter dem. For hver dag, der gik, fik hun mere og mere lyst til dem, og da hun vidste, at hun ikke kunne få nogle af dem, tabte hun rent humøret og kom til at se bleg og dårlig ud. Manden blev forskrækket og spurgte: "Hvad er der dog i vejen med dig, lille kone?" - "Jeg får ikke fred, før du skaffer mig nogle af de klokkeblomster inde fra haven," sagde hun og sukkede dybt. Manden syntes, det var synd for hende, og om aftenen kravlede han over muren ind i heksens have, plukkede i en fart en håndfuld klokkeblomster og slap lykkelig og vel ind til sin kone igen. Hun lavede straks salat af dem og spiste den med stor grådighed. Den havde imidlertid smagt hende så godt, at hun var dobbelt så lækkersulten dagen efter. "Hvis du ikke skaffer mig nogle flere klokkeblomster, dør jeg," sagde hun til sin mand. "Jeg kan da ikke se på, at min kone dør, uden at vove noget for at frelse hende," tænkte manden. Om aftenen klatrede han igen over muren. Men han blev meget forfærdet, da han så heksen stå for sig. "Hvor tør du liste dig ind i min have som en tyv og stjæle mine klokkeblomster," sagde hun rasende, "det skal komme dig dyrt til at stå." - "Hav barmhjertighed med mig," sagde manden ydmyg. "Det er kun den yderste nød, der har drevet mig dertil. Min kone har fået så stor lyst til klokkeblomsterne, at hun dør, hvis hun ikke får nogle af dem." Heksen blev formildet og sagde til ham.: "Når det hænger sådan sammen, vil jeg give dig lov til at plukke så mange klokkeblomster, du vil. Jeg stiller kun en betingelse og det er den, at du giver mig det barn, din kone føder. Jeg skal være en mor for det, og det skal få det rigtig godt." Den stakkels mand var så bange, at han sagde ja til alting, og så snart barnet var født, kom heksen, kaldte det Rapunzel, og tog det med sig.
Rapunzel var det dejligste barn under solen. Da hun var tolv år gammel, lukkede heksen hende inde i et tårn, der lå ude i skoven, og hverken havde dør eller trappe, men kun et lille vindue helt oppe. Rapunzel havde et dejligt langt hår, der var så fint som spundet guld. Når heksen ville ind, stillede hun sig nedenfor tårnet og råbte:
"Rapunzel, Rapunzel,
lad dit hår falde ned."
Pigen viklede da en af sine fletninger fast om vindueskrogen og hejsede den ud af vinduet. Den nåede tyve alen ned, og heksen klatrede så op i den.
Et par år efter red kongens søn en dag gennem skoven og kom forbi tårnet. Han hørte nogen synge så dejligt, at han holdt stille og lyttede. Det var Rapunzel, der i sin ensomhed søgte at fordrive tiden med at synge. Kongesønnen ville gå op til hende og søgte efter en indgang til tårnet, men kunne ingen finde. Han red så hjem igen, men sangen havde gjort så dybt indtryk på ham, at han hver dag red ud i skoven og lyttede til den. En gang, da han var derude, så han heksen komme hen til tårnet og hørte hende sige:
"Rapunzel, Rapunzel,
lad dit hår falde ned."
Rapunzel lod fletningerne hænge ned, og heksen klatrede op til hende. "Jeg vil også en gang forsøge min lykke på den stige," tænkte kongesønnen, og den næste aften gik han ud til tårnet og råbte:
"Rapunzel, Rapunzel,
lad dit hår falde ned."
Fletningen kom straks ud af vinduet, og kongesønnen klatrede op.
Rapunzel blev først meget forskrækket, da hun så en vildfremmed mand, men kongesønnen talte venligt til hende og fortalte, at hendes sang havde gjort et sådant indtryk på ham, at han ikke havde kunnet få ro, før han havde set hende. Hun blev hurtig beroliget, og da han spurgte, om hun ville gifte sig med ham, og hun så, hvor smuk han var, tænkte hun: "Jeg vil sikkert få det bedre hos ham end hos den gamle heks," og sagde ja og rakte ham sin hånd. "Jeg vil gerne følge med dig," sagde hun, "og hør nu, hvordan jeg skal komme ud. Hvergang du kommer, skal du tage en silkesnor med, så fletter jeg en stige, og når den er færdig, klatrer jeg ned, og du sætter mig op på din hest." De aftalte da, at han skulle komme hver aften, for den gamle kom kun om dagen. Heksen mærkede heller ikke noget, før Rapunzel en dag i tanker sagde til hende: "Hør, hvor kan det egentlig være, at du er meget tungere at trække op end den unge kongesøn. Han er heroppe på et øjeblik." - "Du slemme pige," råbte heksen, "hvad er det dog, du har for. Jeg troede, jeg havde stænget dig ude fra alle mennesker, og så har du dog narret mig." I sit raseri greb hun fat i Rapunzels dejlige hår, snoede det et par gange om hånden, tog en saks, og ritsch, ratsch, lå de lange fletninger på jorden. Og hun viste ingen barmhjertighed, men bragte den stakkels Rapunzel ud i en ørken, hvor hun måtte lide stor nød.
Da heksen havde jaget Rapunzel bort, satte hun sig i tårnet og ventede på prinsen, og da han kom om aftenen og råbte:
"Rapunzel, Rapunzel,
lad dit hår falde ned,"
hængte hun håret ud ad vinduet. Kongesønnen klatrede derop, men traf ikke sin egen Rapunzel, men heksen, der så ondt på ham. "Du ville nok hente din kæreste," sagde hun spottende, "men den fugl sidder ikke mere i reden og synger. Katten har taget den, og kradser også nok dine øjne ud. Rapunzel er tabt for dig, hende får du aldrig mere at se." Kongesønnen blev ude af sig selv af sorg, og i sin fortvivlelse sprang han ud af vinduet. Han slap derfra med livet, men faldt ned i et tjørnekrat, der stak hans øjne ud. Han flakkede nu blind om i skoven, levede af rødder og bær og græd og sørgede over sin tabte kæreste. Efter nogle års forløb kom han ud i den ørken, hvor Rapunzel levede i stor nød. Hun havde imidlertid født ham tvillinger, en dreng og en pige. En dag hørte han en stemme, og gik efter lyden, og da han kom derhen, var det hende. Hun faldt ham om halsen. To af hendes tårer faldt på hans øjne, og han fik straks synet tilbage. Så førte han hende hjem til sit rige, hvor folket modtog ham med jubel, og de levede længe lykkeligt sammen.
Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia không có con, họ mong rằng ngày kia trời sẽ thương cảnh ngộ họ. Nhìn qua cửa sổ sau nhà thì thấy một mảnh vườn tuyệt đẹp, trồng toàn hoa thơm, các loại rau lạ. Mọi người đều biết đó là mảnh vườn của một mụ phù thủy nên không ai dám trèo tường vào vườn.
Một hôm, nhìn qua cửa sổ đằng sau nhà, người vợ thấy ở luống rau kia có loại rau mọc tươi mơn mởn, từ đó bà trở nên thèm được ăn thứ rau đó. Cơn thèm ngày càng tăng, rồi một hôm, đang đứng bên cửa sổ người vợ thấy choáng váng cả người và ngã lăn ra đất. Thấy vợ tái nhợt nằm đó, chồng lại bên và hỏi:
- Em yêu, em sao vậy?
Người vợ đáp:
- Trời, nếu em không được ăn một bữa rau ba lăng trồng ở vườn sau nhà chắc em chết mất.
Chồng rất thương vợ nên nghĩ:
- Tại sao lại để vợ mình chết nhỉ, cứ liều sang lấy, đến đâu thì đến.
Đợi trời xẩm tối, chồng trèo tường lẻn vào vườn lấy rau ba lăng về cho vợ. Vợ nấu ăn thật ngon lành. Rồi hôm sau vợ lại càng thấy thèm rau ba lăng và năn nỉ chồng đi lấy nữa.
Đợi trời xẩm tối, người chồng vào, vừa mới trèo qua tường đặt chân xuống đất thì đứng ngay trước mặt chàng là mụ phù thủu, chàng hoảng sợ, mụ nhìn chàng với con mắt bực tức và nói:
- Ngươi cả gan thật đấy, dám vào vườn ta hái trộm rau ba lăng. Ngươi sẽ biết tay ta.
Người đàn ông đáp:
- Trời, thương tình tôi với, chỉ vì thương vợ quá nên mới có chuyện hái trộm rau, vợ tôi nhìn thấy rau non mơn mởn nên thèm, thèm đến nỗi có thể chết đi được.
Mụ bớt giận và nói:
- Ngươi có thể hái rau ba lăng như ngươi muốn, nhưng với điều kiện, đứa con vợ ngươi đẻ phải giao cho ta nuôi, ta chăm sóc nó như con đẻ của ta.
Trong lúc hoảng sợ người chồng đồng ý tất cả. Đến khi người vợ sinh con, mụ phù thủy tới đòi, đặt tên đứa bé là Rapunzên - rau ba lăng - rồi mụ bế đứa bé đi luôn.
Rapunzên lớn lên nom rất dễ thương. Năm Rapunzên mười hai tuổi, mụ phù thủy nhốt em ở trong một cái tháp không có bậc lên hay cửa để ra vào. Mỗi khi muốn vào tháp mụ phù thủy phải gọi:
- Rapunzen, Rapunzen
Ta muốn leo lên,
Bện thả tóc xuống.
Rapunzên có bộ tóc dài óng mượt, mái tóc vàng nom cứ tưởng những sợi vàng ròng. Mỗi khi nghe giọng mụ phù thủy gọi, Rapunzên gỡ mái tóc dài ra, buộc một đầu vào chiếc móc ở tháp và thả đầu kia xuống, tóc Rapunzên dài chạm đất, mụ phù thủy đu theo mái tóc mà lên tháp.
Nhiều năm trôi qua, một ngày kia có hoàng tử cưỡi ngựa đi ngang qua, chàng nghe thấy có tiếng hát vang ra từ trong tháp, chàng dừng ngựa để nghe. Đó là tiếng hát của Rapunzên, nàng hát cho đỡ buồn. Hoàng tử tìm đường vào trong tháp nhưng không thấy cửa ra vào. Chàng ra về nhưng lòng còn bâng khuâng nhớ người có giọng hát hay. Và từ đó ngày nào hoàng tử cũng tới gần tháp để nghe hát. Một hôm, trong lúc hoàng tử đang đứng sau một gốc cây cổ thụ thì thấy mụ phù thủy bước tới gần tháp gọi với lên:
- Rapunzen, Rapunzen.
Ta muốn leo lên,
Bện thả tóc xuống.
Rapunzên thả bím tóc xuống, mụ phù thủy leo lên. Hoàng tử nghĩ:
- Phải chăng đó chính là cái thang để leo lên tháp? Ta cũng thử một lần xem sao.
Ngày hôm sau, đợi lúc trời xấm tối, hoàng tử tới gần tháp gọi với lên:
- Rapunzen, Rapunzen.
Ta muốn leo lên,
Bện thả tóc xuống.
Bím tóc được thả xuống, hoàng tử leo lên.
Rapunzên chưa từng gặp người đàn ông nào trong đời nên rất hoảng sợ. Hoàng tử vui vẻ, nhã nhặn, dùng lời lẽ nhẹ nhàng kể cho Rapunzên nghe rằng chàng từ khi nghe nàng hát đến giờ lòng lúc nào cũng khao khát được gặp người hát. Rapunzên dần dần tĩnh tâm lại. Hoàng tử hỏi nàng liệu có thể sống bên nàng được không, nàng thấy chàng đẹp trai, khỏe mạnh nên cũng rất ưng, nàng đặt bàn tay mình vào trong lòng bàn tay chàng và nói:
- Em cũng rất muốn đi cùng với anh, nhưng em không biết làm cách nào để tụt xuống chân tháp. Nếu như mỗi lần đến thăm em, anh mang cho em một bó tơ, em lấy tơ bện thành dây chão, khi nào dây chão bện xong em sẽ tụt xuống chân tháp, anh đón em lên ngựa và hai ta cùng đi.
Hai người hẹn với nhau, rằng cứ chiều tối chàng lại tới, vì ban ngày mụ phù thủy tới. Mụ phù thủy hoàn toàn không biết chuyện hò hẹn giữa hoàng tử và Rapunzên. Một hôm Rapunzen hỏi:
- Bà Gothel ơi, cháu hỏi bà nhé, tại sao kéo bà lên tháp cháu thấy nặng hơn là kéo hoàng tử.
Mụ phù thủy liền la mắng:
- Ái chà, mày là quân vô đạo, mày nói gì vậy, tao tưởng tao đã cách ly mày với thế giới bên ngoài rồi, không ngờ mày còn có thể đánh lừa được cả tao.
Trong cơn tức giận, mụ túm tóc Rapunzen, lôi giật và tay trái ghì Rapunzen, tay phải cầm kéo cắt tóc, xoạt, xoạt - những bím tóc óng mượt rơi xuống đất. Mụ vẫn chưa hả giận, mụ đưa Rapunzen tới một miền hoang vu cằn cỗi để nàng phải sống trong cảnh thường xuyên bị đói khát dằn vặt.
Giờ đây mụ phù thủy ngồi trong tháp, mụ cột chặt bím tóc vào móc ở bên cửa sổ, khi hoàng tử tới và gọi
- Rapunzen, Rapunzen.
Ta muốn leo lên,
Bện thả tóc xuống.
Bím tóc được thả xuống, hoàng tử leo lên. Tới nơi chàng không thấy Rapunzen thương yêu, chỉ thấy mụ phù thủy có cặp mắt trợn trừng dữ tợn. Mụ cười vang nhạo chàng.
- Ái chà chà, ngươi tính đến đón người thương chứ gì, nhưng con chim ấy đâu còn ở trong tổ, nó cũng chẳng còn ca hát được nữa, mèo đã bắt nó đi rồi. Còn ngươi, mắt sẽ bị gai đâm mù, ngươi sẽ không bao giờ nhìn thấy Rapunzen, đối với ngươi hình ảnh Rapunzên thế là hết.
Trong lúc choáng váng hoàng tử nhảy từ trên tháp cao xuống bụi gai, bị gai đâm mù cả hai mắt, chàng đi lang thang trong rừng sâu, bới đào rễ cây, củ các loại và hái dâu rừng để ăn. Chàng vừa đi vừa than khóc nhớ người yêu.
Chàng đi hết nơi này tới nơi khác, sống cuộc đời lang thang như vậy mấy năm trời, cuối cùng chàng tới miền hoang vu kia, nơi Rapunzen cùng hai con đang sống - nàng sinh được một trai, một gái - Nghe tiếng nàng gọi con chàng ngờ ngợ và cứ hướng tiếng người nói đi tới, khi chàng đến gần, Rapunzen nhận ngay ra và ôm choàng lấy chàng mà khóc. Hai giọt lệ rỏ xuống mắt chàng, làm cho mắt chàng sáng ra, chàng nhìn được như xưa. Chàng cùng nàng và các con trở về vương quốc của mình. Họ được đón tiếp trọng thể trong niềm vui chung của mọi người. Từ đó hai người sống bên nhau trong bình an và hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng