A három erdei emberke


Ba người lùn trong rừng


Volt egyszer egy szegény ember s egy szegény asszony. A szegény embernek meghalt a felesége, a szegény asszonynak az ura, s mindakettőnek volt egy leánya. A leányok szerették egymást, rendszerint együtt jártak-keltek, játszottak. Egyszer a szegény ember leánya elment az özvegyasszonyhoz s ez azt mondta neki:
- Hallod-e, mondd meg az apádnak, vegyen feleségül engem s én minden reggel tejben-vajban fürösztlek meg borral itatlak téged, a leányomat pedig vízben fürdetem s vízzel itatom.
Hazamegy a leány, mondva az apjának, hogy mit mondott az özvegyasszony.
Mondta a szegény ember:
- Hiszen mond valamit az az asszony, mert jár a szája. Nehéz az élet asszony nélkül, de asszonnyal sem mindig könnyü. Lássuk csak. Eredj, vedd elé a csizmámat, annak a sarkán van egy lik, töltsd meg vizzel, vidd fel a padlásra, akaszd fel egy gerendára s ha nem folyik ki belőle a víz, akkor megházasodom, máskülömben nem.
Vette a leány a csizmát, felvitte a padlásra, vízzel megtöltötte s hát a víz nemhogy kifolyt volna, de összehuzta a likat: szinültig telt a csizmaszára vízzel.
- No, megházasodom, mondotta a szegény ember.
Még az nap ment az özvegyasszonyhoz, megkérte a kezét s az nap meg is tartották a lakodalmat.
Másnap reggel, mikor felkeltek a leányok, a szegény ember leányának az ágya mellett tej meg bor volt, az özvegy lányának az ágya mellett víz mosdásra is, ivásra is. Második reggel mindakét leánynak mosdani is, inni is vizet adott az asszony. Hiszen ez így éppen jól volt, de bezzeg harmadik reggel az asszony leánya tejet kapott meg bort, a másik leány pedig csak vizet mosdani is, inni is. Aztán így is volt ettől kezdve minden reggel. De hiába, azért a szegény ember leánya napról-napra szépült, az asszony leánya pedig folyton csunyult s adta gonosz lelkű asszonya majd megpukkadt az irigységtől s a bosszúságtól.
Telt, mult az idő, elkövetkezett a tél s mit gondolt, mit nem magában az asszony, elég az, hogy nem jót gondolt, mert azt mondta a mostoha lányának:
- Nesze, csináltam neked papiros ruhát, vedd fel, menj ki az erdőbe s hozzál nekem epret, mert erősen kivánom.
- Ó Jézusom, szörnyülködött a leány, mit gondol kend. Télben nincs eper, a föld meg van fagyva, mindenütt hó, a merre a szem ellát, - ugyan honnét hozzak epret? S hát aztán hogy menjek papiros ruhában az erdőbe, hiszen megfagyok!
- Mit! te még feleselsz!? - kiabált az asszony. - Rögtön indulj s haza ne jöjj eper nélkül, mert akkor jaj neked!
Adott neki egy darab száraz kenyeret s hiába sírt, hiába ellenkezett a leány, elkergette hazulról. Bizonyos volt abban a gonosz lélek, hogy kint az erdőn megfagy s többet soha haza nem kerül.
Hát jó, a szegény leány elment a papiros ruhában, ment, mendegélt, míg az erdőbe ért. Amint mendegélt a nagy hóban, egyszerre csak megállott nagy csudálkozással: az ám, ott állott egy házikó s a házikó ablakán kikukucskált három kicsi törpe emberke. A leány köszönt nekik illendően, aztán bement a házba, leült a kemence mellé melegedni s elévette a száraz kenyeret is, hogy falatozzék belőle. De bezzeg mindjárt melléje telepedtek a törpék is s kérték, hogy adjon nekik is a kenyérből.
- Jó szívvel, mondta a leány, s két felé törte a kenyeret. Az egyik felét a törpéknek adta, a másik felét megtartotta magának.
- Hát aztán mit akarsz te most az erdőben, ebben a vékony ruhában? - kérdezték a törpék.
- Hej, sóhajtott a leány, egy kosár epret kéne szednem, mert a nélkül nem szabad haza mennem!
A törpék összenéztek, mosolyogtak, a fejüket csóválták, de semmit sem szóltak erre. De hogy egy kicsit magukra maradjanak, lapátot nyomtak a kezébe s mondták neki, hogy menjen ki, az ajtó elől a havat takarítsa el. A hogy kiment, tanakodni kezdtek, hogy mivel kellene megajándékozniok ezt a leányt, hogy olyan jó szívvel osztotta meg a kenyerét velük.
Azt mondta az első:
- Én azzal ajándékozom meg, hogy minden nap szebb lesz.
Mondta a második:
- Én azzal ajándékozom meg, hogy a hányszor szóra nyitja száját, arany esik ki belőle.
- Én meg azzal, - mondotta a harmadik, hogy ide jő egy király s feleségül veszi őt.
Ezalatt a leányka eltakarította a havat a ház körül s halljatok csudát, annyi volt a szép piros eper a ház körül, hogy a szem nem győzte belepni. Egy szempillantás alatt tele szedte a kosarát, köszönt a törpéknek s szaladt haza, mint a sebes szél. Amint belépett az ajtón s jó estét köszönt, csak kihullott egy arany a szájából, szól még egyet: itt az eper! s hát leperdül a földre a második arany.
Hej, édes Jézusom, lett erre szörnyű álmélkodás! Közre fogták, vallatták, hol, merre járt, mi történt vele. Ahogy beszélt, folyton csak esett az arany a szájából, alig győzték felszedni.
Bezzeg nagy kedve kerekedett a másik leánykának is, hogy kimenjen az erdőbe eprészni! Hiába mondta az anyja, hogy így meg úgy megveszi az Isten hidege, nem volt otthon maradása. Mikor aztán látta az anyja, hogy kötéllel sem tudja otthon tartani, felöltöztette jó meleg bundába, a kosarát meg telerakta kaláccsal s mindenféle jó pecsenyével.
Ment, mendegélt a leányka, s ő is megtalálta a törpék házát, de bezzeg nem köszönt nekik, se szó, se beszéd, bement a házba, leült a tűzhely mellé s elkezdett falatozni.
- Adj nekünk is valamit, kérték a törpék, de a leányka azt felelte:
- Még nekem sem elég, hogy adjak hát nektek?
Na, jó, a törpék egy szóval sem kérték többet, de a lapátot a kezébe nyomták s mondták, hogy takarítsa el a havat a ház tájékáról.
- Takarítsátok el magatok, nem vagyok a szolgálótok, mondta a leányka, s ledobta a lapátot. Mikor aztán látta, hogy neki itt semmit sem ajándékoznak, kiment az ajtón. A törpék éppen azon tanakodtak, hogy mit ajándékozzanak ennek az irígy rossz szívű leánykának. Azt mondta az első:
- Én azt ajándékozom, hogy mindennap csunyább lesz.
Mondta a második:
- Én meg azzal ajándékozom meg, hogy valahányszor szóra nyilik a szája, mindig egy béka essék ki belőle.
Mondta a harmadik:
- Én meg azzal, hogy szerencsétlen halállal hal meg.
Míg a törpék ezt így elmondták maguk közt, a leányka kereste az epret, de egy szem nem sok, annyit sem talált s nagy boszusan haza ment. Bemegy a házba, mondja, hogy nem talált semmit, s hát a hogy a száját kinyitotta, kiugrott belőle egy béka, utána a második, harmadik, minden szóra egy, s egy szempillantás alatt csak úgy nyüzsögtek a békák a szobában.
Na, még csak most bosszankodott igazán az asszony a mostoha leányára. Majd felvetette a méreg s a boszuság, különösen mikor látta, hogy a mostoha leánya minden nap szebb lesz, az ő leánya meg csunyább. Folyton csak azon törte a fejét, hogy mivel sanyargassa a mostoha leányát. Egyszer, mikor csikorgó hideg volt, kiküldötte a befagyott patakra, hogy vágjon léket. Gondolta, most majd csak megveszi ott az Isten hidege. A kis lány szó nélkül vette a fejszét, kiment a jégre, vágta a léket. Éppen akkor talált arra felé járni a király, megállította a hintaját s megszólította a leányt:
- Ki vagy te, mit csinálsz itt?
Mondta a leány:
- Szegény árva vagyok s a mostohám kiküldött, hogy vágjak léket a jégen.
- Hát eljönnél-e velem? kérdezte a király.
- El én jó szívvel, felelt a leány s beült a király hintajába.
Nagyon megtetszett a királynak a leány, s a hogy hazaértek a palotába, papot hivatott, megesküdtek s csaptak olyan lakodalmat, hogy hetedhétországra hire ment.
Esztendő mulva kis fia született a királynénak s mikor az asszony meghallotta, hogy mely nagy szerencse érte a mostoha lányát, elment az édes lányával a király udvarába, látogatóba. A királyné jó szívvel látta őket, de bezzeg a gonosz lelkű asszonyt ette az irigység s mind rosszban törte a fejét. Egyszer aztán mikor a király elment hazulról, fejbe vágta a királynét, felkapta az ágyából s az ablakon kidobta. Éppen az ablak alatt folyt el egy nagy folyó, abba esett a szegény királyné. Bezzeg, hogy a maga csunya leányát a királyné helyére fektette, fejétől talpáig szépen betakarta s mikor a király hazajött s beszélgetni akart a feleségével, kikiáltott adta gonoszlelkű anyja:
- Ne, ne, most ne jöjjön be, mert nagy forrósága van a királynénak!
Másnap reggel bejött a király, beszélgetett a "feleségével," de haj! majd kirázta a hideg attól, a mit látott! Már hogy is ne, mikor eddig mindég egy arany esett ki a királyné szájából, most meg minden szavára egy varangyos béka.
- Hát e' mi dolog? - kérdezte a király.
- Ó, ez a nagy forróság után van, mondta az asszony, majd elmulik!
Hanem mi történt? Az történt, hogy éjjel a kis kukta kinézett az ablakon s látta, hogy ott egy kácsa uszik a folyón s mind azt kiabálja:
Király, király, mit csinálsz?
Ébren vagy? Vagy szundikálsz?
Mikor aztán senki sem felelt erre, azt kérdezte:
A vendégek mit csinálnak?
Felelt a kis kukta:
Azok bizony szundikálnak.
Kérdezte tovább a kácsa:
Hát a fiam mit csinál?
Felelt a kukta:
A bölcsőben szundikál.
Abban a pillanatban a kácsából királyné lett, felment a palotába, kicsi fiát megszoptatta, elringatta, aztán szépen betakarta, kácsa képében leröppent a folyóba, s tovább uszkált fel s alá a folyóban.
Így volt ez két éjjel egymásután, harmadik éjjel mondta a királyné a kuktának: eredj, menj a királyhoz s mondjad neki, vegye a kardját s háromszor suhintsa meg felettem.
Szaladt a kukta, mondta az üzenetet a királynak, ez meg fogta a kardját, háromszor megsuhintotta a hazajáró lélek felett s im a harmadik suhintás után előtte állott a felesége, olyan szépen, olyan épen, mint azelőtt.
Hej, örült a király! Bezzeg kinyilt a szeme egyszeribe. No de elrejtette a királynét egy szobában, aztán ment abba a szobába, ahol a vén asszony lakott a lányával s kérdezte tőle:
- Mit érdemel az, a ki mást az ágyából kivesz s a vízbe dob?
- Biz' az megérdemli, mondta a boszorkány, hogy hordóba fenekeljék s vízbe dobják.
- No, akkor kimondtad magadra az itéletet! kiáltott a király szörnyű haraggal.
Hordót hozatott azonnal, az asszonyt is, a leányát is belezáratta s vízbe dobatta. Most már élhettek boldogan. Éltek is, mint két gilice madár. Holnap legyenek a ti vendégetek.
Ngày xưa có một người đàn ông góa vợ và một người đàn bà góa chồng, người đàn bà có một con gái, và người đàn ông cũng có một con gái. Hai đứa bé chơi thân với nhau, thường rủ nhau chơi và sau đó về nhà người đàn bà góa. Có lần người đàn bà góa bảo đứa con gái của người đàn ông:
- Cháu nghe bác nói nhé, cháu về bảo bố là bác muốn sống cùng với bố cháu. Được vậy bác sẽ cưng cháu hơn là con của bác, cháu muốn gì cũng có.
Đứa bé về nhà kể lại cho bố nghe đầu đuôi câu chuyện. Người đàn ông lẩm nhẩm một mình:
- Không biết nên thế nào nhỉ? Lấy vợ cũng sướng đấy mà cũng khổ đấy.
Bác phân vân không biết nên quyết định như thế nào. Cuối cùng, bác tháo chiếc giày ủng đang đi ra, và bảo con:
- Con cầm chiếc giày ủng này, nó có một lỗ thủng ở đế. Con lên trên gác xép, treo giày lên chỗ cái đinh to ấy, rồi đổ nước vào giày, nếu giày giữ được nước thì bố lại cưới vợ, nếu nước chảy dò ra thì thôi.
Cô gái làm theo lời bố dặn. Nước thấm làn da nở ra, lấp kín lỗ thủng, đổ đầy nước vào giày mà không dò nước ra. Cô gái chạy xuống nói cho bố biết. Bố đích thân đi lên xem thấy đúng như lời con nói. Bác liền đến nhà người đàn bà góa và nói ý định của mình. Và lễ cưới được tổ chức. Sáng hôm sau, khi hai cô dậy thì trước mặt cô con riêng người đàn ông là sữa để rửa mặt và rượu vang để uống, trước mặt cô con riêng người đàn bà để rửa mặt cũng như để uống chỉ là nước lã. Sang ngày thứ hai, trước mặt cô con riêng người đàn ông cũng như cô con riêng người đàn bà chỉ là nước lã vừa để rửa mặt, vừa để uống.
Sang ngày thứ ba, trước mặt cô con riêng người đàn ông chỉ là nước lã, để rửa mặt cũng như là để uống, còn trước mặt cô con gái người đàn bà có sữa để rửa mặt, rượu vang để uống. Và sự việc cứ như thế tiếp diễn trong những ngày sau đó.
Giờ đây dì ghẻ ghét cô con riêng của chồng ra mặt, mụ ghét cay ghét đắng cô ta, luôn vò đầu vắt trán tìm cách hành hạ cô ta. Mụ lại càng tức lồng lên khi thấy con mình thì xấu xí đến ghê tởm, con riêng chồng đã đẹp lại có duyên.
Vào một ngày mùa đông, tiết trời băng giá, tuyết phủ đầy khắp núi và thung lũng, mụ dì ghẻ làm một chiếc áo bằng giấy, gọi con chồng lại và bảo:
- Đây, mặc chiếc áo này vào, rồi vào rừng hái cho tao đầy một lẵng dâu tây, tao đang thèm dâu tây.
Cô gái than:
- Trời ơi, thật có khổ tôi không, làm gì có dâu tây mọc trong mùa đông. Khắp nơi tuyết phủ trắng xóa, đất cứng giá lạnh. Ngoài trời lạnh buốt đến nỗi hơi thở muốn đóng băng luôn, đã thế gió thổi lạnh như cắt da, buốt thấu vào từng khớp xương. Trời lạnh thế mà mặc áo giấy thì chịu sao nổi.
Dì ghẻ quát:
- Mày muốn cãi tao hả? Muốn sống thì đi ngay, có lấy được đầy lẵng dâu thì hãy vác mặt về nhà.
Mụ đưa cho cô một mẩu bánh mì đã khô cứng và nói:
- Bánh để ăn cả ngày đấy.
Mụ nghĩ bụng: "Nó thế nào cũng chết vì đói, vì rét cho mà coi, thôi thế thì rảnh mắt."
Cô gái đành vâng lời, mặc áo giấy vào và cầm lẵng đi vào rừng. Ở ngoài tuyết phủ mênh mông, không đâu có lấy một ngọn cỏ xanh.
Tối giữa rừng cô thấy có một căn nhà nhỏ, có ba người lùn đứng nhìn ra. Cô chào họ và khẽ gõ cửa. Họ nói:
- Xin mời vào.
Cô bước vào trong nhà, ngồi trên chiếc ghế dài bên lò sưởi. Cô thoa tay sưởi cho ấm và định ăn sáng thì ba người lùn nói:
- Cô chia cho bọn tôi chút đi.
Cô nói:
- Vâng, xin mời.
Cô bẻ miếng bánh mì làm hai và đưa cho họ một nửa. Họ hỏi cô:
- Ăn mặc mong manh thế mà lại đi rừng giữa mùa đông gió lạnh để làm gì hở cô?
Cô đáp:
- Trời ơi, tôi phải đi hái cho được đầy một lẵng dâu tây, có lấy được thì mới dám về nhà.
Đợi cô ăn xong bánh, họ đưa cho cô một cái chổi và nói:
- Cô cầm chiếc chổi này ra quét cho sạch tuyết ở phía sau nhà.
Khi cô đang quét tuyết ở sau nhà, ba người lùn nói chuyện với nhau:
- Cô ấy hiền lành và tốt bụng quá, chia bánh cho chúng ta ăn, giờ ta nên cho cô ấy cái gì nhỉ?
Người thứ nhất nói:
- Ta ban cho cô ấy sắc đẹp mỗi ngày một hơn trước.
Người thứ hai nói:
- Ta ban cho cô ấy điều này: cứ nói xong một tiếng lại có một đồng tiền vàng ở miệng rơi ra.
Người thứ ba nói:
- Ta ban cho cô ấy điều này: Có một ông vua sẽ đến chọn cô làm hoàng hậu.
Các bạn có biết cô ấy tìm thấy gì không? Dưới lớp tuyết cô quét đi toàn là dâu chín, dâu chín màu đỏ nâu trông thật ngon lành. Cô lượm đầy lẵng, lòng hết sức vui mừng và chạy vào nhà bắt tay từng người lùn và cảm ơn họ. Cô chạy về nhà, đưa cho dì ghẻ thứ mà bà hạch sách.
Cô bước vào và nói: "Con chào mẹ" thì có một đồng tiền vàng rơi từ trong mồm ra. Rồi cô liền kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy ở trong rừng. Cô cứ nói mỗi tiếng lại có một đồng tiền vàng rơi từ trong mồm ra, chẳng mấy chốc mà phòng đầy tiền vàng. Cô con dì ghẻ kêu:
- Người đâu mà làm cao vậy, vứt tiền văng ra khắp nền nhà.
Trong thâm tâm cô rất ganh ghét, cũng muốn vào rừng tìm dâu. Mẹ bảo:
- Không được đâu, con gái cưng của mẹ. Trời rét lắm, tới mức có thể chết cóng đấy.
Cô không để cho mẹ được yên, mẹ cũng đành cho đi, bà may cho cô một chiếc áo lông thật đẹp, đưa cho cô bánh mì bơ và bánh ngọt đem theo.
Cô cứ thẳng hướng ngôi nhà trong rừng mà đi. Tới nơi, cô thấy ba người lùn cũng đang đứng trông ra. Cô không thèm chào hỏi họ mà cũng chẳng ngó quanh, vội vã lật đật đẩy cửa bước vào, cô ngồi luôn xuống bên lò sưởi, thản nhiên lấy bánh mì bơ và bánh ngọt ra ăn. Những người lùn nói:
- Cô chia cho chúng tôi tới.
Nhưng cô đáp:
- Mình tôi ăn mà vẫn còn thiếu, lấy đâu ra mà chia cho người khác.
Đợi cô ăn xong ba người lùn bảo:
- Chổi đây, nhờ cô quét tuyết ở sau nhà giùm chúng tôi.
Cô đáp:
- Úi cha, các người quét lấy chứ, tôi có là đầy tớ các người đâu.
Cô cảm thấy họ không muốn cho cô gì cả, cô liền đi ra cửa. Lúc đó ba người lùn thì thầm với nhau:
- Chúng ta nên tặng cô ta cái gì nhỉ? Cô này nghe chừng không nết na, độc ác và ganh ghét tính ấy ai mà chịu được.
Người thứ nhất nói:
- Tôi cho nó điều này: mỗi ngày một xấu thêm.
Người thứ hai nói:
- Tôi cho nó điều này: cứ nói một tiếng là một con cóc nhảy từ trong mồm nhảy ra.
Người thứ ba nói:
- Tôi cho nó điều này: nó chết trong bất hạnh.
Cô gái tìm dâu ở sau nhà nhưng chẳng tìm được một quả nào. Về nhà cô kể lại cho mẹ nghe chuyện kiếm dâu ở trong rừng của cô, cứ mỗi tiếng cô nói ra là lại có một con cóc nhảy từ trong mồm nhảy ra, khiến cho mọi người kinh tởm.
Trong lúc đó, đứa con riêng của chồng cứ mỗi ngày một xinh gái hơn, chuyện này làm dì ghẻ càng tức giận, lúc nào cũng tìm mọi cách để hành hạ cô.
Mụ lấy nồi bắc lên bếp lửa để luộc sợi. Luộc xong, mụ quàng sợi lên vai cô gái đáng thương, đưa cho cô một cái rìu, bắt cô phải ra sông đã đóng băng đào một cái lỗ để chuốt sợi. Cô lẳng lặng mang sợi ra sông, lấy rìu bổ đá. Cô đang mải làm thì có một chiếc xe đẹp lộng lẫy chạy tới, vua ngồi ở trong xe hỏi với ra:
- Cô gái ơi, cô con nhà ai và làm gì đấy?
- Tâu bệ hạ, tôi chỉ là một cô gái nghèo đang chuốt sợi.
Nhìn thấy cô gái có sắc đẹp, nhà vua chạnh lòng thương và hỏi:
- Thế cô có muốn đi cùng ta không?
Cô đáp:
- Tâu bệ hạ, tôi cũng thích.
Lòng cô mừng phen này có dịp đi cho rảnh mắt mẹ con mụ dì ghẻ.
Cô lên xe đi với nhà vua. Đến hoàng cung, lễ cưới được tổ chức linh đình, đúng như lời ban của những người lùn.
Năm sau hoàng hậu trẻ tuổi sanh con trai. Mẹ ghẻ được tin mừng lớn ấy, cùng con đến hoàng cung, giả vờ đến thăm hỏi. Đợi khi nhà vua đi, mụ dì ghẻ độc ác túm tóc hoàng hậu, con gái nhấc chân, chúng ném bà qua cửa sổ xuống dòng nước đang chảy.
Liền sau đó đứa con gái xấu xí của mụ trèo lên giường, mụ già chùm khăn kín đầu nó. Khi nhà vua quay trở lại, muốn nói gì đó thì mụ già kêu lên:
- Xin bệ hạ nhẹ chân, hoàng hậu đang mệt, người mồ hôi ra như tắm, bệ hạ cho hoàng hậu yên nghỉ ngày hôm nay.
Vua không hề nghĩ tới chuyện ác ý. Sáng hôm sau vua lại tới. Vua hỏi thăm sức khỏe hoàng hậu, cứ sau mỗi tiếng hoàng hậu nói ra khi trả lời có một con cóc nhảy ra từ mồm chứ không phải tiền vàng. Vua hỏi tại sao như vậy, mụ già bảo đó là tại mồ hôi ra nhiều quá, chắc cơn bệnh sẽ qua.
Giữa đêm người đầu bếp thấy một con thiên nga bơi theo rãnh nước và hỏi:
"Nhà vua đang làm gì?
Đang thức hay là ngủ?"
Người đầu bếp không trả lời, thiên nga lại hỏi:
- Khách của ta đang làm gì?"
Lúc ấy người đầu bếp mới trả lời:
"Họ ngủ say cả"
Thiên nga lại hỏi tiếp:
"Con nhỏ ta thức hay ngủ?"
Người kia đáp:
"Đang ngủ say trong nôi."
Thiên nga liền hiện nguyên hình thành hoàng hậu, lại cho con bú, trải lại nệm, đắp chăn lên người đứa bé, rồi lại biến thành thiên nga, bơi theo rãnh nước ra ngoài.
Hai đêm đầu xảy ra như vậy. Đêm thứ ba bà bảo người đầu bếp:
- Ngươi đi tâu ngay vua để vua tới đây vung gươm ba lần trên đầu ta ở ngưỡng cửa này.
Người đầu bếp đi báo nhà vua. Vua mang gươm tới, vung ba lần trên đầu thiên nga. Sau lần thứ ba, hiện ra trước mặt vua chính là hoàng hậu khi xưa với dáng tươi cười khỏe mạnh.
Vua hết sức vui mừng, nhưng lại giấu hoàng hậu trong một phòng riêng cho tới ngày Chủ nhật, ngày mà đứa bé sẽ được làm phép rửa tội. Lễ rửa tội, vua hỏi:
- Một kẻ khiêng người khác ra khỏi giường ném xuống nước thì đáng tội gì?
Mụ già đáp:
- Tốt nhất là bỏ kẻ ấy vào trong một cái thùng mà quanh thùng toàn chông nhọn, rồi đẩu cho thùng lăn từ ngọn núi xuống suối.
Lúc đó vua liền phán:
- Ngươi đã tự kết án mình đó.
Vua truyền cho lấy thùng lại, bỏ mẹ con mụ dì ghẻ độc ác vào trong đó, lấy đinh đóng nắp thùng lại, rồi cho thùng lăn từ trên ngọn núi xuống suối.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng