Ba người lùn trong rừng


Три человечка в лесу


Ngày xưa có một người đàn ông góa vợ và một người đàn bà góa chồng, người đàn bà có một con gái, và người đàn ông cũng có một con gái. Hai đứa bé chơi thân với nhau, thường rủ nhau chơi và sau đó về nhà người đàn bà góa. Có lần người đàn bà góa bảo đứa con gái của người đàn ông:
- Cháu nghe bác nói nhé, cháu về bảo bố là bác muốn sống cùng với bố cháu. Được vậy bác sẽ cưng cháu hơn là con của bác, cháu muốn gì cũng có.
Đứa bé về nhà kể lại cho bố nghe đầu đuôi câu chuyện. Người đàn ông lẩm nhẩm một mình:
- Không biết nên thế nào nhỉ? Lấy vợ cũng sướng đấy mà cũng khổ đấy.
Bác phân vân không biết nên quyết định như thế nào. Cuối cùng, bác tháo chiếc giày ủng đang đi ra, và bảo con:
- Con cầm chiếc giày ủng này, nó có một lỗ thủng ở đế. Con lên trên gác xép, treo giày lên chỗ cái đinh to ấy, rồi đổ nước vào giày, nếu giày giữ được nước thì bố lại cưới vợ, nếu nước chảy dò ra thì thôi.
Cô gái làm theo lời bố dặn. Nước thấm làn da nở ra, lấp kín lỗ thủng, đổ đầy nước vào giày mà không dò nước ra. Cô gái chạy xuống nói cho bố biết. Bố đích thân đi lên xem thấy đúng như lời con nói. Bác liền đến nhà người đàn bà góa và nói ý định của mình. Và lễ cưới được tổ chức. Sáng hôm sau, khi hai cô dậy thì trước mặt cô con riêng người đàn ông là sữa để rửa mặt và rượu vang để uống, trước mặt cô con riêng người đàn bà để rửa mặt cũng như để uống chỉ là nước lã. Sang ngày thứ hai, trước mặt cô con riêng người đàn ông cũng như cô con riêng người đàn bà chỉ là nước lã vừa để rửa mặt, vừa để uống.
Sang ngày thứ ba, trước mặt cô con riêng người đàn ông chỉ là nước lã, để rửa mặt cũng như là để uống, còn trước mặt cô con gái người đàn bà có sữa để rửa mặt, rượu vang để uống. Và sự việc cứ như thế tiếp diễn trong những ngày sau đó.
Giờ đây dì ghẻ ghét cô con riêng của chồng ra mặt, mụ ghét cay ghét đắng cô ta, luôn vò đầu vắt trán tìm cách hành hạ cô ta. Mụ lại càng tức lồng lên khi thấy con mình thì xấu xí đến ghê tởm, con riêng chồng đã đẹp lại có duyên.
Vào một ngày mùa đông, tiết trời băng giá, tuyết phủ đầy khắp núi và thung lũng, mụ dì ghẻ làm một chiếc áo bằng giấy, gọi con chồng lại và bảo:
- Đây, mặc chiếc áo này vào, rồi vào rừng hái cho tao đầy một lẵng dâu tây, tao đang thèm dâu tây.
Cô gái than:
- Trời ơi, thật có khổ tôi không, làm gì có dâu tây mọc trong mùa đông. Khắp nơi tuyết phủ trắng xóa, đất cứng giá lạnh. Ngoài trời lạnh buốt đến nỗi hơi thở muốn đóng băng luôn, đã thế gió thổi lạnh như cắt da, buốt thấu vào từng khớp xương. Trời lạnh thế mà mặc áo giấy thì chịu sao nổi.
Dì ghẻ quát:
- Mày muốn cãi tao hả? Muốn sống thì đi ngay, có lấy được đầy lẵng dâu thì hãy vác mặt về nhà.
Mụ đưa cho cô một mẩu bánh mì đã khô cứng và nói:
- Bánh để ăn cả ngày đấy.
Mụ nghĩ bụng: "Nó thế nào cũng chết vì đói, vì rét cho mà coi, thôi thế thì rảnh mắt."
Cô gái đành vâng lời, mặc áo giấy vào và cầm lẵng đi vào rừng. Ở ngoài tuyết phủ mênh mông, không đâu có lấy một ngọn cỏ xanh.
Tối giữa rừng cô thấy có một căn nhà nhỏ, có ba người lùn đứng nhìn ra. Cô chào họ và khẽ gõ cửa. Họ nói:
- Xin mời vào.
Cô bước vào trong nhà, ngồi trên chiếc ghế dài bên lò sưởi. Cô thoa tay sưởi cho ấm và định ăn sáng thì ba người lùn nói:
- Cô chia cho bọn tôi chút đi.
Cô nói:
- Vâng, xin mời.
Cô bẻ miếng bánh mì làm hai và đưa cho họ một nửa. Họ hỏi cô:
- Ăn mặc mong manh thế mà lại đi rừng giữa mùa đông gió lạnh để làm gì hở cô?
Cô đáp:
- Trời ơi, tôi phải đi hái cho được đầy một lẵng dâu tây, có lấy được thì mới dám về nhà.
Đợi cô ăn xong bánh, họ đưa cho cô một cái chổi và nói:
- Cô cầm chiếc chổi này ra quét cho sạch tuyết ở phía sau nhà.
Khi cô đang quét tuyết ở sau nhà, ba người lùn nói chuyện với nhau:
- Cô ấy hiền lành và tốt bụng quá, chia bánh cho chúng ta ăn, giờ ta nên cho cô ấy cái gì nhỉ?
Người thứ nhất nói:
- Ta ban cho cô ấy sắc đẹp mỗi ngày một hơn trước.
Người thứ hai nói:
- Ta ban cho cô ấy điều này: cứ nói xong một tiếng lại có một đồng tiền vàng ở miệng rơi ra.
Người thứ ba nói:
- Ta ban cho cô ấy điều này: Có một ông vua sẽ đến chọn cô làm hoàng hậu.
Các bạn có biết cô ấy tìm thấy gì không? Dưới lớp tuyết cô quét đi toàn là dâu chín, dâu chín màu đỏ nâu trông thật ngon lành. Cô lượm đầy lẵng, lòng hết sức vui mừng và chạy vào nhà bắt tay từng người lùn và cảm ơn họ. Cô chạy về nhà, đưa cho dì ghẻ thứ mà bà hạch sách.
Cô bước vào và nói: "Con chào mẹ" thì có một đồng tiền vàng rơi từ trong mồm ra. Rồi cô liền kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy ở trong rừng. Cô cứ nói mỗi tiếng lại có một đồng tiền vàng rơi từ trong mồm ra, chẳng mấy chốc mà phòng đầy tiền vàng. Cô con dì ghẻ kêu:
- Người đâu mà làm cao vậy, vứt tiền văng ra khắp nền nhà.
Trong thâm tâm cô rất ganh ghét, cũng muốn vào rừng tìm dâu. Mẹ bảo:
- Không được đâu, con gái cưng của mẹ. Trời rét lắm, tới mức có thể chết cóng đấy.
Cô không để cho mẹ được yên, mẹ cũng đành cho đi, bà may cho cô một chiếc áo lông thật đẹp, đưa cho cô bánh mì bơ và bánh ngọt đem theo.
Cô cứ thẳng hướng ngôi nhà trong rừng mà đi. Tới nơi, cô thấy ba người lùn cũng đang đứng trông ra. Cô không thèm chào hỏi họ mà cũng chẳng ngó quanh, vội vã lật đật đẩy cửa bước vào, cô ngồi luôn xuống bên lò sưởi, thản nhiên lấy bánh mì bơ và bánh ngọt ra ăn. Những người lùn nói:
- Cô chia cho chúng tôi tới.
Nhưng cô đáp:
- Mình tôi ăn mà vẫn còn thiếu, lấy đâu ra mà chia cho người khác.
Đợi cô ăn xong ba người lùn bảo:
- Chổi đây, nhờ cô quét tuyết ở sau nhà giùm chúng tôi.
Cô đáp:
- Úi cha, các người quét lấy chứ, tôi có là đầy tớ các người đâu.
Cô cảm thấy họ không muốn cho cô gì cả, cô liền đi ra cửa. Lúc đó ba người lùn thì thầm với nhau:
- Chúng ta nên tặng cô ta cái gì nhỉ? Cô này nghe chừng không nết na, độc ác và ganh ghét tính ấy ai mà chịu được.
Người thứ nhất nói:
- Tôi cho nó điều này: mỗi ngày một xấu thêm.
Người thứ hai nói:
- Tôi cho nó điều này: cứ nói một tiếng là một con cóc nhảy từ trong mồm nhảy ra.
Người thứ ba nói:
- Tôi cho nó điều này: nó chết trong bất hạnh.
Cô gái tìm dâu ở sau nhà nhưng chẳng tìm được một quả nào. Về nhà cô kể lại cho mẹ nghe chuyện kiếm dâu ở trong rừng của cô, cứ mỗi tiếng cô nói ra là lại có một con cóc nhảy từ trong mồm nhảy ra, khiến cho mọi người kinh tởm.
Trong lúc đó, đứa con riêng của chồng cứ mỗi ngày một xinh gái hơn, chuyện này làm dì ghẻ càng tức giận, lúc nào cũng tìm mọi cách để hành hạ cô.
Mụ lấy nồi bắc lên bếp lửa để luộc sợi. Luộc xong, mụ quàng sợi lên vai cô gái đáng thương, đưa cho cô một cái rìu, bắt cô phải ra sông đã đóng băng đào một cái lỗ để chuốt sợi. Cô lẳng lặng mang sợi ra sông, lấy rìu bổ đá. Cô đang mải làm thì có một chiếc xe đẹp lộng lẫy chạy tới, vua ngồi ở trong xe hỏi với ra:
- Cô gái ơi, cô con nhà ai và làm gì đấy?
- Tâu bệ hạ, tôi chỉ là một cô gái nghèo đang chuốt sợi.
Nhìn thấy cô gái có sắc đẹp, nhà vua chạnh lòng thương và hỏi:
- Thế cô có muốn đi cùng ta không?
Cô đáp:
- Tâu bệ hạ, tôi cũng thích.
Lòng cô mừng phen này có dịp đi cho rảnh mắt mẹ con mụ dì ghẻ.
Cô lên xe đi với nhà vua. Đến hoàng cung, lễ cưới được tổ chức linh đình, đúng như lời ban của những người lùn.
Năm sau hoàng hậu trẻ tuổi sanh con trai. Mẹ ghẻ được tin mừng lớn ấy, cùng con đến hoàng cung, giả vờ đến thăm hỏi. Đợi khi nhà vua đi, mụ dì ghẻ độc ác túm tóc hoàng hậu, con gái nhấc chân, chúng ném bà qua cửa sổ xuống dòng nước đang chảy.
Liền sau đó đứa con gái xấu xí của mụ trèo lên giường, mụ già chùm khăn kín đầu nó. Khi nhà vua quay trở lại, muốn nói gì đó thì mụ già kêu lên:
- Xin bệ hạ nhẹ chân, hoàng hậu đang mệt, người mồ hôi ra như tắm, bệ hạ cho hoàng hậu yên nghỉ ngày hôm nay.
Vua không hề nghĩ tới chuyện ác ý. Sáng hôm sau vua lại tới. Vua hỏi thăm sức khỏe hoàng hậu, cứ sau mỗi tiếng hoàng hậu nói ra khi trả lời có một con cóc nhảy ra từ mồm chứ không phải tiền vàng. Vua hỏi tại sao như vậy, mụ già bảo đó là tại mồ hôi ra nhiều quá, chắc cơn bệnh sẽ qua.
Giữa đêm người đầu bếp thấy một con thiên nga bơi theo rãnh nước và hỏi:
"Nhà vua đang làm gì?
Đang thức hay là ngủ?"
Người đầu bếp không trả lời, thiên nga lại hỏi:
- Khách của ta đang làm gì?"
Lúc ấy người đầu bếp mới trả lời:
"Họ ngủ say cả"
Thiên nga lại hỏi tiếp:
"Con nhỏ ta thức hay ngủ?"
Người kia đáp:
"Đang ngủ say trong nôi."
Thiên nga liền hiện nguyên hình thành hoàng hậu, lại cho con bú, trải lại nệm, đắp chăn lên người đứa bé, rồi lại biến thành thiên nga, bơi theo rãnh nước ra ngoài.
Hai đêm đầu xảy ra như vậy. Đêm thứ ba bà bảo người đầu bếp:
- Ngươi đi tâu ngay vua để vua tới đây vung gươm ba lần trên đầu ta ở ngưỡng cửa này.
Người đầu bếp đi báo nhà vua. Vua mang gươm tới, vung ba lần trên đầu thiên nga. Sau lần thứ ba, hiện ra trước mặt vua chính là hoàng hậu khi xưa với dáng tươi cười khỏe mạnh.
Vua hết sức vui mừng, nhưng lại giấu hoàng hậu trong một phòng riêng cho tới ngày Chủ nhật, ngày mà đứa bé sẽ được làm phép rửa tội. Lễ rửa tội, vua hỏi:
- Một kẻ khiêng người khác ra khỏi giường ném xuống nước thì đáng tội gì?
Mụ già đáp:
- Tốt nhất là bỏ kẻ ấy vào trong một cái thùng mà quanh thùng toàn chông nhọn, rồi đẩu cho thùng lăn từ ngọn núi xuống suối.
Lúc đó vua liền phán:
- Ngươi đã tự kết án mình đó.
Vua truyền cho lấy thùng lại, bỏ mẹ con mụ dì ghẻ độc ác vào trong đó, lấy đinh đóng nắp thùng lại, rồi cho thùng lăn từ trên ngọn núi xuống suối.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Жил-был муж, у которого умерла жена; и жила-была жена, у которой умер муж. И у вдовца осталась дочка, и у вдовы - дочка же. Девушки были между собой знакомы и вместе хаживали на прогулки и затем заходили в дом ко вдове.
И стала вдова говорить дочери вдовца: "Слышь-ка, скажи своему отцу, что я за него хочу выйти замуж, и что ты тогда каждое утро в молоке хоть купайся и вина пей вволю, а моей дочке и водицы будет полно".
Девушка пошла домой и рассказала своему отцу, что говорила вдова. Вдовец сказал: "Что же мне делать? Женишься - нарадуешься, да женишься же - и наплачешься". Наконец, не зная, на что решиться, он снял с себя сапог и сказал дочке: "Возьми этот сапог (у него в подошве дыра), ступай на чердак, повесь сапог на большой гвоздь и налей в сапог воды. Коли вода в нем удержится - я возьму себе вторую жену; не удержится - не возьму".
Девушка поступила так, как ей было приказано; но от воды подошва разбухла, и дыру затянуло, и сапог оказался полон водой до краев. Дочь доложила об этом отцу. Тот сам взобрался наверх, и когда увидел, что она сказала правду, то пошел он ко вдове, посватался за нее и сыграл свадьбу.
На другое утро после свадьбы, когда обе девушки встали, перед вдовцовой дочкой стояло молоко для мытья и вино для питья, а перед вдовьей дочкой - вода для мытья и вода для питья.
На следующее утро вода для питья и вода для мытья стояла одинаково и перед вдовцовой, и перед вдовьей дочкой.
На третье утро вода для мытья и вода для питья стояла перед вдовцовой дочкой, а молоко для мытья и вино для питья - перед вдовьей дочкой; так при том и осталось.
Мачеха падчерицу возненавидела и не знала, как бы ей со дня на день все хуже жизнь испортить. Притом же была она и завистлива, потому что ее падчерица была красива и миловидна, а ее родная дочь некрасива и противна.
Однажды зимою, когда земля замерзла, как камень, а по горам и по долам всюду лежал глубокий снег, мачеха сшила падчерице платье из бумаги, позвала ее и сказала: "Вот, надень это платье, ступай в лес и принеси мне корзиночку земляники; мне очень этой ягоды захотелось!" - "Ах, Боже мой, - сказала падчерица, - да ведь зимою какая же земляника? И земля замерзла, и все снегом покрыто. И зачем же мне идти в лес в бумажном платье? Ведь на дворе так холодно, что дух захватывает. Этакое платье и ветер продует, и терновник разорвет его в клочья у меня на теле". -"Смеешь ты мне еще противоречить? - закричала мачеха. - Проваливай да не смей мне на глаза показываться, пока не наберешь полную корзиночку земляники!"
Потом она дала ей еще кусок черствого хлеба и сказала: "Этим ты можешь день пропитаться". А сама подумала: "Она в лесу замерзнет и поколеет с голоду - так авось я ее и никогда больше не увижу".
Падчерица послушалась мачехи, надела бумажное платье и вышла из дома с корзиночкой. Везде кругом только и видно было, что снег и из-под него не торчало ни одной зеленой былиночки.
Когда она пришла в лес, то увидела там маленький домик; из окошечка того домика выглядывали три крошечных человечка. Она с ними поздоровалась и скромненько постучалась в их дверь. Те крикнули: "Входи!" - и она вошла в комнату и присела на скамью около печки; там хотела она погреться и съесть свой кусок хлеба.
Три крошечных человечка сказали: "Поделись и с нами своим куском". -"Охотно поделюсь", - сказала она, разломила свой кусок надвое и дала им половину. Те спросили ее: "Чего ты здесь ищешь в лесу в зимнее время, да еще в твоем продувном платьишке?" - "Ах, - отвечала она, - я должна здесь набрать полную корзиночку земляники и без этого не смею домой возвратиться".
Когда она съела свою долю хлеба, они дали ей метлу и сказали: "Поди размети этой метлой снег около задней двери избушки".
И чуть только она вышла за двери, они стали между собой совещаться: "Чем бы ее одарить за то, что она такая славная и добрая, и за то, что хлеб свой поделила с нами?"
Тогда первый сказал: "Я одарю ее тем, что она день ото дня хорошеть станет".
Второй сказал: "Я одарю ее тем, что у нее за каждым словом по червонцу будет выпадать изо рта".
Третий сказал: "А я добьюсь того, что приедет король и возьмет ее в супруги".
Между тем девушка выполнила то, что ей приказали три человечка: размела снег метлою позади избушки, и что же там оказалось? Зрелая земляника, которая так и выставляла из-под снега свои темно-красные ягоды!
Рада-радешенька, она набрала этих ягод полную корзиночку, затем поблагодарила маленьких человечков и каждому из них пожала руку, и побежала домой, чтобы вручить мачехе то, что та желала от нее получить.
Когда она вошла в дом и пожелала мачехе "добрый вечер", у нее вдруг вывалился червонец изо рта.
Затем она стала рассказывать обо всем, что с нею в лесу случилось, и что ни слово, то у ней из уст выпадали червонец за червонцем, так что вскоре вся комната была ими усеяна.
"Подумаешь, какая важность, что она так деньгами швыряет!" - сказала мачехина дочка. Но на самом деле она втайне завидовала падчерице и тоже захотела непременно сходить в лес за земляникой.
Мать отсоветовала ей: "Не ходи, милая доченька, и холодно-то, и простудиться можешь". Но так как та все настаивала на своем, то мачеха наконец уступила, сшила дочке славную шубу, которую та должна была надеть, и дала ей с собою ломоть хлеба с маслом и пирожное про запас.
Дочка пошла в лес и прямо к маленькому домику. Те же три крошечных человечка по-прежнему смотрели в окошечко, но она им не поклонилась и, не поклонившись им, даже не удостоив их взглядом, вошла в избу, присела к печке и стала уписывать свой хлеб с маслом и свое пирожное.
"Поделись с нами!" - крикнули ей человечки, но она им отвечала: "Мне и самой-то мало, так как же я еще другим отделять стану?"
Когда она весь свой запас съела, они сказали ей: "Вот тебе метла, поди-ка размети нам почище снег перед задней дверкой". - "А и сами разметете, - отвечала мачехина дочка, - я вам не служанка".
Когда она увидела, что они ничего не хотят ей подарить, она пошла из избушки вон.
Тогда стали маленькие человечки между собою сговариваться: "Чем бы нам ее одарить за то, что она такая неприветливая и сердце у нее такое злое и завистливое, что на нее никто не угодит?"
И первый из них сказал: "Я одарю ее тем, что она день ото дня будет становиться безобразней".
Второй сказал: "Я одарю ее тем, что у нее при каждом слове будет выпадать изо рта жаба".
Третий сказал: "Я одарю ее тем, что она умрет позорною смертью".
А мачехина дочка поискала-поискала в лесу земляники, ничего не нашла и злая-презлая возвратилась домой.
И чуть только открыла рот, чтобы рассказать матери обо всем, что в лесу с ней случилось, как стали у ней за каждым ее словом выскакивать изо рта жабы, да так много и так часто, что она всем скоро опостылела.
Вот и стала мачеха еще более злиться на свою падчерицу, которая день ото дня становилась красивее, и все думала о том, как, бы ей причинить какое-нибудь лютое горе.
Наконец взяла она котел, поставила его на огонь и стала в нем кипятить шерстяную пряжу.
Когда пряжа прокипятилась, она взвалила ее на плечи бедной девушки, дала ей в руки топор и послала ее на реку: пусть, мол, там прорубь прорубит и всю пряжу выполощет.
Падчерица была послушна, пошла на реку и стала прорубать дыру во льду.
И когда прорубала, откуда ни возьмись подкатила к тому месту великолепная карета, в которой сидел сам король.
Карета остановилась, и король спросил: "Дитя мое, кто ты и что ты там делаешь?" - "Я бедная девушка и полощу шерстяную пряжу".
Тогда король над нею сжалился и, видя притом, какая она красавица, сказал ей: "Не хочешь ли ты со мною поехать?" - "О да, от всего сердца желаю", - отвечала она, обрадованная тем, что могла бежать с глаз долой от своей мачехи и сестрицы.
И вот она села в карету и уехала с королем, и когда она приехала в королевский замок, ее свадьба с королем была отпразднована великолепно, сообразно с теми достоинствами, какими одарили падчерицу маленькие человечки в лесу.
Год спустя родила молодая королева сына, и когда мачеха услыхала об ее великом счастье, то пришла со своею дочкою в замок и сделала вид, как будто хочет посетить роженицу.
Когда же король как-то отлучился и никого в комнате королевы не было, злая баба схватила несчастную за голову, а дочь ее - за ноги, и выкинули они ее из окошка прямо в реку, протекавшую мимо замка.
Затем мачеха положила свою безобразную дочку на кровать и покрыла ее одеялом поверх головы.
Когда король вернулся и хотел говорить со своею женою, старуха закричала ему: "Ни-ни, теперь говорить нельзя, она лежит в сильнейшей испарине, сегодня вы должны оставить ее в покое".
Королю ничто дурное не пришло при этом в голову, и он опять вернулся в опочивальню жены уже только на другое утро; когда же он стал разговаривать с женою, а она - ему отвечать, то он увидел, что при каждом ее слове у ней из уст выпрыгивала жаба, между тем, как прежде выпадало по червонцу. Изумленный этим король спросил, что это значит; но мачеха отвечала, что с королевой это приключилось от сильной испарины и что это пройдет.
А ночью увидел поваренок, как подплыла из реки канавкою утица и заговорила:
Король, что с тобою?
Спишь иль не спишь ты ночною порою?
И, не получив ответа, она продолжала:
А что ж мои гости?
Тогда уж поваренок отвечал ей от себя:
Спят, что на погосте.
И она спросила еще:
А что ж мой ребенок?
И тот отвечал:
Спит среди пеленок.
Тогда птица обернулась королевою, поднялась на верх замка, напоила своего ребенка, взбила ему постельку, прикрыла его потеплее и опять серой утицей уплыла через канавку в реку.
Так приходила она две ночи сряду, а в третью сказала поваренку: "Пойди и скажи королю, чтобы он взял в руки меч свой и трижды взмахнул им надо мною, когда я буду стоять на пороге".
Побежал поваренок и сказал королю, и тот пришел с мечом и трижды взмахнул им над видением.
И по третьему взмаху его супруга стала перед ним жива-живехонька и здоровехонька, как и прежде бывала.
Король был очень этим обрадован, однако же укрыл королеву в особой комнате до того воскресного дня, в который должны были происходить крестины младенца.
И когда младенца крестили, король сказал: "Какую кару следует назначить тому человеку, который возьмет спящего из постели и бросит в воду?" - "Такого злодея, - отвечала мачеха, - лучше всего было бы посадить в бочку, усаженную внутри гвоздями, и ту бочку скатить с горы в воду".
Король отвечал ей на это: "Ты произнесла свой собственный приговор!"
Он велел притащить такую бочку, засадил в нее старуху с ее дочкой и велел крепко заколотить у бочки днище; и ту бочку скатили с горы - прямо в реку.