Ba bà kéo sợi


As três fiandeiras


Ngày xưa có một cô gái biếng nhác không muốn kéo sợi. Bà mẹ đã khuyên răn cô nhiều về việc này nhưng cô vẫn không chịu ngồi kéo sợi. Có một lần, do tức giận và không nén được bực mình, bà đã đánh cô mấy roi. Cô gái oà lên khóc.
Đúng lúc ấy thì hoàng hậu đi qua, nghe tiếng khóc bà cho dừng xe lại và vào trong nhà hỏi bà mẹ tại sao lại đánh con gái đến nỗi ở ngoài đường người ta cũng nghe thấy tiếng khóc. Bà mẹ xấu hổ nhưng không biết có nên nói thật về chuyện lười biếng của con gái mình không, bà nói:
- Tôi không bảo được con tôi ngừng kéo sợi, nó thì lúc nào cũng muốn ngồi kéo sợi, tôi thì nghèo nên không đủ tiền để mua sợi cho nó kéo.
Hoàng hậu nói:
- Ta rất thích nghe tiếng kéo sợi và không gì vui bằng khi thấy những bánh xe quay, bà cho cô con gái theo ta về cung điện, ta có đủ sợi, cô con gái bà muốn kéo bao nhiêu cũng có.
Bà mẹ rất mừng về chuyện này. Hoàng hậu đem cô gái về hoàng cung. Khi về tới hoàng cung, hoàng hậu dẫn cô gái tới ba kho chất đầy sợi gai tuyệt đẹp và nói:
- Hãy kéo đống sợi này, và nếu con kéo xong ta sẽ cưới con cho con trai cả của ta, dù con có nghèo đi chăng nữa, điều đó ta không quan tâm đến, sự cần cù nhẫn nại của con sẽ đưa lại cho con đủ tiền làm của hồi môn.
Cô gái nghĩ mà sợ, vì cô có biết kéo sợi đâu, có lẽ mình phải sống ba trăm năm và hàng ngày phải ngồi từ sáng sớm cho đến tối mịt thì mới xong đống này. Khi chỉ còn mình cô, cô bắt đầu ngồi khóc và cứ ngồi như vậy ba ngày liền mà chẳng hề cử động chân tay. Sang ngày thứ ba thì hoàng hậu tới, bà rất đỗi ngạc nhiên khi thấy sợi chưa kéo, cô gái xin lỗi bà về chuyện ấy, cô nói vì quá nhớ mẹ và nhớ nhà nên chưa quay sợi. Hoàng hậu hiểu chuyện đó, trước khi rời phòng bà nói:
- Ngày mai con bắt đầu làm việc cho ta nhé!
Khi chỉ có một mình, cô không biết tự nhủ và tự cứu mình như thế nào, cô buồn rầu đi đi lại lại trước cửa sổ thì nhìn thấy ba người đàn bà đi lại. Người thứ nhất có bàn chân to tướng, người thứ hai có cái môi dưới dài trễ xuống che cả cằm, và người thứ ba có một ngọn tay cái to sụ. Ba người dừng chân dưới cửa sổ, ngước nhìn lên và hỏi cô gái có điều gì uẩn khúc mà phải buồn phiền. Cô kể ba người nghe tình cảnh của mình. Cả ba đều sẵn sàng giúp đỡ và nói:
- Nếu cô đồng ý mời chúng tôi dự tiệc cưới và không ngại xấu hổ vì có chúng tôi, giới thiệu chúng tôi là những người bà con bên nội, bên ngoại, cho chúng tôi ngồi chung bàn với cô thì chúng tôi sẽ kéo hết số sợi này chỉ trong một thời gian ngắn.
Cô trả lời:
- Tôi rất mong như vậy, xin mời vào và bắt tay ngay vào việc.
Cô để ba người đàn bà kỳ dị vào nhà và dọn một chỗ ở phòng thứ nhất để cho ba người có thể ngồi kéo sợi. Người thứ nhất kéo, người thứ hai se sợi, người thứ ba quay sợi và dùng ngón tay cuộn sợi để lên bàn, sợi xe rất mịn. Mỗi khi hoàng hậu tới thăm, cô gái lại giấu ba người kia và chỉ cho hoàng hậu xem đống sợi đã kéo xong, hoàng hậu khen cô hết lời. Khi kho thứ nhất đã hết thì tiếp tục sang kho thứ hai, cuối cùng tới kho thứ ba, và chẳng bao lâu sau thì kho này cũng xong, lúc đó ba bà chia tay tạm biệt cô gái và nói:
- Cô đừng quên lời hứa nhé, đó cũng là hạnh phúc của cô.
Khi cô gái chỉ cho hoàng hậu xem những kho đầy ắp đống sợi to sụ, hoàng hậu cho sửa soạn lễ cưới. Chú rể rất vui mừng rằng sẽ có một người vợ khéo tay, chăm làm và khen ngợi cô hết lời.
Cô gái nói:
- Con có ba người bà con bên nội bên ngoại, cả ba đã giúp con rất nhiều, con không muốn quên ơn ba người ấy trong lúc con hạnh phúc. Xin mẹ cho con được phép mời họ dự tiệc cưới và mời ngồi chung một bàn.
Hoàng hậu và hoàng tử nói:
- Tại sao lại không bằng lòng nhỉ!
Khi tiệc cưới dọn xong thì thấy ba cô gái ăn mặc tuyệt đẹp bước vào phòng. Cô dâu nói:
- Xin nhiệt liệt đón chào, những người bà con thân thuộc!
Chú rể nói:
- Sao em có những người bà con kỳ dị vậy?
Nói xong chàng tới chỗ người có bàn chân to sụ và hỏi:
- Do đâu mà chị lại có bàn chân to như vậy?
Chị ta trả lời:
- Do lấy chân giữ sợi.
Chú rể lẩm bẩm:
- Do lấy chân giữ sợi.
Rồi chú rể tới chỗ người thứ hai và hỏi:
- Do đâu mà chị lại có cái môi trề dài lê thê?
Chị ta trả lời:
- Do nhấm ướt sợi.
Chàng hỏi tiếp người thứ ba:
- Do đâu mà chị có ngón tay to vậy?
Chị trả lời:
- Do quấn sợi.
Những câu trả lời đó làm hoàng tử đâm ra giật mình sợ và nói:
- Thế thì từ nay không bao giờ cô vợ xinh đẹp của tôi được phép mó tay quay sợi.
Thế là từ đó cô gái tiếp tục không phải kéo sợi nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Uma moça, bonita e prendada, não encontrava casamento, embora muito merecesse um bom estado. Ia sempre à missa das almas, pela madrugada, e rezava seu rosário para elas. Perto da casa da moça morava um homem rico e solteiro que dizia só casar-se com a melhor fiandeira da cidade. A moça sabendo essa notícia, ia comprar linho à casa do rico, dizendo fiá-lo todo num só dia. O homem ficava pasmado, vendo uma moça tão trabalhadora.
Não dando inteiro crédito ao que ouvia, uma manhã, em que a moça apareceu para mercar um pouco de linho, disse-lhe em tom de brincadeira: moça, se esse linho é fiado num dia, sem entrar pelo serão, leve-o sem pagar e irei ao anoitecer ver sua tarefa.
A moça voltou para casa muito aflita com a promessa porque não podia fiar o linho num dia, nem a metade da porção que trouxera. Pôs o linho nas rocas e começou a chorar, a chorar sem consolo. Quando, estava assim, ouviu uma voz trêmula dizendo:
- Por que chora a minha filha?
Levantou a cabeça e viu uma velha, muito velha, vestida de branco e muito pálida. Contou o que lhe sucedia e a velha disse: vá rezar seu rosário que eu vou ajudá-la um pouco.
A moça foi rezar e quando acabou todo o linho estava fiado e pronto. A velha disse: Se você casar eu virei às bodas e não se esqueça de chamar-me minha tia por três vezes.
A moça prometeu. Quando o mercador chegou e viu o linho fiado, ficou assombrado. Gabou muito a moça e no outro dia mandou, ainda uma porção maior de linho, dizendo que voltaria para ver o resultado. A moça pôs-se a chorar sem parar.
Outra velha apareceu, parecida com a primeira, e fiou o linho num amém, enquanto a moça rezava. e ao despedir-se fez o mesmo pedido que a primeira velha fizera.
Ainda uma vez o mercador visitou a moça e não teve palavras para elogiar o quanto ela fizera num dia. Mandou, de presente, ainda mais linho e o mesmo pedido. A moça voltou a lamentar-se e uma terceira velha apareceu e tudo se passou como de costume, linho fiado e promessa feita,
O mercador veio visitar a moça e pediu-a em casamento, marcando-se o dia. Como um dos pre sentes de noivado, recebeu a noiva muito linho para fiar, e rocas, fusos, dobadouras e mais apetrechos. A moça estava desesperada com; o seu futuro.
Quando acabou de casar, surgiram na porta as três velhas juntas. A moça, lembrada do que prometera, recebeu-as muito bem, tratando-as por tias, oferecendo comida, bebida, assento, e fazendo toda a sorte de agrados e oferecimentos. O noivo não tinha cobro do espanto qué lhe causava a feição de cada uma das velhas. Não se contendo, perguntou:
- Por que as senhoras são assim, corcovadas, alhos esbugalhados e queixos para fora? Foi alguma doença?
- Não foi, senhor sobrinho - responderam as velhas - foi o fiar que nos deu essas pechas. Fiámos anos e anos e ficámos assim, corcovadas pela posição, olhos esbugalhados de acompanhar o riço, queixos feios péla tarefa com os tomentos.
O noivo não quis mais saber de rocas, fusos e dobadouras. Agarrou tudo e atirou pana o meio da rua, dizendo que jamais sua mulher havia de pegar num instrumento que a faria tão feia.
Viveram muito felizes. As três velhas eram as "alminhas," agradecidas pela devoção da moça.