Hãnsel và Gretel


Hans en Grietje


Sống ở ven một khu rừng là hai vợ chồng bác tiều phu nghèo, gia đình có hai con, con trai tên là Hãnsel , con gái tên là Gretel. Nhà thường sống bữa đói bữa no cho qua ngày. Một năm kia, trời làm đói kém, miếng bánh mì ăn hàng ngày cũng không kiếm nổi, nằm trằn trọc mãi trên giường với những lo cùng nghĩ, bác trai thở dài nói với vợ:
- Chả biết rồi sẽ sống sao cho qua cơn đói? Không biết lấy gì mà nuôi những đứa con đáng thương của chúng ta, ngay đến bố mẹ chúng nó cũng chẳng có gì để cho vào mồm.
Hết đường xoay xở, đói khổ thúc bách khiến người mẹ đâm ra nhẫn tâm, bà nói với chồng:
- Ba nó ạ, biết sao bây giờ, sáng sớm tinh mơ ngày mai ta dẫn hai đứa vào tận giữa rừng sâu rậm rạp, rồi đốt lửa lên, cho mỗi đứa một mẩu bánh, rồi bỏ mặc chúng ở đó, còn ta cứ việc đi làm việc của ta. Chúng chẳng tìm nổi đường về nhà, thế là ta thoát nợ.
Người chồng nói:
- Má nó à, làm thế không được đâu, ai lại nỡ lòng nào đem con bỏ giữa rừng sâu cho thú dữ đến xé xác ăn thịt.
Vợ mắng:
- Trời, ba nó thật chẳng khác gì thằng điên, ba nó muốn chết cả nút phải không. Nếu vậy thì đi bào gỗ đóng săng là vừa.
Bà vợ chanh chua nói sa sả, không để cho chồng yên thân, chồng đành chịu nhưng còn nói với:
- Nhưng tôi vẫn thấy thương những đứa con tội nghiệp.
Đói bụng quá nên hai đứa trẻ cũng không tài nào chợp mắt được, chúng nghe hết đầu đuôi câu chuyện và những điều bà mẹ nói với bố chúng. Gretel khóc sướt mướt, bảo Hãnsel.
- Anh em mình chắc chết đến nơi.
Hãnsel bảo em:
- Gretel, nín đi em, đừng có lo buồn, anh sẽ có cách.
Chờ lúc bố mẹ đã ngủ say, Hãnsel dậy, mặc áo, mở cửa sau lén ra ngoài. Ngoài trời trăng chiếu sáng rõ mồn một, sỏi trắng trước nhà lóng lánh dưới ánh trăng như những đồng tiền bằng bạc. Hãnsel cúi xuống nhặt sỏi bỏ đầy túi áo, rồi lại rón rén đi vào nhà và dỗ em.
- Em cưng, khỏi phải lo nữa, cứ ngủ cho ngon giấc.
Nói rồi Hãnsel cũng lên giường nằm ngủ.
Tang tảng sáng, khi mặt trời chưa mọc thì bà mẹ đã tới đánh thức hai đứa trẻ:
- Đồ lười thối thây, dậy mau, còn phải vào rừng kiếm củi chứ.
Rồi bà đưa cho mỗi đứa con một mẩu bánh nhỏ xíu và căn dặn:
- Bữa trưa chỉ có thế, ăn nghiến ngấu giờ thì trưa nhịn.
Gretel bỏ bánh vào túi áo ngoài, vì túi áo Hãnsel đầy sỏi trắng. Rồi cả nhà kéo nhau vào rừng.
Cứ đi được một quãng Hãnsel lại đứng sững lại ngoảnh nhìn về phía ngôi nhà. Bố thấy vậy nói:
- Hãnsel, mày nhìn gì vậy, sao lại tụt phía sau, liệu chừng đấy, đừng có dềnh dàng.
Hãnsel đáp:
- Trời, ba ơi, con mèo trắng của con ngồi trên nóc nhà, con nhìn nó, nó chào con ba ạ.
Mẹ nói:
- Đồ ngốc, đâu có phải mèo trắng của mày, ánh sáng mặt trời chiếu vào ống khói nom như vậy đó.
Hãnsel đi tụt phía sau thực ra không phải để nhìn mèo, mà để móc sỏi ở túi rắc xuống đường.
Khi cả nhà đã tới giữa cánh rừng, ông bố nói:
- Giờ các con phải đi kiếm củi đem về đây, ba sẽ nhóm lửa đốt để các con khỏi rét.
Hãnsel và Gretel đi nhặt cành khô, xếp cao thành một đống nhỏ. Người bố nhóm lửa, khi lửa đang cháy bùng bùng, người mẹ nói:
- Giờ chúng mày nằm bên lửa mà sưởi. Tao và ba còn phải vào rừng đốn củi, khi nào xong sẽ về đón chúng mày.
Hãnsêl và Gretel ngồi bên lửa sưởi. Đến trưa, đứa nào lấy phần của đứa đó ra ăn. Nghe thấy tiếng động vang lại chúng tưởng là tiếng rìu đốn cây của bố chúng ở gần quanh đấy. Nhưng thực ra không phải tiếng rìu đốn gỗ, đó chỉ là tiếng cành cây mà người bố buộc vào một thân cây khô, gió thổi mạnh cành cây đập qua lại nghe như tiếng đốn gỗ.
Ngồi đợi lâu quá, mắt hai đứa trẻ đều díp lại vì mệt, chúng lăn ra ngủ say lúc nào không biết. Khi chúng thức dậy thì trời đã tối. Gretel khóc và nói:
- Bây giờ thì làm sao mà ra khỏi rừng được!
Hãnsel dỗ em:
- Em cứ đợi một lát, tới khi vầng trăng lên chúng mình sẽ tìm được lối về nhà.
Trăng rằm đã mọc, Hãnsel cầm tay em đi lần theo vết sỏi cuội lóng lánh dưới ánh trăng như những đồng tiền Batzen mới, cứ như vậy hai anh em đi suốt đêm đến tảng sáng mới về đến nhà. Chúng gõ cửa. Mẹ ra mở cửa, tưởng là ai ngờ đâu lại chính là Henxêl và Grétêl nên liền mắng:
- Chúng mày lũ con mất dạy, sao chúng mày không ngủ nữa ở trong rừng. Tao tưởng chúng mày không thèm về nhà nữa.
Bố thì mừng ra mặt vì trong thâm tâm không muốn bỏ con lại trong rừng.
Sau đó ít lâu trời lại làm đói kém khắp hang cùng ngõ hẻm.
Một đêm, nằm trên giường hai anh em nghe thấy mẹ nói với bố:
- Đồ dự trữ cũng đã ăn hết. Cả nhà chỉ còn nửa cái bánh, ăn nốt chỗ ấy là treo mồm. Phải tống khứ lũ trẻ con đi. Lần này ta đem bỏ chúng vào rừng sâu hơn trước để chúng không tìm được lối mà về nhà. Chẳng còn cách nào cứu vãn được ngoài cách ấy.
Người chồng khổ tâm, nghĩ bụng, thà sống chung cùng với các con chia nhau mẩu bánh cuối cùng vẫn còn vui hơn. Chồng phàn nàn, nhưng vợ không nghe gì hết, còn la chửi chồng rằng đã trót thì phải trét, lần trước đã theo ý mụ thì lần này cũng phải theo.
Hai đứa trẻ nằm nhưng chưa ngủ, chúng nghe hết đầu đuôi câu chuyện bố mẹ bàn với nhau. Khi bố mẹ đã ngủ say, Henxêl dậy định ra ngoài nhặt sỏi như lần trước, nhưng cửa mẹ đã đóng mất rồi, Henxêl không thể ra được nữa. Nó đành dỗ em gái:
- Đừng khóc nữa Gretel, em cứ ngủ cho ngon, trời sẽ phù hộ chúng ta.
Sáng sớm tinh mơ mẹ đã kéo cổ cả hai đứa ra khỏi giường, cho chúng mỗi đứa một mẩu bánh còn nhỏ hơn mẩu lần trước. Dọc đường đi vào rừng, Hãnsel cho tay vào túi, bẻ vụn bánh mì ra, chốc chốc lại đứng lại rắc vụn bánh xuống đất.
Bố nói:
- Hãnsel, sao mày cứ hay dừng chân ngoảnh lại thế?
Hãnsel đáp:
- Con ngoảnh lại nhìn con chim bồ câu của con, nó đang đậu trên mái nhà và nói chào tạm biệt con.
Mẹ mắng:
- Đồ ngốc, đó không phải là chim bồ câu của mày, đó chỉ là cái bóng ống khói khi có mặt trời chiếu.
Dọc đường đi Hãnsel nín lặng, nhưng cũng rắc hết được vụn bánh.
Bà mẹ dẫn hai con vào tít mãi trong rừng sâu, nơi mà chúng từ thuở cha sinh mẹ đẻ chưa bước chân tới bao giờ. Sau khi nhóm lửa xong, đợi cho lửa bùng cháy thì bà mẹ nói:
- Chúng mày ngồi đó, lúc nào mệt thì ngủ đi một tí. Tao với ba mày còn phải đi đốn gỗ trong rừng sâu, tối xong việc sẽ quay lại đón chúng mày.
Đến trưa Gretel bẻ bánh của mình chia cho Hãnsel, vì bánh của Henxêl bẻ vụn rắc dọc đường rồi. Ăn xong chúng ngủ liền. Trời tối nhưng chẳng thấy một ai đến đón hai đứa trẻ đáng thương cả. Khi hai anh em tỉnh dậy thì bóng đêm đã bao trùm khắp mọi nơi. Hãnsel dỗ em gái:
- Gretel, em cứ đợi một lát, tới khi trăng lên anh em mình sẽ nhìn thấy những vụn bánh anh rắc dọc đường, cứ lần theo vết bánh ta sẽ thấy đường về nhà.
Trăng vừa mọc thì hai đứa đứng dậy đi, nhưng chúng không thấy một vụn bánh nào cả, vì trong rừng chỗ nào mà chẳng có chim muông, hàng nghìn con đã sà xuống mổ ăn hết. Hãnsel bảo Gretel:
- Thế nào chúng ta cũng tìm ra đường về.
Nhưng chúng tìm không ra đường. Chúng đi thông đêm đến sáng, rồi lại cả ngày hôm sau từ sáng tới tối mà không ra được khỏi rừng. Giờ đây bụng đói như cào, hai anh em kiếm quanh nhưng chẳng có gì ngoài dâu đất mọc hoang. Hai anh em mệt nhoài người, bước không nổi nữa, nằm lăn ra đất dưới gốc cây và ngủ thiếp đi.
Thế là hai anh em xa nhà đã ba ngày. Chúng lại tiếp tục lên đường, nhưng càng đi càng lạc sâu hơn trong rừng, chỉ chậm ít lâu nữa mà không có ai cứu giúp chắc chúng đói lả mà chết.
Giữa trưa hai anh em nhìn thấy một con chim đẹp, lông trắng như tuyết đậu trên cành cây hót véo von. Nghe tiếng chim hót chúng dừng chân đứng lại. Hót xong chim xoè cánh bay tới trước mặt hai anh em, cả hai liền đi theo hướng chim bay thì đến một túp lều nhỏ, còn chim thì bay đậu trên mái nhà. Lại gần thì thấy nhà xây bằng bánh mì, ngói lợp là bánh ngọt, cửa sổ bằng đường kính trắng tinh. Hãnsel nói:
- Giờ thì anh em mình cứ việc tự nhiên mà đánh chén một bữa ngon lành trời cho. Anh lấy một miếng mái nhà ăn, còn em thì lấy cửa sổ mà ăn, cái đó ăn ngọt đấy.
Hãnsel giơ tay bẻ một mảnh mái nhà để ăn thử xem có ngon không. Và Gretel đứng bên kính cửa mà gặm cho đỡ đói.
Giữa lúc đó thì trong nhà có tiếng người nói nhẹ nhàng vọng ra:
Gặm gặm, nhấm nhấm, ngó nghiêng,
Đứa nào dám gặm nhà riêng của bà?
Hai đứa trẻ đồng thanh đáp:
Gió đấy, gió đấy,
Có con trời đấy.
Nói rồi hai đứa đứng ăn tiếp tục mà chẳng hề sợ hãi.
Thấy mái nhà ăn cũng ngon, Hãnsel bẻ luôn một miếng to tướng lôi xuống. Còn Grétêl gỡ luôn cả một tấm kính tròn, ra ngồi một góc gặm lấy gặm để.
Bỗng cửa mở, một bà lão già cốc đế đại vương tay chống nạng rón rén bước ra. Hãnsel và Gretel sợ rụng rời chân tay, những thứ đang cầm trong tay đều rơi xuống đất. Bà lão lắc lư đầu và nói:
- Trời, các cháu yêu quý, ai đưa các cháu đến đây? Nào vào nhà đi, ở đây với bà, bà không làm gì đâu.
Bà lão cầm tay dắt hai đứa vào trong nhà, toàn những thức ăn ngon: sữa, bánh tráng đường, táo và hạnh đào. Hai chiếc giường nhỏ xinh trải khăn trắng tinh để cho Hãnsel và Gretel trèo lên nằm ngủ. Hai anh em ngỡ là mình đang ở trên thiên đường.
Mụ già chỉ giả bộ tử tế thôi, thực ra mụ là một phù thủy gian ác chuyên rình bắt trẻ con, mụ làm nhà bằng bánh chẳng qua là để nhử chúng lại. Đứa trẻ con nào đã vào lãnh địa của mụ sẽ bị mụ bắt, giết thịt nấu ăn. Đối với mụ ngày đó là một ngày lễ lớn.
Mụ phù thủy này có đôi mắt đỏ và không nhìn được xa, nhưng mụ lại rất thính hơi, có khả năng nhận biết đó là súc vật hay là người đang đi tới.
Khi hai đứa trẻ đứng gần mụ, mụ cười vang đầy nham hiểm và nói giọng ngạo nghễ:
- Đã vào tay bà rồi thì đừng hòng trốn thoát.
Sáng, khi hai đứa trẻ còn ngủ say thì mụ đã dậy. Nhìn hai đứa trẻ ngủ nom dễ thương, hai má đỏ hồng phinh phính, mụ lẩm bẩm một mình:
- Chắc ta sẽ được ăn một miếng mồi ngon đây.
Mụ đưa bàn tay khô héo nắm lấy Hãnsel kéo lôi ra nhốt vào một cái cũi nhỏ, đóng cửa chấn lại. Thằng bé kêu gào thảm thiết nhưng mụ cũng làm ngơ.
Rồi mụ đi đánh thức Gretel dậy và quát:
- Dậy mau, đồ con gái lười chảy thây, dậy đi lấy nước về nấu cho anh mày một bữa ngon. Nó ngồi trong cũi ở ngoài kia kìa, nó phải ăn ngon cho chóng béo, khi nào nó thực béo, tao sẽ ăn thịt.
Gretel òa lên khóc nức nở, nhưng khóc cũng vô ích, vẫn phải làm những điều mụ phù thủy độc ác sai khiến.
Những thức ăn nấu nướng ngon lành đều chỉ để cho Hãnsel, đồ thừa còn lại mới đến lượt Gretel.
Sáng nào mụ già phù thủy cũng nhẹ bước tới bên cũi và nói:
- Hãnsel, giơ ngón tay tao xem mày đã béo lên chút nào chưa.
Hãnsel chìa ra một cái xương nhỏ, mắt cập kèm mụ cứ tưởng đó là ngón tay Hãnsel. Mụ lấy làm lạ tại sao không béo lên tí nào cả.
Bốn tuần đã trôi qua mà thấy Hãnsel vẫn gầy. Mụ đâm ra sốt ruột, không muốn phải chờ lâu hơn nữa. Mụ gọi cô gái:
- Gretel, con Gretel đâu, nhanh tay nhanh chân lên nào, nhớ đi lấy nước nhé. Cho dù thằng Hãnsel béo hay gầy thì mai tao cũng làm thịt đem nấu.
Tội nghiệp cô bé, vừa xách nước, vừa than vãn, hai hàng nước mắt chảy trên gò má trông thật đáng thương. Cô la khóc:
- Lạy trời phù hộ chúng con, thà để thú dữ trong rừng ăn thịt còn hơn, như vậy hai anh em còn được chết chung.
Mụ già bảo:
- Thôi đừng có la khóc nữa, những cái đó chẳng giúp được gì đâu.
Trời sớm tinh sương Gretel đã phải chui ra khỏi nhà đi lấy nước đổ nồi, rồi nhóm lửa chất bếp. Mụ già bảo:
- Nướng bánh trước đã, lò tao nhóm đã nóng, bột tao cũng đã nhào.
Mồm nói tay mụ đẩy cô bé tới trước cửa lò, lửa cháy bốc cả ra phía ngoài cửa lò. Mụ phù thủy nói:
- Chui vào, nhìn xem bên phải lò đã đủ nóng chưa để cho bánh vào.
Mụ định khi Gretel chui vào thì mụ đóng ngay cửa lò lại, để cho Grétêl bị nướng nóng ở trong đó, sau đó mụ chỉ việc lấy ra mà ăn. Nhưng Gretel biết mụ đang nghĩ gì, cô nói:
- Cháu không biết làm thế nào mà vào được trong đó.
Mụ già mắng:
- Ngu như bò ấy, cửa lò rộng thế này, mày thấy không, tao chui vào cũng lọt nữa là mày.
Mụ từ từ đi lại cửa lò và chui đầu vào trong lò. Ngay lúc ấy Grétêl liền đẩy mụ một cái thật mạnh làm mụ chúi tọt hẳn vào trong lò. Gretel đóng cửa lò bằng sắt lại và cài then thật kỹ.
Bạn có nghe thấy không, con mụ già rú lên khủng khiếp. Grétêl chạy thẳng một mạch tới chỗ Hãnsel, mở cửa cũi và reo.
- Hãnsel, anh em ta được giải thoát, mụ phù thủy già đã chết.
Cửa vừa mở Hãnsel nhảy từ trong ra như chim sổ lồng. Thật là vui mừng biết bao. Hai anh em ôm choàng lấy nhau, nhảy tưng tưng, ôm hôm nhau. Bây giờ không còn gì để sợ nữa, hai anh em đi vào nhà mụ phù thủy thấy xó nào cũng có những hòm đầy ngọc ngà châu báu.
Thôi thì tha hồ mà lấy. Hãnsel vừa ních đầy túi vừa nói:
- Thứ này chắc chắn quý hơn sỏi.
- Em cũng phải lấy một ít mang về nhà mới được.
Gretel nói thế rồi nhét đầy tạp dề. Hãnsel nói tiếp:
- Giờ chúng ta phải đi ngay ra khỏi khu rừng của mụ phù thủy.
Đi được vài giờ hai anh em tới bên một con suối lớn. Hãnsel nói:
- Anh không thấy có cầu, làm sao anh em ta sang được bên kia.
Gretel đáp:
- Đò ngang cũng không có nốt, nhưng kia, có con vịt trắng đang bơi, để em nói khó với vịt chắc vịt sẽ chở anh em mình sang bờ bên kia.
Rồi Gretel gọi:
Vịt ơi vịt nhỏ, vịt xinh
Làm ơn vịt cõng chúng mình sang ngang.
Hãnsel cùng với Gretel
Cám ơn vịt trắng không quên công này.
Vịt bơi vào sát bờ. Hãnsel cưỡi lên lưng vịt và bảo em mình lên ngồi sau. Gretel nói:
- Thôi anh ạ, hai người thì quá nặng, để vịt cõng từng người một sang.
Vịt tốt bụng cõng lần lượt hai anh em. Yên ổn sang tới bờ bên kia, hai anh em lại tiếp tục lên đường, đi được một quãng khá dài, hai anh em thấy rừng ngày càng hiện ra quen thuộc hơn. Cuối cùng, từ xa hai anh em đã nhìn thấy căn nhà của bố mẹ mình. Thế là chúng co cẳng chạy, ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào nhà, ôm ghì cổ bố mà hôn. Bà mẹ thì qua đời từ lâu.
Từ ngày bỏ con trong rừng ông bố không có lúc nào vui.
Gretel cởi nút tạp dề, ngọc ngà châu báu lăn tứ tung ra nền nhà. Còn Hãnsel thì hết nắm này đến nắm khác móc từ trong túi ra.
Từ đó những lo lắng không còn nữa, cả nhà sống trong cảnh yên vui hạnh phúc.
Chuyện tôi kể đến đây là hết. Kìa ở góc kia có con chuột đang chạy, ai bắt được nó có thể lấy da làm được một cái mũ lông to thật là to.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Aan de rand van een groot bos woonde eens een arme houthakker met zijn vrouw en twee kinderen. Het jongetje heette Hans en het meisje Grietje. Ze hadden maar heel weinig te eten, en eens, toen alles erg duur werd in het land, konden ze ook niet meer aan brood komen. Toen hij daar 's avonds in bed over lag te tobben en vol zorgen lag te woelen, zei hij tegen zijn vrouw:
"Wat moet er van ons worden? Hoe kunnen we onze kinderen te eten geven, wij die voor ons zelf niets meer hebben?"
"Weet je wat, man," antwoordde de vrouw, "we zullen bij het eerste morgenlicht de kinderen wegbrengen, heel diep in het bos, dan maken we daar een flink vuur en we geven hun ieder nog een stuk brood, dan gaan wij aan het werk en laten hen alleen. Ze vinden de weg naar huis niet meer terug en wij zijn ze kwijt."
"Nee vrouw," zei de man, "dat doe ik niet, hoe zou ik het over mijn hart verkrijgen, mijn kinderen alleen te laten in het bos; dan zouden immers wilde dieren komen en hen verscheuren."
"Dwaze man," zei ze, "moeten we dan alle vier van honger sterven, ga dan maar de planken voor de kisten schaven," en ze liet hem niet met rust, tot hij toegaf. "Maar 't spijt me toch zo van die arme kinderen," zei de man.
De twee kinderen hadden zo'n honger dat ze niet konden slapen en ze hadden alles gehoord wat de stiefmoeder tegen de vader had gezegd. Grietje weende bittere tranen en zei tegen Hans: "Nu is het met ons gedaan."
"Stil Grietje," zei Hans, "wees maar niet bang, we zullen er wel wat op vinden." En toen de ouders waren ingeslapen, stond hij op, deed zijn jasje aan, maakte de onderdeur open en sloop naar buiten. De maan scheen helder en de witte kiezels voor het huis schenen blank. Hans bukte zich en stak er zoveel in zijn broekzakken, als er maar in konden. Toen ging hij het huis weer in, zei tegen Grietje: "Wees maar stil, zusjelief, slaap rustig in, onze lieve Heer zal ons niet verlaten," en hij' ging ook weer in bed.
Bij 't eerste schemerlicht, nog voor de zon was opgegaan, kwam de vrouw de beide kinderen roepen. "Sta toch op, luilakken, we moeten 't bos in om hout te halen." Dan gaf ze aan elk een stukje brood en zei: "Daar heb je iets voor de middag; maar niet eerder opeten, want dit is alles watje krijgt." Grietje nam het brood onder haar schortje, omdat Hans zijn zakken vol stenen had.
Toen gingen ze alle vier naar het bos. Toen ze een eind op weg waren, stond Hansje stil en keek om naar het huis, en deed dat nog eens en toen nog eens.
De vader zei: "Hans, wat kijkje toch telkens om en je blijft aldoor achter; opletten en vergeet je benen niet."
"Och vader," zei Hans, "ik kijk om naar het witte poesje, het zit boven op 't dak en wil me vaarwel zeggen." De moeder zei: "Dwaas, dat is je kat niet, dat is de ochtendzon op de schoorsteen." Maar Hans had helemaal niet naar een katje gekeken, maar had aldoor kleine kiezelsteentjes uit zijn zak op de weg gegooid.
Ze kwamen nu midden in het bos en de vader zei: "Nu moeten jullie hout sprokkelen, kinderen, ik wil een vuur maken, zodat jullie het niet koud hebben." Hans en Grietje droegen rijshout bijeen, een hele berg. Het rijshout werd aangestoken, en toen de vlam goed hoog brandde, zei de vrouw: "Gaan jullie nu bij 't vuur liggen, kinderen, en rust lekker uit, wij gaan het bos in om hout te kappen. Als we klaar zijn, komen we terug en halen jullie af."
Hans en Grietje zaten bij het vuur, en toen 't middag was geworden, aten ze allebei een stukje brood. En omdat ze bijlslagen hoorden, geloofden ze dat hun vader in de buurt was. Maar het was de bijl niet, het was een tak die hij aan een dorre boom had gebonden en die in de wind voortdurend klepperde. – Toen ze lang gezeten hadden, vielen hun ogen dicht, en ze sliepen vast. Eindelijk werden ze weer wakker, maar toen was het stikdonker. Grietje begon te schreien en zei: "Hoe komen we nu uit het bos?" Maar Hans troostte haar: "Wacht maar een poosje, dan komt de maan op, en dan zullen we de weg wel vinden." En toen de volle maan kwam, nam Hans zijn zusje bij de hand, en ging de kiezelsteentjes langs, die schitterden als nieuwe munten en hem de weg wezen. Ze liepen de hele nacht, en kwamen bij 't eerste ochtendlicht weer bij hun vaders huis. Ze klopten aan, de vrouw deed open en toen ze zag dat het Hans en Grietje waren, zei ze: "Stoute kinderen! wat hebben jullie lang in 't bos geslapen; we dachten dat jullie niet terugkwamen." Maar de vader was blij, want het had hem veel verdriet gedaan, dat hij hen had achtergelaten.
Kort daarop was de nood weer hoog gestegen, en de kinderen hoorden hoe de moeder 's nachts, in bed, tot hun vader sprak: "Alles is weer op, we hebben nog een half brood, en dan is 't lied weer uit." De kinderen moeten weg, we zullen ze dieper het bos in brengen, zodat ze de weg niet meer terugvinden, anders is er voor ons geen redding meer." Het viel de man weer zwaar, en hij dacht: "Het zou beter zijn, de laatste happen met de kinderen te delen." Maar de vrouw luisterde nooit naar wat hij zei, ze werd boos en maakte hem verwijten. Wie A zegt moet ook B zeggen, en omdat hij de eerste maal toegegeven had, moest hij het de tweede keer ook doen.
De kinderen waren evenwel wakker geweest en hadden het gesprek gehoord. Terwijl de ouders sliepen, stond Hans weer op, wilde naar buiten en kiezeltjes zoeken, zoals de vorige maal, maar de vrouw had de deur afgesloten en Hans kon er niet uit. Maar weer troostte hij zijn zusje: "Huil maar niet Grietje en slaap maar lekker, onze lieve Heer zal ons wel helpen."
Vroeg in de morgen kwam de vrouw de kinderen uit bed halen. Ze kregen een stukje brood, nog kleiner dan de vorige keer. Op de weg naar het bos brokkelde Hans het in zijn zak; vaak stond hij stil en gooide dan een kruimeltje op de grond. "Hansje, wat kijk je toch aldoor om?" zei de vader, "je moet doorlopen." - "Ik kijk naar mijn duif, hij zit op 't dak en wil mij goedendag zeggen," antwoordde Hans. "Dwaas," zei de vrouw, "dat is de duif niet, dat is de ochtendzon die op de schoorsteen schijnt." Maar gaandeweg gooide Hans alle kruimeltjes op de weg.
De vrouw leidde de kinderen nog verder het bos in, waar ze nog nooit geweest waren. Toen werd er weer een heerlijk vuur aangemaakt, en de moeder zei: "Blijf daar nu zitten, kinderen, en als jullie moe zijn, kun je een beetje gaan slapen; als we vanavond klaar zijn, halen we jullie af." – Toen het middag geworden was, deelde Grietje haar brood met Hans, die het zijne onderweg had gestrooid. Daarna sliepen ze in, de avond verliep en niemand kwam de kinderen halen. Ze werden weer wakker in 't holst van de nacht, maar Hans troostte Grietje en zei: "Wacht maar, Grietje, tot de maan opgaat, dan kunnen we de kruimels zien, die ik gestrooid heb en die wijzen ons de weg naar huis." Toen de maan scheen, stonden ze op, maar ze vonden geen kruimels meer, want de duizenden vogels die in het bos en veld rondvliegen, hadden ze opgepikt. Hans zei tegen Grietje: "We zullen de weg wel vinden," maar ze vonden hem niet, ze liepen de hele nacht en nog de dag daarop van de morgen tot de avond, maar ze kwamen het bos niet uit en werden zo hongerig, want ze kregen niets dan alleen bosbessen. En omdat ze zo moe werden, dat hun benen hen niet meer dragen konden, gingen ze onder een boom liggen en sliepen in. Nu was het al de derde morgen sinds ze hun vaders huis hadden verlaten. Ze begonnen weer te lopen, maar ze raakten aldoor dieper het bos in, en als er niet gauw hulp kwam opdagen, zouden ze van dorst omkomen.
Het werd middag en ze zagen een mooi, sneeuwwit vogeltje op een tak zitten, dat zong zo mooi, dat ze bleven staan om ernaar te luisteren. Toen het liedje uit was, klapte het met zijn vleugels en vloog voor hen uit, en ze liepen achter het diertje aan, tot ze aan een huisje kwamen! Hij ging daar op het dak zitten en toen ze heel dichtbij waren gekomen, zagen ze dat het huisje van brood was gebouwd en met pannekoeken gedekt en de vensters waren van heldere kandijsuiker. "Daar zullen we aan beginnen," zei Hans, "en een kostelijk maal hebben. Ik wil wat van 't dak hebben, Grietje, eet jij van het venster, dat is zoet." Hans reikte omhoog en brak wat van 't dak af om te proeven, hoe dat smaakte, en Grietje ging naar de ruitjes en knabbelde daar aan. Daar riep een fijn stemmetje uit de kamer:

Knibbel knabbel knuisje,
Wie knabbelt er aan mijn huisje?
De kinderen riepen:
De wind, de wind,
dat hemelse kind!
En ze aten verder zonder zich uit het veld te laten slaan. Hans, wie het dak heel goed smaakte, trok er een groot stuk af, en Grietje stootte een hele ronde ruit uit en ging ermee zitten en deed zich tegoed. Maar opeens ging de deur open, en een stokoude vrouw die op een krukje leunde, kwam het huis uitgeslopen. Hans en Grietje schrokken zo erg, dat ze lieten vallen wat ze in de hand hadden. Het oudje schommelde met haar hoofd en zei: "Zo lieve kindertjes, en wie heeft jullie hier gebracht? Kom maar mee naar binnen, en blijf bij mij, er zal niets kwaads gebeuren." Ze nam elk van hen bij de hand en bracht hen in 't huisje. Toen werd heerlijk eten op tafel gezet, melk en pannekoeken met suiker, en appels en noten toe. Daarna werden twee mooie bedjes met wit beddegoed opgemaakt, en Hans en Grietje gingen erin liggen en dachten dat ze in de hemel waren. De oude had maar gedaan alsof ze zo lief was; ze was een boze heks, die loerde op de kinderen, en ze had dat broodhuisje alleen maar gebouwd om de kinderen te lokken. Wanneer ze een kind in haar macht had, maakte ze het dood, braadde het en at het op en dat was een feestdag voor haar. Heksen hebben rode ogen en kunnen niet ver zien, maar ze hebben een fijne neus, net als dieren en ze ruiken het, als er mensen in de buurt zijn.
Toen Hans en Grietje in haar buurt waren gekomen, had ze lelijk gelachen en spottend gezegd: "Die heb ik, die ontglippen me niet meer." 's Morgens vroeg, voor de kinderen wakker waren, stond ze al op, en toen ze hen beiden zo rustig zag slapen met ronde rode wangen, mompelde ze voor zich heen: "Dat zal een lekker hapje worden." Toen pakte ze Hans op met haar benige hand en droeg hem naar een klein stalletje en sloot hem op achter een hekje; hij mocht schreeuwen zo hard hij wou, dat gaf toch niets. Daarom ging ze naar Grietje, schudde haar wakker en riep: "Opstaan, luiwammes, water halen. Kook wat lekkers voor je broer, die zit buiten in het stalletje en moet dik en vet worden. Als hij goed dik is, eet ik hem op." Grietje begon bitter te schreien, maar ook dat hielp niets, ze moest doen wat de boze heks wilde.
Nu werd voor de arme Hans het lekkerste eten gekookt, maar Grietje kreeg enkel de botjes en de schillen. Elke morgen sloop de oude heks naar het stalletje en riep: "Hans, steek je vinger eens uit, zodat ik voelen kan of je al dik wordt!" Maar Hans stak alleen een splinter hout naar buiten, en de oude heks die niet goed zien kon, dacht dat het zijn vinger was en ze was verbaasd dat hij nog niet dikker werd.
Toen er vier weken voorbij waren en Hans nog altijd zo mager bleef, begon ze ongeduldig te worden en wilde niet langer wachten. "Hé! Grietje," riep ze 't meisje toe: "Wees eens flink en haal water voor me; Hans mag dan dik of dun zijn, morgen slacht ik hem en kook ik hem." O, wat jammerde het arme zusje bij het waterdragen, en wat stroomden er een tranen langs haar wangen! "Onze lieve Heer, help ons toch," riep ze uit, "hadden de wilde beesten ons in 't bos maar opgegeten, dan waren we toch samen gestorven." - "Spaar je tranen maar," zei de oude, "het geeft je toch niets."
's Morgens moest Grietje vroeg op, vuur maken en de ketel met water erboven hangen. "Eerst zullen we bakken," zei de oude vrouw. "Ik heb de bakoven al gestookt en 't deeg gekneed!" Ze duwde het arme Grietje naar buiten naar 't bakhuis waar de vlammen al uitsloegen. "Kruip erin," zei de heks, "en kijk of het goed heet is, of we het brood er al in kunnen schuiven." En toen Grietje erin moest, wilde ze de oven dichtdoen en er Grietje in braden, want haar wilde ze ook opeten.
Maar Grietje begreep wat ze van plan was en zei: "Ik weet niet hoe ik dat doen moet, hoe kom ik daar in?" - "Domme gans," zei de heks, "de opening is groot genoeg, zie je wel? Ik zou er zelf wel in kunnen," ze krabbelde eraan en stak haar hoofd in de bakoven. Toen gaf Grietje haar een flinke stoot zodat ze er zelf in viel, gooide de ijzeren deur dicht en schoof er de grendel voor. Hu! daar zette ze een keel op, het was gruwelijk; maar Grietje liep hard weg, en de goddeloze heks moest ellendig omkomen. Maar Grietje liep rechttoe rechtaan naar Hans, maak het stalletje open en riep: "Hans we zijn verlost, de oude heks is dood!" Toen sprong Hans eruit als een vogel uit de kooi, zodra ze voor hem de deur had geopend. Wat waren ze blij, wat zijn ze elkaar om de hals gevallen, wat zijn ze met elkaar rondgesprongen en kusten elkaar! En nu ze nergens meer bang voor hoefden te zijn, gingen ze het huis van de heks binnen, daar stonden in alle hoeken kasten vol parels en edelstenen. "Dat is nog beter dan kiezels," zei Hans, en propte zijn zakken vol, en Grietje zei: "Ik wil ook wat meenemen naar huis!" en stopte haar schortje vol. "Maar nu gaan we weg," zei Hans, "want ik wil uit dat heksenbos weg." Toen ze een paar uur gelopen hadden, kwamen ze bij een groot meer. "Daar kunnen we niet over," zei Hans, "ik zie geen weg en geen brug." - "Er is ook geen bootje," zei Grietje, "maar daar zwemt een witte eend, als ik 't die vraag, brengt hij ons wel naar de overkant." En ze riep:
Eendje, eendje,
hier zijn Hans en Grietje,
d'r is geen weg en ook geen bruggetje,
neem ons op je witte ruggetje!
Het eendje kwam aangezwommen, en Hans ging op hem zitten en vroeg zijn zusje erbij te gaan zitten. "Neen," antwoordde Grietje, "dat is hem te zwaar, hij moet ons na elkaar overbrengen." Dat deed het goede dier, en toen ze gelukig over waren en een poosje voortliepen, kwam hun het bos steeds bekender voor, en eindelijk zagen ze in de verte hun vaders huis liggen.
Toen zetten ze het op een lopen, stortten de kamer binnen en vielen hun vader om de hals. De man had geen gelukkig ogenblik meer gehad, sinds hij de kinderen in het bos had achtergelaten, maar de vrouw was gestorven. Grietje schudde haar schortje uit, zodat de parels en edelstenen in de kamer rolden, en Hans wierp de ene handvol na de andere erbij. Toen was er een eind aan alle zorgen gekomen en ze leefden vol blijdschap samen.
Mijn sprookje is uit, die muis is een guit, wie die vangt mag er een heel erg grote pelsmuts van maken.