Три змеиных листика


Ba chiếc lá rắn


В некотором царстве жил да был такой бедняк, которому нечем было прокормить даже своего единственного сына.
Тогда сказал ему сын: "Милый батюшка, вам так плохо живется - я вижу, что я вам в тягость; лучше уж вы отпустите меня, и я пойду, попытаюсь сам заработать себе на хлеб". Тогда отец его благословил и с великою грустью простился с ним.
А как раз около этого времени один могущественный король вел войну с соседним государством; юноша поступил к нему на службу и отправился на войну.
И когда войска сошлись и произошло сражение, он подвергался большой опасности: кругом него так и сыпало свинцовым горохом, многие из его товарищей погибли.
А когда и главный военачальник был убит, то все уже собирались обратиться в бегство; но юноша выступил вперед, ободрил их своею речью и воскликнул: "Не дадим нашему отечеству погибнуть!"
Тогда последовали за ним и все другие, он двинулся вперед и побил врага.
Король, узнав, что он ему обязан победою, возвысил его над всеми, наградил большими богатствами, и стал он в королевстве первым сановником.
У короля была дочка, очень красивая, но и причудница большая. Она дала обет, что выберет себе в супруги и повелители только того, кто обещает ей вместе с нею живым лечь в могилу, если она умрет прежде своего мужа. "Коли он меня точно любит, - говорила она, - так на что ему и жить после моей смерти?"
Зато и она изъявляла готовность поступить точно так же в случае смерти мужа и говорила, что она вместе с ним сойдет в могилу.
Этот странный обет отпугивал от королевны всех ее женихов; но юноша был так увлечен ее красотой, что он ни на что не посмотрел и стал у короля сватать его дочку. "Да знаешь ли ты, - спросил король, - какой обет ты должен дать?" - "Я должен с нею вместе лечь в могилу, - сказал юноша, - если я ее переживу; но любовь моя к ней так велика, что я этой опасностью пренебрегаю".
Тогда король дал свое согласие, и свадьба была сыграна с большой пышностью.
Пожил юноша с женою некоторое время в любви и согласии, и затем случилось так, что юная королевна заболела каким-то очень тяжким недугом, и никакой врач не мог ее вылечить.
Когда же она умерла, юноша вспомнил о своем обещании, и ему страшно стало при мысли, что вот придется живому лечь с женой в могилу; но это было неизбежно: король поставил стражу у всех ворот, и он должен был покориться своей судьбе.
Когда настал день похорон и тело королевны было опущено в королевский склеп, ее супруга свели туда же и вход в склеп задвинули и заперли на замок.
Рядом с гробом поставили стол, на нем четыре свечи, четыре каравая хлеба и четыре бутылки вина. Когда этот запас истощится, юноша должен будет проститься с жизнью.
Вот и сидел он там, скорбный и печальный, съедал каждый день только по кусочку хлеба, выпивал только по глоточку вина и все же видел, как смерть, что ни день, к нему приближалась и приближалась.
И вот, находясь в плену этих скорбных размышлений о предстоявшей ему участи, юноша вдруг увидел змею, которая выползла из угла склепа и приблизилась к покойнице. Юноша подумал, что змея приползла глодать труп его жены, а потому выхватил свой меч и, сказав: "Пока я жив, ты не прикоснешься к ней!" - разрубил змею на три куска.
Немного спустя выползла и другая змея из угла подземелья; но увидев, что первая змея лежит изрубленная на куски, тотчас уползла в свою нору и вернулась, держа во рту три зеленых листка. Затем она составила три куска змеи, как им следовало быть, и на каждый разруб приложила по листочку. И тотчас же разрубленные части срослись, змея зашевелилась и ожила, и обе поспешно уползли в свою нору.
Листочки остались на полу, и несчастному юноше, который все это видел, пришло в голову, что, может быть, чудодейственная сила листьев, оживившая змею, может точно так же воздействовать и на человека.
Вот он и поднял листья, и один из них приложил к устам покойницы, а два других к ее очам. И чуть только приложил, кровь стала снова обращаться в ее жилах и румянец вновь заиграл на побледневших щеках.
Она вздохнула глубоко, открыла глаза и сказала: "Ах, Боже мой! Где это я?" - "Ты у меня в объятьях, милая женушка!" - отвечал ей юноша и рассказал ей, как все произошло и как он ее снова пробудил к жизни.
Потом он дал ей немного вина и хлеба, и когда она опять почувствовала себя окрепшею, то поднялась из гроба, и они вместе пошли к двери склепа и стали стучать и кричать настолько громко, что стража услышала наверху и доложила королю.
Король сам спустился в подземелье и отворил дверь его, и, увидав дочь и зятя живыми и здоровыми, от души порадовался тому, что они избавились от великого бедствия.
А юноша захватил с собою из склепа три змеиных листка, отдал их своему слуге и сказал: "Спрячь их побережнее и во всякое время носи при себе: кто знает, может быть, они нам еще и в другой раз пригодятся".
А надо сказать, что в королевне, которую юный супруг вновь пробудил к жизни, вдруг произошла резкая перемена: казалось, что в сердце ее иссякла разом всякая любовь к мужу.
Когда он спустя некоторое время задумал навестить своего старика-отца и вместе с женою сел на корабль, чтобы ехать за море, королевна, позабыв всю его любовь и преданность и то, что он ее спас от смерти, стала выказывать явную склонность к корабельщику.
И вот однажды, когда юный супруг ее уснул, она этого корабельщика призвала, и они вдвоем, ухватив спящего юношу за голову и за ноги, выкинули за борт корабля в море. Когда это злодейство совершилось, она сказала корабельщику: "Вернемся обратно и скажем отцу, что муж в дороге умер. А тебя я уж так перед отцом распишу и выхвалю, что он меня выдаст за тебя замуж и тебе передаст со временем свой королевский венец".
Однако же верный слуга, который все видел, незаметно успел отцепить маленькую лодку от корабля, спустился в нее, поплыл вслед за своим господином и дал предателям удалиться. Он вытащил своего господина из воды уже мертвым, но при помощи трех змеиных листочков, которые он всегда носил при себе, благополучно оживил его.
Они оба стали грести изо всех сил, гребли день и ночь, и их лодочка мчалась так быстро по морю, что они ранее большого корабля прибыли к старому королю.
Тот был очень удивлен, что они возвращаются одни, и спросил, что с ними случилось в пути? Когда он услышал о злодеянии своей дочери, то сказал: "Не смею верить тому, чтобы она могла так дурно поступить; а впрочем, правда скоро сама выяснится".
И приказал зятю и слуге его удалиться в потайную комнату и в ней укрыться на время от всех.
Вскоре после того прибыл и большой корабль, и дочь злодейка явилась к отцу с опечаленным лицом. Он спросил ее: "Почему ты возвращаешься одна? Где же твой муж?" - "Ах, батюшка, - отвечала она, - я возвращаюсь домой в великой скорби: муж мой во время плаванья вдруг заболел и умер, и если бы добрый корабельщик не оказал мне всякой помощи, то и мне тоже, вероятно, несдобровать бы; он присутствовал при кончине моего мужа и может все вам рассказать в подробности".
Тогда король сказал: "Я воскрешу покойного твоего мужа", - и вдруг отпер потайную комнату и вызвал оттуда своего зятя и его верного слугу.
Увидев своего мужа, королевна, как громом пораженная, пала на колени и молила о пощаде. Но король сказал: "Нет тебе пощады! Он был готов с тобою вместе умереть и тебя пробудил к жизни, а ты умертвила его во время сна и потому должна понести заслуженную кару!"
И вот она была вместе со своим пособником посажена в дырявый корабль и вывезена в открытое море, где вскоре волны поглотили сообщников.
Xưa có một người đàn ông nghèo đến nỗi không nuôi nổi đứa con trai duy nhất của mình. Một hôm đứa bé nói:
- Cha kính yêu, cha lúc nào cũng lo phiền. Giờ con muốn đi đây đi đó để tính kế sinh nhai, như vậy còn hơn là làm gánh nặng lo âu cho cha ở nhà.
Người cha rất buồn khi tiễn con ra đi, ông cầu phúc cho con lên đường may mắn.
Đúng lúc ấy ở một nước lớn kia có giặc ngoại xâm, anh tới tình nguyện tòng quân theo vua ra trận. Lòng dũng cảm của anh được thử thách ngay trong trận đầu, đạn giặc xối tới như mưa, đồng đội chết rất nhiều, viên chỉ huy không dám xông lên, binh lính còn lại toan tháo chạy, giữa lúc ấy anh xông lên, hô lớn:
- Xông lên anh em, chúng ta không thể để Tổ quốc bị bại vong!
Được tiếp thêm khí thế, binh lính ào theo xông lên cùng anh tả xung hữu đột phá tan được giặc. Khi biết được tin thắng trận do anh là người có công lớn, nhà vua ban thưởng cho anh rất nhiều tiền của và phong làm tể tướng.
Vua sinh được một công chúa, nhan sắc tuyệt trần, nhưng phải cái tính tình kỳ dị. Công chúa thề nguyền chỉ lấy người nào sẵn lòng chịu để chôn sống cùng mồ với nàng, nếu không may nàng chết trước. Nàng lập luận:
- Nếu trái tim chàng đã thuộc về ta, vậy lúc ta chết hỏi chàng còn sống làm gì?
Ngược lại, nếu không may chồng chết trước, nàng cũng sẵn lòng đi theo cùng xuống mồ.
Lời nguyền kỳ dị ấy khiến cho những ai muốn hỏi nàng đều khiếp sợ. Quá say mê với sắc đẹp của nàng, chàng trai kia không còn biết sợ là gì, anh tâu vua xin lấy công chúa. Vua phán hỏi:
- Thế ngươi đã biết điều ngươi phải hứa chưa?
Anh đáp:
- Tâu bệ hạ, thần phải cùng nàng xuống mồ, nếu chẳng may nàng qua đời trước. Nhưng vì thần yêu nàng tha thiết nên không quản điều gì.
Nhà vua ưng thuận. Lễ cưới được tổ chức rất linh đình.
Hai vợ chồng sống với nhau trong cảnh đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng một ngày kia bỗng dưng công chúa đổ bệnh, không thầy lang nào cứu chữa được.
Đến lúc nàng nằm xuống, phò mã mới sực nhớ lời hứa khi xưa, cảnh phải chôn sống cùng nàng làm cho phò mã rợn cả người, nhưng cũng chẳng có cách nào khác. Vua đã lệnh cho lính canh gác cẩn mật mọi đường ra lối vào, chàng chỉ còn cách là chịu theo số mệnh.
Đến ngày thi hài công chúa được đưa vào hầm mộ, phò mã cũng bị giải xuống cùng. Rồi cửa hầm đóng lại và được khóa lại.
Cạnh quan tài công chúa là một cái bàn, trên thắp bốn cây nến, để bốn chai rượu vang và bốn ổ bánh mì. Ăn uống hết những thứ ấy chỉ còn cách ngồi dày vò đợi chết, phò mã rầu rĩ, hàng ngày chỉ ăn chút bánh và uống mỗi ngụm rượu, và thấy mổi ngày lại nhích gần cái chết hơn. Trong lúc chàng đang đăm chiêu suy nghĩ, bỗng thấy một con rắn từ góc hầm bò ra phía thi hài công chúa. Chàng tưởng nó ra để rỉa thi hài công chúa nên tuốt kiếm quát:
- Chừng nào tao còn sống thì mày không được chạm tới thi thể nàng!
Và vung kiếm chém rắn đứt thành ba khúc.
Lát sau, cũng từ góc hầm một con rắn nữa bò ra. Thấy con trước bị chặt đứt khúc nằm đó, nó trườn quay lại, lát sau nó lại ra, miệng ngậm ba chiếc lá xanh. Nó kéo và xếp mấy khúc xác theo thứ tự hình rắn, đặng đắp lên mỗi chỗ chắp một cái lá. Chỉ trong nháy mắt con rắn kia cựa mình và sống lại và cả hai con vội trườn đi. Chúng đi để lại ba cái lá trên mặt đất. Chính mình chứng kiến mọi chuyện vừa xảy ra, con người đang đau khổ kia chợt nảy ra ý nghĩ, ba chiếc lá có sức mạnh dị thường đã hồi sinh con rắn kia, biết đâu những chiếc lá ấy cũng cải tử hoàn sinh cho người được? Rồi chàng lại nhặt ba cái lá, đắp lên hai mắt và miệng người chết. Chỉ trong nháy mắt đã thấy sắc mặt trắng bệch của người chết dần hồng lên máu đã chảy ra trong huyết quản. Sau một hơi thở mạnh, công chúa mở mắt và hỏi:
- Trời, trời ơi, ta đang ở đâu nhỉ?
Phò mã đáp:
- Nàng đương ở cạnh ta, ôi vợ yêu quý!
Chàng kể cho nàng nghe hết đầu đuôi câu chuyện, chuyện chàng đã cứu nàng bằng cách gì. Chàng đưa cho nàng ăn ít bánh và uống chút rượu vang. Khi nàng đã lại sức, hai người ra đập rầm rầm cửa hầm mộ và lớn tiếng gọi, lính canh nghe thấy vội chạy đi tâu vua.
Vua thân mở cửa hầm, thấy công chúa và phò mã đều khỏe mạnh, tươi tỉnh, tai qua nạn khỏi, nên hết sức vui mừng. Phò mã cầm ba chiếc lá rắn đưa cho một tên hầu và dặn:
- Mày giữ bảo vật này cho ta, lúc nào cũng mang theo bên mình, để lúc nguy khốn có ngay dùng.
Từ ngày sống lại, tính tình công chúa thay đổi hẳn: mối tình đằm thắm với chồng khi xưa giờ đây dường như không còn nữa. Ít lâu sau, phò mã muốn vượt biển về thăm quê cha. Sau khi thuyền rời bến ra khơi, công chúa phải lòng tên lái, chẳng còn nghĩ gì tới người chồng chung thủy đã hết lòng cứu mình sống lại. Đợi cho lúc phò mã ngủ say, nàng vẫy gọi tên lái vào, nàng khiêng đầu, hắn tóm chân và quẳng phò mã xuống biển. Làm xong việc bỉ ổi, nàng bảo hắn:
- Giờ ta quay về, và nói phò mã đã chết dọc đường. Ta sẽ năn nỉ vua cha và ca tụng ngươi để Người thuận cho ta và ngươi lấy nhau, và ngươi sẽ là người nối ngôi báu.
Kẻ hầu trung thành của phò mã chính mắt chứng kiến mọi sự việc, liền lẻn xuống chiếc thuyền con, chèo thuyền đi tìm chủ, vớt chủ lên. Anh lấy ba chiếc lá rắn đắp lên hai mắt và mồm chủ. May quá, anh đã cứu được chủ sống lại.
Hai chủ tớ ra sức chèo, bất kể ngày đêm, con thuyền nhỏ lao vun vút, vượt xa chiếc thuyền lớn, về tới hoàng cung trước. Thấy chỉ có hai người về, nhà vua hết sức ngạc nhiên, dò hỏi họ chuyện gì đã xảy ra. Nghe kể, vua biết được sự độc ác của con gái mình và phán:
- Ta không thể tin là con gái ta đã làm điều xấu xa ấy, nhưng sự thật rồi sẽ ra ánh sáng.
Vua truyền cho hai người tạm lánh vào một căn phòng kín, không được cho ai biết chuyện này. Ít lâu sau thuyền lớn cũng về tới nơi. Mụ đàn bà bất nghĩa ra mắt nhà vua với vẻ mặt buồn rười rượi. Nhà vua hỏi:
- Sao con trở về có một mình? Chồng con đâu?
Mụ tâu:
- Trời ơi, cha kính yêu, con quay trở về với nỗi bất hạnh lớn. Giữa đường chồng con lâm bệnh và đã qua đời. Nếu không có người lái tốt bụng này giúp đỡ thì có lẽ con khó lòng mà về được tới đây. Lúc chồng con qua đời anh ta cũng có mặt, anh ta sẽ kể tất cả mọi chuyện để vua cha hay biết.
Vua phán:
- Ta muốn cải tử hoàn sinh cho người quá cố.
Vừa dứt lời thì cửa phòng mở, hai người kia bước ra. Thấy bóng dáng chồng, mụ đàn bà kia chẳng khác gì bị sét đánh ngang tai, mụ sụp quỳ xuống xin tha tội. Vua phán:
- Tha mày sao được. Người ta tình nguyện chết theo mày, rồi lại cứu sống mày, thế mà mày còn nỡ tâm rình lúc nó ngủ say mà hãm hại. Mày phải đền tội.
Vua sai giải mụ cùng tên tòng phạm xuống chiếc thuyền đã khoan thủng đáy, cho đẩy thuyền ra biển khơi, chẳng mấy chốc thuyền đã bị nhận chìm trong sóng biển.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng