La serpiente blanca


Con rắn trắng


Hace ya de esto mucho tiempo, he aquí que vivía un rey, famoso en todo el país por su sabiduría. Nada le era oculto; habríase dicho que por el aire le llegaban noticias de las cosas más recónditas y secretas. Tenía, empero, una singular costumbre. Cada mediodía, una vez retirada la mesa y cuando nadie hallaba presente, un criado de confianza le servía un plato más. Estaba tapado, y nadie sabía lo que contenía, ni el mismo servidor, pues el Rey no lo descubría ni comía de él hasta encontrarse completamente solo. Las cosas siguieron así durante mucho tiempo, cuando un día picóle al criado una curiosidad irresistible y se llevó la fuente a su habitación. Cerrado que hubo la puerta con todo cuidado, levantó la tapadera y vio que en la bandeja había una serpiente blanca. No pudo reprimir el antojo de probarla; cortó un pedacito y se lo llevó a la boca. Apenas lo hubo tocado con la lengua, oyó un extraño susurro de melódicas voces que venía de la ventana; al acercarse y prestar oído, observó que eran gorriones que hablaban entre sí, contándose mil cosas que vieran en campos y bosques. A comer aquel pedacito de serpiente había recibido el don de entender el lenguaje de los animales.
Sucedió que aquel mismo día se extravió la sortija más hermosa de la Reina, y la sospecha recayó sobre el fiel servidor que tenía acceso a todas las habitaciones. El Rey le mandó comparecer a su presencia, y, en los términos más duros, le amenazó con que, si para el día siguiente no lograba descubrir al ladrón, se le tendría por tal y sería ajusticiado. De nada sirvió al leal criado protestar de su inocencia; el Rey lo hizo salir sin retirar su amenaza. Lleno de temor y congoja, bajó al patio, siempre cavilando la manera de salir del apuro, cuando observó tres patos que solazaban tranquilamente en el arroyo, alisándose las plumas con el pico y sosteniendo una animada conversación. El criado se detuvo a escucharlos. Se relataban dónde habían pasado la mañana y lo que habían encontrado para comer. Uno de ellos dijo malhumorado: "Siento un peso en el estómago; con las prisas me he tragado una sortija que estaba al pie de la ventana de la Reina." Sin pensarlo más, el criado lo agarró por el cuello, lo llevó a la cocina y dijo al cocinero: "Mata éste, que ya está bastante cebado." - "Dices verdad," asintió el cocinero sopesándolo con la mano, "se ha dado buena maña en engordar y está pidiendo ya que lo pongan en el asador." Cortóle el cuello y, al vaciarlo, apareció en su estómago el anillo de la Reina. Fácil le fue al criado probar al Rey su inocencia, y, queriendo éste reparar su injusticia, ofreció a su servidor la gracia que él eligiera, prometiendo darle el cargo que más apeteciera en su Corte.
El criado declinó este honor y se limitó a pedir un caballo y dinero para el viaje, pues deseaba ver el mundo y pasarse un tiempo recorriéndole. Otorgada su petición, púsose en camino. y un buen día llegó junto a un estanque, donde observó tres peces que habían quedado aprisionados entre las cañas y pugnaban, jadeantes, por volver al agua. Digan lo que digan de que los peces son mudos, lo cierto es que el hombre entendió muy bien las quejas de aquellos animales, que se lamentaban de verse condenados a una muerte tan miserable. Siendo, como era, de corazón compasivo, se apeó y devolvió los tres peces al agua. Coleteando de alegría y asomando las cabezas, le dijeron: "Nos acordaremos de que nos salvaste la vida, y ocasión tendremos de pagártelo." Siguió el mozo cabalgando, y al cabo de un rato parecióle como si percibiera una voz procedente de la arena, a sus pies. Aguzando el oído, diose cuenta de que era un rey de las hormigas que se quejaba: "¡Si al menos esos hombres, con sus torpes animales, nos dejaran tranquilas! Este caballo estúpido, con sus pesados cascos, está aplastando sin compasión a mis gentes." El jinete torció hacia un camino que seguía al lado, y el rey de las hormigas le gritó: "¡Nos acordaremos y te lo pagaremos!" La ruta lo condujo a un bosque, y allí vio una pareja de cuervos que, al borde de su nido, arrojaban de él a sus hijos: "¡Fuera de aquí, truhanes!" les gritaban, "no podemos seguir hartándoos; ya tenéis edad para buscaros pitanza." Los pobres pequeñuelos estaban en el suelo, agitando sus débiles alitas y lloriqueando: "¡Infelices de nosotros, desvalidos, que hemos de buscarnos la comida y todavía no sabemos volar! ¿Qué vamos a hacer, sino morirnos de hambre?" Apeóse el mozo, mató al caballo de un sablazo y dejó su cuerpo para pasto de los pequeños cuervos, los cuales lanzáronse a saltos sobre la presa y, una vez hartos, dijeron a su bienhechor: "¡Nos acordaremos y te lo pagaremos!"
El criado hubo de proseguir su ruta a pie, y, al cabo de muchas horas, llegó a una gran ciudad. Las calles rebullían de gente, y se observaba una gran excitación; en esto apareció un pregonero montado a caballo, haciendo saber que la hija del rey buscaba esposo. Quien se atreviese a pretenderla debía, empero, realizar una difícil hazaña: si la cumplía recibiría la mano de la princesa; pero si fracasaba, perdería la vida. Eran muchos los que lo habían intentado ya; mas perecieron en la empresa. El joven vio a la princesa y quedó de tal modo deslumbrado por su hermosura, que, desafiando todo peligro, presentóse ante el Rey a pedir la mano de su hija.
Lo condujeron mar adentro, y en su presencia arrojaron al fondo un anillo. El Rey le mandó que recuperase la joya, y añadió: "Si vuelves sin ella, serás precipitado al mar hasta que mueras ahogado." Todos los presentes se compadecían del apuesto mozo, a quien dejaron solo en la playa. El joven se quedó allí, pensando en la manera de salir de su apuro. De pronto vio tres peces que se le acercaban juntos, y que no eran sino aquellos que él había salvado. El que venía en medio llevaba en la boca una concha, que depositó en la playa, a los pies del joven. Éste la recogió para abrirla, y en su interior apareció el anillo de oro. Saltando de contento, corrió a llevarlo al rey, con la esperanza de que se le concediese la prometida recompensa. Pero la soberbia princesa, al saber que su pretendiente era de linaje inferior, lo rechazó, exigiéndole la realización de un nuevo trabajo. Salió al jardín, y esparció entre la hierba diez sacos llenos de mijo: "Mañana, antes de que salga el sol, debes haberlo recogido todo, sin que falte un grano." Sentóse el doncel en el jardín y se puso a cavilar sobre el modo de cumplir aquel mandato. Pero no se le ocurría nada, y se puso muy triste al pensar que a la mañana siguiente sería conducido al patíbulo. Pero cuando los primeros rayos del sol iluminaron el jardín. ¡Qué era aquello que veía! ¡Los diez estaban completamente llenos y bien alineados, sin que faltase un grano de mijo! Por la noche había acudido el rey de las hormigas con sus miles y miles de súbditos, y los agradecidos animalitos habían recogido el mijo con gran diligencia, y lo habían depositado en los sacos. Bajó la princesa en persona al jardín y pudo ver con asombro que el joven había salido con bien de la prueba. Pero su corazón orgulloso no estaba aplacado aún, y dijo: "Aunque haya realizado los dos trabajos, no será mi esposo hasta que me traiga una manzana del Árbol de la Vida." El pretendiente ignoraba dónde crecía aquel árbol. Púsose en camino, dispuesto a no detenerse mientras lo sostuviesen las piernas, aunque no abrigaba esperanza alguna de encontrar lo que buscaba. Cuando hubo recorrido ya tres reinos, un atardecer llegó a un bosque y se tendió a dormir debajo de un árbol; de súbito, oyó un rumor entre las ramas, al tiempo que una manzana de oro le caía en la mano. Un instante después bajaron volando tres cuervos, que, posándose sobre sus rodillas, le dijeron: "Somos aquellos cuervos pequeños que salvaste de morir de hambre. Cuando, ya crecidos, supimos que andabas en busca de la manzana de oro, cruzamos el mar volando y llegamos hasta el confín del mundo, donde crece el Árbol de la Vida, para traerte la fruta." Loco de contento, reemprendió el mozo el camino de regreso para llevar la manzana de oro a la princesa, la cual no puso ya más dilaciones. Partiéronse la manzana de la vida y se la comieron juntos. Entonces encendióse en el corazón de la doncella un gran amor por su prometido, y vivieron felices hasta una edad muy avanzada.
Thuở ấy có một ông vua nổi tiếng trong cả nước là thông minh, học rộng, biết nhiều. Không cái gì là vua không biết. Người ta có cảm giác dường như gió đưa lại cho vua những tin tức bí mật nhất.
Vua có một thói quen rất kỳ lạ. Trưa nào cũng vậy, sau bữa ăn, khi bàn đã dọn đi hết, không còn một ai ở trong phòng nữa, một người hầu tin cẩn bưng vào cho vua một cái thẫu đậy nắp kín. Ngay chính người hầu cũng không biết trong đó có gì. Cũng chẳng một ai biết được điều đó vì vua bao giờ cũng đợi đến khi chỉ còn một mình mới mở thẫu ra. Một thời gian dài như vậy, cho tới một hôm, người hầu bị tính tò mò thôi thúc, không nhịn được nữa, lúc bưng thẩu đi, anh ta mang thẫu thẳng về buồng mình. Khi đã đóng cửa phòng thật cẩn thận, anh ta mới mở nắp ra, thấy một con rắn trắng nằm trong đó. Mới nhìn đã nhỏ nước miếng, không kìm được nữa, anh cắt luôn một miếng bỏ mồm nếm thử xem sao. Anh vừa động lưỡi nếm liền nghe thấy hình như có tiếng chim hót líu lo ở cửa sổ. Anh tới bên cửa sổ lắng nghe, thì ra chim sẻ chuyện trò với nhau, kể cho nhau nghe những gì đã thấy ở ngoài đồng và ở trong rừng. Vì được nếm miếng thịt rắn nên giờ đây anh ta hiểu được tiếng các loài vật.
Cũng đúng ngày hôm đó lại có chuyện xảy ra: Chiếc nhẫn đẹp nhất của hoàng hậu tự nhiên biến mất. Hoàng hậu nghi cho người hầu tin cẩn ấy ăn cắp, vì anh ta là người duy nhất được phép vào tất cả mọi nơi ở trong cung vua. Vua truyền gọi anh đến, dọa mắng anh thậm tệ, hẹn cho đến sáng hôm sau nếu không tìm ra được thủ phạm thì anh sẽ bị coi như chính là thủ phạm và bị đem ra xét xử. Có kêu oan cũng vô ích; anh bị đuổi ra ngoài. Trong lúc phân vân, lo sợ, anh đi lang thang trong sân, nghĩ xem có cách nào giải thoát khỏi cơn khốn quẫn này không.
Lúc đó trong hồ có đàn vịt đang chụm lại với nhau, lấy mỏ rỉa lông cho mượt, chúng đang chuyện trò vui vẻ. Anh người hầu đứng lại lắng nghe. Chúng kể cho nhau nghe những nơi chúng đã đến, nơi nào có lắm mồi ngon. Trong lúc chúng kể chuyện thì có một con càu nhàu ta thán:
- Tao thấy nặng bụng khó chịu quá. Trong lúc vội vã đi ngang qua dưới chân cửa sổ buồng của hoàng hậu, tao đã nuốt luôn một cái nhẫn vào bụng.
Nghe vậy, anh người hầu liền tóm ngay cổ con vịt ấy, mang vào bếp nói với đầu bếp:
- Bác làm thịt con này nhé, con này béo lắm.
Bác đầu bếp nhận lời, nhấc vịt lên xem có nặng không, rồi nói:
- Được, cứ để đó! Con này chắc tham ăn lắm, béo thế này thì chỉ còn đợi đem quay thôi.
Bác đầu bếp mổ vịt thì thấy chiếc nhẫn của hoàng hậu trong mề vịt. Thế là anh người hầu có thể minh oan cho mình một cách dễ dàng. Để đền bù cho sự oan uổng ấy, nhà vua hỏi anh người hầu muốn gì và hứa phong cho anh chức tước cao quý nhất trong triều đình.
Mặc dù còn trẻ, đẹp trai, tương lai đầy hứa hẹn nhưng anh người hầu khước từ tất cả, trong thâm tâm rất buồn, không muốn ở lại cung đình nữa. Anh chỉ xin một con ngựa và ít tiền để đi chu du thiên hạ. Khi đã được toại nguyện, anh lên đường. Một hôm anh đi qua một cái ao, thấy ba con cá bị mắc cạn trong đám lau sậy, đang ngáp thoi thóp. Dẫu rằng người ta thường nói: câm lặng như cá, nhưng anh lại nghe thấy chúng than vãn vì sẽ phải chết một cách bi thảm. Vì có lòng nhân hậu, anh xuống ngựa và nhấc cá khỏi bụi lau sậy rồi thả xuống nước. Cá quẫy, tỏ nỗi vui mừng, lướt nhô đầu khỏi mặt nước, gọi với anh:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh. Thế nào chúng tôi cũng tìm cách trả ơn này.
Anh lại cưỡi ngựa lên đường. Đi được một lúc, anh có cảm giác như có tiếng nói ở trên cát ngay dưới chân mình. Anh lắng tai thì nghe một con kiến chúa đang phàn nàn:
- Giá loài người đừng để con vật vụng về thô lỗ đụng đến chúng ta có hay không! Cái con ngựa ngu ngốc này lại sắp giẫm nát những người bà con của chúng ta mà không hề mủi lòng.
Anh bèn giật cương cho ngựa đi lánh sang bên đường. Kiến chúa nói với anh:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh.
Đang đi trong rừng, bỗng anh nhìn thấy quạ bố và quạ mẹ đang vứt lũ quạ con ra khỏi tổ và thét:
- Tụi bay cút đi, đồ quỷ tha ma bắt! Chúng ta không thể nuôi báo cô chúng mày mãi thế được! Chúng mày đã khôn lớn, phải biết lo liệu lấy chứ!
Lũ quạ con tội nghiệp ấy nằm soài dưới đất, cố vẫy đôi cánh yếu ớt kêu:
- Chúng tôi, những đứa trẻ không nơi nương tựa, bay còn chưa nổi thì làm sao đi kiếm mồi nuôi lấy thân mình? Giờ chỉ còn cách nằm chết đói thảm hại nơi đây.
Lúc đó, chàng trai trẻ xuống ngựa, rút gươm giết ngựa để làm mồi cho quạ con ăn. Lũ quạ con nhảy tới, ăn no nê rồi nói:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh.
Giờ anh đành rảo cẳng đi bộ. Đi hết con đường dài, anh tới một thành phố đông đúc, tấp nập. Mọi người đang xô lấn nhau để đến gần nghe một người cưỡi ngựa đang bắc loa loan báo là công chúa kén chồng. Ai muốn kết duyên cùng nàng thì phải hoàn tất một công việc rất khó, nếu chẳng may không thực hiện được việc đó, đời người ấy coi như bỏ đi. Nhiều người đã thử sức mình, nhưng họ đều bị bỏ mạng. Thấy công chúa đẹp lạ thường, chàng trai đâm ra ngơ ngẩn, quên hết cả những nguy hiểm, đến tâu trình vua muốn xin thử sức mình.
Ngay sau đó anh được dẫn ra bờ biển. Người ta vứt một chiếc nhẫn vàng xuống biển trước sự có mặt của đông đủ mọi người. Nhà vua bảo anh hãy lấy chiếc nhẫn đã rơi xuống đáy biển lên. Nhà vua còn nói thêm:
- Nếu ngươi lên tay không thì sẽ bị ném ngay xuống biển, cứ như vậy đến khi ngươi bị sóng nước cuốn đi.
Mọi người đứng đó đều tiếc cho đời chàng trai trẻ đẹp kia, họ bỏ về lần lần, để anh đứng cô đơn bên bờ biển. Anh đứng đó một mình, đang mải nghĩ xem phải làm gì thì thấy ba con cá bơi lại. Chẳng phải là loại cá xa lạ nào, đó chính là ba con cá mà anh đã cứu sống trước đây. Con cá bơi ở giữa, mồm ngậm một con sò. Nó bơi đến, đặt sò lên bãi biển dưới chân anh. Khi anh cầm sò lên, cậy ra thì thấy có chiếc nhẫn vàng. Anh mừng lắm, liền đem nhẫn dâng vua, hy vọng vua sẽ giữ lời hứa thưởng cho mình. Nào ngờ công chúa vốn kiêu kỳ, biết chàng không phải con nhà gia thế vọng tộc, môn đăng hộ đối, nên chối từ bằng cách ra điều kiện chàng trai phải làm một việc khó thứ hai. Nàng vào vườn, tự tay mình rắc mười bị kê xuống cỏ và nói:
- Sớm mai, trước khi mặt trời mọc, anh phải nhặt xong hết kê lẫn trong cỏ, không thiếu hạt nào.
Chàng trai ngồi trong vườn, suy tính mãi mà không ra được kế gì. Anh đành ngồi rầu rĩ, đợi trời sáng rõ cho người ta dẫn ra pháp trường. Khi những tia nắng đầu tiên vừa lóe lên thì anh thấy mười bị kê đầy ăm ắp đứng liền nhau thành một hàng, không thiếu hạt nào. Thì ra đêm ấy, kiến chúa đã cùng hàng ngàn, hàng vạn kiến quân kéo đến. Những con vật không quên ơn ấy đã cần mẫn nhặt kê bỏ bị. Công chúa đích thân xuống vườn. Nàng hết sức ngạc nhiên khi thấy chàng trai đã làm xong việc mình giao cho. Nhưng nàng vẫn chưa hết tính kiêu kỳ, lại bảo:
- Tuy anh đã làm được hai việc khó, nhưng ta chỉ chấp nhận anh là chồng ta khi nào anh lấy được về đây cho ta một quả táo vàng ở cây táo trường sinh.
Anh không biết cây táo ấy mọc ở đâu, đành nhắm mắt đưa chân, cứ dấn bước đi đến khi nào mỏi thì thôi, lòng chẳng hy vọng gì sẽ kiếm được quả táo đó. Anh đã đi qua ba nước. Một ngày kia, anh vừa tới một khu rừng thì trời sập tối. Anh ngồi xuống gốc cây, định ngủ một giấc, bỗng nghe tiếng vỗ cánh phía trên cao, rồi một quả táo vàng rơi vào tay anh. Cùng lúc đó có ba con quạ sà xuống, đậu lên đầu gối anh và nói:
- Chúng tôi là ba con quạ non anh đã cứu khỏi chết đói. Chúng tôi đã khôn lớn, nghe biết ân nhân đang đi tìm quả táo vàng, lập tức chúng tôi vượt bể tới nơi tận cùng của trái đất, nơi có cây trường sinh mọc để hái táo mang về cho ân nhân.
Hết sức mừng vui, chàng trai lập tức lên đường trở về nước, dâng công chúa xinh đẹp quả táo vàng. Giờ đây công chúa không còn cớ gì để từ chối nữa. Hai người bổ táo, vui vẻ chia nhau mỗi người ăn một nửa. Giờ đây lòng nàng dậy lên tình thương vô hạn đối với chàng trai trẻ. Hai người sống với nhau thật thắm thiết cho đến khi đầu bạc răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng