Den tapre lille skrædder (Syv i et hug)


Chú thợ may nhỏ thó can đảm


En sommermorgen sad en lille skrædder på sit bord ved vinduet. Han var i godt humør og syede af alle livsens kræfter. Mens han sad der, kom en bondekone forbi ude på gaden og råbte: "Hvem vil købe honning, hvem vil købe honning!" skrædderen fik lyst til at smage på den, stak hovedet ud af vinduet og råbte: "Kom herop min gode kone, så kan I blive af med noget af jeres honning." Konen gik op af de mange trapper med sine tunge kurve og måtte lukke op for alle krukkerne. Skrædderen stak næsen i dem allesammen og sagde så: "Den lader jo til at være god. Giv mig fire lod. Det gør såmænd heller ikke så nøje, selv om det bliver et fjerdingspund." Konen havde troet, at hun skulle gøre en rigtig god forretning og gav ham ærgerlig hvad han forlangte. "Det skal rigtig smage mig," sagde skrædderen, tog brødet ud af skabet, skar sig et ordentligt stykke og smurte honning på. "Det er dog vel bedst, at jeg først bliver færdig med mit sytøj," tænkte han, satte brødet ved siden ar sig og syede videre, men han var så glad, at han stadig tog større og større sting. Lugten af den søde honning trængte imidlertid hen til væggen, hvor der sad fuldt af fluer, og de kom nu flyvende og satte sig på brødet. "Hvem har indbudt jer?" sagde skrædderen og jog dem væk. Fluerne forstod ikke dansk, men kom et øjeblik efter tilbage. Da tabte skrædderen tålmodigheden, tog en stump tøj og smækkede efter dem. Ikke mindre end syv fluer lå døde på bordet. "Sikken en karl jeg er," sagde han beundrende, "det skal hele byen få at vide." Han lavede sig i en fart et bælte og syede med store bogstaver derpå: "Syv med et slag." - "Hele verden skal få det at vide," sagde han, og hjertet hoppede i livet på ham af glæde.
Skrædderen spændte bæltet om livet og begav sig på vej ud i den vide verden, fordi han mente, værkstedet her var for lille for sådan en tapper fyr. Før han drog af sted, undersøgte han, om der ikke var noget, han kunne tage med, men han fandt ikke andet end en gammel ost, og den stak han så i lommen. Udenfor huset så han, at der sad en fugl, som var blevet fanget i krattet, og den puttede han ned i lommen til den gamle ost. Han skridtede nu godt ud, og da han var en rask lille fyr, blev han ikke træt. Vejen gik over et højt bjerg, og oppe på toppen sad der en vældig kæmpe og så sig om. Skrædderen gik modig hen til ham og sagde: "Goddag, kammerat. Du sidder nok og kigger på verden. Jeg er netop vandret ud for at se mig om. Har du lyst til at gå med?" Kæmpen så hånlig på den lille skrædder. "Sådan en pjalt," sagde han. "Så det mener du," sagde skrædderen, knappede frakken op og pegede på bæltet. "Der kan du se, hvad jeg er for en." - "Syv med et slag," læste kæmpen, og da han troede, det var mennesker, fik han ikke så lidt respekt for den lille fyr. Han ville dog først stille ham på prøve og tog derfor en sten i hånden og klemte den, så de klare dråber trillede ned. "Kan du gøre mig det efter?" spurgte han. "Er det det hele," sagde skrædderen, "det er jo bare legeværk." Han stak hånden i lommen, tog osten frem og klemte den, så saften løb ud mellem fingrene på ham. "Det var nok en lille smule bedre," sagde han. Kæmpen vidste ikke, hvad han skulle tro, tog en sten og kastede den så højt op, at man næsten ikke kunne se den og spurgte så: "Kan du gøre mig det efter?" - "Ja, det kan jo være meget godt," sagde skrædderen, "men nu skal jeg kaste en sten så højt op i luften, at den slet ikke kommer ned igen." Derpå tog han fuglen op af lommen og kastede den i vejret. Lykkelig over sin frihed svang den sig bort og kom ikke mere igen. "Ja, kaste det kan du," sagde kæmpen, "men lad os nu se, om du kan bære noget." - "Kan du hjælpe mig at bære dette træ ud af skoven?" - "Med fornøjelse," svarede den lille mand, "tag du kun stammen på skulderen, så bærer jeg grenene, det er dog det tungeste." Kæmpen gjorde det, og skrædderen satte sig på en gren, og kæmpen, der ikke kunne vende sig om, måtte bære hele træet og skrædderen oven i købet. Han sad velfornøjet deroppe og fløjtede og sang, som om det var den rene barnemad at bære sådan et træ. Da de havde gået et stykke vej, kunne kæmpen ikke holde det ud længere og sagde: "Nu lader jeg træet falde." Skrædderen sprang behændig ned, greb fat i grenene med begge hænder, som om han havde båret det og sagde ringeagtende: "Kan sådan en stor fyr ikke engang bære den smule træ."
De gik nu videre, og da de kom til et kirsebærtræ trak kæmpen de øverste grene ned og gav skrædderen dem at holde, for at han kunne spise af bærrene. Skrædderen havde naturligvis ikke kræfter til at holde grenene nede, og da kæmpen gav slip fløj de i vejret og skrædderen med. Da han lykkelig og vel var sluppet ned på jorden igen, sagde kæmpen: "Det var da løjerligt, at du ikke engang er så stærk, at du kan holde det tynde træ nede." - "Det er aldeles ikke derfor," svarede skrædderen, "hvad tror du, det har at betyde for en, som har slået syv med et slag? Jeg sprang over træet, fordi jægerne skyder gennem krattet dernede. Prøv, om du kan gøre mig det efter." Kæmpen prøvede på det, men blev hængende i grenene, og skrædderen beholdt således også overtaget her.
"Når du er sådan en tapper fyr må du gerne følge med hjem i vores hule og blive der i nat," sagde kæmpen, og skrædderen fulgte så med ham. Inde i hulen sad flere andre kæmper omkring ilden og gnavede af et stegt får. Skrædderen så sig om og tænkte: "Her er rigtignok bedre plads end i mit lille værksted." Kæmpen viste ham nu en seng, han kunne sove i. Han takkede, men syntes den var alt for stor, og da kæmpen var gået til ro, satte han sig hen i en krog. Ved midnatstid, da kæmpen troede, at skrædderen sov fast, stod han op og slog løs på sengen med en stor jernstang og tænkte, at han nu havde knust hvert ben i den lille fyrs krop. Tidlig om morgenen gik kæmperne ud i skoven og havde helt glemt skrædderen, men på en gang så de ham nok så lystig komme spadserende. De blev bange for, at han skulle slå dem allesammen ihjel og løb deres vej, så hurtigt de kunne.
Skrædderen gik videre lige ud for næsen. Da han havde gået i mange dage, kom han ind i en gård, der hørte til kongens slot, og da han var træt, lagde han sig til at sove i græsset. Mens han lå dér, kom der en hel del folk forbi og stod stille og læste, hvad der stod på hans bælte. "Det må være en meget mægtig mand," sagde de, "men hvad vil han dog her midt i fredstiden." De gik op og fortalte det til kongen, og sagde, at han endelig måtte få manden til at blive der, for han kunne jo være til stor nytte i krigen. Kongen sendte da en af sine mænd ned til skrædderen for at spørge, om han ville gå i krigstjeneste hos ham. Manden blev ærbødig stående dernede, til skrædderen strakte lemmerne og slog øjnene op og kom så frem med sit andragende. "Det er netop derfor, jeg er kommet her," sagde skrædderen, "jeg er beredt til at træde i tjeneste hos kongen." Han blev modtaget med mange æresbevisninger og kongen anviste ham selv hans bolig.
Soldaterne så imidlertid skævt til skrædderen og ønskede ham tusind mile bort. "Det kan jo blive en gal historie for os," tænkte de, "hvis han kommer op at skændes med en af os og slår til, falder der syv på en gang." De begav sig derfor allesammen til kongen og forlangte, at han skulle afskediges. "Vi kan ikke tjene sammen med en mand, der slår syv med et slag," sagde de. Kongen havde ikke lyst til at miste alle sine tro tjenere for en mands skyld, og var så led og ked af ham, at han ønskede, han aldrig havde set ham for sine øjne. Men han turde ikke give ham afsked, fordi han var bange for, at han skulle slå ham og hele folket ihjel. Til sidst fandt han dog på råd. Han sendte bud til skrædderen, at han på grund af hans store tapperhed ville give ham et ærefuldt hverv. I en af skovene i hans rige havde to kæmper tilhold, og de røvede og brændte i hele omegnen, og ingen turde gå imod dem. Hvis han kunne dræbe dem, ville kongen give ham sin datter til ægte og det halve kongerige i medgift. Hundrede ryttere skulle drage med for at hjælpe ham. "Det er noget, der ikke tilbyder sig hver dag," tænkte skrædderen og svarede: "Jeg skal nok tage mig af de to kæmper, og jeg har aldeles ikke brug for de hundrede ryttere. Det vil være en smal sag for en, der har slået syv med et slag at få bugt med to. Men de kan jo gerne ride med."
Den lille skrædder drog nu af sted i spidsen for hundrede ryttere. Da de kom til skoven sagde han til dem: "Bliv I kun her, jeg skal nok klare mig alene." Derpå løb han ind i skoven. Kort efter fik han øje på kæmperne, der sov under et træ og snorkede, så grenene rystede. Skrædderen fyldte i en fart sine lommer med sten og klatrede op i træet.
Han lod sig så glide ud på en gren, så han kom til at sidde lige over kæmperne, og begyndte at kaste sten ned på den ene. Der gik en lang tid uden at han mærkede det, men til sidst vågnede han, puffede til sin kammerat og sagde: "Hvorfor slår du mig?" - "Du har drømt," svarede den anden, "jeg har ikke rørt dig." De lagde sig igen til at sove, og skrædderen begyndte nu at kaste sten på den anden. "Hvad skal det betyde," råbte han, "hvorfor slår du mig?" - "Jeg gør dig ikke noget," brummede den første. De skændtes en lille smule, men de var så trætte, at de snart holdt op og lukkede øjnene igen. Skrædderen tog nu den allerstørste sten og kastede den så hårdt, han kunne, ned på den ene kæmpe. "Nej, nu bliver det for galt," råbte han ude af sig selv og stødte den anden imod træet, så det rystede. Den anden betalte med samme mønt, og de kom nu i et sådant raseri, at de rykkede træer op og slog løs på hinanden, til de faldt døde om. Skrædderen sprang nu i en fart ned af træet. "Det var da godt, at de ikke tog det træ, jeg sad i," tænkte han, "så havde jeg nok fået mig en ordentlig tur." Han tog sit sværd, gav dem hver et dybt sår i brystet og gik så ud til rytterne og sagde: "Nu er det arbejde gjort. Det var rigtignok en hård kamp, de rev træer op for at værge sig, men det hjalp altsammen ikke. De kunne dog ikke stå sig mod den, der slår syv med et slag." - "Er I da ikke såret?" spurgte rytterne. "Ikke et hår har de krummet på mit hovede," svarede skrædderen. Rytterne ville ikke tro ham, men red ind i skoven, og der fandt de jo kæmperne, der svømmede i deres blod, mens træerne lå spredt rundt om dem.
Skrædderen forlangte nu sin løn, men kongen angrede sit løfte og gav sig til at grunde på, hvordan han kunne skaffe sig den helt fra halsen. "Du må udføre endnu en heltegerning, før jeg giver dig min datter," sagde han. "Ude i skoven er der en enhjørning, som gør megen skade, den må du fange." - "Den er jeg endnu mindre bange for end for kæmperne," sagde skrædderen, " syv med et slag er min mindste kunst." Han tog et tov og en økse med sig, gik ud i skoven, og lod igen de mænd, der var fulgt med ham, blive udenfor. Han havde ikke gået ret længe, før enhjørningen kom springende imod ham og uden videre ville æde ham. "Tag det med ro," sagde han, "så let går det ikke." Derpå stod han ganske stille, til dyret var kommet tæt hen til ham, så sprang han behændig bag et træ. Enhjørningen løb af alle kræfter imod træet og borede hornet så langt ind i stammen, at den ikke kunne få det ud igen. "Nu er fuglen fanget," sagde skrædderen, lagde tovet om halsen på den, huggede hornet ud af træet og bragte dyret til kongen.
Kongen ville endnu ikke give ham hans løn, men forlangte, at han først skulle fange et vildsvin, som gjorde stor skade i skoven. Jægerne skulle hjælpe ham. "Det skal være mig en let sag," sagde skrædderen. Han lod jægerne blive udenfor skoven, og det var de meget velfornøjede med, for vildsvinet havde allerede før givet dem så varm en modtagelse, at de havde tabt lysten til at komme igen. Da dyret fik øje på skrædderen, for det rasende imod ham, og fråden stod det ud af munden. Den letbenede fyr løb imidlertid ind i et kapel, der lå lige ved, og hoppede ud af vinduet på den anden side. Svinet var løbet efter ham, og han kom nu i en fart tilbage og smækkede døren i og fangede det således. Skrædderen kaldte nu på jægerne for at de med egne øjne skulle se fangen. Derpå begav han sig til kongen, der måtte holde sit løfte, hvad enten det smagte ham eller ej. Hvis han havde vidst, at det ikke var andet end en lille skrædder, der stod for ham, var det nok gået ham endnu mere til hjerte. Brylluppet blev imidlertid fejret med stor pragt og ringe glæde, og skrædderen var nu konge.
Nogen tid efter hørte den unge dronning en nat, at kongen talte i søvne. "Lav den frakke i stand, dreng, ellers skal jeg varme dine ører," sagde han. Hun kunne nu tænke sig, hvor den tapre helt stammede fra, og næste morgen gik hun til sin far og bad ham befri hende for en mand, der ikke var andet end skrædder. Kongen trøstede hende og sagde: "Næste nat skal du lade døren til mit sovekammer stå åben, så skal en af tjenerne stå på vagt udenfor, og når din mand er faldet i søvn binder vi ham og bringer ham ombord på et skib, og så lader vi det flyde for vind og vove. Dronningen syntes godt om forslaget, men den unge konges tro tjener havde hørt, hvad de aftalte, og fortalte sin herre det hele. "Det skal jeg nok sætte en pind for," sagde den lille skrædder. Om aftenen gik han i seng, som han plejede, og da hans kone troede, at han sov, stod hun op og åbnede døren og krøb så i seng igen. Men skrædderen havde kun ladet som om han sov, og råbte nu højt: "Gør den frakke i stand, dreng, ellers skal du få dine ører varmet. Jeg har slået syv med et slag, dræbt to kæmper og fanget en enhjørning og et vildsvin, og så skulle jeg være bange for den, der står udenfor døren!" Da tjeneren hørte det, blev han ude af sig selv af angst og løb som om fanden var i hælene på ham, og ingen af de andre turde gå ind til skrædderen. Således blev den lille skrædder ved at være konge, så længe han levede.
Vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, một chú thợ may bé nhỏ ngồi trên phản bên cửa sổ chăm chú khâu, trong lòng có vẻ khoan khoái lắm. Chợt có bác nông dân đi qua phố rao hàng:
- Mứt táo ngon đây, mứt táo ngon đây.
Tiếng rao nghe bùi tai, chú thợ may thò đầu ra ngoài cửa sổ gọi:
- Lại đây, bà ơi, ở đây chắc bà bán hết hàng chứ không chơi.
Bà khệ nệ mang thúng hàng nặng trèo lên ba bậc thang tới tận chỗ chú thợ may ngồi. Bà giở cho chú xem tất cả các loại mứt. Ngó xem hết bình nọ đến bình kia, chú còn đưa lên mũi ngửi, ngửi chán rồi nói:
- Mứt ngửi nghe chừng ngon đấy, bà cân cho tôi bốn Lốt đi, nếu có cân quá tay một chút thành một phần tư nửa ký cũng được.
Đưa hàng cho khách bà đi ngay. Bà bực mình lắm, vừa đi vừa lẩm bẩm rủa thầm vì cứ tưởng là vớ được món khách bở.
Chú thợ may tay cầm mứt reo:
- Cầu chúa ban phước, chắc ăn mứt này chúa cho tha hồ mà khỏe mạnh.
Rồi chú mở tủ lấy bánh mì, cắt lấy một khoanh và phết mứt lên. Chú nói:
- Chắc ngon đấy, nhưng mình phải khâu xong cái quần này đã rồi hãy cắn miếng ăn thử.
Chú để bánh sang bên, tiếp tục khâu nốt, nhưng do hứng chí nên mũi khâu mỗi lúc một dài hơn. Trong lúc chú mải làm, ruồi trên tường đánh hơi được mùi mứt thơm, chúng kéo cả đàn sà xuống. Ngoảnh lại thấy ruồi đậu trên bánh, chú thợ may nói:
- Ơ kìa, ai mời chúng mày đấy?
Rồi chú phảy đuổi các vị khách không mời mà đến ấy đi. Nhưng ruồi đâu có hiểu tiếng Đức, chúng không những chẳng bay đi mà còn kéo đến đông hơn trước. Cáu tiết lên chú thợ may với tay lấy một mảnh da, quật không thương tiếc lũ ruồi, vừa quật vừa mắng:
- Đợi đấy, tao cho chúng mày biết tay!
Đập xong chú ngồi đếm, bảy con ruồi chết chân duỗi thẳng đơ nằm trước mặt chú. Tự phụ về sự anh dũng bất ngờ của mình chú nói:
- Thế nào mấy chàng trai kia, biết tay chưa? Phải làm cho cả tỉnh biết việc này mới được.
Chú vội may một cái thắt lưng, thêu trên đó mấy chữ thật to: "Một đòn chết bảy."
Rồi chú lại nói thêm:
- Sao lại chỉ cả tỉnh thôi nhỉ? Phải làm cho khắp thiên hạ biết việc này mới được.
Lòng chú xao xuyến lâng lâng, rạo rực. Chú đeo thắt lưng vào người, tính sẽ đi chu du thiên hạ. Chú nghĩ bụng: cứ quanh quẩn ở cái tiệm may quèn này thật uổng cho sự anh dũng của mình.
Trước khi lên đường, chú lục lọi khắp nhà xem còn có gì có thể mang theo trong cuộc hành trình. Tìm mãi mà chú chỉ tìm thấy một miếng phó mát để đã lâu, chú liền nhét vào túi. Vừa mới ra tới cổng thì chú thấy một con chim bị mắc kẹt ở trong bụi cây, chú rón tay bắt và đút luôn chim vào trong túi cùng với phó mát.
Chú hăm hở lên đường, chân đi thoăn thoắt. Vốn người nhỏ nhắn nên chú đi không biết mỏi. Đường đi đến một quả núi. Mới tới đỉnh núi chú đã nhìn thấy một người khổng lồ thảnh thơi ngồi nhìn quanh. Chú thợ may cứ thản nhiên tiếp lại chào hỏi:
- Xin chào anh bạn, ai cho anh bạn ngồi đây chỉ để ngắm nhìn thế giới bao la hả. Ấy mình hiện đang trên đường đi chu du thiên hạ đây, cậu có thích đi chu du cùng với mình không?
Anh chàng khổng lồ ngắm nhìn chú thợ may một cách khinh bỉ và nói:
- Mày đồ nhãi nhép, quân khốn khiếp.
Chú thợ may đáp lại:
- Thế là thế nào nhỉ!
Rồi chú cởi khuy áo, chỉ thắt lưng cho anh chàng khổng lồ xem và nói:
- Cứ đọc chữ đây sẽ biết mình là người thế nào.
Anh chàng khổng lồ đọc: "Một đòn chết bảy," nên nghĩ, bảy người chết chỉ vì một đòn đánh, vì thế nên có ý nê nể chú thợ may nhỏ thó. Nhưng rồi chàng khổng lồ vẫn muốn thử sức với chú thợ may. Chàng nhặt một hòn đá, rồi nắm tay bóp đá chảy ra nước và nói:
- Cậu có khỏe thì bóp thử tớ xem!
Chú thợ may đáp:
- Chỉ có thế thôi à? Dễ ợt như đồ chơi trẻ con.
Chú móc túi lấy miếng phó mát đã mềm nhũn, nắm tay bóp cho nó chảy ra nước rồi nói:
- Thấy chưa, có hơn chút nào không?
Chàng khổng lồ không biết nói sao, không ngờ một người nhỏ bé mà lại khỏe như vậy. Anh ta nhặt một hòn đá, vung tay ném nó lên cao tới mức ta không nhìn thấy tăm hơi hòn đá nữa. Rồi chàng khổng lồ nói:
- Nào chú vịt con làm thử xem!
Chú thợ may nói:
- Ném khá đấy! Nhưng đá cậu ném rồi sẽ rơi xuống đất cho mà xem. Còn hòn đá mình ném sẽ không rơi xuống đất.
Chú thò tay vào túi lấy chim, rồi tung lên không. Chim được thả thích quá, bay vút ngay đi.
Chú thợ may hỏi:
- Thế nào anh bạn, như vậy anh bạn đã ưng ý chưa?
Chàng khổng lồ đáp:
- Cậu ném được đấy. Nhưng để xem cậu vác nặng có giỏi như cậu ném đá không?
Chàng khổng lồ dẫn chú thợ may đến bên một cây sồi cổ thụ nằm đổ ngang trên đường đi, và nói:
- Cậu có khỏe thì mang giúp tớ cây này ra khỏi rừng!
Chú thợ may nhỏ thó đáp:
- Được thôi! Cậu cứ vác lên vai thân cây đi, mình sẽ nhấc cành nhánh lên vai mà vác, cái đó nặng hơn nhiều.
Anh chàng khổng lồ vác trên vai thân cây, còn chú thợ may thì ngồi vắt vẻo trên một cành cây. Vác nặng nên anh chàng khổng lồ không sao quay được đầu nhìn lại phía sau nên không hề biết rằng chính mình phải vác toàn bộ cây gỗ mà còn vác thêm cả chú thợ may ngồi vắt vẻo trên đó nữa. Chú thợ may ngồi sau thích chí, lòng vui như hội; chú huýt sáo bài hát: "Có ba bác phó may cưỡi ngựa ra khỏi cổng thành," chú làm như việc vác cây cổ thụ chỉ là trò trẻ con. Cây cổ thụ quá nặng nên anh chàng khổng lồ mới vác được một đoạn đường đã thấy mệt nhoài, dừng chân nói:
- Này anh bạn, cẩn thận nhé! Tớ thả cây xuống đây.
Chú thợ may liền nói:
- Cậu chỉ được cái to xác, không vác nổi cái cây này thì bết quá!
Hai người cùng nhau tiếp tục cuộc hành trình. Đi ngang qua một cây anh đào, anh chàng khổng lồ vịn ngọn cây có nhiều quả chín xuống, bảo chú thợ may giữ hái mà ăn. Nhưng chú thợ may nhỏ thó làm sao giữ nổi ngọn cây đang bị vịn cong xuống. Khi anh chàng khổng lồ vừa mới buông tay ra thì ngọn cây bật ngay lại, chú thợ may bị văng theo lên không.
Vốn người nhỏ thó nên chú thợ may rơi xuống mà không hề bị xây xát gì cả. Anh chàng khổng lồ hỏi mỉa:
- Sao vậy anh bạn, có cái cành cong mà không giữ nổi à?
Chú thợ may nhỏ thó đối đáp:
- Cậu tưởng tớ yếu à? Hạng người đánh một đòn chết bảy lại thèm làm trò ấy à? Mình nhảy vọt qua ngọn cây vì thấy có toán thợ săn đang ngắm bắn vào bụi cây chỗ chúng mình đang đứng. Cậu có giỏi thì giờ nhảy thử như tớ xem nào!
Anh chàng khổng lồ ráng sức nhảy nhưng không sao vượt qua được ngọn cây, bị treo lơ lửng bởi những cành lá của cây cổ thụ, bởi vậy nên chú thợ may lại được cuộc.
Anh chàng khổng lồ lại nói:
- Này, cậu gan dạ anh dũng như vậy thì hãy đi cùng tớ về hang, ngủ cách đêm với chúng tớ một hôm.
Chú thợ may nhận lời đi theo. Đến hang thì thấy có mấy người khổng lồ khác đang ngồi bên lửa, người nào cũng cầm trong tay một con cừu thui và ăn một cách ngon lành. Chú thợ may nhìn quanh và nghĩ bụng:
- Nơi này rộng rãi hơn cửa hiệu của mình.
Anh chàng khổng lồ chỉ một cái giường bảo chú cứ lên giường mà ngủ cho đẫy giấc. Giường của người khổng lồ quá rộng, chú thợ may nhỏ thó nằm ngay ở mép một góc giường mà ngủ. Đến nửa đêm, anh chàng khổng lồ nghĩ, có lẽ giờ này chú thợ may ngủ đã say, liền lấy một thanh sắt to phang mạnh xuống giường, tưởng như vậy là thanh toán xong tên châu chấu cho bõ bực.
Sáng sớm tinh mơ bọn khổng lồ đã kéo nhau vào rừng và quên bẵng chú thợ may đó. Bọn khổng lồ hoảng sợ khi bỗng nhiên lại nhìn thấy chú thợ may mặt mày hớn hở, hiên ngang thẳng phía họ mà bước tới, họ tưởng chú sẽ đánh chết cả lũ nên co cẳng mạnh ai người mấy chạy.
Chú thợ may lại tiếp tục đi, dáng dương dương tự đắc. Đi được một lúc lâu thì chú tới khu vườn thượng uyển. Lúc đó chú mới thấy thấm mệt, liền lăn ra đánh một giấc trên bãi cỏ. Trong lúc chú đang ngủ say trên bãi cỏ thì có một tốp người đi qua, thấy có người nhỏ thó lại nằm trong vườn thượng uyển họ đứng lại ngắm nghía, ngó nghiêng. Họ đọc thấy dòng chữ viết trên thắt lưng chú: "Một đòn chết bảy!."
Họ bảo nhau:
- Ái chà! Giữa lúc thiên hạ thái bình thế này vị hổ tướng này xuất hiện ở đây làm gì? Chắc đây là một chủ tướng có sức địch muôn người!
Họ liền đi tâu trình nhà vua, họ nghĩ là nếu có chinh chiến xảy ra thì người này có thể là một dũng sĩ ngoan cường, không nên để một người như vậy đi nơi khác mất, đợi chú thợ may tỉnh giấc dậy thì nói nhà vua muốn vời giúp nước lúc chinh chiến. Sứ giả đến nơi nhưng đứng đợi cho đến lúc chú thợ may vươn vai, mở mắt, lúc ấy mới nói rõ ý định của nhà vua. Chú thợ may đáp:
- Chỉ vì chuyện ấy mà ta tới đây. Ta sẵn sàng phụng sự nhà vua.
Chú được đón tiếp trọng thể và xếp ở một nơi riêng đặc biệt.
Các tướng lĩnh trong triều thì bực mình ra mặt, họ mong người "dũng sĩ" mới kia sẽ ra biên cương cách đây ngàn dặm. Họ trò chuyện với nhau:
- Lôi thôi với nó thì nguy, vì nó chỉ đập một cái là chết bảy. Lúc ấy chắc chẳng còn ai trong bọn mình sống sót.
Họ quyết định cùng nhau vào yết kiến nhà vua để xin được bãi chức về nhà. Họ đồng thanh tâu:
- Muôn tâu bệ hạ! Bọn hạ thần không thể ở cùng với một người đánh một đòn chết bảy.
Nhà vua buồn, thấy chỉ vì muốn giữ một người mà tất cả bọn bầy tôi trung thành sẽ xa lánh mình. Lúc này nhà vua lại ước, giá như không gặp chú thợ may có phải là hay không và trong bụng rất muốn tống khứ chú đi ngay. Nhưng nhà vua không dám nói, sợ "dũng sĩ" giết mình và luôn thể giết hết cả dân rồi tự lên ngôi vua. Vua nghĩ đi nghĩ lại mãi mới nghĩ ra được một kế. Vua sai sứ đến bảo chú, nếu quả chú là một tráng sĩ oai phong lẫm liệt thì hãy làm một việc cứu dân giúp vua. Ở một khu rừng trong nước có hai tên khổng lồ sống bằng nghề cướp của, giết người, đốt nhà. Chúng gây ra không biết bao nhiêu là tội ác. Vì sợ nguy đến tính mạng nên không một ai dám đến gần khu rừng ấy. Nếu như tráng sĩ giết được hai tên khổng lồ ấy, nhà vua sẽ gả con gái độc nhất cho và một nửa giang sơn làm của hồi môn. Để trừ khử hai tên khổng lồ nhà vua cho một trăm kỵ sĩ đi theo giúp sức. Chú thợ may nghĩ bụng:
- Có thế mới xứng với một người như mình! Lấy được công chúa xinh đẹp làm vợ, lại được chia nửa giang sơn, chuyện hiếm có trên trần gian chứ đâu phải bỡn!
Nghĩ vậy, chú liền đáp:
- Ái chà, ta sẽ trói gô hai tên khổng lồ ấy lại! Một người đánh một đòn chết bảy chẳng có lý do gì để sợ hai tên, ta cũng chẳng cần một trăm kỵ sĩ làm gì.
Chú thợ may ra đi, trăm kỵ sĩ theo sau. Đến cửa rừng chú bảo các kỵ sĩ:
- Tất cả cứ đứng đợi ở đây, một mình ta sẽ thanh toán hai tên khổng lồ ấy.
Chú đi thẳng vào rừng, vừa đi vừa ngó ngang ngó dọc. Đi được một lúc thì chú nhìn thấy hai tên khổng lồ đang ngủ ở bên gốc cây, chúng ngáy mạnh tới mức cành cây đung đưa.
Không để phí thời gian, chú thợ may nhặt đầy hai túi đá rồi trèo lên cây. Trèo tới lưng chừng cây chú trườn bò ra một cành cây và ngồi chiếu thẳng đúng ngay trên đầu hai tên đang ngủ. Rồi chú ném đá rơi thẳng vào ngực một trong hai tên khổng lồ, ném liên tục, hết hòn này đến hòn khác. Lúc đầu, chẳng thấy tên nào nhúc nhích, nhưng rồi hắn tỉnh giấc, dùng khuỷu tay hích bạn hỏi:
- Cậu đánh tớ, thế là thế nào?
Tên kia đáp:
- Cậu mơ ngủ à! Mình đâu có đánh cậu.
Rồi chúng lại ngủ tiếp tục. Bắt đầu thiu thiu ngủ thì tên thứ hai bị đá ném. Tên này nói:
- Thế là thế nào nhỉ, tại sao cậu ném tớ?
Tên kia vừa trả lời vừa càu nhàu:
- Mình đâu có ném cậu.
Cãi nhau chỉ được một lúc, chúng đành giảng hòa vì cả hai đều còn đang mệt và mắt díp cả lại do ngái ngủ. Chúng ngủ thiếp đi. Chú thợ may lại tiếp tục trò đùa ấy. Chú chọn một hòn đá to nhất, lấy đá ném thẳng vào ngực tên thứ nhất. Tên này la lớn:
- Thế này thì quá đáng lắm!
Điên tiết, hắn nhảy dậy, xô bạn vào gốc cây mạnh tới mức cả cây rung chuyển. Tên kia trả miếng cũng chẳng kém, rồi cả hai nổi nóng, nhổ cây, vặn cành đánh lộn với nhau, chúng phang nhau tới tấp, kết quả là cả hai đều lăn ra chết.
Tới khi đó chú thợ may nhỏ thó mới lò người nhảy xuống. Chú nói:
- Cũng may mà chúng không nhổ cái cây mình ngồi, nếu không có lẽ mình phải nhảy thật nhanh sang cây khác như một con sóc. Nhưng được cái là mình nhỏ thó nên cũng mau lẹ.
Chú rút gươm ra, đâm thẳng vào ngực mỗi tên vào nọn kiếm. Rồi chú ra đầu rừng nói với các kỵ sĩ:
- Công việc xong xuôi cả. Ta đã kết liễu đời hai tên ấy, nhưng quả là khó khăn. Lâm vào thế bí, chúng nhổ cây để chống cự lại, nhưng cái đó cũng chẳng giúp ích gì khi đối thủ lại là một người như tớ, người mà chỉ đánh một đòn nhưng chết bảy.
Các kỵ sĩ nói:
- Thế tráng sĩ không bị thương à?
Chú đáp:
- Mọi việc đều trôi chảy, thuận lợi thì sao mà đụng được tới lỗ chân lông tớ.
Đám kỵ không tin chú, họ phi ngựa vào rừng thì thấy hai tên khổng lồ nằm trong vũng máu, chung quanh đó ngổn ngang toàn những cây bị nhổ cả gốc.
Chú thợ may đòi nhà vua phải thưởng cho mình những thứ như nhà vua đã hứa. Nhưng nhà vua lại thấy hối tiếc về việc hứa, suy nghĩ tìm mưu kế mới để hại chú thợ may.
Nhà vua bảo chú:
- Trước khi ngươi lấy được con gái ta và một nửa giang sơn này, ngươi phải làm một việc anh dũng nữa: Ngươi bẫy bắt con kỳ lân đang phá hoại rừng về đây cho ta.
- Hai thằng khổng lồ thần còn chẳng sợ, một con kỳ lân thì có nghĩa lý gì! Thần mà ra tay thì chỉ một đòn nhưng chết bảy.
Chú mang theo một cái thừng, một cái rìu và cùng đoàn người đi giúp việc lên đường. Tới nơi chú dặn những người đi theo đợi ở bìa rừng. Mình chú đi thẳng vào rừng sâu. Chú chẳng phải tìm kiếm gì, mới trông thấy chú con vật cứ thẳng phía chú mà xông tới. Nó lao thẳng tới định húc bổng chú lên. Chú nói:
- Nào, xin mời, làm gì mà lẹ vậy!
Tưởng chừng con vật húc được chú, nhưng thoắt một cái chú đã nhảy ra sau gốc cây. Kỳ lân cứ đà ấy mà lao thẳng vào thân cây, sừng cắm phập sâu vào thân cây, kỳ lân không sao rút người ra được, bị mắc lại ở đó.
Chú thợ may nói:
- Giờ thì hết đường chạy nhé!
Từ phía sau thân cây chú đi ra, lấy thừng thòng lọng cổ kỳ lân lại, rồi chú lấy rìu đẽo thân cây gỡ sừng ra. Xong xuôi mọi việc, chú kéo con vật theo sau đến trình nhà vua.
Nhưng rồi nhà vua vẫn không chịu thực hiện lời đã hứa, đòi chú phải làm một việc thứ ba nữa. Trước khi cưới chú thợ may phải bắt được cho nhà vua con lợn rừng hung dữ đang hoành hành phá hoại khu rừng của nhà vua. Vua cho thợ săn đi theo hỗ trợ.
- Dạ, thần xin sẵn sàng. Cái đó cũng chỉ là trò chơi trẻ con mà thôi!
Chú không đem thợ săn vào rừng. Đám thợ săn mừng thầm trong bụng vì chính họ đã nhiều lần lao đao khốn khổ vì con lợn rừng ấy.
Vừa mới nhìn thấy chú thợ may, lợn rừng đã sùi bọt mép, giương cặp răng nanh lên, rồi cứ thế mà lao thẳng vào chú thợ may. Nhưng chú thợ may rất nhanh trí, chú chạy lao ngang vào cửa nhà thờ ở gần đó. Đến khi lợn rừng quặt được người đuổi chạy theo vào thì chú thợ may đã nhảy qua cửa sổ ra ngoài, chú chạy vòng lại đóng cửa, thế là lợn bị nhốt ở trong nhà thờ, nó lồng lộn lên nhưng không tài nào nhảy chui qua cửa sổ được vì quá to nặng. Chú thợ may gọi người thợ săn đến để họ trông thấy tận mắt con vật bị nhốt. Trong khi đó vị hảo hán đến ra mắt nhà vua. Nhà vua đành phải bấm bụng làm theo lời hứa: gả công chúa và chia nửa giang sơn. Nếu vua mà biết đứng trước mình chẳng phải là anh hùng hảo hán mà chỉ là một chàng thợ may thì chắc nhà vua căm giận lắm. Lễ cưới tổ chức linh đình, nhưng có phần kém vui. Chú thợ may nghiễm nhiên trở thành vua của phần giang sơn được chia.
Ít lâu sau, một hôm đang đêm hoàng hậu trẻ nghe thấy chồng mình nói mê:
- Này, cắt cho tớ cái áo, may cho tớ cái quần, nhanh tay lên không ăn bạt tai bây giờ!
Lúc đó nàng mới biết được nguồn gốc gia thế của đức ông chồng mình. Ngay sáng hôm sau, nàng về than thân trách phận với vua cha và xin vua cha đánh tháo khỏi tay một người chồng chỉ là một bác phó may tầm thường. Vua an ủi con gái và nói:
- Tối nay khi đi ngủ con để ngỏ cửa, quân hầu của ta đứng đợi ở ngoài. Khi nào nó ngủ say chúng sẽ ập vào, trói gô nó lại, khiêng thẳng xuống tàu chở tới một hòn đảo xa.
Nghe xong kế ấy công chúa rất yên tâm. Tên hầu cận nhà vua nghe hết đầu đuôi câu chuyện, vốn rất mến phò mã nên hắn liền kể cho chàng nghe hết kế hoạch. Phò mã nói:
- Ta phải chặn trước mới được!
Tối hôm ấy, chú thợ may đi ngủ như thường lệ. Được một lúc công chúa tưởng chồng mình ngủ đã say, nàng rón rén dậy ra mở cửa và để ngỏ rồi lại lên giường ngủ tiếp. Thực ra chú thợ may chỉ nằm vậy, giả tảng như ngủ mê nói sảng:
- Này chú nhỏ, cắt cho tớ cái áo này, may cho tớ cái quần này nhé! Nhanh tay lên không ăn bạt tai bây giờ! Ta đã từng có những chiến công hiển hách: chỉ một đòn mà giết được bảy, hạ sát hai tên khổng lồ, săn bắt được con kỳ lân, bẫy được lợn hung dữ. Những thứ đó ta còn trị được thì mấy thằng nhãi đang núp ngoài kia ăn thua gì.
Nghe tiếng nói tiếng nói từ trong buồng vọng ra bọn lính núp ở ngoài đâm ra hoảng sợ, chúng co cẳng chạy thục mạng cứ như bị cả một đàn cọp đang đuổi sát theo sau. Chẳng có tên nào còn hồn vía nghĩ tới việc hại chú thợ may.
Thế là chú thợ may giữ ngôi vua suốt đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng