Askepot


Cô lọ lem


Der var engang en rig mand, hvis kone blev syg, og da hun følte, at døden nærmede sig, kaldte hun på sin eneste datter og sagde: "Bliv ved at være from og god, min lille pige, så vil den gode Gud nok hjælpe dig. Og når jeg kommer i himlen, vil jeg se ned på dig, og mine tanker vil følge dig, hvor du går." Derpå lukkede hun sine øjne og døde. Pigen gik hver dag ud til sin mors grav og græd og blev ved at være from og god. Da det blev vinter, bredte sneen et hvidt dække over graven, og da foråret kom og solen tog det bort, tog manden sig en anden kone.
Denne kone havde to døtre. De havde smukke ansigter, men deres hjerter var onde og hårde. Der begyndte nu en slem tid for den stakkels steddatter. "Skal den dumme tøs sidde herinde i stuen hos os," sagde de onde piger, "den, der vil have noget at spise, må arbejde for det. Ud i køkkenet med den kokketøs." De tog hendes smukke klæder fra hende og gav hende en gammel grå kjole og træsko. "Se hvor prinsessen er fin," råbte de leende og jog hende ud i køkkenet. Der måtte hun arbejde strengt fra morgen til aften, stå op før daggry og hente vand og gøre ild på, lave mad og vaske op. Oven i købet gjorde søstrene hende al den fortræd, de kunne, og kastede ærter og bønner i asken, så hun måtte have det besvær at samle dem op igen. Om aftenen, når hun var træt, havde hun ingen seng, hun kunne lægge sig i, men måtte sove ved siden af skorstenen. Det var da intet under, at hun altid var støvet og snavset, og hun blev derfor kaldt Askepot.
En gang, da faderen skulle til marked, spurgte han sine steddøtre, hvad han skulle bringe med hjem til dem. "Smukke klæder," sagde den ene, "Perler og ædelstene," bad den anden. "Men hvad vil du have, Askepot?" - "Må jeg få den første gren, der støder imod din hat, når du går hjem," sagde hun. Han købte da også nye klæder og perler og ædelstene til sine to døtre. På hjemvejen løb han mod en gren, som puffede hatten af hovedet på ham, og han huskede nu, hvad Askepot havde bedt ham om, og brækkede den af. Da han kom hjem, gav han hver af sine døtre, hvad de havde ønsket sig. Askepot gik ud og plantede grenen på sin mors grav, og hendes tårer faldt ned på jorden. Grenen voksede til og blev til et prægtigt træ. Askepot gik hver dag ud og satte sig under træet og græd. Så kom der en hvid fugl flyvende og satte sig i træet, og når hun bad om noget, kastede den det ned i skødet på hende.
På denne tid traf kongen forberedelser til en stor fest. Alle smukke jomfruer i hele landet var indbudt, for at hans søn kunne vælge sig en brud iblandt dem. Da de to stedsøstre fik at vide, at de også skulle med, blev de i godt humør og sagde til Askepot: "Kom og red vores hår og børst vore sko. Nu skal vi til bryllup i kongens slot." Askepot gjorde det, men græd, for hun ville også gerne til fest, og hun bad så stedmoderen om hun måtte komme med. "Vil du til bryllup?" spurgte hun hånligt. "Du er sort som jorden og har hverken sko eller klæder." Da hun blev ved med at bede, sagde stedmoderen: "Nu kaster jeg denne skål bønner i asken. Hvis du kan samle dem op inden to timer, skal du få lov til at gå med." Askepot gik nu ud i haven og råbte: "Kom alle mine duer og alle små fugle under himlen og hjælp mig.
Saml bønnerne op, som I kan bedst,
Askepot skal i aften til fest."
Straks kom to hvide duer flyvende ind ad køkkenvinduet, og efter dem kom en hel mængde andre fugle. Allesammen gav de sig til at samle bønnerne op, og i mindre end en time var de færdige. Pigen bragte stedmoderen skålen og troede, at hun nu fik lov til at komme med til brylluppet. Men hun sagde: "Du bliver bare til latter, Askepot, du har jo ingen klæder." Da pigen gav sig til at græde, sagde hun: "Hvis du på en time kan samle disse to skåle bønner op af asken, skal du få lov til at komme med." Askepot gik igen ud i haven og sagde: "Kom mine duer og alle små fugle og hjælp mig.
Saml bønnerne op, som I kan bedst,
Askepot skal i aften til fest."
Da kom alle fuglene flyvende ind ad vinduet, og inden en halv time var gået, havde de samlet alle bønnerne sammen i skålen. Pigen blev glad og troede, at hun nu skulle få lov til at komme med, men stedmoderen sagde: "Det kan slet ikke nytte noget, du kommer ikke med alligevel. Du har ingen klæder og kan heller ikke danse, så vi kom bare til at skamme os over dig." Derpå kørte hun af sted med sine to døtre.
Da de var gået, skyndte Askepot sig ud på sin mors grav, stillede sig under træet og sagde:
"Lille træ, jeg beder dig,
kast guld og sølv herned til mig."
Fuglen kastede straks en guld- og sølvindvirket kjole og et par perlebroderede sko ned til hende. Hun tog det hurtigt på og gik op på slottet. Hendes stedmor og stedsøstre kunne ikke kende hende igen, men troede, det var en fremmed prinsesse. Det faldt dem ikke et øjeblik ind at tænke på Askepot, som de troede sad derhjemme ved skorstenen i alt snavset og støvet. Prinsen kom hen, tog hende i hånden og dansede med hende og ville slet ikke give slip på hende igen, og når en anden kom og bukkede for hende, sagde han: "Hun danser med mig."
Om aftenen ville hun gå hjem, og kongesønnen ville gå med hende for at få at vide, hvem hun var. Men hun løb foran ham og gemte sig i dueslaget. Kongesønnen ventede, til hendes far kom hjem, og fortalte ham da, at pigen var sprunget ind i dueslaget. "Det skulle da vel aldrig være Askepot," tænkte faderen og fik fat på en økse og huggede dueslaget itu, men der var ingen derinde. Da de gik ind i huset, lå Askepot ved ovnen i sine gamle, snavsede klæder. Hun var i en fart sprunget ud på den anden side af dueslaget og var løbet ud på sin mors grav og havde taget sin fine kjole af. Så var hun trukket i sine sædvanlige laser og havde lagt sig i asken ude i køkkenet.
Da de allesammen igen næste dag var taget til festen, gik Askepot ud til træet og sagde:
"Lille træ, jeg beder dig,
kast guld og sølv herned til mig."
Straks kastede fuglen en kjole ned til hende, og den var endnu smukkere end den forrige. Alle forbavsedes over hendes skønhed, og kongesønnen kom straks hen og dansede med hende. Når der kom en anden og bukkede for hende, sagde han: "Hun danser med mig." Om aftenen ville hun hjem, og kongesønnen gik med for at se, hvor hun boede, men hun løb fra ham og ind i haven bagved huset. Der klatrede hun i en fart op i et stort pæretræ, og prinsen kunne ikke begribe, hvor hun var blevet af. Han ventede til faderen kom hjem og sagde så til ham: "Pigen er sluppet fra mig igen, jeg tror hun er klatret op i pæretræet." - "Det skulle da vel aldrig være Askepot," tænkte faderen hentede en økse og huggede træet om, men der sad ingen deroppe. Og da de kom ind i køkkenet lå Askepot i asken, som hun plejede. Hun var sprunget ned på den anden side af træet, havde bragt klæderne ud på graven og havde atter taget sine gamle pjalter på.
Dagen efter gik Askepot igen ud på sin mors grav og sagde:
"Lille træ, jeg beder dig,
kast guld og sølv herned til mig."
Den kjole, fuglen nu kastede ned til hende, var prægtigere end nogen af de forrige, og skoene var helt forgyldte. Alle bryllupsgæsterne blev betagne af hendes store skønhed. Kongesønnen dansede med hende hele aftenen, og var der nogen anden, som bukkede for hende, sagde han: "Hun danser med mig."
Om aftenen ville Askepot hjem, og kongesønnen ville følge hende, men hun slap igen fra ham. Hendes venstre sko blev imidlertid hængende fast i noget beg, som han havde ladet trappen smøre over med. Kongesønnen tog den lille gyldne sko, gik til Askepots far og sagde: "Jeg gifter mig kun med den, der kan passe denne sko." Da søstrene hørte det, blev de glade, for de havde smukke fødder begge to. Den ældste tog skoen og ville prøve den, og hendes mor hjalp hende. Men hun kunne ikke få plads til den store tå, hvor meget hun end anstrengte sig, og moderen rakte hende herfor en kniv og skær: "Skær tåen af. Når du først er blevet dronning, behøver du jo ikke at gå." Pigen gjorde det, fik skoen på og bed smerten i sig. Derpå gik hun ind til prinsen, der tog hende foran sig på hesten og red af sted med hende. Da de kom forbi Askepots mors grav, sad der to hvide duer i træet og sang:
"Kongesøn, se blodet vælder
purpurrødt af skoen ud.
Og den røde flod fortæller
det er ej den rette brud."
Prinsen så nu, at blodet strømmede ud af skoen. Han red så hjem med pigen og sagde, at den anden søster skulle prøve skoen. Hun fik da også lykkelig og vel tæerne ned i den, men hælen var for stor. "Skær et stykke af hælen," sagde hendes mor og rakte hende en kniv, "når du bliver dronning behøver du jo ikke at gå." Pigen gjorde det, fik foden klemt ned i skoen og bed smerten i sig. Kongesønnen tog hende nu foran sig på hesten og red hjem med hende, men da de kom forbi graven sad duerne i træet og sang:
"Kongesøn, se blodet vælder
purpurrødt af skoen ud.
Og den røde flod fortæller
det er ej den rette brud."
Han så nu, at skoen var fuld af blod og hendes hvide strømpe var helt rød. Han red straks hjem med hende og sagde: "Det er heller ikke hende, har I ikke flere døtre?" - "Nej," svarede manden, "ja, det vil sige, min første kone havde nok en datter, som vi kalder Askepot, men hende kan det umuligt være." Kongesønnen bad, om hun måtte komme ind, men stedmoderen sagde: "Nej, det kan virkelig ikke gå an, så snavset som hun er," men prinsen ville absolut have det, og de kaldte så endelig på hende. Hun vaskede først sit ansigt og sine hænder og gik så ind og nejede for kongesønnen, der rakte hende skoen. Hun prøvede den, og den passede hende, som den var syet til hende. Og da hun rejste sig, og kongesønnen så hendes ansigt, kendte han hende straks igen. "Det er den rigtige," råbte han glad. Stedmoderen og hendes to døtre blev blege af raseri, da prinsen tog Askepot foran sig på hesten og red af sted med hende. Da de kom til graven, sad de to hvide duer i træet og sang:
"Kongesøn, den rette kvinde
fører du til dit palads,
ingen røde dråber rinde,
skoen foden er tilpas.
Askepot kaldte på dem, og de kom straks flyvende og satte sig på hendes skuldre.
Da brylluppet skulle fejres kom de to søstre og ville indsmigre sig hos Askepot, fordi de tænkte der måske kunne falde noget godt af til dem. Da prinsen og hans brud gik til kirke, gik den ældste på højre og den yngste på venstre side, og duerne, der sad på Askepots skuldre, fløj da hen og hakkede et øje ud på hver af dem. Da de gik ud, gik den yngste på højre og den ældste på venstre side og nu hakkede duerne deres andet øje ud. Således blev de blinde for resten af deres liv til straf for, at de havde været så onde.
Ngày xưa có một người đàn ông giàu có, vợ ông ta ốm nặng. Khi bà cảm thấy mình sắp gần đất xa trời, bà gọi người con gái duy nhất của mình lại bên giường và dặn dò:
- Con yêu dấu của mẹ, con phải chăm chỉ nết na nhé, mẹ sẽ luôn luôn ở bên con, phù hộ cho con.
Nói xong bà nhắm mắt qua đời. Ngày ngày cô bé đến bên mộ mẹ ngồi khóc. Cô chăm chỉ, nết na ai cũng yêu mến. Mùa đông tới, tuyết phủ đầy trên mộ người mẹ nom như một tấm khăn trắng. Và khi ánh nắng trời xuân cuốn đi chiếc khăn tuyết ấy, người bố lấy vợ hai.
Người dì ghẻ mang theo hai người con gái riêng của mình. Hai đứa này mặt mày tuy sáng sủa, kháu khỉnh nhưng bụng dạ lại xấu xa đen tối. Từ đó trở đi, cô bé mồ côi sống một cuộc đời khốn khổ.
Dì ghẻ cùng hai con riêng hùa nhau nói:
- Không thể để con ngan ngu ngốc kia ngồi lỳ trong nhà mãi thế được! Muốn ăn bánh phải kiếm lấy mà ăn. Ra ngay, con làm bếp!
Chúng lột sạch quần áo đẹp của cô, mặc vào cho cô bé một chiếc áo choàng cũ kỹ màu xám và đưa cho cô một đôi guốc mộc.
- Hãy nhìn cô công chúa đài các thay hình đổi dạng kìa!
Cả ba mẹ con reo lên nhạo báng và dẫn cô xuống bếp. Cô phải làm lụng vất vả từ sáng đến tối, tờ mờ sáng đã phải dậy, nào là đi lấy nước, nhóm bếp, thổi cơm, giặt giũ. Thế chưa đủ, hai đứa con dì ghẻ còn nghĩ mọi cách để hành hạ cô, hành hạ chán chúng chế giễu rồi đổ đậu Hà Lan lẫn với đậu biển xuống tro bắt cô ngồi nhặt riêng ra. Đến tối, sau một ngày làm lụng vất vả đã mệt lử, cô cũng không được nằm giường, mà phải nằm ngủ ngay trên đống tro cạnh bếp. Và vì lúc nào cô cũng ở bên tro bụi nên nom lem luốc, hai đứa con dì ghẻ gọi cô là "Lo Lem."
Có lần đi chợ phiên, người cha hỏi hai con dì ghẻ muốn mua quà gì. Đứa thứ nhất nói:
- Quần áo đẹp.
Đứa thứ hai nói:
- Ngọc và đá quý.
Cha lại hỏi:
- Còn con, Lọ Lem, con muốn cái gì nào?
- Thưa cha, trên đường về, cành cây nào va vào mũ cha thì cha bẻ cho con.
Người cha mua về cho hai con dì ghẻ quần áo đẹp, ngọc trai và đá quý. Trên đường về, khi ông cưỡi ngựa đi qua một bụi cây xanh, có cành cây dẻ va vào người ông và làm lật mũ rơi xuống đất. Ông bẻ cành ấy mang về. Về tới nhà, ông chia quà cho hai con dì ghẻ những thứ chúng xin và đưa cho Lọ Lem cành hạt dẻ. Lọ Lem cám ơn cha, đến bên mộ mẹ, trồng cành dẻ bên mộ và ngồi khóc thảm thiết, nước mắt chảy xuống tưới ướt cành cây mới trồng. Cành nảy rễ, đâm chồi và chẳng bao lâu sau đã thành một cây cao to. Ngày nào Lọ Lem cũng ra viếng mộ mẹ ba lần, ngồi khóc khấn mẹ, và lần nào cũng có một con chim trắng bay tới đậu trên cành cây. Hễ Lọ Lem ngỏ ý mong ước xin gì thì chim liền thả những thứ ấy xuống cho cô.
Một hôm nhà vua mở hội ba ngày liền, và cho mời tất cả các hoa khôi trong nước tới dự để hoàng tử kén vợ.
Hai đứa con dì ghẻ nghe nói là mình cũng được mời tới dự thì mừng mừng rỡ rỡ, gọi Lọ Lem đến bảo:
- Mau chải đầu, đánh giày cho chúng tao, buộc dây giày cho chặt để chúng tao đi dự hội ở cung vua.
Lọ Lem làm xong những việc đó rồi ngồi khóc, vì cô cũng muốn đi nhảy. Cô xin dì ghẻ cho đi. Dì ghẻ nói:
- Đồ Lọ Lem, người toàn bụi với bẩn mà cũng đòi đi dự hội! Giày, quần áo không có mà cũng đòi đi nhảy.
Lọ Lem khẩn khoản xin thì dì ghẻ nói:
- Tao mới đổ một đấu đậu biển lẫn với tro, nếu mày nhặt trong hai tiếng đồng hồ mà xong thì cho mày đi.
Cô bé đi qua cửa sau, ra vườn gọi:
- Hỡi chim câu hiền lành, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim trên trời, hãy bay lại đây nhặt giúp em:
Đậu ngon thì bỏ vào niêu,
Đậu xấu thì bỏ vào diều chim ơi.
Lập tức có đôi chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ bếp sà xuống, tiếp theo là chim gáy, rồi tất cả chim trên trời đều sà xuống quanh đống tro. Chim câu gù gù rồi bắt đầu mổ lia lịa píc, píc, píc, nhặt những hạt tốt bỏ vào nồi. Chưa đầy một tiếng đồng hồ chim đã nhặt xong. Làm xong chim lại cất cánh bay đi. Cô gái mang đậu cho dì ghẻ, bụng mừng thầm tin rằng thế nào mình cũng được phép đi dự dạ hội.
Nhưng dì ghẻ bảo:
- Không được đi đâu cả. Lọ Lem! Mày làm gì có quần áo nhảy mà đi nhảy, người ta sẽ nhạo báng mày cho coi.
Khi thấy cô gái khóc, dì ghẻ bảo:
- Nếu mày nhặt hai đấu đậu biển khỏi tro trong một tiếng đồng hồ thì cho phép mày đi cùng.
Khi đó dì ghẻ nghĩ:
- Chắc chắn chẳng bao giờ nó nhặt xong.
Sau khi dì ghẻ đổ đậu lẫn trong đống tro, cô gái đi qua cửa sau ra vườn và lại gọi:
- Hỡi chim câu hiền lành, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim trên trời, hãy bay lại đây nhặt giúp em:
Đậu ngon thì bỏ vào niêu,
Đậu xấu thì bỏ vào diều chim đi.
Lập tức có chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ bếp sà xuống, tiếp theo là chim gáy, rồi tất cả chim trên trời đều sà xuống quanh đống tro. Chim câu gù gù rồi bắt đầu mổ lia lịa píc, píc, píc; rồi những chim khác cũng thay nhau mổ píc, píc, píc nhặt những hạt tốt bỏ vào nồi. Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ chim đã nhặt xong và cất cánh bay đi. Rồi cô gái mang đậu cho dì ghẻ xem, bụng mừng thầm tin rằng lần này thế nào mình cũng được phép đi dự dạ hội. Nhưng dì ghẻ bảo:
- Tốn công vô ích con ạ! Mày không đi cùng được đâu, vì mày làm gì có quần áo nhảy mà đi nhảy. Chả nhẽ bắt chúng tao bẽ mặt vì mày hay sao?
Nói rồi mụ quay lưng, cùng hai đứa con kiêu ngạo vội vã ra đi.
Khi không còn một ai ở nhà, Lọ Lem ra mộ mẹ, đứng dưới gốc cây dẻ gọi:
Cây ơi, cây hãy rung đi,
Thả xuống áo bạc áo vàng cho em.
Chim thả xuống cho cô một bộ quần áo thêu vàng, thêu bạc và một đôi hài lụa thêu chỉ bạc. Cô vội mặc quần áo vào đi dự hội. Dì ghẻ và hai con gái không nhận được ra cô, cứ tưởng đó là nàng công chúa ở một nước xa lạ nào tới, vì cô mặc áo vàng trông đẹp quá. Mấy mẹ con không ngờ đó lại là Lọ Lem, đinh ninh là cô đang ở nhà và giờ này đang lúi húi nhặt đậu khỏi tro. Hoàng tử đi lại phía cô, cầm tay cô nhảy. Hoàng tử không muốn nhảy với ai nữa nên không chịu rời tay cô ra. Nếu có ai đến mời cô nhảy thì chàng nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Đến tối cô muốn về nhà thì hoàng tử nói:
- Để tôi đi cùng, tôi muốn đưa cô về.
Chàng rất muốn biết cô thiếu nữ xinh đẹp này là con cái nhà ai. Gần đến nhà, cô gỡ tay hoàng tử ra và nhảy lên chuồng chim bồ câu. Hoàng tử chờ đợi mãi, khi người cha đến chàng kể với ông về việc cô gái lạ mặt đã nhảy vào chuồng bồ câu. Ông cụ nghĩ:
- Phải chăng đó là Lọ Lem?
Rồi cụ lấy rìu và câu liêm chẻ đôi chuồng bồ câu ra. Nhưng chẳng có ai ở trong đó cả. Khi họ về tới thì thấy Lọ Lem mặc quần áo nhem nhuốc đang nằm trên đống tro, bên ống khói lò sưởi có một ngọn đèn dầu cháy tù mù. Thì ra Lọ Lem đã nhảy nhanh như cắt từ chuồng bồ câu xuống, chạy lại phía cây dẻ cởi quần áo đẹp đẽ ra để trên mộ. Chim sà xuống tha những thứ đó đi. Rồi cô lại mặc chiếc áo choàng màu xám vào, nằm trên đống tro trong bếp như cũ.
Hôm sau, hội lại mở. Khi cha mẹ và hai em đi rồi. Lọ Lem lại đến gốc cây dẻ gọi:
Cây ơi, cây hãy rung đi,
Thả xuống áo bạc, áo vàng cho em.
Chim lại thả xuống cho em một bộ quần áo lộng lẫy hơn hôm trước. Cô mặc bộ quần áo ấy đi. Khi cô xuất hiện trong buổi dạ hội, cô đẹp rực rỡ làm mọi người ngẩn người ra ngắm. Hoàng tử đã đợi cô từ lâu liền cầm tay cô và chỉ nhảy với một mình cô thôi. Các người khác đến mời cô nhảy thì hoàng tử nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Đến tối, cô xin về, hoàng tử đi theo xem nhà cô ở đâu. Đến nơi, cô vội lên hoàng tử chạy ra vườn sau nhà. Ở đó có một cây lê quả sai chi chít nom thật ngon lành. Cô trèo nhanh như sóc lẩn giữa các cành. Hoàng tử không biết cô trốn ở đâu, chàng đợi khi người cha đến thì nói:
- Cô gái lạ mặt đã chạy trốn. Ta đoán, có lẽ cô ấy nhảy lên cây lê rồi.
Người cha nghĩ:
- Phải chăng đó là Lọ Lem?
Ông cho mang rìu đến, đẵn cây xuống, nhưng chẳng thấy có ai trên cây. Khi cả nhà vào bếp thì thấy Lọ Lem nằm trên đống tro như mọi ngày. Thì ra cô đã nhảy từ phía bên kia cây xuống, đem trả quần áo đẹp cho chim trên cây dẻ và mặc chiếc áo choàng màu xám vào.
Đến ngày thứ ba, cha mẹ và các em vừa đi khỏi, Lọ Lem lại ra mộ mẹ và nói với cây:
Cây ơi, cây hãy rung đi,
Thả xuống áo bạc, áo vàng cho em.
Chim liền thả xuống một bộ quần áo đẹp chưa từng có và một đôi hài toàn bằng vàng. Với bộ quần áo ấy cô đến dạ hội, mọi người hết sức ngạc nhiên há hốc mồm ra nhìn. Hoàng tử chỉ nhảy với cô, có ai mời cô nhảy thì chàng nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Khi trời tối, Lọ Lem muốn về. Hoàng tử định đưa về nhưng cô lẩn nhanh như chạch làm hoàng tử không theo kịp. Hoàng tử nghĩ ra một kế, chàng cho đổ nhựa thông lên thang, vì thế khi cô nhảy lên thang, chiếc giày bên trái bị dính lại. Hoàng tử cầm lên ngắm thì thấy chiếc hài nhỏ nhắn, xinh đẹp toàn bằng vàng.
Hôm sau hoàng tử mang hài đến tìm người cha và bảo:
- Ta chỉ lấy người đó làm vợ, người chân đi vừa chiếc hài này.
Hai cô con gái dì ghẻ mừng lắm, vì hai cô đều có đôi bàn chân đẹp. Cô cả mang giày vào buồng thử trước mặt mẹ. Nhưng cô không đút ngón chân cái vào được vì hài nhỏ quá.
Bà mẹ liền đưa cho cô một con dao và bảo:
- Cứ chặt phăng ngón cái đi. Khi con đã là hoàng hậu rồi thì cần gì phải đi bộ nữa.
Cô ta liền chặt đứt ngón chân cái, cố nhét chân vào hài rồi cắn răng chịu đau đến ra mắt hoàng tử. Hoàng tử nhận cô làm cô dâu và bế cô lên ngựa cùng về. Dọc đường, hai người phải đi qua mộ, có đôi chim câu đậu trên cây dẻ hót lên:
Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.
Máu thấm trên hài,
Do chân dài quá,
Chính cô dâu thật,
Vẫn ở trong nhà.
Hoàng tử liếc nhìn xuống chân cô thấy máu vẫn còn đang chảy ra, chàng liền quay ngựa lại, đưa cô dâu giả về nhà trả lại cho cha mẹ cô và nói:
- Đây không phải là cô dâu thật.
Rồi chàng đưa hài cho cô em thử. Cô em vào buồng thử hài thì may sao các ngón đều lọt cả, nhưng phải cái gót lại to quá. Bà mẹ đưa cô một con dao và bảo:
- Cứ chặt phăng đi một miếng gót chân. Khi con đã là hoàng hậu thì chẳng bao giờ phải đi chân đất nữa.
Cô ta chặt một miếng gót chân, cô đút chân vào hài, cắn răng chịu đau, ra gặp hoàng tử.
Hoàng tử nhận cô làm cô dâu và bế cô lên ngựa cùng về. Dọc đường, hai người phải đi qua mộ, có đôi chim câu đậu trên cây dẻ hót lên:
Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.
Máu thấm trên hài,
Do chân dài quá,
Chính cô dâu thật,
Vẫn ở trong nhà.
Hoàng tử nhìn xuống chân cô thấy máu vẫn còn đang chảy ra, chàng liền quay ngựa lại, đưa cô dâu giả về nhà trả lại cho cha mẹ cô và nói:
- Đây cũng không phải là cô dâu thật. Gia đình còn có con gái nào khác không?
Người cha đáp:
- Thưa hoàng tử không ạ. Người vợ cả của tôi khi qua đời có để lại một đứa con gái người xanh xao, nhem nhuốc. Thứ nó thì chả làm cô dâu được.
Hoàng tử bảo ông cứ gọi cô gái ấy ra. Dì ghẻ nói chen vào:
- Thưa hoàng tử, không thể thế được. Nó dơ bẩn lắm không thể cho nó ra mắt hoàng tử được.
Hoàng tử khăng khăng nhất định đòi gọi Lọ Lem lên kỳ được. Cô rửa mặt mũi tay chân, đến cúi chào hoàng tử. Hoàng tử đưa cho cô chiếc hài vàng. Cô ngồi lên ghế đẩu, rút bàn chân ra khỏi chiếc guốc nặng chình chịch, cho chân vào chiếc hài thì vừa như in. Khi cô đứng dậy, hoàng tử nhìn thấy mặt nhận ngay ra cô gái xinh đẹp đã nhảy với mình bèn reo lên:
- Cô dâu thật đây rồi!
Dì ghẻ và hai cô con gái mặt tái đi vì hoảng sợ và tức giận. Hoàng tử bế Lọ Lem lên ngựa đi. Khi hai người cưỡi ngựa qua cây dẻ, đôi chim câu hót:
Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc
Hài không có máu,
Chân vừa như in,
Đúng cô dâu thật,
Hoàng tử dẫn về.
Hót xong, đôi chim câu bay tới đậu trên hai vai Lọ Lem, con đậu bên trái, con đậu bên phải.
Khi đám cưới của hoàng tử được tổ chức thì hai cô chị cũng đến phỉnh nịnh để mong hưởng phú quý. Lúc đoàn đón dâu đến thì cô chị cả đi bên phải, cô em đi bên trái. Chim câu mổ mỗi cô mất một mắt. Sau đó khi họ trở về thì cô chị đi bên trái, cô em đi bên phải, chim câu lại mổ mỗi cô mất một mắt nữa. Cả hai chị em suốt đời mù lòa, vì bị trừng phạt do tội ác và giả dối.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng