Замарашка


Cô lọ lem


Случилось как-то, что жена одного богатого человека заболела, и когда она почувствовала, что ее конец близок, то подозвала к своей постели единственную дочку и сказала: "Милое дитя, будь всегда доброю и Бога не забывай, тогда он тебе будет помощник; а я с того света на тебя смотреть стану и всегда духом буду с тобою". Затем она закрыла глаза и почила.
Дочка каждый день ходила на могилку матери и постоянно была ко всем добра, и Бога не забывала. Пришла зима, прикрыла могилку снежным пологом, и чуть только снег растаял от весеннего солнца, отец сиротки женился на другой женщине.
Мачеха ввела в дом своих двух дочерей, белолицых и красивых с виду, но злых и бессердечных. Тогда наступила тяжелая година для бедной падчерицы. "Неужели эта дура будет у нас в комнатах сидеть! - заговорили мачехины дочки. - Кто хочет хлеба есть, тот поди-ка заработай его: прочь отсюда, судомойка!"
Они отняли у нее хорошие платья, напялили на нее старое серое платьишко и обули ее в деревянные башмаки. "Гляньте-ка на эту гордячку, как она вырядилась!" - заговорили они, стали смеяться и отвели бедняжку в кухню.
Там должна она была с утра до вечера нести на себе всю черную работу, вставать рано, до света, воду носить, огонь разводить, стряпать и мыть. Сверх того, названые сестрицы старались всякими способами ее огорчать, осмеивали ее, высыпали в золу горох и чечевицу, приготовленные для кушанья, так что бедная сиротинка должна была выбирать их из золы по зернышку.
Ввечеру, утомившись от работы, она не имела даже кровати, на которую могла бы лечь: она должна была рядом с очагом ложиться в золу и на ней спать. И так как она от золы была постоянно покрыта и пылью, и грязью, то злые сестры и назвали ее Замарашкой.
Случилось однажды, что отец собрался на ярмарку и спросил своих падчериц, чего им оттуда привезти? "Красивые наряды", - сказала одна из них. "Жемчуг и драгоценные камни", - сказала другая. "Ну, а тебе, Замарашечка, - спросил отец, - тебе что привезти?" - "Батюшка, привези ту веточку, которая на обратном пути прежде всех хлестнет тебя по шляпе; ту отломи и привези мне!"
Вот и закупил он своим двум падчерицам нарядные платья, жемчуг и драгоценные камни; а на обратном пути, в то время как он пробирался сквозь зеленую чащу кустов, ветка орешника хлестнула его так сильно, что и шапку с него сбила долой. Ту ветку он обломил и прихватил с собою.
Приехав домой, он отдал падчерицам то, что им было любо, а Замарашке - ветку орешника. Замарашка поблагодарила его, пошла на могилку матери, посадила над нею свою веточку и плакала так неутешно, что слезы ее обильно оросили эту ветку. И выросла веточка в целое деревцо.
Замарашка каждый день трижды ходила под это деревцо, плакала там и молилась, и каждый раз прилетала на то дерево и садилась беленькая птичка, и стоило только бедняжке высказать какое-нибудь желание, как уж птичка сейчас его выполняла и сбрасывала ей с деревца то, что она пожелает.
Случилось как-то, что король той страны затеял праздник, и праздник тот должен был продолжаться три дня; на этот праздник он задумал созвать всех красавиц со всего королевства, чтобы его сын мог себе выискать между ними невесту. Обе названые ее сестры, услышав, что и они тоже должны явиться на тот праздник, стали поласковее, призвали Замарашку и сказали: "Расчеши нам волосы, вычисти башмаки и закрепи на них пряжки - мы идем на праздник в королевский замок".
Замарашка повиновалась им, однако же заплакала, потому что и ей тоже хотелось идти вместе с сестрами и потанцевать; она даже попросила у мачехи, чтобы та ее отпустила на праздник. "Ты, Замарашка, - крикнула мачеха, - вся ты в грязи и в пыли и тоже на праздник собираешься! Нет на тебе ни платьишка, ни башмаков - и туда же танцевать лезешь!"
Когда Замарашка не стала более просить ее, то мачеха сказала ей: "Вот я тебе высыпала в золу полное блюдо чечевицы, и если ты через два часа сумеешь эту чечевицу из золы повыбрать, тогда, пожалуй, ступай вместе с сестрами на праздник!"
Бедная сиротка сошла по черной лестнице в сад и крикнула во весь голос: "Голубки-голубочки, милые дружочки, и вы все, пташечки поднебесные, слетайтесь сюда, помогите мне, бедной, собрать чечевички:
Те, что годны, в горшочек,
А негодны - в зобочек".
И слетелись на зов ее к окошку кухни сначала два белых голубка, а потом турманы мохноногие, а затем и целые стаи всяких пташечек поднебесных и опустились на золу. И стали голубки кивать головками и начали клевать: пик, пик, пик, пик; и другие тоже: пик, пик, пик, пик - и собрали все годные зерна в блюдо. И часу не прошло, как у них все было готово, и они улетели опять в то же окошко.
Принесла Замарашка блюдо к мачехе с радостью и думала, что вот и ей будет дозволено отправиться с сестрами на праздник.
Но мачеха сказала ей: "Нет, Замарашка, у тебя и платьев не припасено, и танцевать ты не можешь, над тобой только смеяться станут". Когда бедняжка стала плакать, мачеха сказала: "Вот если ты мне два блюда чечевицы в час времени из золы выберешь дочиста, тогда, пожалуй, пойдешь". А сама думала: "Где же ей это сделать?"
Но когда она высыпала ей два блюда чечевицы в золу, девушка вышла черным крыльцом в сад и крикнула: "Голубки-голубочки, милые дружочки, и вы все, пташки поднебесные, слетайтесь сюда, помогите мне, бедной, собрать чечевички:
Те, что годны, в горшочек,
А негодны - в зобочек".
И слетелись на зов ее к окошку кухни сначала два белых голубка, а потом турманы мохноногие, а затем и целые стаи всяких пташек поднебесных и опустились на золу. И стали голубки кивать головками и поклевывать: пик, пик, пик, пик; и другие тоже: пик, пик, пик, пик - и собрали все годные зерна в два блюда. И получаса не прошло, как у них все уже было готово, и все они опять улетели в окошко.
Понесла бедняжка оба блюда к мачехе и радовалась, что вот ей будет дозволено отправиться на праздник с сестрами. Но мачеха сказала ей: "Напрасно ты стараешься: ты не пойдешь с нами; у тебя и нарядов нет, и танцевать ты не умеешь; нам бы пришлось краснеть за тебя".
Повернулась к бедняжке спиной и поспешно удалилась со своими двумя горделивыми дочками.
Оставшись одна-одинешенька в доме. Замарашка пошла на могилу матери под ореховое деревцо и воскликнула:
Встряхнись, встрепенись ты, мое деревцо,
Просыпь на меня злато-серебрецо.
Тогда птичка кинула ей серебряное платье с золотом и туфельки, расшитые шелками и серебром.
Девушка поскорее оделась и поспешила на праздник. А названые сестры ее и мачеха, ничего об этом не зная, подумали, что это какая-нибудь чужая королевна - такой красавицей была она в своем платье, разукрашенном золотом. Замарашка им и в голову не пришла: они думали, что она сидит себе дома да выбирает чечевички из золы.
Сам королевич вышел красавице навстречу, взял ее за руку и все с ней танцевал. Да так и не захотел ни с кем больше танцевать, и руки ее из своей руки не выпустил, и когда подходил к ней кто-нибудь из мужчин, королевич говорил: "Я сам с ней хочу танцевать".
Так и проплясала она до самого вечера. А когда захотела домой вернуться, то королевич сказал ей: "Я пойду с тобою и провожу тебя". Ему смерть как хотелось посмотреть, чья она дочь и из какого дома родом. Но она от него ускользнула и взобралась на голубятню.
Обождал немного королевич, видит, отец Замарашки идет, и говорит ему: "Вот туда на голубятню взобралась одна красавица!" Отец подумал: "Уж не Замарашка ли?" - потребовал топор да багор и надвое рассек голубятню, а в ней никого не оказалось. А когда они домой вернулись, Замарашка по-прежнему лежала в своем грязном платьишке на золе, а около нее на трубе тускло горела маленькая масляная лампа.
Замарашка была проворна: она с одной стороны взобралась на голубятню, а с другой спустилась и мигом под орешиной очутилась; там скинула она свой богатый наряд, положила его на могилку, и птичка снова унесла этот наряд, а сама Замарашка опять напялила на себя серые лохмотья и села в кухне на кучу золы.
На другой день, когда праздник начался снова, и родители с назваными сестрицами опять ушли из дома, Замарашка пошла к орешине и сказала:
Встряхнись, встрепенись ты, мое деревцо,
Просыпь на меня злато-серебрецо.
И птичка сбросила ей платье, еще богаче, еще наряднее вчерашнего. И когда она в этом наряде явилась на празднество, все надивиться не могли ее красоте.
А королевич уж поджидал ее, взял ее тотчас за руку и танцевал только с ней одной. Когда другие мужчины подходили к ней, чтобы пригласить ее на танец, королевич говорил: "Я с ней танцую".
По наступлении вечера Замарашка надумала удалиться, а королевич пошел за нею следом и хотел посмотреть, в какой дом она войдет; но та юркнула в сторону и убежала в сад позади дома. В том саду росло прекрасное большое грушевое дерево, и на нем много было чудных груш; на него-то и взобралась Замарашка, словно белочка, и укрылась в ветвях его; а королевич даже и не знал, куда она подевалась.
Подождал он немного, пока подошел отец Замарашки, и сказал ему: "Вот тут одна красавица от меня ускользнула, и мне сдается, что она залезла на эту грушу".
Отец подумал: "Уж не Замарашка ли это?" - потребовал топор и срубил дерево; но на дереве никого не оказалось. И когда они все вернулись домой, увидели Замарашку, как и всегда, на ее куче золы.
Она проворна была: с одной стороны на дерево влезла, с другой стороны спрыгнула, вернула свой наряд птичке, что сидела на орешине, и опять напялила свои старые лохмотья.
На третий день, когда родители и названые сестры ушли из дома, Замарашка опять пошла на могилку матери и сказала деревцу:
Встряхнись, встрепенись ты, мое деревцо,
Просыпь на меня злато-серебрецо.
Тут птичка сбросила ей платье такое великолепное и так ослепительно блиставшее, что такого еще никто не видал; а к этому платью и туфли чистого золота.
Когда она явилась на празднество в этом наряде, все ей дивились, как чуду.
Королевич только с ней и танцевал, а если подходил к ней кто-нибудь другой, он говорил: "Я с ней танцую".
Когда наступил вечер, Замарашка хотела уйти, и королевич по-прежнему хотел идти за нею следом; но она так быстро от него ускользнула, что он не поспел за нею.
Однако же он заранее пустился на хитрость: велел вымазать всю лестницу смолою. Как сбегала Замарашка с лестницы, одна ее туфелька и пристала к ступеньке. Королевич туфельку поднял, и туфелька та была маленькая, хорошенькая и вся золотая.
На следующее утро пришел королевич с этой туфелькой к отцу Замарашки и сказал ему: "Моей супругой будет только та, которой этот золотой башмачок придется впору".
Услышав это, обрадовались обе названые сестрицы, потому что ноги у них были красивые.
Старшая пошла с башмачком в особую комнату и стала его примерять при матери. Стала примерять и видит: никак не влезает в башмак ее большой палец, потому что башмак ей мал. Вот мать и подала ей нож, и говорит: "Отрежь палец-то! Ведь коли будешь королевой, не придется тебе пешком ходить!"
Послушалась дочка матери, срезала палец, втиснула ногу в башмак, прикусила губу от боли и вышла к королевичу. Тот взял ее себе в невесты, посадил на коня и повез к себе домой.
Пришлось им проезжать мимо могилки; а на орешине сидят два голубка и воркуют:
Гули, гули, гулюшки,
Весь башмак-то в кровушке:
Ножке, видно, нет в нем места!
Это не твоя невеста.
Королевич глянул на ногу невесты и увидал, как кровь из башмачка текла.
Он тотчас повернул коня, вернул старшую дочку родителям и сказал, что это не настоящая его невеста: пусть, мол, другая сестра примерит башмачок.
Пошла эта сестра в особую комнату, и когда стала надевать башмачок, то пальцы-то у нее влезли в него, но пятка была слишком велика. Тогда мать подала ей нож и сказала: "Отруби кусок от пятки! Будешь королевой, не придется тебе больше пешком ходить!"
Дочь отрубила часть пятки, втиснула, кое-как ногу в башмачок, скрыла боль нестерпимую и вышла к королевичу. Тот ее, как невесту, посадил на своего коня и поехал с нею.
Но когда они проезжали мимо орешины, то сидели на ней два голубка и ворковали:
Гули, гули, гулюшки,
Весь башмак-то в кровушке:
Ножке, видно, нет в нем места!
Это не твоя невеста.
Посмотрел королевич невесте на ногу и увидал, как кровь текла из башмачка и закраснелся от нее белый чулочек.
Повернул он своего коня обратно и привез эту невесту к родителям в дом. "Эта тоже не настоящая! - сказал он. - Нет ли у вас еще одной дочки?" - "Нет, - сказал отец, - а вот только еще от моей первой, покойной, жены осталась этакая маленькая, дрянненькая Замарашечка - уж та-то, конечно, тебе не невеста".
Королевич захотел ее непременно видеть; но мачеха отвечала: "Да нет же, она такая грязная, что ее никак и показать не смеем".
А королевич все настаивал на своем, и должны были наконец позвать к нему Замарашку.
Та сначала вымыла чистенько лицо и руки, потом вышла и поклонилась королевичу, который подал ей золотой башмачок. Она тут же присела на скамеечку, скинула свой деревянный башмак и сунула ногу в туфельку, которая по ее ноге пришлась, как облитая, и как она поднялась со скамеечки и королевич глянул ей в лицо, то он тотчас узнал в ней ту красавицу, с которой танцевал, и воскликнул: "Вот она, настоящая-то невеста!"
Мачеха и обе названые сестры перепугались и побелели от досады; а королевич взял Замарашку к себе на коня и повез ее к себе в замок. Когда они проезжали мимо орешины, два белых голубка ворковали:
Гули, гули, гулюшки,
Нету больше кровушки:
Ножке в туфле полно места.
Вот она - твоя невеста!
И как это проворковали, так тотчас слетели с деревца и сели Замарашке на плечи: один на правое, другой на левое, да так и остались у нее на плечах.
Когда пришло время играть свадьбу, лукавые сестрицы тоже явились, хотели примазаться и как будто выказать участие к счастью Замарашки.
Вот свадебный поезд двинулся к церкви, и старшая из названых сестриц шла с правой стороны невесты, а младшая - с левой; и вдруг голубки у каждой из них выклевали по одному глазу.
На обратном пути из церкви старшая шла с левой, а младшая - с правой стороны невесты, и голубки опять выклевали каждой из них по одному глазу.
Так-то и были они наказаны слепотой на всю жизнь за их злобу и лукавство.
Ngày xưa có một người đàn ông giàu có, vợ ông ta ốm nặng. Khi bà cảm thấy mình sắp gần đất xa trời, bà gọi người con gái duy nhất của mình lại bên giường và dặn dò:
- Con yêu dấu của mẹ, con phải chăm chỉ nết na nhé, mẹ sẽ luôn luôn ở bên con, phù hộ cho con.
Nói xong bà nhắm mắt qua đời. Ngày ngày cô bé đến bên mộ mẹ ngồi khóc. Cô chăm chỉ, nết na ai cũng yêu mến. Mùa đông tới, tuyết phủ đầy trên mộ người mẹ nom như một tấm khăn trắng. Và khi ánh nắng trời xuân cuốn đi chiếc khăn tuyết ấy, người bố lấy vợ hai.
Người dì ghẻ mang theo hai người con gái riêng của mình. Hai đứa này mặt mày tuy sáng sủa, kháu khỉnh nhưng bụng dạ lại xấu xa đen tối. Từ đó trở đi, cô bé mồ côi sống một cuộc đời khốn khổ.
Dì ghẻ cùng hai con riêng hùa nhau nói:
- Không thể để con ngan ngu ngốc kia ngồi lỳ trong nhà mãi thế được! Muốn ăn bánh phải kiếm lấy mà ăn. Ra ngay, con làm bếp!
Chúng lột sạch quần áo đẹp của cô, mặc vào cho cô bé một chiếc áo choàng cũ kỹ màu xám và đưa cho cô một đôi guốc mộc.
- Hãy nhìn cô công chúa đài các thay hình đổi dạng kìa!
Cả ba mẹ con reo lên nhạo báng và dẫn cô xuống bếp. Cô phải làm lụng vất vả từ sáng đến tối, tờ mờ sáng đã phải dậy, nào là đi lấy nước, nhóm bếp, thổi cơm, giặt giũ. Thế chưa đủ, hai đứa con dì ghẻ còn nghĩ mọi cách để hành hạ cô, hành hạ chán chúng chế giễu rồi đổ đậu Hà Lan lẫn với đậu biển xuống tro bắt cô ngồi nhặt riêng ra. Đến tối, sau một ngày làm lụng vất vả đã mệt lử, cô cũng không được nằm giường, mà phải nằm ngủ ngay trên đống tro cạnh bếp. Và vì lúc nào cô cũng ở bên tro bụi nên nom lem luốc, hai đứa con dì ghẻ gọi cô là "Lo Lem."
Có lần đi chợ phiên, người cha hỏi hai con dì ghẻ muốn mua quà gì. Đứa thứ nhất nói:
- Quần áo đẹp.
Đứa thứ hai nói:
- Ngọc và đá quý.
Cha lại hỏi:
- Còn con, Lọ Lem, con muốn cái gì nào?
- Thưa cha, trên đường về, cành cây nào va vào mũ cha thì cha bẻ cho con.
Người cha mua về cho hai con dì ghẻ quần áo đẹp, ngọc trai và đá quý. Trên đường về, khi ông cưỡi ngựa đi qua một bụi cây xanh, có cành cây dẻ va vào người ông và làm lật mũ rơi xuống đất. Ông bẻ cành ấy mang về. Về tới nhà, ông chia quà cho hai con dì ghẻ những thứ chúng xin và đưa cho Lọ Lem cành hạt dẻ. Lọ Lem cám ơn cha, đến bên mộ mẹ, trồng cành dẻ bên mộ và ngồi khóc thảm thiết, nước mắt chảy xuống tưới ướt cành cây mới trồng. Cành nảy rễ, đâm chồi và chẳng bao lâu sau đã thành một cây cao to. Ngày nào Lọ Lem cũng ra viếng mộ mẹ ba lần, ngồi khóc khấn mẹ, và lần nào cũng có một con chim trắng bay tới đậu trên cành cây. Hễ Lọ Lem ngỏ ý mong ước xin gì thì chim liền thả những thứ ấy xuống cho cô.
Một hôm nhà vua mở hội ba ngày liền, và cho mời tất cả các hoa khôi trong nước tới dự để hoàng tử kén vợ.
Hai đứa con dì ghẻ nghe nói là mình cũng được mời tới dự thì mừng mừng rỡ rỡ, gọi Lọ Lem đến bảo:
- Mau chải đầu, đánh giày cho chúng tao, buộc dây giày cho chặt để chúng tao đi dự hội ở cung vua.
Lọ Lem làm xong những việc đó rồi ngồi khóc, vì cô cũng muốn đi nhảy. Cô xin dì ghẻ cho đi. Dì ghẻ nói:
- Đồ Lọ Lem, người toàn bụi với bẩn mà cũng đòi đi dự hội! Giày, quần áo không có mà cũng đòi đi nhảy.
Lọ Lem khẩn khoản xin thì dì ghẻ nói:
- Tao mới đổ một đấu đậu biển lẫn với tro, nếu mày nhặt trong hai tiếng đồng hồ mà xong thì cho mày đi.
Cô bé đi qua cửa sau, ra vườn gọi:
- Hỡi chim câu hiền lành, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim trên trời, hãy bay lại đây nhặt giúp em:
Đậu ngon thì bỏ vào niêu,
Đậu xấu thì bỏ vào diều chim ơi.
Lập tức có đôi chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ bếp sà xuống, tiếp theo là chim gáy, rồi tất cả chim trên trời đều sà xuống quanh đống tro. Chim câu gù gù rồi bắt đầu mổ lia lịa píc, píc, píc, nhặt những hạt tốt bỏ vào nồi. Chưa đầy một tiếng đồng hồ chim đã nhặt xong. Làm xong chim lại cất cánh bay đi. Cô gái mang đậu cho dì ghẻ, bụng mừng thầm tin rằng thế nào mình cũng được phép đi dự dạ hội.
Nhưng dì ghẻ bảo:
- Không được đi đâu cả. Lọ Lem! Mày làm gì có quần áo nhảy mà đi nhảy, người ta sẽ nhạo báng mày cho coi.
Khi thấy cô gái khóc, dì ghẻ bảo:
- Nếu mày nhặt hai đấu đậu biển khỏi tro trong một tiếng đồng hồ thì cho phép mày đi cùng.
Khi đó dì ghẻ nghĩ:
- Chắc chắn chẳng bao giờ nó nhặt xong.
Sau khi dì ghẻ đổ đậu lẫn trong đống tro, cô gái đi qua cửa sau ra vườn và lại gọi:
- Hỡi chim câu hiền lành, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim trên trời, hãy bay lại đây nhặt giúp em:
Đậu ngon thì bỏ vào niêu,
Đậu xấu thì bỏ vào diều chim đi.
Lập tức có chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ bếp sà xuống, tiếp theo là chim gáy, rồi tất cả chim trên trời đều sà xuống quanh đống tro. Chim câu gù gù rồi bắt đầu mổ lia lịa píc, píc, píc; rồi những chim khác cũng thay nhau mổ píc, píc, píc nhặt những hạt tốt bỏ vào nồi. Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ chim đã nhặt xong và cất cánh bay đi. Rồi cô gái mang đậu cho dì ghẻ xem, bụng mừng thầm tin rằng lần này thế nào mình cũng được phép đi dự dạ hội. Nhưng dì ghẻ bảo:
- Tốn công vô ích con ạ! Mày không đi cùng được đâu, vì mày làm gì có quần áo nhảy mà đi nhảy. Chả nhẽ bắt chúng tao bẽ mặt vì mày hay sao?
Nói rồi mụ quay lưng, cùng hai đứa con kiêu ngạo vội vã ra đi.
Khi không còn một ai ở nhà, Lọ Lem ra mộ mẹ, đứng dưới gốc cây dẻ gọi:
Cây ơi, cây hãy rung đi,
Thả xuống áo bạc áo vàng cho em.
Chim thả xuống cho cô một bộ quần áo thêu vàng, thêu bạc và một đôi hài lụa thêu chỉ bạc. Cô vội mặc quần áo vào đi dự hội. Dì ghẻ và hai con gái không nhận được ra cô, cứ tưởng đó là nàng công chúa ở một nước xa lạ nào tới, vì cô mặc áo vàng trông đẹp quá. Mấy mẹ con không ngờ đó lại là Lọ Lem, đinh ninh là cô đang ở nhà và giờ này đang lúi húi nhặt đậu khỏi tro. Hoàng tử đi lại phía cô, cầm tay cô nhảy. Hoàng tử không muốn nhảy với ai nữa nên không chịu rời tay cô ra. Nếu có ai đến mời cô nhảy thì chàng nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Đến tối cô muốn về nhà thì hoàng tử nói:
- Để tôi đi cùng, tôi muốn đưa cô về.
Chàng rất muốn biết cô thiếu nữ xinh đẹp này là con cái nhà ai. Gần đến nhà, cô gỡ tay hoàng tử ra và nhảy lên chuồng chim bồ câu. Hoàng tử chờ đợi mãi, khi người cha đến chàng kể với ông về việc cô gái lạ mặt đã nhảy vào chuồng bồ câu. Ông cụ nghĩ:
- Phải chăng đó là Lọ Lem?
Rồi cụ lấy rìu và câu liêm chẻ đôi chuồng bồ câu ra. Nhưng chẳng có ai ở trong đó cả. Khi họ về tới thì thấy Lọ Lem mặc quần áo nhem nhuốc đang nằm trên đống tro, bên ống khói lò sưởi có một ngọn đèn dầu cháy tù mù. Thì ra Lọ Lem đã nhảy nhanh như cắt từ chuồng bồ câu xuống, chạy lại phía cây dẻ cởi quần áo đẹp đẽ ra để trên mộ. Chim sà xuống tha những thứ đó đi. Rồi cô lại mặc chiếc áo choàng màu xám vào, nằm trên đống tro trong bếp như cũ.
Hôm sau, hội lại mở. Khi cha mẹ và hai em đi rồi. Lọ Lem lại đến gốc cây dẻ gọi:
Cây ơi, cây hãy rung đi,
Thả xuống áo bạc, áo vàng cho em.
Chim lại thả xuống cho em một bộ quần áo lộng lẫy hơn hôm trước. Cô mặc bộ quần áo ấy đi. Khi cô xuất hiện trong buổi dạ hội, cô đẹp rực rỡ làm mọi người ngẩn người ra ngắm. Hoàng tử đã đợi cô từ lâu liền cầm tay cô và chỉ nhảy với một mình cô thôi. Các người khác đến mời cô nhảy thì hoàng tử nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Đến tối, cô xin về, hoàng tử đi theo xem nhà cô ở đâu. Đến nơi, cô vội lên hoàng tử chạy ra vườn sau nhà. Ở đó có một cây lê quả sai chi chít nom thật ngon lành. Cô trèo nhanh như sóc lẩn giữa các cành. Hoàng tử không biết cô trốn ở đâu, chàng đợi khi người cha đến thì nói:
- Cô gái lạ mặt đã chạy trốn. Ta đoán, có lẽ cô ấy nhảy lên cây lê rồi.
Người cha nghĩ:
- Phải chăng đó là Lọ Lem?
Ông cho mang rìu đến, đẵn cây xuống, nhưng chẳng thấy có ai trên cây. Khi cả nhà vào bếp thì thấy Lọ Lem nằm trên đống tro như mọi ngày. Thì ra cô đã nhảy từ phía bên kia cây xuống, đem trả quần áo đẹp cho chim trên cây dẻ và mặc chiếc áo choàng màu xám vào.
Đến ngày thứ ba, cha mẹ và các em vừa đi khỏi, Lọ Lem lại ra mộ mẹ và nói với cây:
Cây ơi, cây hãy rung đi,
Thả xuống áo bạc, áo vàng cho em.
Chim liền thả xuống một bộ quần áo đẹp chưa từng có và một đôi hài toàn bằng vàng. Với bộ quần áo ấy cô đến dạ hội, mọi người hết sức ngạc nhiên há hốc mồm ra nhìn. Hoàng tử chỉ nhảy với cô, có ai mời cô nhảy thì chàng nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Khi trời tối, Lọ Lem muốn về. Hoàng tử định đưa về nhưng cô lẩn nhanh như chạch làm hoàng tử không theo kịp. Hoàng tử nghĩ ra một kế, chàng cho đổ nhựa thông lên thang, vì thế khi cô nhảy lên thang, chiếc giày bên trái bị dính lại. Hoàng tử cầm lên ngắm thì thấy chiếc hài nhỏ nhắn, xinh đẹp toàn bằng vàng.
Hôm sau hoàng tử mang hài đến tìm người cha và bảo:
- Ta chỉ lấy người đó làm vợ, người chân đi vừa chiếc hài này.
Hai cô con gái dì ghẻ mừng lắm, vì hai cô đều có đôi bàn chân đẹp. Cô cả mang giày vào buồng thử trước mặt mẹ. Nhưng cô không đút ngón chân cái vào được vì hài nhỏ quá.
Bà mẹ liền đưa cho cô một con dao và bảo:
- Cứ chặt phăng ngón cái đi. Khi con đã là hoàng hậu rồi thì cần gì phải đi bộ nữa.
Cô ta liền chặt đứt ngón chân cái, cố nhét chân vào hài rồi cắn răng chịu đau đến ra mắt hoàng tử. Hoàng tử nhận cô làm cô dâu và bế cô lên ngựa cùng về. Dọc đường, hai người phải đi qua mộ, có đôi chim câu đậu trên cây dẻ hót lên:
Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.
Máu thấm trên hài,
Do chân dài quá,
Chính cô dâu thật,
Vẫn ở trong nhà.
Hoàng tử liếc nhìn xuống chân cô thấy máu vẫn còn đang chảy ra, chàng liền quay ngựa lại, đưa cô dâu giả về nhà trả lại cho cha mẹ cô và nói:
- Đây không phải là cô dâu thật.
Rồi chàng đưa hài cho cô em thử. Cô em vào buồng thử hài thì may sao các ngón đều lọt cả, nhưng phải cái gót lại to quá. Bà mẹ đưa cô một con dao và bảo:
- Cứ chặt phăng đi một miếng gót chân. Khi con đã là hoàng hậu thì chẳng bao giờ phải đi chân đất nữa.
Cô ta chặt một miếng gót chân, cô đút chân vào hài, cắn răng chịu đau, ra gặp hoàng tử.
Hoàng tử nhận cô làm cô dâu và bế cô lên ngựa cùng về. Dọc đường, hai người phải đi qua mộ, có đôi chim câu đậu trên cây dẻ hót lên:
Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.
Máu thấm trên hài,
Do chân dài quá,
Chính cô dâu thật,
Vẫn ở trong nhà.
Hoàng tử nhìn xuống chân cô thấy máu vẫn còn đang chảy ra, chàng liền quay ngựa lại, đưa cô dâu giả về nhà trả lại cho cha mẹ cô và nói:
- Đây cũng không phải là cô dâu thật. Gia đình còn có con gái nào khác không?
Người cha đáp:
- Thưa hoàng tử không ạ. Người vợ cả của tôi khi qua đời có để lại một đứa con gái người xanh xao, nhem nhuốc. Thứ nó thì chả làm cô dâu được.
Hoàng tử bảo ông cứ gọi cô gái ấy ra. Dì ghẻ nói chen vào:
- Thưa hoàng tử, không thể thế được. Nó dơ bẩn lắm không thể cho nó ra mắt hoàng tử được.
Hoàng tử khăng khăng nhất định đòi gọi Lọ Lem lên kỳ được. Cô rửa mặt mũi tay chân, đến cúi chào hoàng tử. Hoàng tử đưa cho cô chiếc hài vàng. Cô ngồi lên ghế đẩu, rút bàn chân ra khỏi chiếc guốc nặng chình chịch, cho chân vào chiếc hài thì vừa như in. Khi cô đứng dậy, hoàng tử nhìn thấy mặt nhận ngay ra cô gái xinh đẹp đã nhảy với mình bèn reo lên:
- Cô dâu thật đây rồi!
Dì ghẻ và hai cô con gái mặt tái đi vì hoảng sợ và tức giận. Hoàng tử bế Lọ Lem lên ngựa đi. Khi hai người cưỡi ngựa qua cây dẻ, đôi chim câu hót:
Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc
Hài không có máu,
Chân vừa như in,
Đúng cô dâu thật,
Hoàng tử dẫn về.
Hót xong, đôi chim câu bay tới đậu trên hai vai Lọ Lem, con đậu bên trái, con đậu bên phải.
Khi đám cưới của hoàng tử được tổ chức thì hai cô chị cũng đến phỉnh nịnh để mong hưởng phú quý. Lúc đoàn đón dâu đến thì cô chị cả đi bên phải, cô em đi bên trái. Chim câu mổ mỗi cô mất một mắt. Sau đó khi họ trở về thì cô chị đi bên trái, cô em đi bên phải, chim câu lại mổ mỗi cô mất một mắt nữa. Cả hai chị em suốt đời mù lòa, vì bị trừng phạt do tội ác và giả dối.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng