Külkedisi


Cô lọ lem


Zengin bir adamın karısı hastalandı. Kadıncağız öleceğini anlayınca biricik kızını yanma çağırıp, "Bak çocuğum, sakın doğruluktan ve iyilikten sapma; o zaman Tanrı hep seninle olur. Ben de öbür dünyadayken seni hep izleyeceğim" dedikten sonra hayata gözlerini yumdu.
Genç kız her gün annesinin mezarına gidip ağlıyordu. Doğruluktan ve iyilikten hiç sapmadı. Kış geldiğinde mezarın üstüne beyaz bir tül gibi kar tabakası çöktü. İlkbahar güneşi bu karı erittiğinde genç kızın babası ikinci kez evlendi.
Yeni gelen hanım eve iki kızını da beraberinde getirdi. Bu kızlar görünüşte güzeldiler, ancak katı yürekliydiler. Bu yüzden üvey evlat için kötü günler başladı. "Bu aptal kız bizimle aynı çatıda mı kalacak yani! Ekmek yiyen onu hak etmeli! Aşçıyı çıkaralım, onun yerine bu baksın" diyerek onun güzel giysilerini aldılar ve yerine eski püskü bir önlükle bir çift takunya verdiler. "Bak hele, bizim prenses yerleri nasıl da süpürüyor!" diye gülüp alay ettikten sonra onu mutfağa tıktılar. Genç kız orada erkenden kalkıp sabahtan akşama kadar su taşımak, ateş yakmak, yemek pişirmek ve çamaşır yıkamak gibi ağır işleri yapmak zorunda kalıyordu. Bu da yetmiyormuş gibi, onu üzmek için akla gelmedik şeyler yapıyordu iki kız kardeş. Onunla dalga geçiyor, ocağın külüne bezelye ve mercimek atıyor, sonra da oturup onları ayıklamasını istiyorlardı. Kızcağız akşamları yorgun argın, yatağa bile gidemeden ocağın yanındaki küllerin üzerine uzanıveriyordu. Yani üstü başı hep kül içindeydi ve kirli görünüyordu. Bu yüzden ona Külkedisi adını taktılar.
Bir gün babaları pazar ayinine gitmek üzere yola çıkmadan önce üvey kızlarına, "Size ne getireyim?" diye sordu. Biri güzel giysiler, öbürü inci ve elmas istedi. Babası "Ya sen ne istersin Külkedisi?" diye sorduğunda genç kız, "Bana eve dönerken şapkana takılan ilk filizlenmiş dalı koparıp getir baba" dedi. Adam üvey kızlarına güzel giysilerle inci, elmas gibi takılar satın aldıktan sonra eve dönerken şapkasına filizlenmiş bir fındık dalı takıldı; dalı hemen kopararak koltuğuna sıkıştırdı. Eve vardığında üvey kızlarına istediklerini, kendi kızına da fındık dalını verdi.
Külkedisi ona teşekkür ederek hemen annesinin mezarına gitti ve fındık dalını oraya dikerek ağlamaya başladı. O kadar çok ağladı ki, gözlerinden akan yaşlar fidanı suladı. Zamanla bu fidan büyüdü ve güzel bir ağaç oldu. Külkedisi günde üç kez oraya gidiyor, ağlıyor ve dua ediyordu. Ancak her seferinde ağaca beyaz bir kuş konuyordu ve genç kız ne zaman bir şey istese kuş onu aşağı atıveriyordu.
Derken, o ülkenin kralı üç gün sürecek bir düğün şenliği düzenledi. Şenliğe hiç evlenmemiş tüm güzel kızlar davet edildi; böylelikle prens kendisine bir eş seçecekti. Bunu duyunca üvey kardeşlerin yüreği hop etti, çünkü ikisi de davet edilmişti. Hemen Külkedisi'ni çağırarak "Saçlarımızı tara, pabuçlarımızı fırçala, kemerimizi bağla. Kralın sarayına davetliyiz!" diye emir yağdırdılar. Külkedisi söylenenleri yaptı, ama bir taraftan da ağladı, çünkü kendisi de dansa gitmeyi çok istiyordu. Bu yüzden üvey annesinden kendisine izin vermesini rica etti. Ama üvey annesi, "Külkedisi, üstün başın toz toprak içinde. Bu kıyafetle mi şenliğe katılacaksın? Ne elbisen var, ne ayakkabın! Bu yetmiyormuş gibi bir de dans etmek istiyorsun!" dedi. Kızın yalvarışı karşısında ise, "Bak, bir kazan mercimeği küllere döktüm. İki saat içinde onların iyilerini seçebilirsen bizimle gelirsin" diye ekledi.
Genç kız arka kapıdan bahçeye çıktı ve "Güvercinler, kumrular, sevgili kuşlar! Bana ayıklamada yardım edin!" diye seslendi:
İyileri kazana atın
Kötüleri kursağınıza katın.
Derken iki beyaz güvercin pencere pervazına tüneyiverdi. Ardından kumrular çıkageldi. Daha sonra da gökteki tüm kuşlar cıvıldaşarak kül yığınının başına geçti. Güvercinler ve öteki kuşlar başlarını küle soktu, mercimekleri gagalayarak iyilerini kazana attı. Aradan bir saat kadar geçmişti ki, işleri bitti ve sonra hepsi uçup gitti. Genç kız kazanı üvey annesine götürdü; böylece düğüne gidebileceğini sanmıştı. Ama kadın, "Olmaz Külkedisi, senin giyecek elbisen yok. Ustündekilerle dans edemezsin, herkes sana güler" dedi. Kız ağlayınca, "Eğer iki kazan mercimeği bir saat içinde ayıklarsan bizimle gelebilirsin" diye ekledi ve "Bunu nasıl olsa yapamaz!" diye geçirdi içinden. İki kazan mercimeği küllerin içine boşalttı. Genç kız hemen arka kapıdan bahçeye çıkarak, "Güvercinler, kumrular, gökteki öbür kuşlar. Gelin bana ayıklamada yardım edin!" diye seslendi.
İyileri kazana atın
Kötüleri kursağınıza katın.
Hemen mutfak penceresine iki tane beyaz güvercin, ardından da iki kumru kondu. Sonra da gökteki öbür kuşlar cıvıldaşarak kül yığınının başına geçti. Güvercinler ve diğer kuşlar başlarını küle soktu ve gagalarıyla seçtikleri iyi mercimekleri kazana doldurdular. Yarım saat içinde işleri bitti ve sonra hepsi uçup gitti. Bunun üzerine genç kız kazanı üvey annesine götürdü; onlarla birlikte düğüne gidebileceğini sandı. Ama kadın, "Boşuna uğraşma! Sen gelmiyorsun; giyecek elbisen yok. Ustündekilerle dans edemezsin, sonra bizi utandırırsın" dedi. Ve sırtını dönerek kibirli kızlarıyla birlikte çekip gitti.
Evde kimse kalmayınca Külkedisi annesinin fındık ağacının altındaki mezarına giderek şöyle seslendi:
Ey ağaç, sallan silkelen,
Altınla gümüş olsun gelen!
Bunun üzerine bir kuş ona altın ve gümüşten bir elbiseyle ipek ve gümüş işlemeli bir çift pabuç attı. Genç kız hemen bunları giyerek şenliğe gitti. Üvey kardeşleriyle üvey annesi bile onu tanımadı. Altın giysisi içinde öyle güzel görünüyordu ki, onu bir kralın kızı sandılar.
Prens Külkedisi'ne yaklaşarak elinden tuttu ve dans etmeye başladılar. Prens başka hiç kimseyle dans etmedi.
Gecenin geç saatlerine kadar dans etti genç kız. Sonra eve dönmek istedi. Prens ona, "Ben de geliyorum, seni eve bırakayım" dedi. Bu güzel kızın nereden geldiğini bilmek istiyordu, ama genç kız onun elinden kurtularak güvercin yuvasına sıçrayıverdi. Prens kızın babası gelinceye kadar bekledi ve sonra ona, yabancı kızın güvercin yuvasına sıçradığını söyledi. Yaşlı adam, "Bu sakın Külkedisi olmasın?" diye düşündü. Bir balta getirterek güvercin yuvasını ikiye böldü, ama içinde kimse yoktu.
Eve geldiklerinde Külkedisi eski püskü önlüğüyle küllerin yanma uzanmıştı. Bacanın içinde solgun ışık veren bir gaz lambası yanıyordu. Aslında Külkedisi güvercin yuvasından atlayarak fındık ağacının olduğu yere koşmuştu. Bu arada güzel giysilerini üzerinden çıkararak mezarın üstüne sermiş, kuş da onları alıp gitmişti. Bu yüzden genç kız şimdi eski önlüğüyle mutfaktaydı.
Şenliğin ikinci gününde, üvey annesi ve kardeşleri evden çıkar çıkmaz Külkedisi annesinin mezarına giderek fındık ağacına seslendi:
Ey ağaç, sallan silkelen
Altınla gümüş olsun gelen!
Bu kez kuş bir öncekinden daha güzel bir elbise attı aşağıya. Genç kız bu giysiyle saraya geldiğinde herkes onun güzelliği karşısında şaşırıp kaldı.
Prens onu beklemişti; gelir gelmez elinden tuttu ve gece boyunca yalnızca onunla dans etti. Vakit geç olunca genç kız eve dönmek istedi. Prens onun peşinden gitti, çünkü hangi evde oturduğunu bilmek istiyordu. Ancak genç kız arka bahçeye fırladı. Orada çok güzel ve kocaman bir armut ağacı vardı, dalları nefis armutlarla doluydu. Genç kız tıpkı bir sincap gibi ağacın dalları arasına sıçradı. Prens onun nereye gittiğini anlayamadı. Yine de kızın babası gelinceye kadar bekledi ve ona "Yabancı kız elimden kaçtı, galiba armut ağacına çıktı" dedi. Baba "Bu sakın Külkedisi olmasın?" diye aklından geçirdi ve bir balta getirterek ağacı kesip devirdi. Ama ağacın üzerinde kimse yoktu. Eve geldiklerinde Külkedisi mutfakta, küllerin üzerinde yatmaktaydı. Külkedisi ağacın öbür tarafından atlamış, kuş da ağaçta kalan güzel giysileri alıp gitmişti. Genç kız da eski önlüğünü tekrar giymişti.
Üçüncü gün ailesi evden çıkar çıkmaz Külkedisi yine annesinin mezarına giderek fındık ağacına seslendi:
Ey ağaç, sallan silkelen,
Altınla gümüş olsun gelen!
Kuş yine aşağıya bir elbise attı. Bu elbise diğerlerinden çok daha güzel ve görkemliydi; pabuçları ise saf altındandı. Külkedisi bu giysiyle düğüne geldiğinde kimse hayranlığını ifade edecek sözcük bulamadı. Prens bütün gece yalnızca onunla dans etti.
Vakit geç olunca Külkedisi eve gitmek istedi. Prens ona eşlik edecekti, ancak genç kız oradan o kadar çabuk ayrıldı ki, oğlan onu takip edemedi.
Ancak prens kurnazlık etmiş ve merdiven basamaklarına zift döktürmüştü. Bu yüzden kaçarken genç kızın sol ayağındaki pabuç zifte saplanıverdi. Prens onu alıp baktı; ufak, zarif ve altından yapılmış bir iskarpindi bu! Ertesi sabah kızların babasına giderek, "Kimin ayağı şu altın ayakkabıya uyarsa o benim eşim olacak!" dedi. İki kız kardeş buna çok sevindi, çünkü ikisinin de ayakları güzeldi.
Büyük kız ayakkabıyı alarak annesiyle beraber giyinme odasına geçti ve denedi. Ama kocaman ayak başparmağı ayakkabıya sığmadı; ayakkabı ona küçük gelmişti. Annesi bir bıçak uzatarak, "Kes onu! Evlenirsen nasılsa artık yaya yürümeyeceksin" dedi. Kız başparmağını keserek ayakkabıyı zar zor giydi; acısını içine atarak prense gitti. Prens de onu eş olarak alıp atına bindirdi, sonra oradan ayrıldılar. Tam mezarın önünden geçerken fındık ağacına tünemiş iki güvercin şöyle seslendi:
Bak bir kere bak,
Pabuç çok ufak!
Ve kan içinde
Asıl gelin evinde.
Prens kızın ayağına baktı ve kanadığını gördü. Atını döndürerek sahte gelini evine geri götürdü. Onun gerçek gelin olmadığını söyledi ve ayakkabıyı küçük kardeşin denemesini sitedi. Kız sevinç içinde giyinme odasına geçerek ayakkabıyı giydi, ama topuğu çok büyük olduğu için ayağı sığmadı. Annesi ona bir bıçak vererek, "Topuğundan biraz kes! Prensle evlenirsen, nasıl olsa ayağın bir daha yere basmayacak" dedi.
Kız topuğundan bir parça kestikten sonra ayakkabıyı zorla ayağına geçirdi. Dişlerini sıkarak duyduğu acıya katlandı ve bu şekilde prensin yanına vardı. Oğlan onu atına bindirerek oradan uzaklaştı. Tam mezarın önünden geçerken, fındık ağacına tünemiş iki güvercin şöyle seslendi:
Bak bir kere bak,
Pabuç çok ufak!
Ve kan içinde.
Asıl gelin evinde.
Prens eğilip kızın ayağına baktı; ayakkabı kan içindeydi ve beyaz çorabı kıpkırmızı kesilmişti. Hemen atını döndürerek sahte gelini evine geri götürdü. "Bu da asıl gelin değil! Başka kızınız yok mu?" diye sordu. "Yok" diye cevap verdi babaları. "Sadece ilk eşimden olma, kir pas içinde ufak bir kızım daha var, ama ondan gelin olmaz!"
Prens adama kızı getirmesini emretti, ama üvey anne, "Olmaaaz, üstü başı çok kirli. Kimsenin önüne çıkacak hali yok" diye cevap verdi. Ancak prens ısrar etti. Külkedisi'ni çağırdılar. Genç kız önce elini yüzünü yıkadı, sonra kalkıp gelerek kendisine altın ayakkabıyı uzatan prense yaklaştı. Bir tabureye oturarak ağır takunyasını çıkardı ve altın ayakkabıyı ayağına geçirdi; tıpatıp uydu! Ayağa kalktığında prens ona iyice baktı ve dans ettiği güzel kızı tanıyıverdi. "Asıl gelin bu!" diye haykırdı.
Üvey anneyle kızları dehşet içinde kaldılar, öfkeden yüzlerinin rengi attı.
Prens Külkedisi'ni atma bindirerek oradan uzaklaştı. Fındık ağacının önünden geçerlerken iki beyaz güvercin şöyle seslendi:
Bak bir kere bak,
Pabuç ne büyük, ne ufak;
Ayağı da kanamıyor.
Asıl gelin bu işte!
Bunları söyler söylemez her iki güvercin bulundukları yerden uçarak Külkedisi'nin omzuna kondular; biri sağına, öbürü soluna. Ve orada kaldılar.
Düğün günü gelip çattı. Kötü kız kardeşler prense yaltaklanarak şans dilediler. Gelinle damat kiliseye girerken büyük kız kardeş onların sağında, küçük kız kardeş solunda yer aldı. Tam o sırada güvercinler kızların birer gözünü gagalayarak kör etti. Kilise çıkışında bu kez büyük kız kardeş sol tarafta, küçük kız kardeş sağ tarafta yer aldı. Güvercinler onların diğer gözünü de gagalayarak kör etti. Böylece her iki kız da yaptıkları kötülüklerin ve söyledikleri yalanın cezasını ömür boyu çekmiş oldu.
Ngày xưa có một người đàn ông giàu có, vợ ông ta ốm nặng. Khi bà cảm thấy mình sắp gần đất xa trời, bà gọi người con gái duy nhất của mình lại bên giường và dặn dò:
- Con yêu dấu của mẹ, con phải chăm chỉ nết na nhé, mẹ sẽ luôn luôn ở bên con, phù hộ cho con.
Nói xong bà nhắm mắt qua đời. Ngày ngày cô bé đến bên mộ mẹ ngồi khóc. Cô chăm chỉ, nết na ai cũng yêu mến. Mùa đông tới, tuyết phủ đầy trên mộ người mẹ nom như một tấm khăn trắng. Và khi ánh nắng trời xuân cuốn đi chiếc khăn tuyết ấy, người bố lấy vợ hai.
Người dì ghẻ mang theo hai người con gái riêng của mình. Hai đứa này mặt mày tuy sáng sủa, kháu khỉnh nhưng bụng dạ lại xấu xa đen tối. Từ đó trở đi, cô bé mồ côi sống một cuộc đời khốn khổ.
Dì ghẻ cùng hai con riêng hùa nhau nói:
- Không thể để con ngan ngu ngốc kia ngồi lỳ trong nhà mãi thế được! Muốn ăn bánh phải kiếm lấy mà ăn. Ra ngay, con làm bếp!
Chúng lột sạch quần áo đẹp của cô, mặc vào cho cô bé một chiếc áo choàng cũ kỹ màu xám và đưa cho cô một đôi guốc mộc.
- Hãy nhìn cô công chúa đài các thay hình đổi dạng kìa!
Cả ba mẹ con reo lên nhạo báng và dẫn cô xuống bếp. Cô phải làm lụng vất vả từ sáng đến tối, tờ mờ sáng đã phải dậy, nào là đi lấy nước, nhóm bếp, thổi cơm, giặt giũ. Thế chưa đủ, hai đứa con dì ghẻ còn nghĩ mọi cách để hành hạ cô, hành hạ chán chúng chế giễu rồi đổ đậu Hà Lan lẫn với đậu biển xuống tro bắt cô ngồi nhặt riêng ra. Đến tối, sau một ngày làm lụng vất vả đã mệt lử, cô cũng không được nằm giường, mà phải nằm ngủ ngay trên đống tro cạnh bếp. Và vì lúc nào cô cũng ở bên tro bụi nên nom lem luốc, hai đứa con dì ghẻ gọi cô là "Lo Lem."
Có lần đi chợ phiên, người cha hỏi hai con dì ghẻ muốn mua quà gì. Đứa thứ nhất nói:
- Quần áo đẹp.
Đứa thứ hai nói:
- Ngọc và đá quý.
Cha lại hỏi:
- Còn con, Lọ Lem, con muốn cái gì nào?
- Thưa cha, trên đường về, cành cây nào va vào mũ cha thì cha bẻ cho con.
Người cha mua về cho hai con dì ghẻ quần áo đẹp, ngọc trai và đá quý. Trên đường về, khi ông cưỡi ngựa đi qua một bụi cây xanh, có cành cây dẻ va vào người ông và làm lật mũ rơi xuống đất. Ông bẻ cành ấy mang về. Về tới nhà, ông chia quà cho hai con dì ghẻ những thứ chúng xin và đưa cho Lọ Lem cành hạt dẻ. Lọ Lem cám ơn cha, đến bên mộ mẹ, trồng cành dẻ bên mộ và ngồi khóc thảm thiết, nước mắt chảy xuống tưới ướt cành cây mới trồng. Cành nảy rễ, đâm chồi và chẳng bao lâu sau đã thành một cây cao to. Ngày nào Lọ Lem cũng ra viếng mộ mẹ ba lần, ngồi khóc khấn mẹ, và lần nào cũng có một con chim trắng bay tới đậu trên cành cây. Hễ Lọ Lem ngỏ ý mong ước xin gì thì chim liền thả những thứ ấy xuống cho cô.
Một hôm nhà vua mở hội ba ngày liền, và cho mời tất cả các hoa khôi trong nước tới dự để hoàng tử kén vợ.
Hai đứa con dì ghẻ nghe nói là mình cũng được mời tới dự thì mừng mừng rỡ rỡ, gọi Lọ Lem đến bảo:
- Mau chải đầu, đánh giày cho chúng tao, buộc dây giày cho chặt để chúng tao đi dự hội ở cung vua.
Lọ Lem làm xong những việc đó rồi ngồi khóc, vì cô cũng muốn đi nhảy. Cô xin dì ghẻ cho đi. Dì ghẻ nói:
- Đồ Lọ Lem, người toàn bụi với bẩn mà cũng đòi đi dự hội! Giày, quần áo không có mà cũng đòi đi nhảy.
Lọ Lem khẩn khoản xin thì dì ghẻ nói:
- Tao mới đổ một đấu đậu biển lẫn với tro, nếu mày nhặt trong hai tiếng đồng hồ mà xong thì cho mày đi.
Cô bé đi qua cửa sau, ra vườn gọi:
- Hỡi chim câu hiền lành, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim trên trời, hãy bay lại đây nhặt giúp em:
Đậu ngon thì bỏ vào niêu,
Đậu xấu thì bỏ vào diều chim ơi.
Lập tức có đôi chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ bếp sà xuống, tiếp theo là chim gáy, rồi tất cả chim trên trời đều sà xuống quanh đống tro. Chim câu gù gù rồi bắt đầu mổ lia lịa píc, píc, píc, nhặt những hạt tốt bỏ vào nồi. Chưa đầy một tiếng đồng hồ chim đã nhặt xong. Làm xong chim lại cất cánh bay đi. Cô gái mang đậu cho dì ghẻ, bụng mừng thầm tin rằng thế nào mình cũng được phép đi dự dạ hội.
Nhưng dì ghẻ bảo:
- Không được đi đâu cả. Lọ Lem! Mày làm gì có quần áo nhảy mà đi nhảy, người ta sẽ nhạo báng mày cho coi.
Khi thấy cô gái khóc, dì ghẻ bảo:
- Nếu mày nhặt hai đấu đậu biển khỏi tro trong một tiếng đồng hồ thì cho phép mày đi cùng.
Khi đó dì ghẻ nghĩ:
- Chắc chắn chẳng bao giờ nó nhặt xong.
Sau khi dì ghẻ đổ đậu lẫn trong đống tro, cô gái đi qua cửa sau ra vườn và lại gọi:
- Hỡi chim câu hiền lành, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim trên trời, hãy bay lại đây nhặt giúp em:
Đậu ngon thì bỏ vào niêu,
Đậu xấu thì bỏ vào diều chim đi.
Lập tức có chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ bếp sà xuống, tiếp theo là chim gáy, rồi tất cả chim trên trời đều sà xuống quanh đống tro. Chim câu gù gù rồi bắt đầu mổ lia lịa píc, píc, píc; rồi những chim khác cũng thay nhau mổ píc, píc, píc nhặt những hạt tốt bỏ vào nồi. Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ chim đã nhặt xong và cất cánh bay đi. Rồi cô gái mang đậu cho dì ghẻ xem, bụng mừng thầm tin rằng lần này thế nào mình cũng được phép đi dự dạ hội. Nhưng dì ghẻ bảo:
- Tốn công vô ích con ạ! Mày không đi cùng được đâu, vì mày làm gì có quần áo nhảy mà đi nhảy. Chả nhẽ bắt chúng tao bẽ mặt vì mày hay sao?
Nói rồi mụ quay lưng, cùng hai đứa con kiêu ngạo vội vã ra đi.
Khi không còn một ai ở nhà, Lọ Lem ra mộ mẹ, đứng dưới gốc cây dẻ gọi:
Cây ơi, cây hãy rung đi,
Thả xuống áo bạc áo vàng cho em.
Chim thả xuống cho cô một bộ quần áo thêu vàng, thêu bạc và một đôi hài lụa thêu chỉ bạc. Cô vội mặc quần áo vào đi dự hội. Dì ghẻ và hai con gái không nhận được ra cô, cứ tưởng đó là nàng công chúa ở một nước xa lạ nào tới, vì cô mặc áo vàng trông đẹp quá. Mấy mẹ con không ngờ đó lại là Lọ Lem, đinh ninh là cô đang ở nhà và giờ này đang lúi húi nhặt đậu khỏi tro. Hoàng tử đi lại phía cô, cầm tay cô nhảy. Hoàng tử không muốn nhảy với ai nữa nên không chịu rời tay cô ra. Nếu có ai đến mời cô nhảy thì chàng nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Đến tối cô muốn về nhà thì hoàng tử nói:
- Để tôi đi cùng, tôi muốn đưa cô về.
Chàng rất muốn biết cô thiếu nữ xinh đẹp này là con cái nhà ai. Gần đến nhà, cô gỡ tay hoàng tử ra và nhảy lên chuồng chim bồ câu. Hoàng tử chờ đợi mãi, khi người cha đến chàng kể với ông về việc cô gái lạ mặt đã nhảy vào chuồng bồ câu. Ông cụ nghĩ:
- Phải chăng đó là Lọ Lem?
Rồi cụ lấy rìu và câu liêm chẻ đôi chuồng bồ câu ra. Nhưng chẳng có ai ở trong đó cả. Khi họ về tới thì thấy Lọ Lem mặc quần áo nhem nhuốc đang nằm trên đống tro, bên ống khói lò sưởi có một ngọn đèn dầu cháy tù mù. Thì ra Lọ Lem đã nhảy nhanh như cắt từ chuồng bồ câu xuống, chạy lại phía cây dẻ cởi quần áo đẹp đẽ ra để trên mộ. Chim sà xuống tha những thứ đó đi. Rồi cô lại mặc chiếc áo choàng màu xám vào, nằm trên đống tro trong bếp như cũ.
Hôm sau, hội lại mở. Khi cha mẹ và hai em đi rồi. Lọ Lem lại đến gốc cây dẻ gọi:
Cây ơi, cây hãy rung đi,
Thả xuống áo bạc, áo vàng cho em.
Chim lại thả xuống cho em một bộ quần áo lộng lẫy hơn hôm trước. Cô mặc bộ quần áo ấy đi. Khi cô xuất hiện trong buổi dạ hội, cô đẹp rực rỡ làm mọi người ngẩn người ra ngắm. Hoàng tử đã đợi cô từ lâu liền cầm tay cô và chỉ nhảy với một mình cô thôi. Các người khác đến mời cô nhảy thì hoàng tử nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Đến tối, cô xin về, hoàng tử đi theo xem nhà cô ở đâu. Đến nơi, cô vội lên hoàng tử chạy ra vườn sau nhà. Ở đó có một cây lê quả sai chi chít nom thật ngon lành. Cô trèo nhanh như sóc lẩn giữa các cành. Hoàng tử không biết cô trốn ở đâu, chàng đợi khi người cha đến thì nói:
- Cô gái lạ mặt đã chạy trốn. Ta đoán, có lẽ cô ấy nhảy lên cây lê rồi.
Người cha nghĩ:
- Phải chăng đó là Lọ Lem?
Ông cho mang rìu đến, đẵn cây xuống, nhưng chẳng thấy có ai trên cây. Khi cả nhà vào bếp thì thấy Lọ Lem nằm trên đống tro như mọi ngày. Thì ra cô đã nhảy từ phía bên kia cây xuống, đem trả quần áo đẹp cho chim trên cây dẻ và mặc chiếc áo choàng màu xám vào.
Đến ngày thứ ba, cha mẹ và các em vừa đi khỏi, Lọ Lem lại ra mộ mẹ và nói với cây:
Cây ơi, cây hãy rung đi,
Thả xuống áo bạc, áo vàng cho em.
Chim liền thả xuống một bộ quần áo đẹp chưa từng có và một đôi hài toàn bằng vàng. Với bộ quần áo ấy cô đến dạ hội, mọi người hết sức ngạc nhiên há hốc mồm ra nhìn. Hoàng tử chỉ nhảy với cô, có ai mời cô nhảy thì chàng nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Khi trời tối, Lọ Lem muốn về. Hoàng tử định đưa về nhưng cô lẩn nhanh như chạch làm hoàng tử không theo kịp. Hoàng tử nghĩ ra một kế, chàng cho đổ nhựa thông lên thang, vì thế khi cô nhảy lên thang, chiếc giày bên trái bị dính lại. Hoàng tử cầm lên ngắm thì thấy chiếc hài nhỏ nhắn, xinh đẹp toàn bằng vàng.
Hôm sau hoàng tử mang hài đến tìm người cha và bảo:
- Ta chỉ lấy người đó làm vợ, người chân đi vừa chiếc hài này.
Hai cô con gái dì ghẻ mừng lắm, vì hai cô đều có đôi bàn chân đẹp. Cô cả mang giày vào buồng thử trước mặt mẹ. Nhưng cô không đút ngón chân cái vào được vì hài nhỏ quá.
Bà mẹ liền đưa cho cô một con dao và bảo:
- Cứ chặt phăng ngón cái đi. Khi con đã là hoàng hậu rồi thì cần gì phải đi bộ nữa.
Cô ta liền chặt đứt ngón chân cái, cố nhét chân vào hài rồi cắn răng chịu đau đến ra mắt hoàng tử. Hoàng tử nhận cô làm cô dâu và bế cô lên ngựa cùng về. Dọc đường, hai người phải đi qua mộ, có đôi chim câu đậu trên cây dẻ hót lên:
Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.
Máu thấm trên hài,
Do chân dài quá,
Chính cô dâu thật,
Vẫn ở trong nhà.
Hoàng tử liếc nhìn xuống chân cô thấy máu vẫn còn đang chảy ra, chàng liền quay ngựa lại, đưa cô dâu giả về nhà trả lại cho cha mẹ cô và nói:
- Đây không phải là cô dâu thật.
Rồi chàng đưa hài cho cô em thử. Cô em vào buồng thử hài thì may sao các ngón đều lọt cả, nhưng phải cái gót lại to quá. Bà mẹ đưa cô một con dao và bảo:
- Cứ chặt phăng đi một miếng gót chân. Khi con đã là hoàng hậu thì chẳng bao giờ phải đi chân đất nữa.
Cô ta chặt một miếng gót chân, cô đút chân vào hài, cắn răng chịu đau, ra gặp hoàng tử.
Hoàng tử nhận cô làm cô dâu và bế cô lên ngựa cùng về. Dọc đường, hai người phải đi qua mộ, có đôi chim câu đậu trên cây dẻ hót lên:
Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.
Máu thấm trên hài,
Do chân dài quá,
Chính cô dâu thật,
Vẫn ở trong nhà.
Hoàng tử nhìn xuống chân cô thấy máu vẫn còn đang chảy ra, chàng liền quay ngựa lại, đưa cô dâu giả về nhà trả lại cho cha mẹ cô và nói:
- Đây cũng không phải là cô dâu thật. Gia đình còn có con gái nào khác không?
Người cha đáp:
- Thưa hoàng tử không ạ. Người vợ cả của tôi khi qua đời có để lại một đứa con gái người xanh xao, nhem nhuốc. Thứ nó thì chả làm cô dâu được.
Hoàng tử bảo ông cứ gọi cô gái ấy ra. Dì ghẻ nói chen vào:
- Thưa hoàng tử, không thể thế được. Nó dơ bẩn lắm không thể cho nó ra mắt hoàng tử được.
Hoàng tử khăng khăng nhất định đòi gọi Lọ Lem lên kỳ được. Cô rửa mặt mũi tay chân, đến cúi chào hoàng tử. Hoàng tử đưa cho cô chiếc hài vàng. Cô ngồi lên ghế đẩu, rút bàn chân ra khỏi chiếc guốc nặng chình chịch, cho chân vào chiếc hài thì vừa như in. Khi cô đứng dậy, hoàng tử nhìn thấy mặt nhận ngay ra cô gái xinh đẹp đã nhảy với mình bèn reo lên:
- Cô dâu thật đây rồi!
Dì ghẻ và hai cô con gái mặt tái đi vì hoảng sợ và tức giận. Hoàng tử bế Lọ Lem lên ngựa đi. Khi hai người cưỡi ngựa qua cây dẻ, đôi chim câu hót:
Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc
Hài không có máu,
Chân vừa như in,
Đúng cô dâu thật,
Hoàng tử dẫn về.
Hót xong, đôi chim câu bay tới đậu trên hai vai Lọ Lem, con đậu bên trái, con đậu bên phải.
Khi đám cưới của hoàng tử được tổ chức thì hai cô chị cũng đến phỉnh nịnh để mong hưởng phú quý. Lúc đoàn đón dâu đến thì cô chị cả đi bên phải, cô em đi bên trái. Chim câu mổ mỗi cô mất một mắt. Sau đó khi họ trở về thì cô chị đi bên trái, cô em đi bên phải, chim câu lại mổ mỗi cô mất một mắt nữa. Cả hai chị em suốt đời mù lòa, vì bị trừng phạt do tội ác và giả dối.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng