Het raadsel


Kén phò mã


Er was eens een prins, die zin kreeg om de wereld rond te zwerven, en hij nam niemand mee, behalve zijn trouwe dienaar. Op een dag kwam hij in een groot bos terecht, en toen de avond viel, kon hij geen onderdak vinden en wist niet waar hij de nacht moest doorbrengen. Opeens zag hij een meisje dat naar een klein huisje ging, en toen hij dichterbij kwam, zag hij, dat het meisje jong was en mooi. Hij sprak haar aan en zei: "Lieve kind, kan ik met mijn dienaar voor de nacht onderkomen vinden in dat huisje?" - "Jawel," zei het meisje met treurige stem, "het kan wel, maar aanraden kan ik het niet, ga daar niet binnen." - "Waarom zou ik daar niet binnen gaan?" vroeg de prins. Het meisje antwoordde zuchtend: "Mijn stiefmoeder kent boze kunsten; met vreemden heeft ze 't niet goed voor."
Nu begreep hij wel, dat het 't huis van een heks moest zijn, maar omdat het donker was en hij toch niet verder kon, en hij ook niet bang was, ging hij naar binnen. Het oude mens zat in een leunstoel bij het vuur en keek de vreemde man aan met haar rode ogen. "Goeienavond," krijste ze en ze deed heel vriendelijk: "Ga zitten en rust uit." Ze blies de kolen aan, waarop ze in een klein potje iets aan 't koken was. De dochter waarschuwde hen beiden, voorzichtig te zijn, vooral niets te eten en ook niets te drinken want de oude heks brouwde kwade dranken.
Ze sliepen rustig tot de volgende morgen vroeg. Toen ze zich weer voor hun verdere tocht gereed maakten en de prins al op het paard zat, zei 't oude mens: "Wacht nu even, ik wil u eerst een afscheidsdrankje geven." Terwijl ze dat haalde, reed de prins al weg, en de dienaar die het zadel nog moest aangespen, was er alleen nog, toen de boze heks met een afscheidsdrankje aankwam. "Breng dit naar uw heer," zei ze, maar op datzelfde ogenblik sprong het glas en het gif stortte over 't paard en 't was zo sterk, dat 't dier meteen dood neerviel. De dienaar liep snel zijn heer achterna, en vertelde hem wat er gebeurd was, maar hij wilde het zadel nog gaan halen en liep terug. Maar toen hij bij het aas kwam, zat er al een raaf van te eten. "Wie weet of we vandaag nog wat beters te eten krijgen," zei de knecht, doodde de raaf en nam die mee.
Nu trokken ze de hele dag door het bos, maar ze konden er niet uitkomen. Maar toen de nacht viel, vonden ze een herberg en gingen daar naar binnen. De knecht gaf de vogel aan de waard, om hem voor 't avondmaal klaar te maken. Ze waren in een moordenaarshol gekomen, en in de duisternis kwamen er twaalf moordenaars en die wilden de vreemdeling komen doden en beroven. Maar voor ze aan hun werk gingen, zetten ze zich aan tafel, de waard en de heks gingen erbij zitten, en ze aten allemaal uit een schotel met soep waardoor het ravenvlees gehakt was.
Maar ze hadden pas een paar happen genomen, of ze vielen allen dood neer, want de raaf had van het vergiftigde paardenvlees gegeten. Nu was er niemand meer in huis dan de dochter van de waard, die geen kwaad in de zin had en in al die goddeloosheden geen aandeel had gehad. Ze opende voor de gasten al de deuren en liet hun de opgehoopte schatten zien. Maar de prins zei dat ze alles zelf maar moest houden, hij wilde er niets van hebben en hij klom op zijn paard en reed met zijn dienaar weg.
Nadat ze lang gezworven hadden, kwamen ze in een stad, waar een mooie, maar overmoedige prinses woonde. Ze had bekend laten maken, dat ze trouwen zou met hem die haar een raadsel kon voorleggen dat zij niet kon oplossen, maar als zij het raden kon, moest hij met zijn leven boeten. Ze nam drie dagen tijd om te denken, maar ze was zo slim, dat ze al de raadsels die men haar opgaf, binnen de bepaalde tijd geraden had. Negen man waren al op die manier omgekomen, toen de prins daar kwam en, getroffen door haar grote schoonheid, zijn leven in de waagschaal stelde.
Hij ging voor haar staan en gaf haar zijn raadsel op: "Wat is dat," zei hij, "één sloeg geen en sloeg toch twaalf." Ze wist niet wat dat zijn kon, ze dacht en dacht, maar ze kwam er niet achter, ze sloeg haar raadselboeken op, maar daar stond het niet in, ze was aan 't eind van haar wijsheid gekomen. Daar ze zichzelf er niet uit redden kon, beval ze haar kamenier om naar de slaapkamer van de prins te sluipen, daar moest ze luisteren of hij soms droomde, want ze dacht: "Misschien praat hij in zijn slaap en verraadt het raadsel." Maar de slimme knecht was in het bed van de prins gaan liggen, en toen het meisje naderde, trok hij haar mantel af, waar ze zich in had gestoken, en hij sloeg haar en joeg haar weg.
In de tweede nacht zond de prinses haar hofdame, die moest eens kijken of het luisteren haar beter lukte; maar de knecht pakte ook haar mantel af en joeg haar onder slagen weg. De prins dacht dat hij nu de derde nacht wel veilig zou zijn en bleef in zijn eigen bed. Daar kwam de prinses zelf, ze had een mantel om, zwart als de nacht en ging naast het bed zitten. En toen ze dacht dat hij sliep, en ging dromen, toen ging ze tegen hem spreken en ze hoopte dat hij in de droom antwoord zou geven; zoals zoveel mensen doen.
Maar hij was wakker en verstond alles en hoorde alles best. Zo vroeg ze: "Eén sloeg geen, wat is dat?" Hij antwoordde: "Een raaf, die aan het aas van een dood en vergiftigd paard kwam en daardoor stierf." Toen vroeg ze verder: "En sloeg toch twaalf: wat betekent dat?" - "Dat zijn twaalf moordenaars die de raaf opaten en daaraan stierven."
Toen ze het raadsel dus begreep, wilde ze weggaan, maar hij had haar mantel vast en ze moest die achter laten. De volgende morgen liet de prinses afkondigen, dat ze het raadsel al geraden had, en ze liet twaalf rechters komen en loste het voor hen op. Maar de jonge prins vroeg, gehoord te worden en zei: "Ze is vannacht naar mij toe geslopen en heeft mij uitgevraagd; anders had ze het niet kunnen raden." De rechters zeiden: "Geef ons een bewijs." Toen werden de drie mantels door een knecht van de prins gebracht, en de rechters zagen de mantel, zwart als de nacht, die de prinses 's avonds altijd droeg, en ze zeiden: "Laat de mantel versieren met goud en met zilver, en dat zal uw bruidskleed zijn!"
Ngày xửa ngày xưa có một hoàng tử thích đi chu du thiên hạ. Hoàng tử đem theo một gia nhân trung thành. Một ngày kia họ lạc vào một khu rừng rậm. Trời đã chập choạng tối mà họ vẫn không nhìn thấy một ngôi nhà nào, họ lo tối không biết ngủ ở đâu. Đang đi thì thoáng thấy bóng một người con gái, nhìn theo thấy cô đang đi về hướng một căn nhà nhỏ, hoàng tử rảo bước theo sau. Tới gần thấy cô gái vừa trẻ vừa xinh, hoàng tử cất tiếng hỏi cô gái:
- Cô gái ơi, chúng tôi muốn ngủ nhờ đêm nay ở đây có được không?
Với giọng buồn buồn cô gái đáp:
- Vâng, chắc cũng được, nhưng tôi khuyên không nên bước vào nhà.
Hoàng tử tò mò hỏi:
- Tại sao không nên bước vào nhà.
Cô gái thở dài và nói:
- Mẹ ghẻ của tôi biết nhiều phép thuật và thường hại những khách lạ từ xa tới.
Hoàng tử biết ngay là mình đã bước tới cửa của phù thủy. Nhưng chàng cũng chẳng biết đi đâu khi trời ngày càng tối đen, vốn tính không biết sợ, chàng cứ bước vào trong nhà.
Một bà già đang ngồi trên ghế bành bên cạnh ngọn lửa đang cháy bập bùng, bà nhìn chăm chăm người khách lạ với cặp mắt đỏ như lửa.
Với giọng khàn khàn yếu ớt bà niềm nở chào khách:
- Xin mời hai bác vào nhà nghỉ.
Rồi bà ngồi thổi lửa cho cháy to hơn, trên bếp bà đang nấu một nồi gì đó. Cô gái nhắc hai người không nên ăn uống gì cả, vì bà đang nấu một loại thuốc độc.
Hai người lên giường ngủ một mạch tới sáng. Khi hai người chuẩn bị lên đường, hoàng tử đã ngồi trên lưng ngựa, lúc ấy bà già chạy ra nói:
- Đợi ta một chút nhé, ta lấy tí rượu ra uống rồi hãy đi.
Trong lúc bà vào nhà lấy rượu thì hoàng tử phóng ngựa đi mất, chỉ còn lại người gia nhân còn đang buộc yên ngựa. Bà lão ra đưa chén rượu và nói:
- Hãy mang chén rượu cho chủ của ngươi.
Lời nói của mụ vừa dứt thì chén rượu nổ tung, mảnh thủy tinh và rượu bắn tứ tung, thuốc độc ngấm ngay vào con ngựa, thuốc mạnh tới mức con ngựa lăn ra chết ngay tại chỗ.
Tên gia nhân vội chạy tháo thân theo chủ, nó kể lại cho chủ nghe những điều tai nghe mắt thấy. Không muốn mất chiếc yên ngựa quý nên tên gia nhân quay trở lại. Tới nơi thì nó thấy một con quạ đang rỉa xác ngựa, nó nói thầm:
- Chẳng biết hôm nay có kiếm được gì ăn không?
Nói rồi nó đập chết con quạ và mang theo. Hoàng tử và tên gia nhân đi cả ngày đường mà vẫn chưa ra được khỏi rừng. Chập tối mới thấy một quán trọ, hai người bước vào. Tên gia nhân đưa cho chủ quán con quạ để làm món ăn. Quán trọ này thực ra là nơi trú chân của bọn cướp. Đến giờ ăn chúng ra ngồi ở bàn, chúng tính sau khi ăn bữa tối sẽ trấn lột hai người khách lạ và thủ tiêu họ. Món đầu tiên chúng ăn là món súp - chính chủ quán đã đem thịt quạ bằm cho vào nồi súp. Thuốc độc của quạ đã ngấm vào nồi súp nên ăn chưa hết đĩa súp thì cả chủ quán lẫn mười hai tên cướp đều lăn ra chết. Cô con gái chủ quán là người duy nhất chưa ăn nên còn sống sót; cô mở tất cả các buồng, chỉ cho hoàng tử thấy những vàng bạc châu báu mà bọn cướp đã gom được.
Hoàng tử nói cô cứ giữ lấy những thứ ấy, nói rồi chàng cùng gia nhân thân tín lên đường.
Đi hoài, đi mãi, cuối cùng họ tới một kinh thành kia, nơi ấy đang có cuộc kén phò mã. Công chúa vừa đẹp lại vừa thông minh, nhưng tính tình kiêu ngạo. Ai ra câu đố mà nàng không giải được thì nàng lấy người đó làm chồng, nếu nàng giải được câu đố thì người kia sẽ mất đầu. Công chúa được phép suy nghĩ ba ngày để giải câu đố. Nhưng vốn tính thông minh nên nàng luôn luôn giải được những câu đố đề ra. Chính vì vậy mà đã có chín người mất đầu.
Thấy vẻ đẹp lộng lẫy của công chúa, hoàng tử đâm ra mê mẩn cả người, sẵn lòng vào hoàng cung để đánh đố.
Hoàng tử ra câu đố:
"Nó chẳng đánh ai,
mà chết mười hai,
Đố là cái gì?"
Công chúa không biết thế là thế nào. Nàng suốt ngày suy nghĩ mà đoán không ra, nàng lấy sách giải đố ra xem cũng không thấy. Nàng bắt đầu thấy mình bí. Nàng sai một thị tì lẻn vào buồng ngủ của hoàng tử, để nghe xem hoàng tử nói những gì khi mê ngủ, biết đâu những lời nói khi mê ngủ chính là những lời giải câu đố. Tối đầu tiên tên gia nhân ngủ trên giường của chủ. Khi thấy thị tì vừa lẻn vào trong buồng, nó liền túm lấy áo choàng, đánh cho mấy roi đuổi ra ngoài. Tối thứ hai công chúa sai thị tì hầu phòng mình tới, hy vọng nó khôn ngoan hơn đứa trước nên sẽ lẻn được vào buồng mà không ai hay biết. Nhưng đứa thứ hai thì cũng chẳng may mắn gì hơn. Nó bị túm áo khoác ngoài và bị đánh roi đuổi ra ngoài. Giờ thì đích thân công chúa lẻn vào buồng, nàng khoác ngoài chiếc áo măng tô màu tro. Tối thứ ba hoàng tử về giường mình ngủ. Giữa đêm, công chúa tin rằng kẻ ra câu đối kia đã ngủ say, nàng hy vọng chàng trai này cũng sẽ nói hết mọi điều khi mê ngủ. Nhưng thực ra chàng trai hãy còn thức. Công chúa cất giọng hỏi:
- Nó chẳng đánh ai nghĩa là gì nhỉ?
Chàng trai đáp:
- Một con quạ ăn thịt chết vì ngộ độc rồi lăn ra chết.
Nàng hỏi tiếp:
- Mà chết mười hai, nghĩa là gì nhỉ?
- Đó là mười hai tên cướp, chúng ăn súp nấu thịt quạ, ăn xong cả mười hai đứa đều chết vì ngộ độc.
Khi nghe xong lời giải đáp, công chúa liền tìm cách lẻn ra ngoài, nhưng chàng trai đã túm ngay được áo măng tô. Công chúa đành bỏ áo lại để chạy thoát thân.
Sáng hôm sau truyền cho gọi mười hai quan tòa tới để chứng kiến việc công chúa giải câu đố. Khi công chúa vừa nói xong lời giải đố thì chàng yêu cầu quan tòa xem xét lại anh ta nói:
- Đêm qua chính nàng lẻn vào buồng ngủ của tôi và gặng hỏi những điều đó. Nếu không thì tin chắc rằng công chúa không thể nào giải được đúng câu đố của tôi.
Các quan tòa hỏi chàng trai:
- Có gì để làm chứng cho việc đó?
Tên gia nhân trung thành của hoàng tử đem ba chiếc áo măng tô ra. Khi nhìn thấy chiếc áo măng tô màu tro mà công chúa thường hay mặc, các quan tòa hiểu ngay sự việc và nói:
- Hãy đem thêu kim tuyến vào chiếc áo măng tô màu tro, đó là chiếc áo cưới của công chúa đấy.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng