Kén phò mã


Bilmece


Ngày xửa ngày xưa có một hoàng tử thích đi chu du thiên hạ. Hoàng tử đem theo một gia nhân trung thành. Một ngày kia họ lạc vào một khu rừng rậm. Trời đã chập choạng tối mà họ vẫn không nhìn thấy một ngôi nhà nào, họ lo tối không biết ngủ ở đâu. Đang đi thì thoáng thấy bóng một người con gái, nhìn theo thấy cô đang đi về hướng một căn nhà nhỏ, hoàng tử rảo bước theo sau. Tới gần thấy cô gái vừa trẻ vừa xinh, hoàng tử cất tiếng hỏi cô gái:
- Cô gái ơi, chúng tôi muốn ngủ nhờ đêm nay ở đây có được không?
Với giọng buồn buồn cô gái đáp:
- Vâng, chắc cũng được, nhưng tôi khuyên không nên bước vào nhà.
Hoàng tử tò mò hỏi:
- Tại sao không nên bước vào nhà.
Cô gái thở dài và nói:
- Mẹ ghẻ của tôi biết nhiều phép thuật và thường hại những khách lạ từ xa tới.
Hoàng tử biết ngay là mình đã bước tới cửa của phù thủy. Nhưng chàng cũng chẳng biết đi đâu khi trời ngày càng tối đen, vốn tính không biết sợ, chàng cứ bước vào trong nhà.
Một bà già đang ngồi trên ghế bành bên cạnh ngọn lửa đang cháy bập bùng, bà nhìn chăm chăm người khách lạ với cặp mắt đỏ như lửa.
Với giọng khàn khàn yếu ớt bà niềm nở chào khách:
- Xin mời hai bác vào nhà nghỉ.
Rồi bà ngồi thổi lửa cho cháy to hơn, trên bếp bà đang nấu một nồi gì đó. Cô gái nhắc hai người không nên ăn uống gì cả, vì bà đang nấu một loại thuốc độc.
Hai người lên giường ngủ một mạch tới sáng. Khi hai người chuẩn bị lên đường, hoàng tử đã ngồi trên lưng ngựa, lúc ấy bà già chạy ra nói:
- Đợi ta một chút nhé, ta lấy tí rượu ra uống rồi hãy đi.
Trong lúc bà vào nhà lấy rượu thì hoàng tử phóng ngựa đi mất, chỉ còn lại người gia nhân còn đang buộc yên ngựa. Bà lão ra đưa chén rượu và nói:
- Hãy mang chén rượu cho chủ của ngươi.
Lời nói của mụ vừa dứt thì chén rượu nổ tung, mảnh thủy tinh và rượu bắn tứ tung, thuốc độc ngấm ngay vào con ngựa, thuốc mạnh tới mức con ngựa lăn ra chết ngay tại chỗ.
Tên gia nhân vội chạy tháo thân theo chủ, nó kể lại cho chủ nghe những điều tai nghe mắt thấy. Không muốn mất chiếc yên ngựa quý nên tên gia nhân quay trở lại. Tới nơi thì nó thấy một con quạ đang rỉa xác ngựa, nó nói thầm:
- Chẳng biết hôm nay có kiếm được gì ăn không?
Nói rồi nó đập chết con quạ và mang theo. Hoàng tử và tên gia nhân đi cả ngày đường mà vẫn chưa ra được khỏi rừng. Chập tối mới thấy một quán trọ, hai người bước vào. Tên gia nhân đưa cho chủ quán con quạ để làm món ăn. Quán trọ này thực ra là nơi trú chân của bọn cướp. Đến giờ ăn chúng ra ngồi ở bàn, chúng tính sau khi ăn bữa tối sẽ trấn lột hai người khách lạ và thủ tiêu họ. Món đầu tiên chúng ăn là món súp - chính chủ quán đã đem thịt quạ bằm cho vào nồi súp. Thuốc độc của quạ đã ngấm vào nồi súp nên ăn chưa hết đĩa súp thì cả chủ quán lẫn mười hai tên cướp đều lăn ra chết. Cô con gái chủ quán là người duy nhất chưa ăn nên còn sống sót; cô mở tất cả các buồng, chỉ cho hoàng tử thấy những vàng bạc châu báu mà bọn cướp đã gom được.
Hoàng tử nói cô cứ giữ lấy những thứ ấy, nói rồi chàng cùng gia nhân thân tín lên đường.
Đi hoài, đi mãi, cuối cùng họ tới một kinh thành kia, nơi ấy đang có cuộc kén phò mã. Công chúa vừa đẹp lại vừa thông minh, nhưng tính tình kiêu ngạo. Ai ra câu đố mà nàng không giải được thì nàng lấy người đó làm chồng, nếu nàng giải được câu đố thì người kia sẽ mất đầu. Công chúa được phép suy nghĩ ba ngày để giải câu đố. Nhưng vốn tính thông minh nên nàng luôn luôn giải được những câu đố đề ra. Chính vì vậy mà đã có chín người mất đầu.
Thấy vẻ đẹp lộng lẫy của công chúa, hoàng tử đâm ra mê mẩn cả người, sẵn lòng vào hoàng cung để đánh đố.
Hoàng tử ra câu đố:
"Nó chẳng đánh ai,
mà chết mười hai,
Đố là cái gì?"
Công chúa không biết thế là thế nào. Nàng suốt ngày suy nghĩ mà đoán không ra, nàng lấy sách giải đố ra xem cũng không thấy. Nàng bắt đầu thấy mình bí. Nàng sai một thị tì lẻn vào buồng ngủ của hoàng tử, để nghe xem hoàng tử nói những gì khi mê ngủ, biết đâu những lời nói khi mê ngủ chính là những lời giải câu đố. Tối đầu tiên tên gia nhân ngủ trên giường của chủ. Khi thấy thị tì vừa lẻn vào trong buồng, nó liền túm lấy áo choàng, đánh cho mấy roi đuổi ra ngoài. Tối thứ hai công chúa sai thị tì hầu phòng mình tới, hy vọng nó khôn ngoan hơn đứa trước nên sẽ lẻn được vào buồng mà không ai hay biết. Nhưng đứa thứ hai thì cũng chẳng may mắn gì hơn. Nó bị túm áo khoác ngoài và bị đánh roi đuổi ra ngoài. Giờ thì đích thân công chúa lẻn vào buồng, nàng khoác ngoài chiếc áo măng tô màu tro. Tối thứ ba hoàng tử về giường mình ngủ. Giữa đêm, công chúa tin rằng kẻ ra câu đối kia đã ngủ say, nàng hy vọng chàng trai này cũng sẽ nói hết mọi điều khi mê ngủ. Nhưng thực ra chàng trai hãy còn thức. Công chúa cất giọng hỏi:
- Nó chẳng đánh ai nghĩa là gì nhỉ?
Chàng trai đáp:
- Một con quạ ăn thịt chết vì ngộ độc rồi lăn ra chết.
Nàng hỏi tiếp:
- Mà chết mười hai, nghĩa là gì nhỉ?
- Đó là mười hai tên cướp, chúng ăn súp nấu thịt quạ, ăn xong cả mười hai đứa đều chết vì ngộ độc.
Khi nghe xong lời giải đáp, công chúa liền tìm cách lẻn ra ngoài, nhưng chàng trai đã túm ngay được áo măng tô. Công chúa đành bỏ áo lại để chạy thoát thân.
Sáng hôm sau truyền cho gọi mười hai quan tòa tới để chứng kiến việc công chúa giải câu đố. Khi công chúa vừa nói xong lời giải đố thì chàng yêu cầu quan tòa xem xét lại anh ta nói:
- Đêm qua chính nàng lẻn vào buồng ngủ của tôi và gặng hỏi những điều đó. Nếu không thì tin chắc rằng công chúa không thể nào giải được đúng câu đố của tôi.
Các quan tòa hỏi chàng trai:
- Có gì để làm chứng cho việc đó?
Tên gia nhân trung thành của hoàng tử đem ba chiếc áo măng tô ra. Khi nhìn thấy chiếc áo măng tô màu tro mà công chúa thường hay mặc, các quan tòa hiểu ngay sự việc và nói:
- Hãy đem thêu kim tuyến vào chiếc áo măng tô màu tro, đó là chiếc áo cưới của công chúa đấy.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Bir zamanlar bir prens vardı. Bir gün bütün dünyayı dolaşmaya heveslenerek yola çıktı. Yanına sadece uşağını aldı.
Derken yolu büyük bir ormana düştü. Ama akşam olunca bir han bulamadığı için nerede yatacağını bilemedi. Tam o sırada ufacık bir eve doğru yürüyen bir kız gördü. Yanına, yaklaştığında onun oldukça genç ve güzel olduğunu fark etti. Hemen konuşmaya başlayarak "Baksana çocuğum, uşağımla birlikte şu küçük evde yatacak bir yer bulabilir miyim?" diye sordu.
Genç kız üzgün bir sesle "Evet, bulabilirsiniz. Ama oraya gitmenizi tavsiye etmem" dedi.
"Niye ki?" diye sordu prens. Genç kız içini çekerek şöyle dedi: "Benim üvey annem acayip şeylerle uğraşır. Yabancılardan da hoşlanmaz!"
O zaman prens buranın büyücü bir kadına ait olduğunu anladı. Ama etraf çok karanlık olduğu için artık yola çıkamazdı. Korku nedir bilmediği için de eve dalıverdi.
Ocak başındaki bir koltukta oturan yaşlı kadın, ona kızarmış gözlerle baktıktan sonra dostça, ama zırıltılı bir sesle "İyi akşamlar! Buyrun, oturup dinlenin biraz" dedi.
Üzerinde bir kâse suyun kaynadığı kömür ateşini üfledi. Genç kız onları hiçbir şey yiyip içmemeleri için uyarmıştı, çünkü büyücü kadın ateşte zehirli bir şey kaynatmaktaydı.
Prens ve uşağı gece güzel bir uyku çekti. Sabah prens yola çıkmak üzere atına bindiğinde "Bekle bir dakika, sizlere bir veda içeceği sunayım!" dedi büyücü kadın. Kadın içeceği almaya gittiğinde prens onu beklemeyip atını sürdü. Ama hâlâ eyerini yerleştirmekte olan uşağı geride kaldı.
Büyücü kadın ona bir bardak şurup getirdi. "Al bunu efendine götür" dedi. Ama aynı anda cam bardak patlayıverdi ve zehir atın yüzüne sıçradı. Zehir o kadar etkiliydi ki, hayvancağız hemen öldü. Uşak koşarak durumu efendisine anlattı ve sonra atın sırtındaki eyeri almak için geri döndü. Atın yanma vardığında bir karganın hayvanın üzerine tüneyip etini yemekte olduğunu gördü.
"Yiyecek daha iyi bir şey bulamayabiliriz" diyerek kargayı vurdu ve zembiline attı.
Bütün gün ormanda yol aldılar, ama bir türlü düzlüğe çıkamadılar. Akşam olunca bir han buldular ve içeri daldılar. Uşak kargayı hancıya verip akşam yemeği için hazırlamasını söyledi.
Prens ve uşağı aslında bir haydut yatağına düşmüştüler. Nitekim gece yarısı on iki tane haydut çıkageldi ve yabancıları öldürüp soymak istedi. Ama daha öncesinde sofraya oturdular. Hancı ve büyücü kadın da onlara katıldı; hep birlikte karga etiyle yapılmış çorbayı içtiler. Ama daha bir yudum almışlardı ki, hepsi düşüp öldü, çünkü attaki zehir kargaya geçmişti!
Handa, hancının kızından başka kimse yoktu. O da büyü ve cinayete asla karışmadığını bildirdi. Prens ve uşağına bir odanın kapılarını açarak birikmiş hazineyi gösterdi. Ama prens hiçbir şey istemediğini söyleyerek hepsini kıza bıraktı ve uşağını alarak oradan ayrıldı.
Uzun süre yol aldıktan sonra bir şehre geldiler. Bu şehirde güzel, ama kibirli bir prenses vardı. Kendisine cevabını bilemeyeceği bir bilmece soranla evleneceğini duyurmuştu herkese. Ama cevabı bilirse bilmeceyi soranın kellesi koparılacaktı! Cevabı düşünmek için üç gün süre istiyordu, ama o kadar akıllıydı ki, her bilmeceyi üç günden önce çözüveriyordu. O güne kadar dokuz kişi bu uğurda hayatını kaybetmişti!
Prens gelip de prensesin güzelliğini görünce, hayatını riske atmaya karar verdi. Onun karşısına çıkarak bilmecesini sordu: "Kimseye vurmaksızın on ikiyi vuran şey nedir?"
Kız bunu bilmiyordu; düşündü taşındı, ama bulamadı. Bilmece kitaplarını açıp baktı, ama bunun cevabı yoktu. Bu işin içinden nasıl sıyrılacağım bilemediği için bir hizmetçiye, uyurken prensin odasına gizlice girmesini emretti. Oğlan belki de rüyasında konuşur ve bilmecenin cevabını söyleyiverirdi!
Ama akıllı uşak efendisinin yatağına yattı ve hizmetçi kız odaya girince onu sopayla kovaladı.
ikinci gece prenses bu görevi oda hizmetçisine verdi. Ama uşak onu da sopayla kovaladı.
Üçüncü gece prens artık güvencede olduğu kanısıyla yatağa kendi yattı. Ancak bu kez prenses gri mantosuna sarınarak odaya kendi girdi ve oğlanın yanına oturdu. Prensin uyuduğunu sandı ve soracağı soruları uykusunda cevaplayacağını düşündü. Ama prens aslında uyanıktı ve her şeyi duyuyordu.
"Kimseye vurmaksızın on ikiyi vuran şey nedir?" diye sordu kız.
"Zehirlenerek ölen bir atın etini yedikten sonra geberen bir karga" diye cevap verdi prens.
Kız yine sordu: "On ikiyi vuran ne demek oluyor?"
"Kargayı yiyip ölen on iki haydut" dedi prens.
Kız cevabı öğrenince oradan sıvışmak istedi, ama oğlan onun mantosunu sıkıca yakaladı; o da mantosuz çekip gitti.
Prenses ertesi sabah on iki tane yargıç çağırtarak onların önünde bilmecenin cevabını verdi. Ama prens yargıçların kendisini de dinlemelerini istedi. "Prenses dün gece gizlice yanıma gelerek bana bilmecenin cevabını sordu. Yoksa cevabı bilemezdi" dedi.
Yargıçlar "Bunu kanıtla!" deyince uşak gri mantoyu getirdi. Yargıçlar prensesin giydiği gri mantoyu görünce, "Şu mantoya altın ve gümüş nakış işleyin de düğün mantosu olsun" dediler.