Il topino, l'uccellino e la salsiccia


Chuột nhắt, chim sẻ và dồi nướng


Una volta un topino, un uccellino e una salsiccia si erano associati e governavano insieme la casa. Vissero a lungo felici e in buon'armonia facendo prosperare il loro patrimonio. Compito dell'uccellino era di volare ogni giorno nella foresta e di procurare legna. Il topino doveva portare acqua, accendere il fuoco, preparare il tavolo, mentre la salsiccia doveva cucinare.
Chi sta troppo bene, ha sempre voglia di qualcosa di nuovo! Così un giorno l'uccellino incontrò per via un altro uccello con il quale si vantò della sua felice condizione. Ma l'altro lo trattò da povero babbeo che faceva i lavori pesanti, mentre gli altri due a casa si davano buon tempo: il sorcio, una volta acceso il fuoco e portata l'acqua, andava a riposarsi nella sua cameretta finché‚ gli ordinavano di preparare la tavola; la salsiccia stava ai fornelli, badava che il cibo cuocesse bene e, verso l'ora di pranzo, si rotolava due o tre volte nel purè o nella verdura, e il cibo era bell'e pronto, condito e salato. Quando l'uccellino rincasava e deponeva il suo fardello, si mettevano a tavola e, dopo aver cenato, dormivano a pancia piena fino al mattino: una vita splendida.
Il giorno dopo l'uccellino, istigato, non volle più andare a procurare la legna, dicendo che aveva fatto il servo abbastanza e quasi era stato il loro buffone: si doveva cambiare per una volta e provare in altro modo. E, per quanto il sorcio e la salsiccia lo supplicassero, l'uccello ebbe la meglio: si doveva cambiare e tirarono a sorte: alla salsiccia toccò andare a prendere la legna, il sorcio diventò cuoco e l'uccello doveva portare l'acqua.
E che cosa avvenne? La salsiccetta se ne andò a far legna, l'uccellino accese il fuoco, il sorcio preparò la pentola, e aspettavano soltanto che la salsiccetta tornasse con la legna per il giorno dopo. Ma questa tardava tanto che gli altri due si impensierirono e l'uccellino le volò incontro per un tratto. Ma, poco lontano, ecco venire per la strada un cane che, trovata nella povera salsiccetta una facile preda, l'aveva afferrata e uccisa. L'uccellino protestò con veemenza per palese rapina, ma invano: il cane disse infatti di aver sorpreso la salsiccia con dei documenti falsi e, per questo, essa aveva dovuto pagare con la vita.
L'uccellino raccolse tristemente la legna e, a casa, raccontò ciò che aveva visto e udito. Erano molto afflitti, ma convennero di fare del loro meglio e di rimanere insieme. Perciò l'uccellino preparò la tavola e il sorcio il pranzo, ma al momento di servirlo volle, come già la salsiccetta, rotolarsi e guizzare tra la verdura per condirla; ma non c'era ancora in mezzo che s'impigliò e ci lasciò la pelle, il pelo e anche la vita.
Quando l'uccellino venne per mettere in tavola, il cuoco non c'era più. Costernato, l'uccellino buttò all'aria la legna, chiamò e cercò ma non pot‚ più trovarlo. Per inavvertenza la legna prese fuoco e scoppiò un incendio; l'uccellino corse a prendere acqua, ma il secchio gli cadde nel pozzo ed egli cadde con il secchio, cosicché‚ non riuscì più a venire a galla e affogò.
Ngày xửa ngày xưa, có một con chuột nhắt sống chung với chim sẻ và dồi nướng. Chúng sống chung với nhau rất hòa thuận, ăn nên làm ra. Công việc của chim sẻ là hàng ngày vào rừng kiếm củi mang về, còn chuột nhắt thì đi xách nước, nhóm lửa chất bếp và dọn bàn ăn, việc nấu nướng thì do dồi đảm nhiệm.
Ở đời sướng quá hóa rồ! Một hôm, dọc đường bay vào rừng kiếm củi chim sẻ gặp một con chim sẻ khác, nó kể cho con kia nghe về đời sống sung sướng của mình, nói là mình số sướng. Con chim kia nói rằng thế đâu có phải là sung sướng, công việc nặng nhọc sớm tối mình làm cả, còn hai đứa kia ru rú ở nhà cả ngày chỉ có bếp núc, nấu nấu nướng nướng. Xách nước, nhóm bếp xong là chuột có thể về buồng mình nằm nghỉ, chờ khi nấu xong ra dọn bàn ăn. Còn dồi thì chỉ có mỗi việc là đứng coi nồi cháo. Trước khi mang cháo lên ăn bao giờ dồi cũng cho tay vào nồi quấy bốn lần cho rau, cháo đều lên, nếm thử xem mắm muối đủ chưa. Khi chim mang được củi từ rừng về thì hai đứa kia đã ngồi chực sẵn bên bàn, ăn no chúng đi ngủ, làm một giấc ngon lành cho tới sáng hôm sau mà chẳng hề bận tâm lo lắng gì cả. Sống như thế thì ai chẳng bảo là sướng.
Nghe con chim kia xúi, hôm sau chim sẻ ghen tị, không chịu đi lấy củi nữa, nói rằng nô lệ cho cả bọn thế là đủ rồi, chả nhẽ suốt đời điên như vậy sao. Phải thay đổi mới được. Giờ luân phiên nhau làm. Chuột nhắt và dồi nướng… ra sức khuyên can nhưng chim vẫn không chịu, cho mình là trụ cột nên hai đứa kia phải theo. Phải liều một phen mới được! - Chim nghĩ bụng vậy. Giờ thì công việc nặng nhọc dành cho dồi, dồi phải đi kiếm củi mang về, chuột nấu nướng, việc của chim là lấy nước, nhóm bếp, dọn bàn ăn.
Vậy có chuyện gì xảy ra nào?
Dồi vào rừng kiếm củi, chim nhóm bếp, chuột đặt nồi lên bếp, cả hai ngồi đợi dồi mang củi về nhà để hôm sau dùng. Đợi mãi chẳng thấy bóng dáng dồi đâu cả, chắc là có chuyện gì xảy ra đây, chim cất cánh bay đi kiếm. Mới bay được một quãng chim thấy một con chó nhỏ xông tới chỗ dồi, giơ mõm ra ngoạm ngay lấy dồi quật xuống đất. Chim sà xuống, phản đối chó, cho như thế là cướp dọc đường, chó chẳng thèm nghe, nó còn nói rằng nhận được một bức thư nặc danh kể tội dồi, vì vậy dồi phải đền mạng là đúng lắm rồi.
Buồn bực, chim mang củi về nhà và kể cho chuột nghe những điều tai nghe mắt thấy. Nghe xong cả hai buồn rười rượi, hứa với nhau sẽ gắng hết sức mình làm việc, luôn luôn ở bên nhau. Chim dọn bàn ăn, chuột đi quấy cháo cho đều. Bắt chước dồi, chuột cho hai chân trước vào quấy cháo, rau đều lên, nhưng mới thò xuống chuột đã bị bỏng, ngã lăn tõm vào nồi cháo nóng, bị bỏng lột hết cả lông, da và bỏ mạng trong nồi cháo nóng.
Khi chim vào bếp tính mang nồi cháo lên để ăn thì chẳng thấy đầu bếp đâu cả. Chim lấy que củi gõ chỗ này chỗ kia, gọi í ới mà chẳng thấy có tiếng trả lời, tìm mãi mà chẳng thấy tăm hơi đầu bếp. Trong lúc chim xục xạo tìm chuột không may lửa cháy bén sang đống củi gần đó, lửa cháy bùng lên, chim chạy vội đi lấy nước, cuống cả lên chim vấp ngã nhào thẳng xuống giếng cùng với thiếc thùng mang theo, thùng chìm, bị dây thừng quấn chân chim cũng chìm theo và bị chết đuối dưới giếng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng