Bà chúa tuyết


Pani Zima


Một người đàn bà góa chồng có hai cô con gái, trong hai cô có một cô đã xinh đẹp lại siêng năng, còn một cô vừa xấu xí lại lười biếng. Bà mẹ cưng cô xấu xí và lười biếng hơn vì cô là con của bà đẻ ra. Mọi việc trong nhà cô kia phải đảm nhận nên người cô bụi bậm như cô Lọ Lem trong gia đình. Ngày ngày, cô bé đáng thương ấy phải ra ngồi ở con đường lớn bên giếng mà kéo sợi, cô phải kéo nhiều đến nỗi máu cháy rỉ ra. Có lần máu thấm đầu ống sợi, cô cúi xuống định rửa sạch sợi nhưng tuột tay ống sợi rơi xuống giếng. Cô khóc lóc chạy về kể lể chuyện không may ấy cho dì ghẻ nghe. Dì ghẻ mắng cô thậm tệ, rồi nhẫn tâm bảo cô:
- Mày đánh rơi ống sợi xuống đó thì mày phải xuống đó mà mò nó lên!
Cô bé lại phải lộn ra giếng, nhưng cũng chẳng biết làm thế nào. Trong lúc quá sợ hãi cô liều nhảy xuống giếng để mò ống sợi. Cô bị ngất đi, khi cô mở mắt và hồi tỉnh thì thấy mình đang nằm ở trên một cánh đồng cỏ đẹp đẽ, ngàn hoa đua sắc dưới ánh nắng chói chang. Cô đi băng qua đồng cỏ thì tới một lò nướng bánh, lò đầy ắp bánh mì, bánh mì gọi cô:
- Cô ơi, hãy kéo chúng tôi ra! Hãy kéo chúng tôi ra với kẻo chúng tôi cháy mất, chúng tôi được nướng chín xong từ lâu rồi mà.
Cô gái lại gần lò bánh, lấy xẻng dỡ hết bánh ra. Sau đó cô lại tiếp tục đi, cô tới dưới một cây táo sai chi chít quả. Cây gọi cô:
- Trời ơi, rung tôi đi, rung tôi đi cô bé, táo chúng tôi chín tất cả rồi..
Cô rung cây cho táo rụng. Táo rụng như mưa, cô rung mãi cho đến khi trên cây không còn một quả táo nào. Cô nhặt táo xếp thành đống xong lại tiếp tục đi.
Sau cùng cô đến một căn nhà nhỏ, một bà cụ già răng to kệch ló đầu ra nhìn, cô gái đâm hoảng tính chạy trốn. Nhưng bà cụ gọi cô lại bảo:
- Có gì mà phải sợ, cô cháu yêu quý? Ở đây với bà, nếu cháu làm mọi việc trong nhà đâu vào đấy thì cháu muốn gì mà chẳng có. Cháu chỉ cần lưu ý dọn giường nằm của bà cho chu đáo và rũ giường cẩn thận siêng năng để sao có lông bay ra thì mới có tuyết rơi xuống hạ giới , bà chính là Bà Chúa Tuyết đây.
Bà cụ nói với cô bé với giọng hết sức thân mật gần gũi. Cô bé cảm thấy dễ chịu nên bằng lòng ở lại giúp việc cho bà cụ. Cô cố gắng làm mọi việc theo ý bà cụ dặn. Cô rũ giường bà thật mạnh để cho lông bay là tà khắp nơi như những bông hoa tuyết. Xứng với công khó nhọc của cô, bà dành cho cô một cuộc sống thoải mái, ăn uống sung sướng, không bao giờ nặng lời với cô, ngày nào cũng món xào, món nấu ngon lành. Ở nhà Bà Chúa Tuyết được một thời gian cô bé cảm thấy lòng buồn rười rượi. Mới đầu, cô cũng chẳng hiểu tại sao nhưng cô nhận thấy đó là do cô nhớ nhà. Mặc dù ở đây sung sướng hơn ở nhà muôn phần nhưng cô vẫn tha thiết được về nhà. Sau đó cô thưa chuyện với Bà Chúa Tuyết:
- Thưa bà, lâu nay cháu buồn vì nhớ nhà quá. Dù ở dưới hạ giới cháu không được sung sướng bằng ở đây, nhưng cháu cũng không thể ở đây lâu hơn nữa, cháu muốn xin trở về sống với bà con thân thuộc của cháu.
Bà Chúa Tuyết nói:
- Cháu tha thiết đòi về nhà thì bà cũng vui lòng để cháu về. Vì cháu đã hết lòng giúp việc cho bà, vậy để chính bà đưa cháu về nhé.
Bà cầm tay cô bé và dẫn cô tới trước một cái cổng to. Cổng mở, khi cô vừa đặt chân tới thềm cổng thì có một trận mưa vàng lớn. Tất cả vàng dính đầy vào người cô.
Bà Chúa Tuyết bảo:
- Cháu có được cái đó là cháu đã làm lụng chăm chỉ.
Rồi bà trao cho cô gái ống sợi mà cô tuột tay đánh rơi xuống giếng.
Sau đó cổng đóng lại. Cô gái trở lại trần, thấy mình đang đứng cách nhà dì ghẻ không bao xa. Khi cô bước vào sân thì con gà đậu trên thành giếng gáy:
Ki rơ ri ki
Gái vàng, gái bạc nhà ta đã về.
Rồi cô vào gặp dì ghẻ. Vì người cô phủ đầy vàng nên dì ghẻ và em gái tiếp đón thật là niềm nở.
Cô kể lại những chuyện mắt thấy tai nghe. Dì ghẻ thấy con chồng trở nên giàu có nên cũng muốn cô con gái xấu xí, lười biếng gặp may như vậy. Cô ta cũng ngồi bên bờ giếng guồng sợi, cô ta lấy kim đâm vào đầu ngón tay, khua cả bàn tay vào bụi gai để máu thắm đỏ ống sợi. Rồi cô ta đem vứt ống sợi xuống giếng và tự mình nhảy xuống giếng. Cũng như chị, cô ta đến một cánh đồng cỏ đẹp đẽ và cũng đi theo một con đường mòn như vậy.
Khi cô ả tới lò bánh mì, bánh mì cũng kêu:
- Cô ơi, hãy kéo chúng tôi ra, hãy kéo chúng tôi ra với kẻo chúng tôi cháy mất, chúng tôi được nướng chín xong từ lâu rồi mà.
Cô ả lười biếng đáp:
- Tao mà lại có hứng làm việc ấy ư, làm cho bẩn người ra à!
Nói rồi cô đi thẳng.
Một lúc sau cô ả tới chỗ cây táo. Táo gọi:
- Trời ơi, rung tôi đi, rung tôi đi cô bé, táo chúng tôi chín tất cả rồi.
Cô ả đáp:
- Mày nói chi mà dễ nghe vậy? Để táo rơi vào đầu tao à!
Rồi cô lại tiếp tục đi.
Khi tới trước cửa nhà Bà Chúa Tuyết cô chẳng sợ hãi gì cả vì cô đã được nghe kể về hàm răng to nom dễ sợ của bà. Cô nhận lời ở lại giúp việc cho bà.
Ngày đầu tiên cô ả ráng sức làm việc, tỏ ra chăm chỉ, Bà Chúa Tuyết bảo gì cô ả làm ngay cái đó vì cô ả còn nghĩ tới số vàng mà Bà Chúa Tuyết sẽ thưởng công cho cô. Nhưng sang ngày thứ hai cô đã bắt đầu giở cái thói lười, sang ngày thứ ba càng lười hơn, sáng ra cô không buồn dậy nữa. Cô không dọn giường cho Bà Chúa Tuyết, công việc mà lẽ ra cô phải làm hàng ngày, đã thế cô cũng chẳng chịu rũ đệm cho lông bay xuống.
Lâu dần Bà Chúa Tuyết cũng đâm ra chán và bảo cô ả lười biếng thôi không làm việc nữa. Cô ả thấy vậy mừng thầm, nghĩ bụng, giờ chắc sẽ có mưa vàng. Bà Chúa Tuyết dẫn cô tới cổng, khi cô vừa đặt chân tới thềm cổng thì một nồi nhựa thông đổ xuống chứ chẳng có mưa vàng nào cả. Bà Chúa Tuyết nói:
- Đây là thưởng cho cái công làm việc của con.
Rồi bà đóng cổng lại.
Khi cô ả về tới nhà, người dính đầy nhựa thông, con gà trống đứng trên thành giếng nom thấy cất tiếng gáy:
Ki kơ ri ki,
Gái dơ, gái bẩn nhà ta trở về.
Nhựa thông dính chặt lấy người cô suốt đời, không chịu rời ra nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Pewna wdowa miała dwie córki. Jedna była piękna i pracowita, a druga brzydka i leniwa. Wdowa więcej serca miała dla tej brzydkiej, bo była ona jej rodzoną córką. Piękną córkę traktowała jak popychadło i zmuszała do wykonywania całej pracy w gospodarstwie.
Każdego dnia biedna dziewczyna musiała prząść przy studni tak długo, dopóki jej palce nie zaczęły krwawić.
Pewnego razu, gdy zanurzyła zakrwawione wrzeciono w studni, aby je umyć, wyślizgnęło się jej z ręki i wpadło do środka. Dziewczyna rozpłakała się i pobiegła do swojej macochy, by powiedzieć jej o tym nieszczęściu. Macocha zrugała ją bez litości i powiedziała w gniewie:
- Skoro z twojej winy wpadło do studni, to musisz je z niej wyciągnąć.
Nie wiedząc, co ma począć, dziewczyna podeszła do studni. W chwili rozpaczy skoczyła w głębinę w ślad za wrzecionem. Upadając, straciła przytomność.
Kiedy się ocknęła, spostrzegła, że znajduje się na pięknej łące, pełnej kwiatów, skąpanej w promieniach słońca. Szła ścieżką biegnącą przez łąkę, aż zobaczyła piec pełen bochenków chleba. Zawołały do niej:
- Wyjmij nas, bo się przypalimy! Jesteśmy już dobrze wypieczone!
Podeszła więc bliżej i łopatą piekarską zaczęła wyciągać bochenki jeden po drugim.
Potem poszła dalej, aż dotarła do drzewa uginającego się pod ciężarem jabłek. Zawołało do niej:
- Och potrząśnij mną, potrząśnij! Wszystkie moje jabłka już dojrzały!
Potrząsnęła więc drzewem, aż jabłka posypały się z niego niczym krople deszczu podczas ulewy. Potrząsała tak długo, dopóki wszystkie nie spadły; następnie zgromadziła je na jednym stosie i ruszyła w dalszą drogę.
Wreszcie stanęła przed małym domkiem, z którego wyglądała stara kobieta. Miała ona tak wielkie zęby, że dziewczyna przeraziła się ogromnie. Już miała zawrócić i uciec, lecz kobieta odezwała się do niej:
- Czego się lękasz, drogie dziecko? Zamieszkaj ze mną. Jeśli dobrze się sprawisz przy pracy wokół gospodarstwa, będzie ci się dobrze powodziło. Musisz się przyłożyć do ścielenia mojego łóżka i zawsze porządnie wytrzepać pierzyny – aż pierze zacznie latać wkoło. Dzięki temu na świecie pada śnieg – musisz bowiem wiedzieć, że ja jestem Zimą.
Stara kobiecina przemawiała tak serdecznie, że dziewczyna przystała na propozycję i zabrała się do pracy.
Wszystkie zadania wykonywała tak, by kobieta była zadowolona. Trzepała pierzyny tak wytrwale, że pierze latało wokół niczym płatki śniegu; i cały ten czas wiodła dobre życie, jadała do syta i nie usłyszała jednego złego słowa.
Mimo to po pewnym czasie zaczęła odczuwać smutek, nie wiedząc właściwie z jakiego powodu. Wreszcie zrozumiała, że tęskni za domem – chociaż teraz żyło się jej po tysiąckroć lepiej, gorąco pragnęła wrócić do dawnego życia.
Postanowiła powiedzieć o tym swojej pani:
- Tęsknię za domem – i choć bardzo mi tu dobrze, nie mogę dłużej zostać. Muszę wrócić do siebie.
Pani Zima odpowiedziała:
- Cieszy mnie, że pragniesz wrócić do domu. Ponieważ z oddaniem mi służyłaś, pomogę ci się tam dostać.
Wzięła ją za rękę i zaprowadziła do wielkich drzwi otwartych na oścież. Kiedy dziewczyna przez nie przechodziła, spadł na nią deszcz złota, które przykleiło się do niej i pokryło ją całą.
- Wszystko to należy do ciebie, ponieważ byłaś taka pracowita – powiedziała pani Zima. W dodatku zwróciła jej wrzeciono – to samo, które zgubiła w studni.
Gdy drzwi zamknęły się za dziewczyną, znalazła się na powrót w swoim świecie, niedaleko domu macochy. Kiedy przechodziła przez podwórze, kogut wskoczył na szczyt studni i wykrzyknął:
- Ku-ku-ru-ku, ko-ko, ko-ko! Idzie drogą czyste złoto!
Dziewczyna weszła do domu przywitać się z macochą, a że była pokryta złotem od stóp do głów, została przez nią dobrze przyjęta.
Gdy pracowita córka ze szczegółami opowiedziała, co jej się przytrafiło i jak udało się jej zdobyć całe to bogactwo, macocha natychmiast zapragnęła, aby jej leniwa córka również posiadała taką fortunę. Kazała więc dziewczynie usiąść przy studni i prząść; żeby ubrudzić wrzeciono krwią, dziewczyna poraniła rękę o kolczasty krzew. Potem wrzuciła wrzeciono do studni i wskoczyła za nim.
Znalazła się, jak jej siostra, na pięknej łące i szła tą samą ścieżką, aż dotarła do wielkiego pieca. Bochenki chleba zawołały do niej:
- Wyjmij nas, po się przypalimy! Jesteśmy już dobrze wypieczone!
Lecz leniwa dziewczyna odpowiedziała:
- Nie mam zamiaru ubrudzić sobie rączek.
I odeszła. Po chwili dotarła do jabłoni, która zawołała:
- Och potrząśnij mną, potrząśnij! Wszystkie moje jabłka już dojrzały!
Ona jednak odrzekła:
- Wszystko ładnie, pięknie – ale co będzie, jeśli któreś z nich spadnie mi na głowę?
I poszła dalej.
W końcu stanęła przed domkiem pani Zimy. Kiedy ją zobaczyła, nie wystraszyła się ani trochę – wiedziała już wcześniej o jej wielkich zębach – i od razu przyjęła się do niej na służbę.
Pierwszego dnia przyłożyła się do roboty i pracowała z oddaniem, wykonując wszystkie zadania powierzone jej przez panią Zimę – cały czas myślała bowiem o złocie, które dostanie. Jednak drugiego dnia zaczęła się obijać, a rankiem trzeciego dnia nie chciało jej się nawet wstać z łóżka. Do tego nigdy nie pościeliła łóżka pani Zimy tak, jak o to prosiła - nie wytrzepywała pierzyn wystarczająco mocno, by pierze latało wkoło.
Nic więc dziwnego, że pani Zima wkrótce straciła cierpliwość do dziewczyny i powiedziała, że czas jej służby dobiegł końca. Leniwa dziewczyna ucieszyła się, myślami była już bowiem przy złocie, które na nią czekało. Pani Zima zaprowadziła ją więc do drzwi, jednak kiedy dziewczyna przez nie przechodziła, zamiast deszczu złota z wielkiego kotła spłynęła na nią smoła.
- Oto nagroda za twoją służbę – powiedziała pani Zima i zatrzasnęła za dziewczyną drzwi.
Leniwa córka wróciła do domu cała pokryta lepką mazią. Kiedy zobaczył ją kogut, wskoczył na studnię i wykrzyknął:
- Ku-ku-ru-ku, ko-ko, ko-ko! Idzie drogą gęste błoto!
A smoła przywarła do dziewczyny tak ściśle, że aż do śmierci nie potrafiła jej zmyć.


Tłumaczenie: Agnieszka Kozak, © Agnieszka Kozak