Chapeuzinho Vermelho


Cô bé choàng khăn đỏ


Houve, uma vez uma graciosa menina; quem a via ficava logo gostando dela, assim como ela gostava de todos; particularmente, amava a avozinha, que não sabia o que dar e o que fazer pela netinha. Certa vez, presenteou-a com um chapeuzinho de veludo vermelho e, porque lhe ficava muito bem, a menina não mais quis usar outro e acabou ficando com o apelido de Chapeuzinho Vermelho. Um dia, a mãe chamou-a e disse-lhe:
- Vem cá, Chapeuzinho Vermelho; aqui tens um pedaço de bolo e uma garrafa de vinho; leva tudo para a vovó; ela está doente e fraca e com isso se restabelecerá. Põe-te a caminho antes que o sol esquente muito e, quando fores, comporta-te direito; não saias do caminho, senão cais e quebras a garrafa e a vovó ficará sem nada. Quando entrares em seu quarto, não esqueças de dizer "bom-dia, vovó," ao invés de mexericar pelos cantos.
- Farei tudo direitinho, - disse Chapeuzinho Vermelho à mãe, e despediu-se.
A avó morava à beira da floresta, a uma meia hora mais ou menos de caminho da aldeia. Quando Chapeuzinho Vermelho chegou à floresta, encontrou o lobo; não sabendo, porém, que animal perverso era ele, não sentiu medo.
- Bom dia, Chapeuzinho Vermelho, - disse o lobo todo dengoso.
- Muito obrigada, lobo.
- Aonde vais, assim tão cedo, Chapeuzinho Vermelho?
- Vou à casa da vovó.
- E que levas aí nesse cestinho?
- Levo bolo e vinho. Assamos o bolo ontem, assim a vovó, que está adoentada e muito fraca, ficará contente, tendo com que se fortificar.
- Onde mora tua vovó, Chapeuzinho Vermelho?
- Mora a um bom quarto de hora daqui, na floresta, debaixo de três grandes carvalhos; a casa está cercada de nogueiras, acho que o sabes, - disse Chapeuzinho Vermelho.
Enquanto isso, o lobo ia pensando: "Esta meninazinha delicada é um quitute delicioso, certamente mais apetitosa que a avó; devo agir com esperteza para pegar as duas." Andou um trecho de caminho ao lado de Chapeuzinho Vermelho e foi insinuando:
- Olha, Chapeuzinho Vermelho, que lindas flores! Por quê não olhas ao redor de ti? Creio que nem sequer ouves o canto mavioso dos pássaros! Andas tão ensimesmada como se fosses para a escola, ao passo que é tão divertido tudo aqui na floresta!
Chapeuzinho Vermelho ergueu os olhos e, quando viu os raios do sol dançando por entre as árvores, e à sua volta a grande quantidade de lindas flores, pensou: "Se levar para a vovó um buquê viçoso, ela certamente ficará contente; é tão cedo ainda que chegarei bem a tempo." Saiu da estrada e penetrou na floresta em busca de flores. Tendo apanhado uma, achava que mais adiante encontraria outra mais bela e, assim, ia avançando e aprofundando-se cada vez mais pela floresta a dentro.
Enquanto isso, o lobo foi correndo à casa da vovó e bateu na porta.
- Quem está batendo? - perguntou a avó.
- Sou eu, Chapeuzinho Vermelho, trago vinho e bolo, abre-me.
- Levanta a taramela, - disse-lhe a avó; - estou muito fraca e não posso levantar-me da cama.
O lobo levantou a taramela, a porta escancarou-se e, sem dizer palavra, precipitou-se para a cama da avozinha e engoliu-a. Depois, vestiu a roupa e a touca dela; deitou-se na cama e fechou o cortinado.
Entretanto, Chapeuzinho Vermelho ficara correndo de um lado para outro a colher flores. Tendo colhido tantas que quase não podia carregar, lembrou-se da avó e foi correndo para a casa dela. Lá chegando, admirou-se de estar a porta escancarada; entrou e na sala teve uma impressão tão esquisita que pensou: "Oh, meu Deus, que medo tenho hoje! Das outras vezes, sentia-me tão bem aqui com a vovó!" Então disse alto:
- Bom dia, vovó! - mas ninguém respondeu.
Acercou-se da cama e abriu o cortinado: a vovó estava deitada, com a touca caida no rosto e tinha um aspecto muito esquisito.
- Oh, vovó, que orelhas tão grandes tens!
- São para melhor te ouvir.
- Oh, vovó, que olhos tão grandes tens
- São para melhor te ver.
- Oh, vovó, que mãos enormes tens!
- São para melhor te agarrar.
- Mas vovó, que boca medonha tens!
- É para melhor te devorar.
Dizendo isso, o lobo pulou da cama e engoliu a pobre Chapeuzinho Vermelho.
Tendo assim satisfeito o apetite, voltou para a cama, ferrou no sono e começou a roncar sonoramente. Justamente, nesse momento, ia passando em frente à casa o caçador, que ouvindo aquele ronco, pensou:
"Como ronca a velha Senhora! É melhor dar uma olhadela a ver se está se sentindo mal."
Entrou no quarto e aproximou-se da cama; ao ver o lobo, disse:
- Eis-te aqui, velho impenitente! Há muito tempo, venho-te procurando!
Quis dar-lhe um tiro, mas lembrou-se de que o lobo poderia ter comido a avó e que talvez ainda fosse possível salvá-la; então pegou uma tesoura e pôs-se a cortar- lhe a barriga, cuidadosamente, enquanto ele dormia. Após o segundo corte, viu brilhar o chapeuzinho vermelho e, após mais outros cortes, a menina pulou para fora, gritando:
- Ai que medo eu tive! Como estava escuro na barriga do lobo!
Em seguida, saiu também a vovó, ainda com vida, embora respirando com dificuldade. E Chapeuzinho Vermelho correu a buscar grandes pedras e com elas encheram a barriga do lobo. Quando este acordou e tentou fugir, as pedras pesavam tanto que deu um trambolhão e morreu.
Os três alegraram-se, imensamente, com isso. O caçador esfolou o lobo e levou a pele para casa; a vovó comeu o bolo e bebeu o vinho trazidos por Chapeuzinho Vermelho e logo sentiu-se completamente reanimada; enquanto isso, Chapeuzinho Vermelho dizia de si para si: "Nunca mais sairás da estrada para correr pela floresta, quando a mamãe to proibir!"


Contam mais, que, certa vez, Chapeuzinho Vermelho ia levando novamente um bolo para a vovozinha e outro lobo, surgindo à sua frente, tentou induzi-la a desviar-se do caminho. Chapeuzinho Vermelho, porém, não lhe deu ouvidos e seguiu o caminho bem direitinho, contando à avó que tinha encontrado o lobo, que este a cumprimentara, olhando-a com maus olhos.
- Se não estivéssemos na estrada pública, certamente me teria devorado!
- Entra depressa, - disse a vovó; - fechemos bem a porta para que ele não entre aqui!
Com efeito, mal fecharam a porta, o lobo bateu, dizendo:
- Abre, vovó, sou Chapeuzinho Vermelho; venho trazer-te o bolo.
Mas as duas ficaram bem quietinhas, sem dizer palavra e não abriram. Então o lobo pôs-se a girar em torno da casa e, por fim, pulou em cima do telhado e ficou esperando que Chapeuzinho Vermelho, à tarde, retomasse o caminho de volta para sua casa, aí então, ele a seguiria ocultamente para comê-la no escuro.
A vovó, porém, que estava de atalaia, percebeu o que a fera estava tramando.
Lembrou-se que, na frente da casa, havia uma gamela de pedra, e disse à menina:
- Chapeuzinho, vai buscar o balde da água em que cozinhei ontem as salsichas e traz aqui, para esta gamela.
Chapeuzinho Vermelho foi buscar a água e encheu a gamela. Então o cheiro de salsicha subiu ao nariz do lobo, que se pôs a farejar e a espiar para baixo de onde provinha. Mas tanto espichou o pescoço que perdeu o equilíbrio e começou a escorregar do telhado indo cair exatamente dentro da gamela, onde morreu afogado.
Assim, Chapeuzinho Vermelho pôde voltar felizmente para casa e muito alegre, porque ninguém lhe fez o menor mal.
Ngày xưa có một cô bé thùy mị, dễ thương. Cưng cô nhất vẫn là bà nội, có cái gì bà cũng để phần cháu. Một lần bà cho cô bé một chiếc khăn quàng bằng nhung đỏ. Chiếc khăn rất hợp với cô, đi đâu cô cũng chỉ thích quàng chiếc khăn đó, vì vậy mọi người đều gọi cô là cô bé Khăn đỏ.
Một hôm, mẹ bảo cô:
- Khăn đỏ ạ, đây là miếng bánh và bình sữa. Con mang đến cho bà nhé! Bà ốm yếu, cần phải ăn uống cho khỏe người. Con đi ngay bây giờ kẻo tí nữa lại nắng. Con đi cho ngoan, đừng có lang thang trong rừng lỡ vỡ bình, không có gì mang đến biếu bà. Khi vào buồng bà, con nhớ chào bà, đừng có mắt la mày lét nhìn các xó nhà nhé!
Khăn đỏ đặt bàn tay nhỏ nhắn của mình vào lòng bàn tay mẹ và nói:
- Con sẽ làm tất cả những điều mẹ dặn.
Nhà bà nội ở trong rừng, cách làng không xa lắm, đi chừng nửa tiếng đồng hồ thì tới. Khăn đỏ vào rừng thì gặp chó sói. Em không biết sói là một con vật độc ác nên không thấy sợ.
Sói nói:
- Chào cháu Khăn đỏ!
Khăn đỏ đáp:
- Cháu xin chào bác!
- Cháu đi đâu sớm thế, cháu Khăn đỏ?
- Cháu đến nhà bà nội.
- Cháu xách gì nặng thế?
- Thưa bác, bánh và sữa ạ. Hôm qua, ở nhà mẹ cháu làm bánh, bà nội ốm cháu mang đến để bà ăn cho khỏe người.
- Bà cháu ở đâu, cháu Khăn đỏ?
- Đi vào rừng độ mười lăm phút thì tới. Dưới ba cây sồi to là nhà bà cháu, quanh nhà có nhiều bụi dẻ, chắc bác tìm thấy ngay.
Sói nghĩ bụng:
- Cái mồi non béo ngon này chắc là hơn hẳn cái mồi già kia!
Sói tự nhủ phải mưu mô làm sao xơi được cả hai. Nó lân la đi cùng với Khăn đỏ một đoạn rồi nói:
- Này cháu Khăn đỏ ạ, cháu hãy nhìn những bông hoa tươi đẹp kia kìa. Sao cháu không ngó quanh mà xem. Bác chắc là cháu chưa bao giờ lắng nghe tiếng chim hót véo von phải không? Cháu đi đâu mà cứ đăm đăm thẳng tiến như đi học ấy. Ở trong rừng vui lắm cháu ạ!
Khăn đỏ mở to mắt ra nhìn. Em thấy ánh nắng rập rờn qua cành cây đung đưa, đó đây toàn là hoa thơm cỏ lạ, em nghĩ bụng:
- Nếu mình mang một bó hoa tươi đến tặng bà chắc là bà thích lắm, trời còn sớm, mình đến bà còn kịp chán.
Thế rồi Khăn đỏ đi hái hoa. Hái được một bông em lại nghĩ có lẽ vào thêm tí nữa sẽ có bông đẹp hơn. Cứ như vậy, Khăn đỏ tiến sâu vào trong rừng lúc nào không hay. Trong khi đó, sói lẻn thẳng tới nhà bà cụ và gõ cửa.
- Ai ở ngoài đó đấy?
- Cháu là Khăn đỏ đây, bà mở cửa cho cháu với! Cháu mang bánh và sữa lại cho bà đây.
Bà nói:
- Cháu cứ đẩy then mà vào. Bà yếu quá không dậy được.
Sói đẩy then cửa, cửa mở toang. Chẳng nói chẳng rằng sói vào thẳng giường rồi nuốt chửng bà cụ. Rồi nó lấy quần áo của bà mặc vào, lấy mũ trùm đầu, lên giường nằm, lấy rèm che lại.
Khăn đỏ thơ thẩn hái hoa trong rừng. Mãi tới lúc hái nhiều quá mang không hết, em mới chợt nhớ đến bà, vội lên đường đến nhà bà.
Khăn đỏ ngạc nhiên thấy cửa mở toang, bước vào phòng thì thấy có gì khang khác, em nghĩ bụng hôm nay ở nhà bà sao lại thấy rờn rợn, chứ không thoải mái như mọi khi. Khăn đỏ nói to:
- Cháu chào bà ạ!
Chẳng có một tiếng trả lời. Em lại bên giường, kéo rèm ra, thì thấy bà nằm, mũ trùm kín mặt, trông lạ quá. Khăn đỏ ngạc nhiên hỏi:
- Bà ơi bà! Sao tai bà to thế?
- Tai bà to để nghe cháu rõ hơn.
- Bà ơi bà! Sao mắt bà to thế?
- Mắt bà to để nhìn thấy cháu rõ hơn.
- Bà ơi bà! Sao tay bà to thế?
- Tay bà to để bà nắm lấy cháu dễ hơn.
- Ui trời ơi! Sao mồm bà to đáng sợ quá!
- Mồm bà to để bà nuốt cháu dễ hơn.
Vừa dứt lời, sói liền nhảy ra khỏi giường, nuốt chửng Khăn đỏ đáng thương.
Xong xuôi, sói lại nhảy lên giường nằm ngủ và ngáy o o. Một bác thợ săn đi qua nghe thấy, nghĩ bụng:
- Quái! Sao bà cụ già rồi mà còn ngáy to vậy, phải tạt vào xem bà cụ có ốm đau gì không?
Bước vào phòng, đến gần giường, bác thấy sói đang nằm. Bác nói:
- Chà, thì ra ta lại gặp mi ở đây, quân khốn khiếp. Ta đi tìm mi mãi…
Bác giơ súng lên định bắn. Nhưng bác chợt nghĩ có lẽ sói đã ăn thịt bà cụ, tuy vậy may ra vẫn còn có thể cứu được. Bác không bắn, mà lấy kéo rạch bụng con sói đang ngủ. Vừa rạch được một nhát thì thấy chiếc khăn đỏ choé, rạch thêm nữa thì có cô bé nhảy ra kêu:
- Ối chà, cháu sợ quá! Trong ấy tối đen như mực.
Bà lão cũng còn sống chui ra, tuy hơi thở đã yếu. Khăn đỏ vội đi khuân đá thật to nhét đầy bụng sói. Sói tỉnh giấc muốn nhảy lên nhưng đá nặng quá, nó ngã khuỵu xuống và lăn ra chết.
Ba người đều vui mừng. Bác thợ săn lột lấy da sói mang về nhà. Bà lão ăn bánh uống sữa do Khăn đỏ mang đến, ăn xong bà thấy người khỏe hẳn ra. Khăn đỏ nghĩ bụng:
- Từ nay trở đi đừng có rời khỏi đường chạy một mình vào rừng sâu. Mẹ đã dặn vậy thì phải nhớ.
Có người kể là một lần Khăn đỏ lại mang bánh đến cho bà thì một con chó sói khác la cà đến gần tính chuyện rủ rê để em rời khỏi đường. Nhưng Khăn đỏ đã đề phòng, cứ việc thẳng bước. Đến nơi em nói cho bà biết em gặp sói và em thấy mắt sói rất ác.
- Nếu không phải là ở đường cái thì nó đã ăn thịt cháu rồi.
Bà bảo:
- Cháu vào đây để bà đóng cửa lại kẻo nó vào.
Vừa đóng xong cửa một lát thì sói đến gõ cửa gọi:
- Bà ơi bà mở cửa cho cháu. Cháu Khăn đỏ mang bánh lại cho bà đây.
Hai bà cháu im lặng, không mở cửa. Con vật đầu xám rón rén đi quanh nhà mấy lần. Rồi nó nhảy lên mái nhà, định đợi đến chiều tối, khi nào Khăn đỏ ra về sẽ lén đi theo sau, rồi sẽ ăn thịt cô bé trong bóng đêm. Nhưng bà cụ biết rõ ý định của nó. Ở trước cửa nhà có một cái máng nước bằng đá. Bà bảo Khăn đỏ:
- Cháu đi lấy cái thùng xách nước, Khăn đỏ ạ. Hôm qua bà làm dồi. Cháu đi lấy nước nấu dồi đổ cho đầy máng.
Khăn đỏ xách nước đổ mãi mới đầy cái máng to ấy. Mùi dồi thơm bay xộc lên mũi làm sói rỏ dãi. Nó cứ nghểnh dài cổ xuống để ngửi, quá đà sói bị trượt chân rơi từ mái nhà xuống đúng vào máng nước nóng và chết.
Khăn đỏ vui vẻ đi về nhà, không sợ bị ai đụng đến mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng