Cô bé choàng khăn đỏ


Pirosbúbocska


Ngày xưa có một cô bé thùy mị, dễ thương. Cưng cô nhất vẫn là bà nội, có cái gì bà cũng để phần cháu. Một lần bà cho cô bé một chiếc khăn quàng bằng nhung đỏ. Chiếc khăn rất hợp với cô, đi đâu cô cũng chỉ thích quàng chiếc khăn đó, vì vậy mọi người đều gọi cô là cô bé Khăn đỏ.
Một hôm, mẹ bảo cô:
- Khăn đỏ ạ, đây là miếng bánh và bình sữa. Con mang đến cho bà nhé! Bà ốm yếu, cần phải ăn uống cho khỏe người. Con đi ngay bây giờ kẻo tí nữa lại nắng. Con đi cho ngoan, đừng có lang thang trong rừng lỡ vỡ bình, không có gì mang đến biếu bà. Khi vào buồng bà, con nhớ chào bà, đừng có mắt la mày lét nhìn các xó nhà nhé!
Khăn đỏ đặt bàn tay nhỏ nhắn của mình vào lòng bàn tay mẹ và nói:
- Con sẽ làm tất cả những điều mẹ dặn.
Nhà bà nội ở trong rừng, cách làng không xa lắm, đi chừng nửa tiếng đồng hồ thì tới. Khăn đỏ vào rừng thì gặp chó sói. Em không biết sói là một con vật độc ác nên không thấy sợ.
Sói nói:
- Chào cháu Khăn đỏ!
Khăn đỏ đáp:
- Cháu xin chào bác!
- Cháu đi đâu sớm thế, cháu Khăn đỏ?
- Cháu đến nhà bà nội.
- Cháu xách gì nặng thế?
- Thưa bác, bánh và sữa ạ. Hôm qua, ở nhà mẹ cháu làm bánh, bà nội ốm cháu mang đến để bà ăn cho khỏe người.
- Bà cháu ở đâu, cháu Khăn đỏ?
- Đi vào rừng độ mười lăm phút thì tới. Dưới ba cây sồi to là nhà bà cháu, quanh nhà có nhiều bụi dẻ, chắc bác tìm thấy ngay.
Sói nghĩ bụng:
- Cái mồi non béo ngon này chắc là hơn hẳn cái mồi già kia!
Sói tự nhủ phải mưu mô làm sao xơi được cả hai. Nó lân la đi cùng với Khăn đỏ một đoạn rồi nói:
- Này cháu Khăn đỏ ạ, cháu hãy nhìn những bông hoa tươi đẹp kia kìa. Sao cháu không ngó quanh mà xem. Bác chắc là cháu chưa bao giờ lắng nghe tiếng chim hót véo von phải không? Cháu đi đâu mà cứ đăm đăm thẳng tiến như đi học ấy. Ở trong rừng vui lắm cháu ạ!
Khăn đỏ mở to mắt ra nhìn. Em thấy ánh nắng rập rờn qua cành cây đung đưa, đó đây toàn là hoa thơm cỏ lạ, em nghĩ bụng:
- Nếu mình mang một bó hoa tươi đến tặng bà chắc là bà thích lắm, trời còn sớm, mình đến bà còn kịp chán.
Thế rồi Khăn đỏ đi hái hoa. Hái được một bông em lại nghĩ có lẽ vào thêm tí nữa sẽ có bông đẹp hơn. Cứ như vậy, Khăn đỏ tiến sâu vào trong rừng lúc nào không hay. Trong khi đó, sói lẻn thẳng tới nhà bà cụ và gõ cửa.
- Ai ở ngoài đó đấy?
- Cháu là Khăn đỏ đây, bà mở cửa cho cháu với! Cháu mang bánh và sữa lại cho bà đây.
Bà nói:
- Cháu cứ đẩy then mà vào. Bà yếu quá không dậy được.
Sói đẩy then cửa, cửa mở toang. Chẳng nói chẳng rằng sói vào thẳng giường rồi nuốt chửng bà cụ. Rồi nó lấy quần áo của bà mặc vào, lấy mũ trùm đầu, lên giường nằm, lấy rèm che lại.
Khăn đỏ thơ thẩn hái hoa trong rừng. Mãi tới lúc hái nhiều quá mang không hết, em mới chợt nhớ đến bà, vội lên đường đến nhà bà.
Khăn đỏ ngạc nhiên thấy cửa mở toang, bước vào phòng thì thấy có gì khang khác, em nghĩ bụng hôm nay ở nhà bà sao lại thấy rờn rợn, chứ không thoải mái như mọi khi. Khăn đỏ nói to:
- Cháu chào bà ạ!
Chẳng có một tiếng trả lời. Em lại bên giường, kéo rèm ra, thì thấy bà nằm, mũ trùm kín mặt, trông lạ quá. Khăn đỏ ngạc nhiên hỏi:
- Bà ơi bà! Sao tai bà to thế?
- Tai bà to để nghe cháu rõ hơn.
- Bà ơi bà! Sao mắt bà to thế?
- Mắt bà to để nhìn thấy cháu rõ hơn.
- Bà ơi bà! Sao tay bà to thế?
- Tay bà to để bà nắm lấy cháu dễ hơn.
- Ui trời ơi! Sao mồm bà to đáng sợ quá!
- Mồm bà to để bà nuốt cháu dễ hơn.
Vừa dứt lời, sói liền nhảy ra khỏi giường, nuốt chửng Khăn đỏ đáng thương.
Xong xuôi, sói lại nhảy lên giường nằm ngủ và ngáy o o. Một bác thợ săn đi qua nghe thấy, nghĩ bụng:
- Quái! Sao bà cụ già rồi mà còn ngáy to vậy, phải tạt vào xem bà cụ có ốm đau gì không?
Bước vào phòng, đến gần giường, bác thấy sói đang nằm. Bác nói:
- Chà, thì ra ta lại gặp mi ở đây, quân khốn khiếp. Ta đi tìm mi mãi…
Bác giơ súng lên định bắn. Nhưng bác chợt nghĩ có lẽ sói đã ăn thịt bà cụ, tuy vậy may ra vẫn còn có thể cứu được. Bác không bắn, mà lấy kéo rạch bụng con sói đang ngủ. Vừa rạch được một nhát thì thấy chiếc khăn đỏ choé, rạch thêm nữa thì có cô bé nhảy ra kêu:
- Ối chà, cháu sợ quá! Trong ấy tối đen như mực.
Bà lão cũng còn sống chui ra, tuy hơi thở đã yếu. Khăn đỏ vội đi khuân đá thật to nhét đầy bụng sói. Sói tỉnh giấc muốn nhảy lên nhưng đá nặng quá, nó ngã khuỵu xuống và lăn ra chết.
Ba người đều vui mừng. Bác thợ săn lột lấy da sói mang về nhà. Bà lão ăn bánh uống sữa do Khăn đỏ mang đến, ăn xong bà thấy người khỏe hẳn ra. Khăn đỏ nghĩ bụng:
- Từ nay trở đi đừng có rời khỏi đường chạy một mình vào rừng sâu. Mẹ đã dặn vậy thì phải nhớ.
Có người kể là một lần Khăn đỏ lại mang bánh đến cho bà thì một con chó sói khác la cà đến gần tính chuyện rủ rê để em rời khỏi đường. Nhưng Khăn đỏ đã đề phòng, cứ việc thẳng bước. Đến nơi em nói cho bà biết em gặp sói và em thấy mắt sói rất ác.
- Nếu không phải là ở đường cái thì nó đã ăn thịt cháu rồi.
Bà bảo:
- Cháu vào đây để bà đóng cửa lại kẻo nó vào.
Vừa đóng xong cửa một lát thì sói đến gõ cửa gọi:
- Bà ơi bà mở cửa cho cháu. Cháu Khăn đỏ mang bánh lại cho bà đây.
Hai bà cháu im lặng, không mở cửa. Con vật đầu xám rón rén đi quanh nhà mấy lần. Rồi nó nhảy lên mái nhà, định đợi đến chiều tối, khi nào Khăn đỏ ra về sẽ lén đi theo sau, rồi sẽ ăn thịt cô bé trong bóng đêm. Nhưng bà cụ biết rõ ý định của nó. Ở trước cửa nhà có một cái máng nước bằng đá. Bà bảo Khăn đỏ:
- Cháu đi lấy cái thùng xách nước, Khăn đỏ ạ. Hôm qua bà làm dồi. Cháu đi lấy nước nấu dồi đổ cho đầy máng.
Khăn đỏ xách nước đổ mãi mới đầy cái máng to ấy. Mùi dồi thơm bay xộc lên mũi làm sói rỏ dãi. Nó cứ nghểnh dài cổ xuống để ngửi, quá đà sói bị trượt chân rơi từ mái nhà xuống đúng vào máng nước nóng và chết.
Khăn đỏ vui vẻ đi về nhà, không sợ bị ai đụng đến mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Volt egyszer egy kedves, aranyos kislány; aki csak ismerte, mindenki kedvelte, de legjobban mégis a nagymamája szerette: a világ minden kincsét neki adta volna. Egyszer vett neki egy piros bársonysapkát. A kislánynak annyira tetszett a sapka, hogy mindig csak ezt hordta; el is nevezték róla Piroskának. Piroskáék bent laktak a faluban, nagymama pedig kint az erdőben, egy takaros kis házban. Egy szép napon azt mondja Piroskának az édesanyja:
- Gyere csak, kislányom! Itt van egy kalács meg egy üveg bor, vidd el a nagymamának. Beteg is, gyönge is szegényke, jól fog esni neki. Indulj szaporán, mielőtt beáll a hőség. Aztán szépen, rendesen menj, ne szaladgálj le az útról, mert elesel, és összetörik az üveg, kifolyik a bor, és akkor mit iszik a nagymama! Ha pedig odaérsz, ne bámészkodj összevissza a szobában; az legyen az első dolgod, hogy illedelmesen jó reggelt kívánj.
- Bízzad csak rám, édesanyám, minden úgy lesz, ahogy mondod - felelte Piroska az intelemre, azzal karjára vette a kosárkát, és útnak indult. Átvágott a mezőn, beért az erdőbe; hát ki jön szembe vele? Nem más, mint a farkas.
- Jó napot, Piroska! - köszönt rá a kislányra.
Az meg mosolyogva, jó szívvel felelte:
- Neked is, kedves farkas! - Nem tudta még, milyen alattomos, gonosz állattal van dolga.
- Hová ilyen korán, lelkecském? - szívélyeskedett tovább a farkas.
- Nagymamához.
- Aztán mit viszel a kosaradban?
- Bort meg kalácsot. Tegnap sütöttük; szegény jó nagymama gyönge is, beteg is, jót fog tenni neki, legalább egy kicsit erőre kap tőle.
- És hol lakik a nagymama, Piroska?
- Itt az erdőben, a három tölgyfa alatt. Biztosan ismered a házát, mogyorósövény van körülötte.
- Persze, persze, most már emlékszem rá; talán negyedóra járásra van innét.
"Ez a zsenge fiatalka jobb falat ám, mint az öreg! - gondolta magában a farkas, és a szeme sarkából végigmustrálta a kislányt. - De vigyázat! Lássunk furfangosan a dologhoz, hogy mind a kettőt megkaphassuk. Mert akármilyen öreg csont, azért a nagymama is elkel a bendőmbe!"
Egy darabig együtt mentek, aztán a farkas egyszerre csak felkiáltott:
- Nézd csak, Piroska, mennyi szép virág virít körülöttünk! Én a helyedben bizony szednék egy szép csokrot a nagymamámnak!
Piroska szétnézett: valóban, a fák alja tele volt szebbnél szebb erdei virággal, a lombok közt meg úgy csicseregtek a madarak, hogy öröm volt hallgatni.
"Igaza van ennek a farkasnak - gondolta a lányka -, nem is hittem volna róla, hogy ilyen figyelmes jószág! Korán van még, nem kell sietnem; nagymama biztosan örülni fog a virágnak."
Azzal letért az útról, és tépegetni kezdte a sok tarka virágot, egyik szálat a másik után, előbb csak az út mentén, aztán egyre beljebb; mert valahányszor egyet leszakított, mindig úgy találta, hogy odább az a másik még sokkal szebb. Odafutott, azt is leszedte, és így mind mélyebbre és mélyebbre került az erdőben.
A farkas megvárta, míg a lányka eltűnik a bozótban, akkor aztán szaladt egyenest a nagymama házához, és bekopogtatott.
- Ki az? - kérdezte a nagymama az ágyból.
- Én vagyok, Piroska - felelte a farkas olyan vékony hangon, amilyet csak ki tudott szorítani magából. - Nyisd ki az ajtót, hoztam neked friss kalácsot, finom bort!
- Nincs kulcsra zárva - mondta az öregasszony -, csak a kilincset kell lenyomnod. Nagyon gyönge vagyok, nem tudok fölkelni.
A farkasnak se kellett kétszer mondani: benyitott, odarohant az ágyhoz, és se szó, se beszéd, bekapta a nagymamát.
- Ezzel hát megvolnánk - mondta elégedetten -, lássuk a következő fogást.
Ott volt a széken a nagymama ruhája, főkötője szép rendben ahogyan az este letette. A farkas magára kapta a szoknyát, belebújt a réklibe, föltette a főkötőt, befeküdt az ágyba, és behúzta az ágyfüggönyt. Jól magára húzta a paplant, egészen az orráig, hogy minél kevesebb lássék ki belőle, és elkezdett halkan nyögdécselni, mint aki nagybeteg Piroska meg azalatt csak szaladt virágtól virágig, hallgatta a madárszót, figyelte a lepkék táncát, és csak akkor jutott eszébe a nagymama, mikor már olyan nagy volt a bokrétája, hogy alig fért a kezébe. Nosza, útnak eredt, szaporázta a lépést, míg a három tölgyfa alatt föl nem tűnt a mogyorósövényes kis ház.
- Nagymama! - kiáltotta már messziről. - Nagymama! Én vagyok itt, Piroska!
Egy kicsit furcsállotta ugyan, hogy a ház ajtaja tárva-nyitva; de aztán azt gondolta: "Szegény nagyanyó biztosan nagyon várt már; nyitva hagyta az ajtót, hogy meghallja, ha jövök." Belépett a szobába, de valahogy odabent is olyan furcsa volt, hideg-e, meleg-e, maga s tudta, csak egészen beleborzongott. És hogy a félelmét elűzze, nagyot kiáltott:
- Jó reggelt kívánok, nagyanyókám!
Nem felelt senki. Hanem az ágy felől mintha elhaló nyögdécselést halott volna.
- Nagymama, mi bajod? - kiáltotta ijedten Piroska, és elrántotta a függönyt.
Szegény öreg nagyanyó ott feküdt az ágyban nyakig betakarva, és olyan, de olyan furcsa volt!
- Ej, nagymama, de nagy a füled! - csapta össze Piroska a kezét.
- Hogy jobban halljalak! - hangzott a felelet, de az is olyan különösen, olyan reszelősen, hogy a kislány rá sem ismert.
- Ej, nagymama, de nagy a szemed!
- Hogy jobban lássalak!
- Ej, nagymama, de nagy lett a kezed!
- Hogy jobban megfoghassalak!
- Ej, nagymama, de szörnyű nagy a szád!
- Hogy jobban bekaphassalak!
Alighogy kimondta, egy ugrással kint termett a farkas az ágyból, és bekapta szegény kis Piroskát. Aztán, mint aki dolgát jól végezte, visszafeküdt és elaludt. Álmában olyan horkolást csapott, hogy csak úgy rezegtek tőle a kis ház ablakai. A vadásznak éppen arra vitt az útja. Ahogy meghallotta a nagy fűrészelést, csodálkozva állt meg. "Ejnye, hogy horkol ez az öregasszony - gondolta. - Csak nincs valami baja?" Bement a szobába, odalépett az ágyhoz; hát látja, hogy a farkas fekszik benne!
- Megvagy, vén gonosztevő! - kiáltotta. - Mennyit kerestelek!
Kapta a puskáját, le akarta puffantani. Már-már elhúzta a ravaszt, de akkor eszébe jutott: hátha a farkas megette a nagymamát! Nem lőtt rá, hanem előkereste a fiókból az ollót, fölvágta a vén ragadozó hasát, és kiszabadította Piroskát is meg a nagymamát is. Szegény öreg alig pihegett már; Piroska meg, ahogy kikerült a napvilágra, felsóhajtott:
- Jaj, de féltem! Olyan sötét volt a farkas gyomrában!
Köveket hoztak, megtömték velük a farkas hasát, aztán a vadász összevarrta a bőrét. Az ordas nemsokára fölébredt. Odébb akart állni, de ahogy kiugrott az ágyból, a nehéz kövek lehúzták a földre: lerogyott, elterült, és kiadta a páráját.
Akkor az erdész megnyúzta a vadállatot, és hazavitte a bundáját. Nagymama megette a kalácsot, megitta a bort, és új erőre kapott tőle. Piroska pedig megfogadta:
- Soha többé nem térek le az útról, és nem szaladgálok be az erdőbe, ha egyszer édesanyám megtiltotta.
És ezzel vége is volna a mesének, ha folytatása nem volna. Mert - így beszélik - Piroska egyszer, nem sokkal ezután, ismét kalácsot vitt az erdőbe a nagymamának, és útközben találkozott egy másik farkassal. Alattomos, komisz jószág volt az is, szerette volna mindenáron letéríteni a kislányt az útról. De beszélhetett, amit akart! Akármilyen mézes-mázosan szólítgatta is, Piroska most már okosabb volt, ügyet sem vetett rá, sietett egyenesen a nagymamához. Letette a kosárkát az asztalra, aztán nyomban mesélni kezdte, mi történt.
- Képzeld, nagymama, megint találkoztam egy farkassal! Tisztességgel köszönt, nyájasan szólt hozzám, de a szeme semmi jót nem ígért. Ha nem nyílt úton történik a dolog, biztosan bekapott volna!
- Akkor jó lesz bereteszelni az ajtót, nehogy ránk törjön! - mondta a nagymama.
Csakhamar kopogtatott is a farkas.
- Nyiss ajtót, nagyanyó, én vagyok itt, a kis unokád, friss kalácsot, finom bort hoztam!
Hanem azok odabent egy mukkot sem szóltak. A farkas egy ideig kapargatta, feszegette az ajtót, de hiába: a retesz jól tartott. Bosszúsan odébb ment hát, aztán megint visszajött, bekémlelt az ablakon, kódorgott a ház körül, végül pedig fölkapaszkodott a háztetőre, hogy majd ott kivárja, míg Piroska este hazaindul; akkor - gondolta - majd utána lopakodik a sötét erdőben, és fölfalja. De a nagymama kitalálta a szándékát, és túljárt az eszén. Azt mondta Piroskának:
- Fogd a vödröt, kislányom, hurkát főztem tegnap, mit álljon itt a leve, hordd ki a házból, öntsd oda az eresz alá, abba a nagy kőteknőbe!
Piroska nekiállt, hordta a hurkalevet, egyik vödörrel a másik után, míg tele nem lett vele az öblös kőteknő. Odafent a háztetőn a farkas orrát csakhamar megcsapta a hurkaszag. Ettől egyszerre nagyon nyugtalan lett, nyújtogatta a nyakát, szimatolt, topogott, csiklandozta az ínyét a finom illat. Addig izgett-mozgott, míg egyszer csak megcsúszott; elvesztette az egyensúlyát, legurult a tetőről, belepottyant a teknőbe, és megfulladt a hurkalében. Meg is érdemelte!