Het zingende botje


Chiếc tù và biết hát


Er was eens in een land een grote plaag; het was een wild zwijn dat bij de boeren de akkers omwoelde, het vee doodde en de mensen met zijn slagtanden het lichaam openreet. De koning loofde een grote beloning uit voor ieder die het land van deze plaag bevrijden zou, maar het dier was zó groot en zó sterk, dat niemand dicht in de buurt durfde te komen van het bos waar het zich ophield. Uiteindelijk maakte de koning bekend dat degene die het dier ving of doodde, zijn enige dochter tot vrouw zou krijgen.
Nu leefden er in dat land twee broers, zoons van een arme boer. Zij meldden zich beiden aan om het waagstuk te ondernemen. De oudste die listig was en een groot verstand had, deed het uit hoogmoed, de jongste, die onschuldig en dom was volgde de stem van zijn hart. De koning zei: "Om meer kans te hebben het beest te vangen, moeten jullie ieder van een andere kant het bos ingaan." Toen ging de oudste van de westkant en de jongste van de oostkant het bos is. En toen de jongste een poos gelopen had, kwam er een klein mannetje naar hem toe, die een zwarte speer in de hand hield en zei: "Deze speer geef ik je, omdat je een onschuldig en goed hart hebt; hiermee kun je onbevreesd op het wilde zwijn afgaan zonder dat hij je kwaad kan doen." De jongen bedankte het mannetje, nam de speer over zijn schouder en ging verder. Het duurde niet lang, of hij zag het dier op hem afstormen. Maar hij hield de speer voor zich uit. In blinde woede rende het zwijn daar zo krachtig op in, dat zijn hart in tweeën gespleten werd. Toen nam de jongen het ondier op zijn schouders en ging terug om het naar de koning te brengen.
Toen hij aan de andere kant van het bos eruit ging, stond daar aan de ingang een huis, waar de mensen vrolijk dansten en wijn dronken. Daar was zijn oudste broer heen gegaan, hij had gedacht, dat het beest toch niet weg zou lopen, en hij wilde zich eerst wat moed indrinken. Toen hij nu zijn jongste broer zag naderen met de buit over zijn schouders, liet zijn jaloers en boosaardig hart hem niet met rust. Hij riep hem toe: "Kom toch binnen, beste broer, rust wat uit en drink een beker wijn." De jongste, die niets kwaads vermoedde, ging naar binnen, en vertelde hem van het vriendelijke mannetje, dat hem de speer had gegeven, waarmee hij het wilde zwijn had gedood.
De oudste hield hem daar tot 's avonds. Toen gingen ze samen weg. Maar toen ze in de duisternis bij de brug over de beek kwamen, liet de oudste de jongste voorgaan, en toen hij er midden op was, gaf hij hem van achteren een klap zodat hij dood neerstortte. Hij begroef hem onder de brug, pakte het zwijn op en bracht het naar de koning met de bewering dat hij het had gedood. En toen kreeg hij van de koning de dochter tot vrouw. Toen de jongste broer maar niet terugkeerde, zei hij: "Het zwijn zal zijn lichaam wel hebben opengereten" en iedereen geloofde dat.
Maar daar er niets verborgen blijft voor God, zo zou ook deze misdaad aan het licht komen. Vele jaren later dreef een herder eens een kudde over de brug en zag in het zand van de beek een sneeuwwit botje liggen, en hij dacht, dat het wel een goed mondstuk zou kunnen zijn. Hij ging naar de beek, raapte het op en sneed er een mondstuk van voor zijn hoorn. Toen hij er voor 't eerst op wilde blazen, begon tot zijn grote verbazing het botje vanzelf te zingen:
"Lieve herder, hoor naar mij,
U blaast op een botje van mij,
Mijn broer heeft mij verslagen,
Onder de brug begraven,
Terwille van het wilde zwijn
Om de man van de prinses te zijn."
"Wat een wonderlijk hoorntje," zei de herder, "dat vanzelf gaat zingen, dat moet ik naar de koning brengen." Toen hij ermee voor de koning stond, begon het botje weer te zingen. De koning begreep het en liet de aarde onder de brug omspitten, en toen kwam het hele geraamte van de vermoorde jongeling te voorschijn. De slechte broer kon de misdaad niet ontkennen; hij werd in een zak genaaid en levend verdronken. Het gebeente van de vermoorde echter werd op het kerkhof in een prachtig graf ter ruste gelegd.
Ngày xửa ngày xưa, ở đất nước kia có nạn lợn rừng. Với hai chiếc răng nanh dài nhọn nó xục ủi hết cả ruộng đồng hoa màu, lúa má của nông dân, không những thế nó còn húc chết nhiều người. Nhà vua cho truyền báo trong dân, ai giải thoát cho đất nước khỏi cảnh ấy sẽ được trọng thưởng. Nhưng con thú kia to khỏe và rất hung dữ nên không một ai dám liều mạng tới khu rừng nó ở. Cuối cùng nhà vua phải cho loan báo rằng ai bẫy hay giết chết được con lợn rừng đó nhà vua sẽ gả công chúa cho, người con gái duy nhất của nhà vua.
Hồi đó có hai anh em trai nhà kia, nhà nghèo túng quá, nên tâu trình xin sẵn sàng đảm nhận việc đó. Người anh thì khôn ngoan, xảo quyệt và hay kiêu căng, người em thì hiền lành, chất phác, có phần nào khờ dại do tính cả tin. Nhà vua bảo:
- Để cho chắc chắn gặp được con vật ấy, hai anh em ngươi hãy đi vào rừng bằng hai hướng ngược chiều nhau.
Xâm xẩm tối người anh lên đường, còn người em thì sáng hôm sau. Mới đi được một quãng thì có một người tí hon cầm một ngọn giáo thép đen bóng, người đó bước lại phía anh và nói:
- Ta cho ngươi ngọn giáo này, vì ngươi là người hiền lành tốt bụng. Với ngọn giáo này ngươi có thể yên tâm xông thẳng vào con thú dữ mà đâm, nó không thể làm gì được ngươi cả.
Đa tạ người tí hon xong, người em vác giáo lên vai tiếp tục vào rừng sâu nữa trong rừng. Một lúc sau chàng nhìn thấy một con vật cứ cắm đầu lao thẳng về phía mình. Chàng lăm lăm trong tay ngọn giáo đón chờ. Vốn tính hung dữ, nó lao mạnh tới mức giáo xuyên thủng tim qua tới bên kia. Chàng xốc con vật lên vai đi về nhà, định mang nó đến trình nhà vua.
Vừa mới tới đầu kia của cánh rừng thì anh thấy có một hàng quán nằm ngay cửa rừng, ở đó mọi người đang vui nhảy, ăn uống thật là nhộn nhịp. Người anh cả cậy mình khôn ngoan nhanh trí nên đủng đỉnh, nghĩ chắc lợn chẳng chạy ra khỏi rừng mà lo, gặp hàng quán thì ta cứ vào làm chút đỉnh cho tỉnh người. Đang ngồi ăn uống chợt trông thấy người em ít vác trên vai con vật săn được, cơn ganh ghét và máu độc ác nổi lên làm người anh cả đứng ngồi không yên. Chàng gọi với ra cửa:
- Này chú em thân mến, vào đây cái đã, nghỉ tay làm cốc rượu cho lại người.
Người em út không hề nghĩ tới những mưu kế thâm độc nấp sau sự đon đả chào mời kia, chàng bước vào ngồi và kể cho anh nghe về người tí hon tốt bụng đã cho mình ngọn giáo để đâm chết con lợn rừng. Người anh cả cố tình chào mời để giữ người em đến tối.
Trời tối đen như mực hai anh em mới lên đường, tới một con suối, người anh cả nhường cho em đi trước. Ra đến giữa cầu người anh giơ gậy phang vào gáy người em, chàng chết rơi xuống suối. Người anh cả đem vớt xác chôn ở chân cầu, vác lợn rừng lên vai, đem vào tâu trình nhà vua, nói rằng chính mình đã giết chết, hy vọng sẽ được vua gả công chúa cho.
Khi moi người hỏi tại sao không thấy người em út trở về, người anh cả nói:
- Lợn rừng húc thủng ruột chết ở trong rừng.
Mọi người đều tin là như vậy.
Nhưng ở đời ân trả ân, oán trả oán.
Nhiều năm trôi qua không ai nghĩ tới chuyện ấy nữa. Một hôm có chàng chăn cừu đi qua cầu, chàng nhìn thấy một chiếc xương trắng phau nằm dưới chân cầu. Chàng nghĩ bụng mình có thể lấy làm tù và được đấy. Chàng xuống dưới chân cầu nhặt lên đem về nhà gọt cắt thành chiếc tù và.
Khi chàng đem ra thổi thử, chàng hết sức ngạc nhiên, chàng thổi không ra âm thanh mà lại ra lời hát:
Chàng chăn cừu mến thương,
Đương thổi tù và tôi:
Anh tôi đập tôi chết,
Đem chôn dưới chân cầu,
Âu vì chuyện lợn rừng,
Mừng lấy được công chúa.
Chàng nói:
- Chiếc tù và này tuyệt diệu làm sao, tù và mà lại biết hát. Ta phải mang dâng vua mới được.
Chàng đem tù và đến tâu trình nhà vua, vừa mới tới trước nhà vua chiếc tù và đã cất giọng hát bài hát nọ. Nhà vua hiểu ngay bài hát ấy chỉ cái gì, truyền lệnh đào ngày khu đất dưới chân cầu thì tìm thấy bộ xương của người em bị đánh chết. Người anh cả độc ác không thể chối cãi được nữa, hắn bị cho vào bao khâu kín lại và đem dìm xuống nước cho chết. Hài cốt của người em út bị giết được mang về chôn trong nghĩa địa, ngôi mộ xây cất to đẹp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng