Chiếc tù và biết hát


Şarkı Söyleyen Kemik


Ngày xửa ngày xưa, ở đất nước kia có nạn lợn rừng. Với hai chiếc răng nanh dài nhọn nó xục ủi hết cả ruộng đồng hoa màu, lúa má của nông dân, không những thế nó còn húc chết nhiều người. Nhà vua cho truyền báo trong dân, ai giải thoát cho đất nước khỏi cảnh ấy sẽ được trọng thưởng. Nhưng con thú kia to khỏe và rất hung dữ nên không một ai dám liều mạng tới khu rừng nó ở. Cuối cùng nhà vua phải cho loan báo rằng ai bẫy hay giết chết được con lợn rừng đó nhà vua sẽ gả công chúa cho, người con gái duy nhất của nhà vua.
Hồi đó có hai anh em trai nhà kia, nhà nghèo túng quá, nên tâu trình xin sẵn sàng đảm nhận việc đó. Người anh thì khôn ngoan, xảo quyệt và hay kiêu căng, người em thì hiền lành, chất phác, có phần nào khờ dại do tính cả tin. Nhà vua bảo:
- Để cho chắc chắn gặp được con vật ấy, hai anh em ngươi hãy đi vào rừng bằng hai hướng ngược chiều nhau.
Xâm xẩm tối người anh lên đường, còn người em thì sáng hôm sau. Mới đi được một quãng thì có một người tí hon cầm một ngọn giáo thép đen bóng, người đó bước lại phía anh và nói:
- Ta cho ngươi ngọn giáo này, vì ngươi là người hiền lành tốt bụng. Với ngọn giáo này ngươi có thể yên tâm xông thẳng vào con thú dữ mà đâm, nó không thể làm gì được ngươi cả.
Đa tạ người tí hon xong, người em vác giáo lên vai tiếp tục vào rừng sâu nữa trong rừng. Một lúc sau chàng nhìn thấy một con vật cứ cắm đầu lao thẳng về phía mình. Chàng lăm lăm trong tay ngọn giáo đón chờ. Vốn tính hung dữ, nó lao mạnh tới mức giáo xuyên thủng tim qua tới bên kia. Chàng xốc con vật lên vai đi về nhà, định mang nó đến trình nhà vua.
Vừa mới tới đầu kia của cánh rừng thì anh thấy có một hàng quán nằm ngay cửa rừng, ở đó mọi người đang vui nhảy, ăn uống thật là nhộn nhịp. Người anh cả cậy mình khôn ngoan nhanh trí nên đủng đỉnh, nghĩ chắc lợn chẳng chạy ra khỏi rừng mà lo, gặp hàng quán thì ta cứ vào làm chút đỉnh cho tỉnh người. Đang ngồi ăn uống chợt trông thấy người em ít vác trên vai con vật săn được, cơn ganh ghét và máu độc ác nổi lên làm người anh cả đứng ngồi không yên. Chàng gọi với ra cửa:
- Này chú em thân mến, vào đây cái đã, nghỉ tay làm cốc rượu cho lại người.
Người em út không hề nghĩ tới những mưu kế thâm độc nấp sau sự đon đả chào mời kia, chàng bước vào ngồi và kể cho anh nghe về người tí hon tốt bụng đã cho mình ngọn giáo để đâm chết con lợn rừng. Người anh cả cố tình chào mời để giữ người em đến tối.
Trời tối đen như mực hai anh em mới lên đường, tới một con suối, người anh cả nhường cho em đi trước. Ra đến giữa cầu người anh giơ gậy phang vào gáy người em, chàng chết rơi xuống suối. Người anh cả đem vớt xác chôn ở chân cầu, vác lợn rừng lên vai, đem vào tâu trình nhà vua, nói rằng chính mình đã giết chết, hy vọng sẽ được vua gả công chúa cho.
Khi moi người hỏi tại sao không thấy người em út trở về, người anh cả nói:
- Lợn rừng húc thủng ruột chết ở trong rừng.
Mọi người đều tin là như vậy.
Nhưng ở đời ân trả ân, oán trả oán.
Nhiều năm trôi qua không ai nghĩ tới chuyện ấy nữa. Một hôm có chàng chăn cừu đi qua cầu, chàng nhìn thấy một chiếc xương trắng phau nằm dưới chân cầu. Chàng nghĩ bụng mình có thể lấy làm tù và được đấy. Chàng xuống dưới chân cầu nhặt lên đem về nhà gọt cắt thành chiếc tù và.
Khi chàng đem ra thổi thử, chàng hết sức ngạc nhiên, chàng thổi không ra âm thanh mà lại ra lời hát:
Chàng chăn cừu mến thương,
Đương thổi tù và tôi:
Anh tôi đập tôi chết,
Đem chôn dưới chân cầu,
Âu vì chuyện lợn rừng,
Mừng lấy được công chúa.
Chàng nói:
- Chiếc tù và này tuyệt diệu làm sao, tù và mà lại biết hát. Ta phải mang dâng vua mới được.
Chàng đem tù và đến tâu trình nhà vua, vừa mới tới trước nhà vua chiếc tù và đã cất giọng hát bài hát nọ. Nhà vua hiểu ngay bài hát ấy chỉ cái gì, truyền lệnh đào ngày khu đất dưới chân cầu thì tìm thấy bộ xương của người em bị đánh chết. Người anh cả độc ác không thể chối cãi được nữa, hắn bị cho vào bao khâu kín lại và đem dìm xuống nước cho chết. Hài cốt của người em út bị giết được mang về chôn trong nghĩa địa, ngôi mộ xây cất to đẹp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Bir zamanlar bir köye bir yabandomuzu dadanmıştı; hep çiftçilerin tarlasını alt üst ediyor, hayvanları öldürüyor, insanların giysilerini parçalıyordu.
Kral köyü bu beladan kurtaracak kimseyi ödüllendireceğini vaat etti. Ama hayvan o kadar büyük ve güçlüydü ki, ormanda kimse yanına yaklaşamıyordu.
Sonunda kral yabandomuzunu yakalayana ya da öldürene kızını vereceğini ilan etti.
O köyde yaşayan fakir bir adamın iki oğlu vardı; ikisi de bu riski göze aldı. Büyük oğlan kurnazdı ve zekiydi, ama kibirliydi; küçük oğlansa saftı, hatta biraz aptaldı, ama iyi kalpliydi.
Kral onlara: "Domuzu bir an önce öldürebilmek için ormana iki ayrı yönden girin" dedi.
Büyük oğlan akşamdan, küçük oğlansa ertesi sabah girdi ormana.
Küçük oğlan bir süre yol aldıktan sonra bir cüceyle karşılaştı. Cücenin elinde siyah bir mızrak vardı:
"Ben bu mızrağı sana veriyorum, çünkü sen çok iyi kalplisin. Domuzun karşısına bununla çıktın mı, hiç korkma, sana zarar veremez" dedi.
Oğlan cüceye teşekkür ettikten sonra mızrağı alarak korkusuzca yoluna devam etti. Ve çok geçmeden kendisine doğru koşan hayvanı gördü. Mızrağıyla karşısına çıktı, sonra onu öyle bir garez ve hiddetle savurdu ki, hayvanı tam kalbinden vurdu. Daha sonra da onu krala götürmek üzere sırtına vurarak evin yolunu tuttu.
Ormanın öbür ucuna vardığında tam girişte bir ev gördü, içeride insanlar şarap içip dans ederek eğlenmekteydi. Ağabeyi de onların arasındaydı; oğlan onlara katılırken nasılsa domuz kaçacak değil ya diye düşünerek kafa çekmeyi düşünmüştü. Kardeşinin sırtındaki avla ormandan çıkageldiğini görünce kıskançlığının ve kötü kalbinin esiri oldu.
"İçeri gir kardeşim, dinlen biraz, sonra da bir bardak şarap iç" dedi.
Küçük oğlan hiç aklına kötü bir şey getirmeden içeri girdi ve kendisine mızrak veren cüceyi ve o mızrakla domuzu nasıl öldürdüğünü anlattı. Ağabeyi onu akşama kadar evde tuttu, sonra birlikte yola çıktılar.
Karanlıkta, altından dere akmakta olan bir derenin üzerindeki köprüye vardıklarında büyük oğlan kardeşini önden yürüttü. Köprünün tam ortasına geldiklerinde kafasına bir taşla vurdu; oğlan ölü olarak suya düştü. Ağabeyi onu toprağa gömdü, domuzu alarak krala götürdü ve hayvanı kendisinin öldürdüğünü iddia ederek kızıyla evlenmek istediğini söyledi.
Kardeşi düğüne gelmeyince, "Herhalde onu domuz paraladı" dedi ve herkes buna inandı.
Ama Tanrı'dan hiçbir şey saklanmayacağı için bu eylem de açıklığa kavuştu.
Uzun yıllar geçtikten sonra bir çoban sürüsünü o köprüden geçirirken aşağıda, kumların üzerinde bembeyaz bir kemik gördü; bundan iyi bir ağızlık yapılabilirdi. Hemen aşağı inip aldığı kemikten kavalına güzel bir ağızlık yonttu. Ve kavalını üfler üflemez o kemik çobanı da çok şaşırtan şöyle bir şarkı tutturdu:
Ah, sevgili çoban,
Kemiğimi kaptın,
Ağızlık yaptın.
Beni ağabeyim öldürdü ya,
Sonra köprüden attı suya.
Yabandomuzunu krala verdi,
Onun kızıyla evlenmekti derdi.
"Ne harika bir kaval! Kendiliğinden şarkı söylüyor, bunu krala götürmeliyim" diye söylendi çoban.
Ve kralın huzuruna çıktığında kaval şarkısını söylemeye başladı.
Kral durumu kavradı ve hemen köprünün altındaki toprağı kazdırdı; ölünün tüm kemikleri meydana çıktı.
Kötü kalpli kardeş işlediği suçu inkâr edemedi. Onu bir çuvala soktuktan sonra çuvalın ağzını diktiler; oğlan diri diri, havasızlıktan boğulup öldü. Küçük kardeşin de kemiklerini topladıktan sonra kilisenin avlusunda ona güzel bir mezar yaptılar.