Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!


Il tavolino magico, l'asino d'oro e il randello castigamatti


Đã lâu lắm rồi, hồi đó có một bác thợ may, bác có ba người con trai, mà chỉ có một con dê cái duy nhất. Nhưng vì cả nhà ăn sữa dê nên ngày ngày phải dắt dê ra đồng kiếm cỏ tốt cho nó ăn. Ba người con trai cắt lượt nhau đi chăn dê. Một hôm, người con cả dắt dê đến bãi tha ma ở cạnh nhà thờ - nơi đấy có cỏ non - để dê ăn cỏ và chạy ở đó. Chiều tối, đã đến lúc phải về, anh hỏi dê:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Tôi ăn no căng
Chẳng buồn ăn nữa, Be Be…
Chàng trai nói:
- Thế thì về chuồng!
Rồi anh nắm sợi dây buộc cổ dắt dê về, buộc vào chuồng.
Bác thợ may già hỏi:
- Thế nào, đã cho dê ăn no chưa?
Người con trai đáp:
- Trời! Dê ăn no căng,
Chẳng buồn ăn nữa.
Người cha muốn xem con nói có thực không nên xuống chuồng vuốt ve con vật yêu quý và hỏi:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Ăn gì mà no
Nhảy qua mả nọ, mả kia.
Cỏ thì không có, lá cành cũng không.
Be be…
Bác thợ may la lên:
- Đến thế thì thôi.
Bác chạy lên nhà, mắng người con cả:
- Chà, mày là quân nói dối! Mày để dê đói mà dám nói nó đã no căng.
Điên tiết lên, bác lấy thước treo ở tường xuống đuổi đánh người con cả.
Hôm sau, đến lượt người con thứ hai đi chăn dê. Anh tìm ở dọc hàng rào vườn nhà chỗ có cỏ non nhất, để dê ăn ở đó, dê ăn hết không còn lấy một ngọn. Chiều đến trước khi về, anh hỏi:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Tôi ăn no căng
Chẳng buồn ăn nữa, Be Be…
Chàng trai nói:
- Thế thì đi về!
Rồi anh nắm sợi dây buộc cổ dắt dê về, buộc vào chuồng rất cẩn thận, bác thợ may hỏi:
- Thế nào, có cho dê ăn no đủ không đấy?
Người con trai đáp:
- Trời! Dê ăn đã no căng,
Nên chẳng buồn ăn nữa.
Bác thợ may không tin chuyện đó nên xuống ngay chuồng dê hỏi:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Ăn gì mà no
Nhảy qua mả nọ, mả kia.
Cỏ thì không có, lá cành cũng không.
Be be…
Bác thợ may la mắng:
- Đồ khốn nạn! Con vật hiền lành như thế mà nó để đói!
Bác lại chạy lên nhà lấy thước đánh đuổi đứa con ra khỏi cửa.
Giờ thì đến lượt người con thứ ba. Muốn hoàn thành việc mình cho thật chu đáo, anh đi tìm nơi nào có bụi rậm, những khóm cây có nhiều lá và cỏ non rồi để cho dê ăn ở đó. Chiều tối, lúc sắp về, anh hỏi dê:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Tôi ăn no căng
Chẳng buồn ăn nữa, Be Be…
Chàng trai nói:
- Thế thì đi về!
Rồi anh dắt dê về, buộc dê vào chuồng rất cẩn thận.
Bác thợ may già hỏi con:
- Thế nào, đã cho dê ăn no đủ không đấy?
Người con trai đáp:
- Vâng dê ăn đã no căng,
Nên chẳng buồn ăn nữa.
Bác thợ may không tin, xuống ngay chuồng hỏi dê.
Con vật độc ác kia đáp:
- Ăn gì mà no
Nhảy qua mả nọ, mả kia.
Cỏ thì không có, lá cành cũng không.
Be be…
Bác thợ may tức, la mắng con:
- Chà, quân này láo lếu thật! Thằng anh cũng như thằng em, đứa nào cũng mải chơi cả! Tao không thể để chúng bay lừa dối tao mãi được!
Bác đùng đùng nổi giận, chạy ngay lên nhà, lấy thước đánh cho con trai tội nghiệp một trận chí tử làm cho nó cũng phải bỏ nhà ra đi.
Từ đó, ở nhà chỉ còn bác thợ may với con dê. Sáng hôm sau, bác xuống chuồng, vuốt ve dê và nói:
- Lại đây, cưng của ta. Ta sẽ đích thân dẫn mày ra ngoài đồng ăn cỏ.
Bác cầm dây dắt dê dọc theo những hàng rào tươi tốt và đến những chỗ thường thích đến ăn. Bác bảo dê:
- Chuyến này thì mày được no nê thỏa thích nhé!
Rồi bác để dê ăn ở đó tới tận chiều tối. Lúc đó bác hỏi:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Tôi ăn no căng
Chẳng buồn ăn nữa, Be Be…
Bác thợ may bảo:
- Thế thì đi về!
Bác dắt dê về chuồng, buộc thật kỹ. Trước khi rời chuồng, bác còn quay lại hỏi:
- Lần này thì no căng thật sự chứ?
Nhưng dê cũng chẳng kiêng nể gì bác và nói:
- Ăn gì mà no
Nhảy qua mả nọ, mả kia.
Cỏ thì không có, lá cành cũng không.
Be be…
Nghe thấy thế, bác thợ may rất đỗi ngạc nhiên. Lúc đó bác mới biết mình đã đuổi ba con trai của mình đi một cách vô cớ. Bác la mắng:
- Này, quân bội bạc! Có đánh đuổi mày khỏi nơi đây cũng còn quá nhẹ. Ta phải đánh dấu bôi vôi để mày không còn dám vác mặt đến chỗ những người thợ may lương thiện nữa.
Bác liền chạy đi lấy dao cạo, xát xà phòng lên đầu dê, cạo nhẵn thín như trán hói. Bác nghĩ, đánh bằng thước chả bõ bẩn thước ra, bác lấy roi ngựa vụt cho dê một trận nên thân, đau quá dê nhảy lên chồm chồm rồi chạy biến mất.
Ở nhà thui thủi một mình, bác thợ mới thấy thật là buồn tẻ. Bác rất muốn gọi các con trai về nhưng không biết chúng đi đâu.
Anh con cả học nghề ở nhà một bác thợ mộc. Anh làm việc cần mẫn và vui vẻ. Khi đã thành nghề, anh muốn đi chu du thiện hạ để hành nghề thì thầy tặng anh một cái bàn nhỏ bằng gỗ thường, trông cũng chẳng có gì đặc biệt cả, nhưng nó có phép lạ. Chỉ cần đặt bàn trước mặt, rồi nói: "Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!" thì tức khắc trên bàn phủ khăn trắng tinh, dĩa, dao, nĩa được bày ra cùng với những món xào, món nấu, lại có cả cốc vại đầy rượu vang đỏ long lanh nom thật là hấp dẫn. Chú thợ mộc nghĩ bụng:
- Có chiếc bàn này, mình được sung túc suốt đời!
Chú vui vẻ lên đường, đi đây đi đó, chẳng còn phải lo chuyện quán trọ có tử tế hay không, ở quán trọ có gì ăn hay không. Chú cũng chẳng cần phải vào đâu cả, bất cứ ở ngoài đồng hay trong rừng, hoặc trên bãi cỏ, thích đâu là chủ chỉ việc hạ bàn ở lưng xuống, đặt nó trước mặt và nói: "Bàn ơi, trải ra, sắp thức ăn đi!" là lập tức sẽ có đầy đủ những thứ chú muốn.
Một hôm, chú nghĩ mình phải về nhà ở với cha. Chắc giờ đây cha đã nguôi giận, cha sẽ vui lòng nhận chú với cái bàn thần này.
Dọc đường, một buổi tối, chú vào một quán trọ, quán cũng khá đông khách. Khách ăn vui vẻ chào và mời chú ngồi vào cùng ăn với họ, nếu không thì chú khó lòng có gì mà ăn. Chú thợ mộc đáp:
- Thôi, chỉ có vài miếng, tôi ăn tranh của các ông làm gì! Tốt hơn hết là xin mời các ông sang bàn tôi ăn!
Tưởng chú nói đùa, họ cười. Chú đặt chiếc bàn gỗ của mình ở giữa phòng, rồi nói:
- Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!
Trong nháy mắt, trên bàn đã đầy những món ăn ngon, mà chính chủ quán cũng không làm nổi, mùi thơm tỏa ra khắp gian nhà, khách chưa ăn đã thấy ngon miệng. Chú thợ mộc mời:
- Nào, xin mời các bạn thân mến, ta gắp đi chứ!
Thấy chú tốt bụng, không phải để chú phải mời lần thứ hai, họ kéo nhau sang bàn chú ngồi đánh chén một cách thoải mái. Có điều họ lấy làm lạ nhất là cứ đĩa nào vơi thì lập tức lại có ngay dĩa khác đầy ắp thế vào. Chủ quán ngẩn người ra, đứng ở góc nhà ngắm nhìn. Hắn nghĩ bụng:
- Quán của mình được một đầu bếp cứ như vậy thì hay quá!
Chú thợ mộc và toán khách ngồi ăn uống chuyện trò tới tận khuya mới đi ngủ. Chú thợ mộc cũng lên giường nằm, đặt bàn thần sát tường.
Chủ quán trằn trọc mãi không sao ngủ được. Hắn chợt nhớ rằng trong kho chứa đồ cũ của hắn có một cái bàn cũ giống y hệt cái bàn của chú thợ mộc. Hắn liền rón rén đi lấy cái bàn đó rồi đánh tráo lấy chiếc bàn thần kia.
Sớm hôm sau, chú thợ mộc trả tiền trọ mà chẳng hề nghĩ tới là chiếc bàn sau lưng của mình đã bị tráo, chú địu chiếc bàn sau lưng rồi lên đường. Tới giữa trưa thì chú về tới nhà. Cha chú tiếp đón chú rất vui vẻ. Ông hỏi con:
- Thế nào, con cưng của cha, con học được nghề gì rồi?
- Thưa cha, nghề thợ mộc ạ!
Cha nói:
- Nghề ấy tốt đấy, đi chu du hành nghề con có mang được gì về không?
- Thưa cha, của quý nhất mà con mang được về là chiếc bàn này.
Bác thợ may ngắm đi ngắm lại chiếc bàn rồi nói:
- Thế thì con chưa thành tài rồi. Đây chỉ là một chiếc bàn tồi, cũ kỹ.
Người con đáp:
- Nhưng đó là một chiếc bàn thần, nếu con để nó trước mặt, bảo nó sắp thức ăn ra thì lập tức nó dọn ra toàn cao lương, mỹ vị, cả rượu vang nữa, trông mâm cơm thật ngon miệng. Cha cứ mời bạn bè, bà con thân thuộc đến, bàn sẽ cho họ ăn uống no say.
Khách có mặt đông đủ cả rồi, chú thợ mộc đặt cái bàn ở giữa căn nhà, rồi nói:
- Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!
Nhưng cái bàn vẫn không nhúc nhích, nó vẫn chỉ là cái bàn như những chiếc bàn bình thường khác không hiểu được tiếng người. Lúc ấy, chú thợ mộc đáng thương mới biết là chiếc bàn đã bị đánh tráo, chú lấy làm thẹn vì mang tiếng là nói dối. Bạn bè, bà con thân thuộc chê cười, nhịn đói ra về. Bác thợ lại quay về với nghề làm kim chỉ, còn con trai đến phụ việc cho một bác thợ cả.
Người con thứ hai học nghề xay bột ở một gia đình kia. Khi anh thành tài, bác thợ xay bảo:
- Con luôn chăm chỉ ngoan ngoãn nên ta thưởng cho con một con lừa loại đặc biệt, nó không chịu kéo xe và tải đồ.
Chú thợ giúp việc hỏi:
- Thế thì nó làm được việc gì?
Bác thợ xay đáp:
- Nó tuôn ra vàng. Con lấy khăn trải ra nền đất, cho lừa đứng lên trên, rồi nói: "Bricklebrit!" thì con vật tốt bụng kia sẽ tuôn vàng ra đằng trước và cả đằng sau nữa.
Anh học trò nói:
- Thật là của quý!
Rồi anh cám ơn thầy, lên đường đi chu du hành nghề. Mỗi khi cần đến vàng, anh thợ chỉ việc bảo lừa: "Bơ-rích-lếp-bơ-rít!" là vàng tuôn ra như mưa. Anh chẳng phải mệt nhọc gì ngoài việc cúi xuống nhặt tiền. Túi anh lúc nào cũng rủng rỉnh tiền, nên đi đến đâu cũng được ăn của ngon vật lạ toàn những loại đắt tiền nhất.
Đi chu du khắp đó đây được một thời gian một hôm anh nghĩ:
- Mình phải tìm đường về với cha thôi. Mình về mang theo con lừa này chắc cha sẽ nguôi cơn giận, tiếp đón mình tử tế.
Tình cờ anh lại vào đúng cái quán trọ nơi người anh ruột của anh đã bị đánh tráo cái bàn thần. Anh dắt lừa đến. Tên chủ quán định dắt lừa đem đi buộc thì anh bảo:
- Không dám phiền ông, cứ để tôi đem buộc nó vào chuồng, vì tôi muốn biết chỗ buộc nó.
Điều đó làm cho chủ quán rất ngạc nhiên và nghĩ rằng khách trọ đòi chăm sóc lấy con vật của mình thì ắt là một tay sẻn lắm. Nhưng khi người lạ mặt kia móc túi lấy ra hai đồng tiền vàng bảo hắn phải cho ăn ngon, thì chủ quán trố mắt ra, vội chạy đi tìm thức ăn ngon nhất. Ăn xong, khách bảo tính tiền, chủ quán thấy khách sộp nên nói khách còn thiếu mấy đồng tiền vàng nữa. Anh thò tay vào túi, thấy hết tiền. Anh nói:
- Này ông chủ quán chờ một lát nhé, để tôi đi lấy vàng cái đã.
Rồi anh mang khăn trải bàn theo.
Chủ quán chẳng hiểu ra sao, tò mò lẻn theo, nhưng vì anh cài then cửa chuồng nên hắn đành đứng ngoài nhìn vào qua lỗ cửa. Người lạ mặt kia trải khăn xuống dưới chân lừa, rồi nói: "Bricklebrit!." Trong nháy mắt, lừa tuôn vàng xuống đất như mưa, vàng tuôn cả đằng trước lẫn đằng sau.
Chủ quán nghĩ bụng:
- Ái chà! Đúc tiền bằng kiểu này nhạy thật! Được túi tiền như thế thì tuyệt!
Anh trả tiền ăn cho quán rồi lên giường nghỉ. Ngay đêm ấy, chủ quán lẻn xuống chuồng lấy trộm lừa - máy đúc tiền - và buộc con khác thay vào.
Sớm tinh mơ ngày hôm sau, anh đã xuống chuồng tháo lừa, rồi lên đường, trong bụng đinh ninh mình đang dắt lừa đúc tiền vàng. Đến trưa thì anh về tới nhà. Thấy con về, người cha rất mừng, tiếp đãi con niềm nở. Cha hỏi:
- Con cưng của cha, con có làm nên công trạng gì không?
Anh đáp:
- Cha kính yêu, con giờ là thợ xay bột.
- Đi chu du hành nghề, con có mang được gì về không?
- Thưa cha, chẳng có gì ngoài con lừa.
Cha nói:
- Ở đây thiếu gì lừa! Cha thấy giá được con dê cái có khi còn hay hơn.
Người con trai đáp:
- Thưa cha, nhưng nó không phải là loại lừa thường, mà là loại lừa tuôn ra vàng. Mỗi khi con nói: "Brícklebrit!" là lập tức nó tuôn vàng ra đầy khăn. Cha cho mời bà con thân thuộc tới đây, nó sẽ làm cho họ trở nên giàu có.
Bác thợ may nói:
- Được thế thì cha rất mừng! Cha chẳng phải khổ công khâu vá nữa.
Rồi bác vội vã đi mời bà con thân thuộc tới.
Khi mọi người đã đến đông đủ, anh xay bột mời họ ngồi, trải chiếc khăn của mình ra giữa nhà, dắt lừa đứng lên trên khăn, anh nói:
- Mọi người hãy chú ý!
Rồi anh hô dõng dạc:
- Brícklebrit!
Nhưng rồi chẳng thấy đồng tiền vàng nào rơi ra. Có phải con lừa nào cũng có phép lạ đâu? Đây chỉ là một con lừa bình thường!
Lúc bấy giờ chàng xay bột đáng thương mới biết mình đã bị lừa, mặt méo xệch đi, đứng ra xin lỗi bà con thân thuộc đành để họ ra về với cảnh nghèo vẫn hoàn nghèo. Chẳng có cách nào khác hơn là cha già lại phải kim chỉ vá may, anh con trai đành đi phụ việc cho một ông thợ xay bột.
Người em trai thứ ba đi học nghề thợ tiện. Vì đây là một nghề đòi hỏi dày công luyện tập nên anh phải học lâu hơn hai anh. Anh có nhận được thư của hai người anh trai, trong thư họ báo cho em biết chuyện rủi ro của mình: trong đêm ngủ trọ ở đó đã bị chủ quán đánh tráo bàn thần và lừa thần. Khi đã thành tài, anh thợ tiện tính đi chu du hành nghề thì thầy dạy nghề thưởng cho anh một cái bao vì thấy anh lâu nay chăm chỉ ngoan ngoãn. Thầy dặn:
- Trong bao có một cái gậy.
Trò nói:
- Con thấy chiếc bao còn có ích, con có thể khoác nó lên vai, nhưng còn cái gậy thì có ích gì? Mang nó chỉ tổ nặng thêm ra.
Thầy đáp:
- Để ta dạy con cách dùng gậy đó. Nếu kẻ nào hại con, con chỉ cần nói: "Gậy ơi, hãy ra khỏi bao!" thì lập tức gập nhảy ngay ra, nó nhảy múa rên lưng kẻ đã hại con, khiến hắn nằm liệt giường tám ngày liền, không nhúc nhích, cựa quậy được. Gậy chỉ thôi đánh khi nào con nói: "Gậy ơi, vào bao đi!."
Anh cám ơn thầy, khoác bao lên vai đi. Mỗi khi có kẻ đến gần tính gây sự, anh lại nói:
- Gậy ơi, hãy ra khỏi bao!
Tức thì gậy nhảy ra khỏi bao, quật túi bụi vào áo, vào lưng, khiến kẻ đó không kịp cởi áo ra. Gậy quật nhanh đến nỗi kẻ bị đánh không còn biết đường nào mà tránh.
Xẩm tối thì chàng thợ tiện trẻ tuổi tới quán trọ, nơi hai người anh đã từng bị lừa gạt. Anh đặt bao lên bàn ngay trước mặt, rồi ngồi kể cho mọi người nghe những chuyện lạ trên đời mà anh đã từng biết. Anh nói:
- Ừ, người ta kể cho tôi biết là có một cái bàn thần cứ gọi là tự nhiên món ăn bày ra, có con lừa thần tuôn ra toàn tiền vàng, còn có nhiều chuyện lạ kỳ tương tự như vậy. Toàn là những chuyện không thể bỏ qua được. Nhưng tất cả những cái đó không thấm tháp vào đâu so với của quý tôi có trong bao này.
Chủ quán vểnh tai lên mà nghe, hắn nghĩ bụng:
- Trên đời này thật là lắm điều kỳ lạ! Chắc bao này chứa toàn ngọc quý. Mình phải cuỗm nốt chiếc bao này mới được. Của quý thường đi theo bộ ba mà!
Đến giờ ngủ, khách co cẳng lên ghế dài, gối đầu lên bao rồi ngủ. Chủ quán tưởng anh ngủ say, rón rén lại gần, khẽ rút cái bao, định tráo chiếc bao khác thay thế. Anh thợ tiện rình đợi đã lâu, chờ lúc chủ quán đang từ từ kéo bao, anh hô:
- Gậy ơi, hãy ra khỏi bao!
Tức thì gậy nhảy ra khỏi bao, đánh cho chủ quán một trận nhừ tử. Trên lưng hắn một vệt dài lằn lên, hắn van lạy xin tha, nhưng hắn vàng rên gậy càng giáng cho đau đớn, tới tấp hơn, cho tới khi hắn kiệt sức, ngã lăn ra đất mới ngưng.
Bấy giờ, anh thợ tiện mới bảo hắn:
- Nếu mày không trả lại ngay chiếc bàn thần và con lừa thần thì gậy sẽ múa cho mày biết tay.
Chủ quản thều thào nói:
- Vâng, tôi sẵn sàng trả lại tất cả, nhưng cậu hãy bảo con quỷ có phép thuật kia chui vào bao đi.
Anh thợ tiện nói:
- Ta sẵn lòng tha thứ cho mày. Cứ liệu thần hồn nhé!
Rồi anh ra lệnh: "Gậy ơi, vào bao đi!" và mặc cho chủ quán nằm đó.
Hôm sau, anh thợ tiện lên đường về nhà, mang theo cả chiếc bàn thần và con lừa vàng. Bác thợ may rất vui mừng khi gặp lại con trai út. Bác hỏi con học được nghề gì ở nơi đất khách quê người. Anh đáp:
- Cha kính yêu, con học được nghề thợ tiện ạ.
- Nghề ấy phải dày công học tập lắm đấy. Thế đi chu du hành nghề, con có mang được gì về không?
Người con trai đáp:
- Thưa cha, có một thứ rất quý: một cái gậy để ở trong bao.
Người cha thốt lên:
- Cái gì, hả? Một cái gậy à? Thật không bõ công. Chặt ở cây nào mà chẳng được một cái gậy?
- Thưa cha, nhưng làm sao được như cái gậy này? Con chỉ nói: "Gậy ơi, hãy ra khỏi bao!" thì nó nhảy ra ngay, nện cho kẻ muốn chơi xấu con một trận nhừ tử. Gậy chỉ ngưng khi nào kẻ kia lăn lộn trên đất kêu van, xin tha tội cho. Cha ạ, nhờ có cái gậy này mà con lấy lại được chiếc bàn thần và con lừa vàng, những thứ mà thằng chủ quán đã đánh tráo của hai anh con. Bây giờ cha cho hai anh con đi mời tất cả bà con thân thuộc lại nhà ta, con sẽ chiêu đãi tất cả một bữa thịnh soạn và biếu mỗi người một túi đầy tiền vàng.
Bác thợ may già không tin lắm nhưng vẫn cho mời bà con thân thuộc lại nhà.
Anh thợ tiện trải khăn ra giữa nhà, dắt lừa vàng vào, rồi bảo anh thứ hai:
- Bây giờ anh bảo nó đi!
Anh xay bột nói: "Bricklebrit!," tức thì tiền vàng rơi xuống khăn nhiều như mưa đá, cơn mưa vàng ấy chỉ ngưng khi mọi người ai nấy đã đầy túi, không thể nào mang hơn được nữa (Chắc hẳn các bạn cũng muốn có mặt ở đấy?).
Rồi anh thợ tiện đi lấy chiếc bàn thần và nói với người anh cả:
- Bây giờ anh bảo nó đi!
Anh thợ mộc vừa mới mở mồm ra nói: "Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!" tức thì bàn trải khăn ra, trên bàn bày toàn sơn hào hải vị. Bác thợ may chưa từng được ăn một bữa tiệc nào thịnh soạn như vậy. Họ hàng, bà con thân thuộc ở lại chuyện trò, ăn uống vui vẻ cho mãi tới khuya.
Bác thợ may thu xếp kim chỉ, thước, bàn ủi cất vào trong tủ, cùng ba con trai sống yên vui.
À, thế còn số phận con dê điêu ngoa quái ác - vì nó mà bác thợ đuổi ba con trai đi - thì ra sao?
Tôi xin kể cho các bạn nghe nhé: Dê xấu hổ vì đầu trọc lóc, lẩn trốn vào hang cáo. Khi cáo về tính chui vào hang thì thấy trong bóng tối có hai con mắt to phát sáng chiếu thẳng ra. Cáo sợ quá, chạy trốn luôn. Gấu trông thấy cáo ngơ ngác thì hỏi:
- Anh bạn cáo, làm sao mà mặt xị ra thế?
Cáo đáp:
- Ui chà! Có một con vật hung dữ đến chiếm hang của tôi, nó nhìn tôi chằm chằm bằng hai con mắt nảy lửa.
Gấu nói:
- Để ta tống cổ nó ra cho!
Gấu đi theo cáo tới hang, mới trông thấy hai con mắt đỏ rực như lửa, gấu đã đâm hoảng, không muốn lôi thôi với con vật hung dữ ấy nữa, vội vã chạy đi nơi khác.
Dọc đường, gấu gặp ong, ong thấy gấu rùng mình luôn thì hỏi:
- Bác gấu ơi, bác vốn vui tính lắm cơ mà, sao hôm nay trông bác ỉu xìu thế?
Gấu đáp:
- Ấy, nói thì vẫn dễ! Trong hang bác cáo có một con vật hung dữ có đôi mắt sáng đỏ như lửa. Con quái ấy ngồi lì trong hang, chúng tôi không làm sao đuổi được nó ra.
Ong đáp:
- Nghe bác nói mà tôi thấy thương, bác gấu ạ. Thực ra tôi chỉ là một con vật bé nhỏ mà các bác không thèm để ý đến, nhưng tôi tin rằng tôi có thể giúp hai bác được.
Ong bay ngay vào hang cáo, đậu trên chiếc đầu trọc lóc của dê, chích cho dê một mũi nên thân làm dê giật nảy người lên, nhảy vọt ra khỏi hang và kêu: "Be… be!." Dê chạy thục mạng. Từ đó chẳng ai biết số phận của nó ra sao nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
C'era una volta un sarto che aveva tre figli e una sola capra. Siccome questa doveva nutrirli tutti e tre con il suo latte, il sarto voleva che le si desse della buona erba e che, ogni giorno, la si conducesse al pascolo. Così i figli la portavano a pascolare a turno. Il maggiore la portò al camposanto, dove c'era l'erba più bella, e la lasciò scorrazzare liberamente. La sera, venuta l'ora del ritorno, domandò: -Capra, hai mangiato a sazietà?-. La capra rispose:-Ho mangiato a sazietà, neppure se ne avessi voglia potrei farci stare una foglia: bèee! bèee!--Allora andiamo a casa- disse il giovane; la prese per la fune, la condusse nella stalla e la legò. -Be'- disse il vecchio sarto -la capra ha avuto la sua pastura?- -Oh- rispose il figlio -è così sazia da non poter più mangiar foglia.- Ma il padre volle controllare di persona, andò nella stalla e domandò: -Capra, hai mangiato a sazietà?-. L'animale rispose:-Come potevo mangiare e lo stomaco saziare? Una tomba ho calpestato, neppure una foglia vi ho trovato: bèee! bèee!-Adirato, il sarto corse di sopra e disse al giovane: -Ehi, bugiardo! perché‚ hai fatto patir la fame alla mia capra?-. Staccò il bastone dal muro e lo scacciò. Il giorno dopo toccò al secondo figlio, e anche questi scelse un luogo ove si trovava della buona erba, e la capra se la mangiò tutta. La sera, venuta l'ora del ritorno, domandò: -Capra, hai mangiato a sazietà?-. La capra rispose:-Ho mangiato a sazietà, neppure se ne avessi voglia potrei farci stare una foglia: bèee! bèee!--Allora andiamo a casa- disse il giovane, la condusse nella stalla e la legò. -Be'- domandò il vecchio sarto -la capra ha avuto la sua pastura?- -Oh- rispose il giovane -è così sazia da non poter più mangiar foglia.- Ma il vecchio sarto volle controllare di persona, andò nella stalla e chiese: -Capra, hai mangiato a sazietà?-. L'animale rispose:-Come potevo mangiare e lo stomaco saziare? Una tomba ho calpestato, neppure una foglia vi ho trovato: bèee! bèee!--Razza di bugiardo!- gridò il sarto. -Far patire la fame a una bestia tanto buona!- Corse di sopra, prese il bastone e scacciò di casa anche il secondo figlio. Ora toccò al terzo; questi volle farsi onore e perciò cercò per la capra la pastura migliore di questo mondo. La sera, venuta l'ora del ritorno, domandò: -Capra, hai mangiato a sazietà?-. L'animale rispose:-Ho mangiato a sazietà, neppure se ne avessi voglia potrei farci stare una foglia: bèee! bèee!--Allora andiamo a casa- disse il giovane, la condusse nella stalla e la legò. -Be'- disse il padre -la capra ha avuto finalmente la sua pastura?- -Oh- rispose il figlio -è così sazia da non poter più mangiar foglia.- Ma il vecchio sarto non si fidava, andò nella stalla e domandò: -Capra, hai mangiato a sazietà?-. L'animale malvagio rispose:-Come potevo mangiare e lo stomaco saziare? Una tomba ho calpestato, neppure una foglia vi ho trovato: bèee! bèee!--Aspetta me, bugiardone!- gridò il sarto fuor di s‚ dalla collera. -Vuoi proprio farmi diventar matto!- Andò di sopra con la faccia tutta rossa, prese il bastone e scacciò anche il terzo figlio. Ora egli era solo con la sua capra, e il giorno dopo le disse: -Vieni, cara bestiola, ti menerò io stesso al pascolo-. La prese per la fune e la condusse lungo siepi verdi, nel millefoglio e altre erbe che piacciono alle capre, lasciandola pascolare fino a sera. Allora domandò: -Capra, hai mangiato a sazietà?-. Essa rispose:-Ho mangiato a sazietà, neppure se ne avessi voglia potrei farci stare una foglia: bèee! bèee!--Allora andiamo a casa- disse il sarto; la condusse nella stalla e la legò. -Stavolta ti sei proprio saziata!- disse andandosene; ma la capra non lo trattò meglio e gridò:-Come potevo mangiare e lo stomaco saziare? Una tomba ho calpestato, neppure una foglia vi ho trovato: bèee! bèee!-All'udire queste parole, il sarto rimase avvilito e comprese di aver scacciato i suoi tre figli ingiustamente. -Aspetta- esclamò -creatura iniqua e scellerata, non devi più farti vedere fra gente per bene!- Corse di sopra a prendere il rasoio, insaponò la testa della capra e la rasò come il palmo della mano. Poi prese la frusta e la cacciò fuori. Ora il sarto era triste di essere costretto a vivere tutto solo, e avrebbe ripreso volentieri i suoi figli, ma nessuno sapeva dove erano finiti. Il maggiore era andato a imparare il mestiere da un falegname. Imparò con zelo e diligenza e quando, finito il tirocinio, dovette partire, il maestro gli regalò un tavolino di legno comune, dall'aspetto tutt'altro che particolare, ma quando lo si metteva a terra e si diceva: -Tavolino, apparecchiati!- eccolo d'un tratto coprirsi di una linda tovaglietta, con un piatto, posate, e vassoi di lesso e di arrosto quanti ce ne potevano stare, e un bel bicchierone di vino rosso che scintillava da rallegrare il cuore. Il giovane apprendista pensò: "Ne hai abbastanza per tutta la vita." Così se ne andò in giro per il mondo allegramente, senza curarsi che una locanda fosse buona o cattiva: quando gliene saltava il ticchio, non vi si fermava neppure, ma andava invece nel campo, nel bosco o in un prato, come più gli piaceva; si toglieva il tavolino dalle spalle, se lo metteva davanti, diceva -Tavolino apparecchiati!- ed ecco comparire tutto ciò che desiderava. Alla fine pensò di ritornare dal padre: l'avrebbe accolto volentieri con il tavolino magico! Ora avvenne che la sera, sulla strada del ritorno, giunse in una locanda ove si trovava molta gente che gli diede il benvenuto e lo invitò a sedersi e a mangiare con loro. -No- rispose il falegname -non voglio togliervi quei due bocconi di bocca; piuttosto sarete voi miei ospiti.- Essi pensarono che volesse burlarsi di loro, ma egli mise in mezzo alla stanza il suo tavolino di legno e disse: -Tavolino, apparecchiati!-. Ed eccolo subito guarnito di cibi squisiti, quali l'oste non avrebbe mai potuto procurare, e il cui profumo stuzzicò piacevolmente le nari degli ospiti della locanda. -Be', se è così, ci serviamo- dissero quelli. Si avvicinarono, estrassero i coltelli e non fecero complimenti, poiché‚ non appena un piatto era vuoto veniva subito sostituito da uno colmo. Così tutti se la spassarono allegramente; ma l'oste che se ne stava a guardare in un angolo senza sapere che dire, pensò fra s‚: "Un simile cuoco ti farebbe comodo per la tua locanda!." Quando fu tardi, gli avventori si coricarono uno dopo l'altro, e anche il giovane apprendista si mise a letto, lasciando in un angolo il suo tavolino magico. A mezzanotte l'oste si alzò perché‚ i pensieri non lo lasciavano in pace, andò nel ripostiglio, prese un vecchio tavolino, identico nell'aspetto, e lo mise nell'angolo scambiandolo con quello vero. Il mattino dopo il falegname pagò il conto, prese il tavolino dall'angolo, senza sospettare che potesse essere falso, e se ne andò per la sua strada. A mezzogiorno arrivò da suo padre che si rallegrò di cuore quando lo vide e disse: -Be', caro figlio, cos'hai imparato?-. -Babbo- rispose questi -sono diventato un falegname.- -E cosa hai portato dal viaggio?- chiese il padre. -Babbo, il meglio che abbia portato è il tavolino.- Il sarto lo osservò e vide che era un tavolino brutto e vecchio, ma il figlio disse: -Babbo, è un tavolino magico; quando lo metto in terra e gli ordino di apparecchiarsi, subito vi compaiono le vivande più squisite e un vino che rallegra il cuore. Invitate pure tutti i parenti che possano ristorarsi e rifocillarsi: il tavolino li sazia tutti-. Quando la compagnia fu raccolta, mise il suo tavolino in mezzo alla stanza e disse: -Tavolino, apparecchiati!-. Ma nulla apparve e quello rimase vuoto, come qualsiasi altro tavolo che non comprende la lingua. Allora il giovane capì che il tavolino gli era stato rubato, si vergognò di fare la figura del bugiardo e i parenti se ne tornarono a casa senza aver mangiato n‚ bevuto. Il padre continuò a fare il sarto e il figlio andò a lavorare a bottega. Il secondo figlio aveva imparato il mestiere da un mugnaio Finito il tirocinio il padrone gli disse: -Poiché‚ ti sei comportato così bene, ti regalo un asino che non tira il carretto e non porta sacchi!-. -E a che serve, allora?- domandò il giovane garzone. -Butta oro- rispose il mugnaio -se lo metti su un panno e dici: "Briclebrit" la brava bestia butta monete d'oro di dietro e davanti.- -E' una bella cosa!- disse il giovane garzone, ringraziò il padrone e se ne andò in giro per il mondo. Ovunque andasse, cercava sempre le cose più fini, e quanto più erano care, tanto meglio era per lui, perché‚ poteva pagarle. Dopo aver girato un po' il mondo, pensò: "Dovresti tornare da tuo padre, con l'asino d'oro ti accoglierà volentieri." Ora avvenne che egli capitò nella stessa locanda dove era stato suo fratello. L'oste voleva prendergli l'asino, ma egli disse: -No, il mio ronzino lo porto io stesso nella stalla e lo lego io, perché‚ devo sapere dov'è-. Poi domandò che cosa vi fosse da mangiare e ordinò ogni ben di Dio. L'oste fece tanto d'occhi e pensò: "Uno che provvede da s‚ al suo asino, non ha certo molto da spendere." Ma quando il giovane trasse di tasca due monete d'oro perché‚ provvedesse a comprargli ciò che aveva ordinato, allora corse a cercare il meglio che potesse trovare. Dopo pranzo il giovane domandò: -Quanto vi devo?-. -Un altro paio di monete d'oro- rispose l'oste. Il garzone frugò in tasca, ma l'oro era alla fine, allora prese con s‚ la tovaglia e uscì. L'oste, che non capiva, lo seguì piano piano e lo vide entrare nella stalla. Allora sbirciò da una fessura nella porta e vide il garzone stendere la tovaglia sotto l'asino, gridare -Briclebrit-, e subito dalla bestia cadde una vera pioggia d'oro, di dietro e davanti. -Capperi!- esclamò l'oste. -Un simile borsellino non è male!- Il giovane pagò e andò a dormire; ma durante la notte l'oste scese di nascosto, legò un altro asino al posto di quello magico e menò questo in un'altra stalla. La mattina dopo il garzone se ne andò con la bestia pensando di condurre con s‚ il suo asino d'oro. A mezzogiorno giunse dal padre che si rallegrò al vederlo e disse: -Cosa sei diventato, figlio mio?-. -Un mugnaio, caro babbo!- rispose egli. -Che cosa hai portato dal viaggio?- -Un asino, babbo.- Il padre disse: -Asini ce n'è abbastanza anche qui, mentre mancano altri animali-. -Sì- rispose il figlio -ma è un asino d'oro: se gli dico "Briclebrit" riempie di oro un'intera tovaglia! Fate radunare tutti i parenti, voglio renderli ricchi.- Quando furono tutti riuniti, il mugnaio disse: -Fate un po' di posto- e distese a terra la tovaglia più grande che c'era in casa. Poi andò a prendere l'asino e ve lo mise sopra. Ma quando gridò: -Briclebrit- pensando che le monete d'oro si sarebbero sparse per tutta la stanza, apparve chiaro che la bestia non conosceva affatto quell'arte, poiché‚ non tutti gli asini ci arrivano. Allora il ragazzo fece la faccia lunga e comprese di essere stato ingannato; i parenti invece se ne andarono a casa poveri come erano venuti, ed egli dovette entrare a servizio da un mugnaio. Il terzo fratello era andato a imparare il mestiere da un tornitore, e dovette fare pratica più a lungo. Ma i suoi fratelli gli scrissero come fossero andate le cose, e come proprio l'ultima sera l'oste li avesse derubati dei loro begli oggetti magici. Quando il tornitore ebbe finito il tirocinio e dovette partire, il padrone gli disse: -Poiché‚ ti sei comportato così bene, ti regalerò un sacco; dentro c'è un randello-. -Il sacco me lo metterò in spalla, ma che me ne faccio di un randello?- -Te lo spiego subito- rispose il padrone. -Se qualcuno ti ha fatto del male, basta che tu dica: "Randello, fuori dal sacco!" e il randello salta fuori e balla così allegramente sulla schiena della gente da farla stare otto giorni a letto senza potersi muovere; e non la smette se tu non dici: "Randello, dentro al sacco!."- L'apprendista lo ringraziò, si mise il sacco in spalla e se qualcuno gli si avvicinava per aggredirlo, egli diceva: -Randello, fuori dal sacco!- e subito il randello saltava fuori e li spolverava l'uno dopo l'altro sulla schiena, e non la smetteva finché‚ c'era giubba o farsetto; e andava così svelto che non te l'aspettavi ed era già il tuo turno. Una sera, anche il tornitore giunse nell'osteria dov'erano stati derubati i suoi fratelli. Mise il suo sacco accanto a s‚ sulla tavola e incominciò a raccontare le meraviglie che a volte si incontrano in giro per il mondo, come tavolini magici e asini d'oro. Ma tutto ciò non era nulla a confronto del tesoro che egli si era guadagnato e che si trovava nel sacco. L'oste tese le orecchie e pensò: "Cosa potrà essere? Non c'è il due senza il tre, mi pare giusto avere anche questo." Il forestiero si distese poi sulla panca e si mise il sacco sotto la testa come cuscino. Quando lo credette addormentato profondamente, l'oste gli si avvicinò e incominciò con gran cautela a smuovere e a tirare il sacco, cercando di toglierlo e di sostituirlo con un altro. Ma il tornitore lo stava aspettando da un pezzo e, come l'oste volle dare uno strattone vigoroso, quello gridò: -Randello, fuori dal sacco!-. Subito il randello saltò addosso all'oste e gli spianò le costole di santa ragione. L'oste incominciò a gridare da far pietà, ma più gridava e più forte il randello gli batteva il tempo sulla schiena, finché‚ cadde a terra sfinito. Allora il tornitore disse: -Vuoi rendere finalmente il tavolino magico e l'asino d'oro? Se non lo fai ricomincia la danza-. -Ah, no- esclamò l'oste -restituisco tutto volentieri, purché‚ ricacciate nel sacco quel maledetto diavolo!- Il garzone disse: -Per questa volta passi, ma guardati bene dal fare tiri mancini!-. Poi disse: -"Randello, dentro al sacco!" e ve lo lasciò. Così il mattino dopo il tornitore ritornò a casa dal padre con il tavolino magico e l'asino d'oro. Il sarto fu felice di rivederlo e disse: -Che cosa hai imparato?-. -Babbo- rispose -sono diventato tornitore.- -Un bel mestiere- disse il padre. -Cos'hai portato dal viaggio?- -Babbo, un randello nel sacco.- -Un randello? Utile davvero!- -Sì, babbo, ma se dico: "Randello, fuori dal sacco!" salta fuori e concia per le feste i malintenzionati; in questo modo ho potuto riprendere il tavolino magico e l'asino d'oro. Fate venire i miei fratelli e tutti i parenti: voglio che mangino, bevano e si riempiano le tasche d'oro.- Quando furono tutti riuniti, il tornitore stese un panno nella stanza, portò dentro l'asino e disse: -Adesso parlagli, caro fratello-. Allora il mugnaio disse: -Briclebrit!- e all'istante le monete d'oro caddero tintinnando sul panno, e la pioggia non cessò finché‚ tutti i presenti non ebbero le tasche piene. Poi il tornitore andò a prendere il tavolino e disse: -Adesso parlargli, caro fratello-. E il falegname disse: -Tavolino, apparecchiati!- e subito eccolo apparecchiato e abbondantemente fornito di piatti prelibati. Così i parenti mangiarono, bevvero e se ne andarono a casa tutti contenti. Il sarto invece visse in pace coi i suoi tre figli. Ma dov'è finita la capra, colpevole di aver spinto il sarto a scacciare i tre figli? Era corsa a rannicchiarsi in una tana di volpe. Quando la volpe rincasò, si vide sfavillare di fronte nell'oscurità due occhiacci e fuggì via piena di paura. L'orso la incontrò e vide che la volpe era tutta turbata. Allora disse: -Perché‚ hai quella faccia, sorella volpe?-. -Ah- rispose Pelorosso -nella mia tana c'è un mostro che mi ha guardato con due occhi fiammeggianti!- -Lo cacceremo fuori- disse l'orso; l'accompagnò alla tana e guardò dentro. Ma quando scorse quegli occhi di fuoco, fu preso anche lui dalla paura, cosicché‚ non volle cimentarsi con il mostro e se la diede a gambe. Incontrò però l'ape che vedendolo con un aspetto non proprio ilare, disse: -Orso, perché‚ hai quella faccia abbattuta?-. -Nella tana di Pelorosso c'è un mostro con gli occhiacci e non possiamo cacciarlo fuori!- rispose l'orso. L'ape disse: -Io sono una povera e debole creatura, che voi non guardate neanche per strada; ma voglio un po' vedere se posso aiutarvi-. Volò nella tana, si posò sulla testa pelata della capra e la punse con tanta forza che quella saltò su gridando: -Bèee! bèee!- e corse fuori come una pazza. E finora nessuno sa dove se ne sia andata.