Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!


Столик-накройся, золотой осёл и дубинка из мешка


Đã lâu lắm rồi, hồi đó có một bác thợ may, bác có ba người con trai, mà chỉ có một con dê cái duy nhất. Nhưng vì cả nhà ăn sữa dê nên ngày ngày phải dắt dê ra đồng kiếm cỏ tốt cho nó ăn. Ba người con trai cắt lượt nhau đi chăn dê. Một hôm, người con cả dắt dê đến bãi tha ma ở cạnh nhà thờ - nơi đấy có cỏ non - để dê ăn cỏ và chạy ở đó. Chiều tối, đã đến lúc phải về, anh hỏi dê:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Tôi ăn no căng
Chẳng buồn ăn nữa, Be Be…
Chàng trai nói:
- Thế thì về chuồng!
Rồi anh nắm sợi dây buộc cổ dắt dê về, buộc vào chuồng.
Bác thợ may già hỏi:
- Thế nào, đã cho dê ăn no chưa?
Người con trai đáp:
- Trời! Dê ăn no căng,
Chẳng buồn ăn nữa.
Người cha muốn xem con nói có thực không nên xuống chuồng vuốt ve con vật yêu quý và hỏi:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Ăn gì mà no
Nhảy qua mả nọ, mả kia.
Cỏ thì không có, lá cành cũng không.
Be be…
Bác thợ may la lên:
- Đến thế thì thôi.
Bác chạy lên nhà, mắng người con cả:
- Chà, mày là quân nói dối! Mày để dê đói mà dám nói nó đã no căng.
Điên tiết lên, bác lấy thước treo ở tường xuống đuổi đánh người con cả.
Hôm sau, đến lượt người con thứ hai đi chăn dê. Anh tìm ở dọc hàng rào vườn nhà chỗ có cỏ non nhất, để dê ăn ở đó, dê ăn hết không còn lấy một ngọn. Chiều đến trước khi về, anh hỏi:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Tôi ăn no căng
Chẳng buồn ăn nữa, Be Be…
Chàng trai nói:
- Thế thì đi về!
Rồi anh nắm sợi dây buộc cổ dắt dê về, buộc vào chuồng rất cẩn thận, bác thợ may hỏi:
- Thế nào, có cho dê ăn no đủ không đấy?
Người con trai đáp:
- Trời! Dê ăn đã no căng,
Nên chẳng buồn ăn nữa.
Bác thợ may không tin chuyện đó nên xuống ngay chuồng dê hỏi:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Ăn gì mà no
Nhảy qua mả nọ, mả kia.
Cỏ thì không có, lá cành cũng không.
Be be…
Bác thợ may la mắng:
- Đồ khốn nạn! Con vật hiền lành như thế mà nó để đói!
Bác lại chạy lên nhà lấy thước đánh đuổi đứa con ra khỏi cửa.
Giờ thì đến lượt người con thứ ba. Muốn hoàn thành việc mình cho thật chu đáo, anh đi tìm nơi nào có bụi rậm, những khóm cây có nhiều lá và cỏ non rồi để cho dê ăn ở đó. Chiều tối, lúc sắp về, anh hỏi dê:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Tôi ăn no căng
Chẳng buồn ăn nữa, Be Be…
Chàng trai nói:
- Thế thì đi về!
Rồi anh dắt dê về, buộc dê vào chuồng rất cẩn thận.
Bác thợ may già hỏi con:
- Thế nào, đã cho dê ăn no đủ không đấy?
Người con trai đáp:
- Vâng dê ăn đã no căng,
Nên chẳng buồn ăn nữa.
Bác thợ may không tin, xuống ngay chuồng hỏi dê.
Con vật độc ác kia đáp:
- Ăn gì mà no
Nhảy qua mả nọ, mả kia.
Cỏ thì không có, lá cành cũng không.
Be be…
Bác thợ may tức, la mắng con:
- Chà, quân này láo lếu thật! Thằng anh cũng như thằng em, đứa nào cũng mải chơi cả! Tao không thể để chúng bay lừa dối tao mãi được!
Bác đùng đùng nổi giận, chạy ngay lên nhà, lấy thước đánh cho con trai tội nghiệp một trận chí tử làm cho nó cũng phải bỏ nhà ra đi.
Từ đó, ở nhà chỉ còn bác thợ may với con dê. Sáng hôm sau, bác xuống chuồng, vuốt ve dê và nói:
- Lại đây, cưng của ta. Ta sẽ đích thân dẫn mày ra ngoài đồng ăn cỏ.
Bác cầm dây dắt dê dọc theo những hàng rào tươi tốt và đến những chỗ thường thích đến ăn. Bác bảo dê:
- Chuyến này thì mày được no nê thỏa thích nhé!
Rồi bác để dê ăn ở đó tới tận chiều tối. Lúc đó bác hỏi:
- Dê ơi, dê ăn no chưa?
Dê đáp:
- Tôi ăn no căng
Chẳng buồn ăn nữa, Be Be…
Bác thợ may bảo:
- Thế thì đi về!
Bác dắt dê về chuồng, buộc thật kỹ. Trước khi rời chuồng, bác còn quay lại hỏi:
- Lần này thì no căng thật sự chứ?
Nhưng dê cũng chẳng kiêng nể gì bác và nói:
- Ăn gì mà no
Nhảy qua mả nọ, mả kia.
Cỏ thì không có, lá cành cũng không.
Be be…
Nghe thấy thế, bác thợ may rất đỗi ngạc nhiên. Lúc đó bác mới biết mình đã đuổi ba con trai của mình đi một cách vô cớ. Bác la mắng:
- Này, quân bội bạc! Có đánh đuổi mày khỏi nơi đây cũng còn quá nhẹ. Ta phải đánh dấu bôi vôi để mày không còn dám vác mặt đến chỗ những người thợ may lương thiện nữa.
Bác liền chạy đi lấy dao cạo, xát xà phòng lên đầu dê, cạo nhẵn thín như trán hói. Bác nghĩ, đánh bằng thước chả bõ bẩn thước ra, bác lấy roi ngựa vụt cho dê một trận nên thân, đau quá dê nhảy lên chồm chồm rồi chạy biến mất.
Ở nhà thui thủi một mình, bác thợ mới thấy thật là buồn tẻ. Bác rất muốn gọi các con trai về nhưng không biết chúng đi đâu.
Anh con cả học nghề ở nhà một bác thợ mộc. Anh làm việc cần mẫn và vui vẻ. Khi đã thành nghề, anh muốn đi chu du thiện hạ để hành nghề thì thầy tặng anh một cái bàn nhỏ bằng gỗ thường, trông cũng chẳng có gì đặc biệt cả, nhưng nó có phép lạ. Chỉ cần đặt bàn trước mặt, rồi nói: "Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!" thì tức khắc trên bàn phủ khăn trắng tinh, dĩa, dao, nĩa được bày ra cùng với những món xào, món nấu, lại có cả cốc vại đầy rượu vang đỏ long lanh nom thật là hấp dẫn. Chú thợ mộc nghĩ bụng:
- Có chiếc bàn này, mình được sung túc suốt đời!
Chú vui vẻ lên đường, đi đây đi đó, chẳng còn phải lo chuyện quán trọ có tử tế hay không, ở quán trọ có gì ăn hay không. Chú cũng chẳng cần phải vào đâu cả, bất cứ ở ngoài đồng hay trong rừng, hoặc trên bãi cỏ, thích đâu là chủ chỉ việc hạ bàn ở lưng xuống, đặt nó trước mặt và nói: "Bàn ơi, trải ra, sắp thức ăn đi!" là lập tức sẽ có đầy đủ những thứ chú muốn.
Một hôm, chú nghĩ mình phải về nhà ở với cha. Chắc giờ đây cha đã nguôi giận, cha sẽ vui lòng nhận chú với cái bàn thần này.
Dọc đường, một buổi tối, chú vào một quán trọ, quán cũng khá đông khách. Khách ăn vui vẻ chào và mời chú ngồi vào cùng ăn với họ, nếu không thì chú khó lòng có gì mà ăn. Chú thợ mộc đáp:
- Thôi, chỉ có vài miếng, tôi ăn tranh của các ông làm gì! Tốt hơn hết là xin mời các ông sang bàn tôi ăn!
Tưởng chú nói đùa, họ cười. Chú đặt chiếc bàn gỗ của mình ở giữa phòng, rồi nói:
- Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!
Trong nháy mắt, trên bàn đã đầy những món ăn ngon, mà chính chủ quán cũng không làm nổi, mùi thơm tỏa ra khắp gian nhà, khách chưa ăn đã thấy ngon miệng. Chú thợ mộc mời:
- Nào, xin mời các bạn thân mến, ta gắp đi chứ!
Thấy chú tốt bụng, không phải để chú phải mời lần thứ hai, họ kéo nhau sang bàn chú ngồi đánh chén một cách thoải mái. Có điều họ lấy làm lạ nhất là cứ đĩa nào vơi thì lập tức lại có ngay dĩa khác đầy ắp thế vào. Chủ quán ngẩn người ra, đứng ở góc nhà ngắm nhìn. Hắn nghĩ bụng:
- Quán của mình được một đầu bếp cứ như vậy thì hay quá!
Chú thợ mộc và toán khách ngồi ăn uống chuyện trò tới tận khuya mới đi ngủ. Chú thợ mộc cũng lên giường nằm, đặt bàn thần sát tường.
Chủ quán trằn trọc mãi không sao ngủ được. Hắn chợt nhớ rằng trong kho chứa đồ cũ của hắn có một cái bàn cũ giống y hệt cái bàn của chú thợ mộc. Hắn liền rón rén đi lấy cái bàn đó rồi đánh tráo lấy chiếc bàn thần kia.
Sớm hôm sau, chú thợ mộc trả tiền trọ mà chẳng hề nghĩ tới là chiếc bàn sau lưng của mình đã bị tráo, chú địu chiếc bàn sau lưng rồi lên đường. Tới giữa trưa thì chú về tới nhà. Cha chú tiếp đón chú rất vui vẻ. Ông hỏi con:
- Thế nào, con cưng của cha, con học được nghề gì rồi?
- Thưa cha, nghề thợ mộc ạ!
Cha nói:
- Nghề ấy tốt đấy, đi chu du hành nghề con có mang được gì về không?
- Thưa cha, của quý nhất mà con mang được về là chiếc bàn này.
Bác thợ may ngắm đi ngắm lại chiếc bàn rồi nói:
- Thế thì con chưa thành tài rồi. Đây chỉ là một chiếc bàn tồi, cũ kỹ.
Người con đáp:
- Nhưng đó là một chiếc bàn thần, nếu con để nó trước mặt, bảo nó sắp thức ăn ra thì lập tức nó dọn ra toàn cao lương, mỹ vị, cả rượu vang nữa, trông mâm cơm thật ngon miệng. Cha cứ mời bạn bè, bà con thân thuộc đến, bàn sẽ cho họ ăn uống no say.
Khách có mặt đông đủ cả rồi, chú thợ mộc đặt cái bàn ở giữa căn nhà, rồi nói:
- Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!
Nhưng cái bàn vẫn không nhúc nhích, nó vẫn chỉ là cái bàn như những chiếc bàn bình thường khác không hiểu được tiếng người. Lúc ấy, chú thợ mộc đáng thương mới biết là chiếc bàn đã bị đánh tráo, chú lấy làm thẹn vì mang tiếng là nói dối. Bạn bè, bà con thân thuộc chê cười, nhịn đói ra về. Bác thợ lại quay về với nghề làm kim chỉ, còn con trai đến phụ việc cho một bác thợ cả.
Người con thứ hai học nghề xay bột ở một gia đình kia. Khi anh thành tài, bác thợ xay bảo:
- Con luôn chăm chỉ ngoan ngoãn nên ta thưởng cho con một con lừa loại đặc biệt, nó không chịu kéo xe và tải đồ.
Chú thợ giúp việc hỏi:
- Thế thì nó làm được việc gì?
Bác thợ xay đáp:
- Nó tuôn ra vàng. Con lấy khăn trải ra nền đất, cho lừa đứng lên trên, rồi nói: "Bricklebrit!" thì con vật tốt bụng kia sẽ tuôn vàng ra đằng trước và cả đằng sau nữa.
Anh học trò nói:
- Thật là của quý!
Rồi anh cám ơn thầy, lên đường đi chu du hành nghề. Mỗi khi cần đến vàng, anh thợ chỉ việc bảo lừa: "Bơ-rích-lếp-bơ-rít!" là vàng tuôn ra như mưa. Anh chẳng phải mệt nhọc gì ngoài việc cúi xuống nhặt tiền. Túi anh lúc nào cũng rủng rỉnh tiền, nên đi đến đâu cũng được ăn của ngon vật lạ toàn những loại đắt tiền nhất.
Đi chu du khắp đó đây được một thời gian một hôm anh nghĩ:
- Mình phải tìm đường về với cha thôi. Mình về mang theo con lừa này chắc cha sẽ nguôi cơn giận, tiếp đón mình tử tế.
Tình cờ anh lại vào đúng cái quán trọ nơi người anh ruột của anh đã bị đánh tráo cái bàn thần. Anh dắt lừa đến. Tên chủ quán định dắt lừa đem đi buộc thì anh bảo:
- Không dám phiền ông, cứ để tôi đem buộc nó vào chuồng, vì tôi muốn biết chỗ buộc nó.
Điều đó làm cho chủ quán rất ngạc nhiên và nghĩ rằng khách trọ đòi chăm sóc lấy con vật của mình thì ắt là một tay sẻn lắm. Nhưng khi người lạ mặt kia móc túi lấy ra hai đồng tiền vàng bảo hắn phải cho ăn ngon, thì chủ quán trố mắt ra, vội chạy đi tìm thức ăn ngon nhất. Ăn xong, khách bảo tính tiền, chủ quán thấy khách sộp nên nói khách còn thiếu mấy đồng tiền vàng nữa. Anh thò tay vào túi, thấy hết tiền. Anh nói:
- Này ông chủ quán chờ một lát nhé, để tôi đi lấy vàng cái đã.
Rồi anh mang khăn trải bàn theo.
Chủ quán chẳng hiểu ra sao, tò mò lẻn theo, nhưng vì anh cài then cửa chuồng nên hắn đành đứng ngoài nhìn vào qua lỗ cửa. Người lạ mặt kia trải khăn xuống dưới chân lừa, rồi nói: "Bricklebrit!." Trong nháy mắt, lừa tuôn vàng xuống đất như mưa, vàng tuôn cả đằng trước lẫn đằng sau.
Chủ quán nghĩ bụng:
- Ái chà! Đúc tiền bằng kiểu này nhạy thật! Được túi tiền như thế thì tuyệt!
Anh trả tiền ăn cho quán rồi lên giường nghỉ. Ngay đêm ấy, chủ quán lẻn xuống chuồng lấy trộm lừa - máy đúc tiền - và buộc con khác thay vào.
Sớm tinh mơ ngày hôm sau, anh đã xuống chuồng tháo lừa, rồi lên đường, trong bụng đinh ninh mình đang dắt lừa đúc tiền vàng. Đến trưa thì anh về tới nhà. Thấy con về, người cha rất mừng, tiếp đãi con niềm nở. Cha hỏi:
- Con cưng của cha, con có làm nên công trạng gì không?
Anh đáp:
- Cha kính yêu, con giờ là thợ xay bột.
- Đi chu du hành nghề, con có mang được gì về không?
- Thưa cha, chẳng có gì ngoài con lừa.
Cha nói:
- Ở đây thiếu gì lừa! Cha thấy giá được con dê cái có khi còn hay hơn.
Người con trai đáp:
- Thưa cha, nhưng nó không phải là loại lừa thường, mà là loại lừa tuôn ra vàng. Mỗi khi con nói: "Brícklebrit!" là lập tức nó tuôn vàng ra đầy khăn. Cha cho mời bà con thân thuộc tới đây, nó sẽ làm cho họ trở nên giàu có.
Bác thợ may nói:
- Được thế thì cha rất mừng! Cha chẳng phải khổ công khâu vá nữa.
Rồi bác vội vã đi mời bà con thân thuộc tới.
Khi mọi người đã đến đông đủ, anh xay bột mời họ ngồi, trải chiếc khăn của mình ra giữa nhà, dắt lừa đứng lên trên khăn, anh nói:
- Mọi người hãy chú ý!
Rồi anh hô dõng dạc:
- Brícklebrit!
Nhưng rồi chẳng thấy đồng tiền vàng nào rơi ra. Có phải con lừa nào cũng có phép lạ đâu? Đây chỉ là một con lừa bình thường!
Lúc bấy giờ chàng xay bột đáng thương mới biết mình đã bị lừa, mặt méo xệch đi, đứng ra xin lỗi bà con thân thuộc đành để họ ra về với cảnh nghèo vẫn hoàn nghèo. Chẳng có cách nào khác hơn là cha già lại phải kim chỉ vá may, anh con trai đành đi phụ việc cho một ông thợ xay bột.
Người em trai thứ ba đi học nghề thợ tiện. Vì đây là một nghề đòi hỏi dày công luyện tập nên anh phải học lâu hơn hai anh. Anh có nhận được thư của hai người anh trai, trong thư họ báo cho em biết chuyện rủi ro của mình: trong đêm ngủ trọ ở đó đã bị chủ quán đánh tráo bàn thần và lừa thần. Khi đã thành tài, anh thợ tiện tính đi chu du hành nghề thì thầy dạy nghề thưởng cho anh một cái bao vì thấy anh lâu nay chăm chỉ ngoan ngoãn. Thầy dặn:
- Trong bao có một cái gậy.
Trò nói:
- Con thấy chiếc bao còn có ích, con có thể khoác nó lên vai, nhưng còn cái gậy thì có ích gì? Mang nó chỉ tổ nặng thêm ra.
Thầy đáp:
- Để ta dạy con cách dùng gậy đó. Nếu kẻ nào hại con, con chỉ cần nói: "Gậy ơi, hãy ra khỏi bao!" thì lập tức gập nhảy ngay ra, nó nhảy múa rên lưng kẻ đã hại con, khiến hắn nằm liệt giường tám ngày liền, không nhúc nhích, cựa quậy được. Gậy chỉ thôi đánh khi nào con nói: "Gậy ơi, vào bao đi!."
Anh cám ơn thầy, khoác bao lên vai đi. Mỗi khi có kẻ đến gần tính gây sự, anh lại nói:
- Gậy ơi, hãy ra khỏi bao!
Tức thì gậy nhảy ra khỏi bao, quật túi bụi vào áo, vào lưng, khiến kẻ đó không kịp cởi áo ra. Gậy quật nhanh đến nỗi kẻ bị đánh không còn biết đường nào mà tránh.
Xẩm tối thì chàng thợ tiện trẻ tuổi tới quán trọ, nơi hai người anh đã từng bị lừa gạt. Anh đặt bao lên bàn ngay trước mặt, rồi ngồi kể cho mọi người nghe những chuyện lạ trên đời mà anh đã từng biết. Anh nói:
- Ừ, người ta kể cho tôi biết là có một cái bàn thần cứ gọi là tự nhiên món ăn bày ra, có con lừa thần tuôn ra toàn tiền vàng, còn có nhiều chuyện lạ kỳ tương tự như vậy. Toàn là những chuyện không thể bỏ qua được. Nhưng tất cả những cái đó không thấm tháp vào đâu so với của quý tôi có trong bao này.
Chủ quán vểnh tai lên mà nghe, hắn nghĩ bụng:
- Trên đời này thật là lắm điều kỳ lạ! Chắc bao này chứa toàn ngọc quý. Mình phải cuỗm nốt chiếc bao này mới được. Của quý thường đi theo bộ ba mà!
Đến giờ ngủ, khách co cẳng lên ghế dài, gối đầu lên bao rồi ngủ. Chủ quán tưởng anh ngủ say, rón rén lại gần, khẽ rút cái bao, định tráo chiếc bao khác thay thế. Anh thợ tiện rình đợi đã lâu, chờ lúc chủ quán đang từ từ kéo bao, anh hô:
- Gậy ơi, hãy ra khỏi bao!
Tức thì gậy nhảy ra khỏi bao, đánh cho chủ quán một trận nhừ tử. Trên lưng hắn một vệt dài lằn lên, hắn van lạy xin tha, nhưng hắn vàng rên gậy càng giáng cho đau đớn, tới tấp hơn, cho tới khi hắn kiệt sức, ngã lăn ra đất mới ngưng.
Bấy giờ, anh thợ tiện mới bảo hắn:
- Nếu mày không trả lại ngay chiếc bàn thần và con lừa thần thì gậy sẽ múa cho mày biết tay.
Chủ quản thều thào nói:
- Vâng, tôi sẵn sàng trả lại tất cả, nhưng cậu hãy bảo con quỷ có phép thuật kia chui vào bao đi.
Anh thợ tiện nói:
- Ta sẵn lòng tha thứ cho mày. Cứ liệu thần hồn nhé!
Rồi anh ra lệnh: "Gậy ơi, vào bao đi!" và mặc cho chủ quán nằm đó.
Hôm sau, anh thợ tiện lên đường về nhà, mang theo cả chiếc bàn thần và con lừa vàng. Bác thợ may rất vui mừng khi gặp lại con trai út. Bác hỏi con học được nghề gì ở nơi đất khách quê người. Anh đáp:
- Cha kính yêu, con học được nghề thợ tiện ạ.
- Nghề ấy phải dày công học tập lắm đấy. Thế đi chu du hành nghề, con có mang được gì về không?
Người con trai đáp:
- Thưa cha, có một thứ rất quý: một cái gậy để ở trong bao.
Người cha thốt lên:
- Cái gì, hả? Một cái gậy à? Thật không bõ công. Chặt ở cây nào mà chẳng được một cái gậy?
- Thưa cha, nhưng làm sao được như cái gậy này? Con chỉ nói: "Gậy ơi, hãy ra khỏi bao!" thì nó nhảy ra ngay, nện cho kẻ muốn chơi xấu con một trận nhừ tử. Gậy chỉ ngưng khi nào kẻ kia lăn lộn trên đất kêu van, xin tha tội cho. Cha ạ, nhờ có cái gậy này mà con lấy lại được chiếc bàn thần và con lừa vàng, những thứ mà thằng chủ quán đã đánh tráo của hai anh con. Bây giờ cha cho hai anh con đi mời tất cả bà con thân thuộc lại nhà ta, con sẽ chiêu đãi tất cả một bữa thịnh soạn và biếu mỗi người một túi đầy tiền vàng.
Bác thợ may già không tin lắm nhưng vẫn cho mời bà con thân thuộc lại nhà.
Anh thợ tiện trải khăn ra giữa nhà, dắt lừa vàng vào, rồi bảo anh thứ hai:
- Bây giờ anh bảo nó đi!
Anh xay bột nói: "Bricklebrit!," tức thì tiền vàng rơi xuống khăn nhiều như mưa đá, cơn mưa vàng ấy chỉ ngưng khi mọi người ai nấy đã đầy túi, không thể nào mang hơn được nữa (Chắc hẳn các bạn cũng muốn có mặt ở đấy?).
Rồi anh thợ tiện đi lấy chiếc bàn thần và nói với người anh cả:
- Bây giờ anh bảo nó đi!
Anh thợ mộc vừa mới mở mồm ra nói: "Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi!" tức thì bàn trải khăn ra, trên bàn bày toàn sơn hào hải vị. Bác thợ may chưa từng được ăn một bữa tiệc nào thịnh soạn như vậy. Họ hàng, bà con thân thuộc ở lại chuyện trò, ăn uống vui vẻ cho mãi tới khuya.
Bác thợ may thu xếp kim chỉ, thước, bàn ủi cất vào trong tủ, cùng ba con trai sống yên vui.
À, thế còn số phận con dê điêu ngoa quái ác - vì nó mà bác thợ đuổi ba con trai đi - thì ra sao?
Tôi xin kể cho các bạn nghe nhé: Dê xấu hổ vì đầu trọc lóc, lẩn trốn vào hang cáo. Khi cáo về tính chui vào hang thì thấy trong bóng tối có hai con mắt to phát sáng chiếu thẳng ra. Cáo sợ quá, chạy trốn luôn. Gấu trông thấy cáo ngơ ngác thì hỏi:
- Anh bạn cáo, làm sao mà mặt xị ra thế?
Cáo đáp:
- Ui chà! Có một con vật hung dữ đến chiếm hang của tôi, nó nhìn tôi chằm chằm bằng hai con mắt nảy lửa.
Gấu nói:
- Để ta tống cổ nó ra cho!
Gấu đi theo cáo tới hang, mới trông thấy hai con mắt đỏ rực như lửa, gấu đã đâm hoảng, không muốn lôi thôi với con vật hung dữ ấy nữa, vội vã chạy đi nơi khác.
Dọc đường, gấu gặp ong, ong thấy gấu rùng mình luôn thì hỏi:
- Bác gấu ơi, bác vốn vui tính lắm cơ mà, sao hôm nay trông bác ỉu xìu thế?
Gấu đáp:
- Ấy, nói thì vẫn dễ! Trong hang bác cáo có một con vật hung dữ có đôi mắt sáng đỏ như lửa. Con quái ấy ngồi lì trong hang, chúng tôi không làm sao đuổi được nó ra.
Ong đáp:
- Nghe bác nói mà tôi thấy thương, bác gấu ạ. Thực ra tôi chỉ là một con vật bé nhỏ mà các bác không thèm để ý đến, nhưng tôi tin rằng tôi có thể giúp hai bác được.
Ong bay ngay vào hang cáo, đậu trên chiếc đầu trọc lóc của dê, chích cho dê một mũi nên thân làm dê giật nảy người lên, nhảy vọt ra khỏi hang và kêu: "Be… be!." Dê chạy thục mạng. Từ đó chẳng ai biết số phận của nó ra sao nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Давно тому назад жил на свете портной. Было у него три сына и одна единственная коза; она их всех молоком кормила, и потому приходилось за ней ухаживать как следует и каждый день гонять ее на пастбище.
Сыновья пасли козу каждый по очереди. Погнал ее раз старший сын пастись на кладбище, а трава росла там высокая да сочная, - вот коза щипала траву и прыгала. Вечером, когда надо было уже домой возвращаться, он у нее и спрашивает:
- Сыта ли ты, коза моя?
Ответила коза:
Я уж так сыта,
Что не съесть мне больше ни листа.
Ме-ме!
- Ну, так ступай домой, - сказал мальчик. Взял ее за веревочку, привел в стойло и крепко привязал.
- Ну, - спросил старик-портной, - наелась ли коза наша досыта?
- О, - ответил сын, - она уж так сыта, что не хочет больше ни листа.
Но захотелось отцу самому в этом убедиться, и он пошел в стойло, погладил любимую свою козочку и спрашивает:
- Сыта ли ты, коза моя?
И ответила ему коза:
С чего же быть мне сытою?
Скакала я через могилочку
И съела лишь былиночку.
Ме-ме!
- Что я слышу! - воскликнул портной, выскочил из стойла и говорит сыну:
- Эх ты, лгунишка, что же ты говоришь, что коза наша сыта, а она-то совсем голодная! - и, разгневавшись, он взял со стены свой аршин, побил сына и прогнал его со двора.
На другой день настал черед пасти козу среднему сыну. Вот нашел он в саду возле забора местечко, где трава была хорошая, и коза всю ее поела. Вечером он собрался домой и спрашивает:
- Сыта ли ты, коза моя?
А коза отвечает:
Я уж так сыта,
Что не съесть мне больше ни листа.
Ме-ме!
- Тогда ступай домой, - сказал мальчик, повел ее и крепко привязал к стойлу.
- Ну, - спросил старик-портной, - наелась ли коза наша досыта?
- О, - ответил сын, - она уж так сыта, что не хочет больше ни листа.
Но портной решил сам в этом убедиться. Он пошел в стойло и спрашивает:
- Сыта ли ты, коза моя?
И ответила коза:
Да как же мне быть сытою?
Скакала я через могилочку
Да съела лишь былиночку.
Ме-ме!
- Ах ты, этакий злодей! - крикнул портной. - Такую смирную козу да еще заставлять голодать! - И он выбежал из стойла, схватил аршин, отчесал им сына и прогнал его со двора.
Пришел черед младшему сыну козу пасти, и порешил он дело поставить лучше: нашел заросль с густою листвой и стал пасти там козу. Вечером, когда подошло время домой возвращаться, спрашивает он козу:
- Сыта ли нынче, коза моя?
И ответила коза:
Я уж так сыта,
Что не съесть мне больше ни листа.
Ме-ме!
- Ну, так ступай домой, - сказал мальчик, повел ее в стойло и крепко-накрепко привязал.
- Ну, - спросил старик-портной, - наелась ли коза наша досыта?
- О, - ответил сын, - она уж так сыта, что не хочет больше ни листа. - Но портной тому не поверил, пошел в стойло и спрашивает:
- Сыта ли ты, коза наша, нынче?
И ответила злая коза:
С чего же быть мне сытою?
Скакала я через могилочку
Да съела лишь былиночку.
Ме-ме!
- Ах ты, лживая тварь! - воскликнул портной. - Все вы тут лентяи да негодяи! Ну, теперь уж в дураках меня не оставите! - и, разгневанный, он выскочил из стойла да так отчесал по спине бедного мальчика, что тот еле из дому выскочил.
И остался старик-портной один со своею козой. На другое утро зашел он в стойло, начал ласкать и гладить козу и говорит:
- Иди, моя милая козочка, я уж сам тебя поведу на пастбище. - Взял он ее за веревку и завел в зеленые кусты, где росла трава-деревей и другие растения, которые так любят щипать козы.
- Тут уж ты хоть раз, а вдосталь наешься, - сказал он и оставил ее пастись до самого вечера. А потом спрашивает ее:
- Сыта ли ты, коза моя?
И она ответила:
Я уж так сыта,
Что не съесть мне больше ни листа.
Ме-ме!
- Ну, так ступай тогда домой, - сказал портной, отвел ее в стойло и привязал крепко-накрепко. Он ушел, а потом вернулся опять и спрашивает:
- Ну, что, а теперь-то ты сыта?
Но коза ответила то же, что и сыновьям:
С чего же быть мне сытою?
Скакала я через могилочку
Да съела лишь былиночку.
Ме-ме!
Услыхал это портной да так и остолбенел; он понял, что понапрасну выгнал своих трех сыновей из дому.
- Погоди уж, - закричал он, - неблагодарная ты тварь! Тебя мало со двора прогнать, я тебе еще такую отметину сделаю, что ты честным портным и на глаза не покажешься!
Выскочил он из хлева, принес свою бритву, нагнул козе голову и выбрил ее наголо. Потом взял плетку и так отчесал козу, что пустилась она бежать от него со всех ног.
И остался портной один-одинешенек в своем доме. Стало ему очень грустно и захотелось теперь вернуть своих сыновей, да никто не знал, куда они девались.
Старший из них поступил в обученье к одному столяру и учился у него прилежно и старательно, и когда срок ему вышел и пришло время идти странствовать и работу искать, подарил ему мастер столик, с виду совсем неказистый, и сделан он был из простого дерева; но было у него одно свойство - если поставить его и сказать: "Столик, накройся!" - то добрый столик тотчас накрывался чистой маленькой скатертью, и стояли на нем тарелки, а рядом нож и вилка, и столько вареного и жареного, сколько места хватало, да еще большой стакан красного вина искрился так, что сердце прямо радовалось.
Вот молодой подмастерье и подумал: "Ну, этого-то мне, пожалуй, на целую жизнь хватит!" - и, довольный и веселый, отправился странствовать по свету; и его мало огорчало, хороша ли, плоха ли гостиница и можно ли там найти что поесть. Иногда он в нее и вовсе не заходил, а ставил свой столик перед собой, где ему было любо, будь то в поле, в лесу или на лугу, и говорил: "Столик, накройся!", и тотчас являлось все, что его душе было угодно.
Наконец подумал он, что пора бы ему и домой к отцу воротиться, - гнев у него, пожалуй, уже поостыл, а с таким столиком старик примет его назад охотно. Но случилось так, что по пути домой забрел он под вечер в гостиницу, а гостей там было полным-полно. Они поздоровались с ним и пригласили его присесть с ними вместе за стол и поужинать, а то трудно-де будет ему здесь что-нибудь получить.
- Нет, - ответил молодой столяр, - зачем я буду вас еще объедать, уж лучше вы будьте моими гостями.
Посмеялись они и подумали, что он над ними шутит. Но он поставил свой деревянный столик посреди комнаты и сказал: "Столик, накройся!" И вмиг появились на нем кушанья, да такие вкусные, что подобных и сам хозяин гостиницы не мог бы им предложить, и запах пищи приятно щекотал нос гостям.
- Ну, давайте начнем, дорогие друзья, - сказал столяр.
И гости поняли его как должно и не заставили себя долго упрашивать, подсели к столику, достали свои ножи и смело принялись за еду. И что удивило их больше всего - это то, что когда они съедали одно кушанье, то вмиг появлялось само собой на его место другое. А хозяин стоял в сторонке и все это видел; он не знал, что ему и сказать, и подумал: "Да, такого повара и мне в хозяйстве неплохо бы иметь".
Столяр и его гости веселились до самой поздней ночи и наконец улеглись спать, а с ними и молодой подмастерье, а столик свой волшебный он поставил к стене. Но хозяину гостиницы мысли о нем не давали покоя; он вспомнил, что у него в кладовой стоит старый столик, точь-в-точь похожий на этот, и он его принес и тихонько подменил волшебный столик своим.
На другое утро столяр уплатил деньги за ночлег, взял столик, не подозревая, что его подменили, и отправился своим путем-дорогой дальше. К полудню пришел он к отцу, и тот встретил его с большой радостью.
- Ну, дорогой сынок, чему же ты научился? - спросил он его.
- Стал я, батюшка, столяром.
- Что ж, это хорошее ремесло, - ответил старик, - а что ты принес домой, что заработал во время странствий?
- Батюшка, самое дорогое, что я принес с собой, - это вот этот столик.
Осмотрел его портной со всех сторон и говорит:
- Что ж, сделан-то он неважно, столик старый и плохой.
- Но ведь это "столик-накройся", - ответил сын, - если поставить его да сказать, чтоб он накрылся, то появятся на нем тотчас самые прекрасные блюда, да еще и вино, чтоб сердцу было веселей. Вы вот пригласите всех родных и друзей, пусть попируют и попьют, - столик их всех накормит.
Вот собрались гости. Взял он свой столик, поставил его посредине комнаты и говорит: "Столик, накройся!" Но столик даже и не пошевелился и остался таким же пустым, как и всякий другой, который слов не понимает. Понял тогда бедный подмастерье, что столик-то ему подменили, и стыдно стало ему, что оказался он перед гостями лгуном.
Посмеялись над ним родственники, и пришлось им не солоно хлебавши домой возвращаться. Достал портной опять свое тряпье и принялся снова за шитье, а сын поступил к мастеру на работу.
Средний сын попал к мельнику и поступил к нему в обученье. Когда ему вышел срок, мастер сказал:
- Ты работал хорошо, и вот за это дарю я тебе осла не простого, а особенного, - в упряжку он не годится и мешков тоже таскать не станет.
- Да на что же он мне тогда нужен? - спрашивает молодой подмастерье.
- Он золото выплевывает, - ответил мельник, - ежели поставить его на платок и сказать: "Бриклебрит!", то доброе животное станет выплевывать золотые и сзади и спереди.
- Дело это хорошее, - сказал подмастерье, поблагодарил мастера и отправился странствовать по свету. Когда он нуждался в деньгах, то стоило ему только сказать своему ослу: "Бриклебрит!", и тотчас сыпался дождь золотых, и одна была лишь работа - подымать их с земли.
И куда ни приходил молодой мельник, подавали ему самое что ни на есть лучшее и самое дорогое, ведь денег-то у него был полон кошелек.
Насмотрелся он всего на свете и подумал: "Что ж, надо бы, пожалуй, теперь и отца проведать, если явиться к нему с золотым ослом, то он, наверно, и гнев свой позабудет и встретит меня хорошо". И случилось так, что попал он в ту же самую гостиницу, в которой его брату подменили столик. Он вел своего осла под уздцы, и хозяин хотел было взять у него осла и привязать его к стойлу, но молодой подмастерье сказал:
- Вы, пожалуйста, не трудитесь, своего серого я уж сам отведу в стойло и сам привяжу, я должен знать, где он будет находиться.
Хозяину это показалось странным; он подумал, что у того, кто должен сам ухаживать за своим ослом, денег-то, пожалуй, не очень густо; но когда незнакомец сунул руку в карман и достал оттуда два золотых и велел дать ему поесть чего получше, то хозяин от удивления глаза вытаращил, побежал и достал самое лучшее, что у него было.
После обеда гость спросил, сколько он должен заплатить; ну, тут уж хозяин мелу не пожалел, подсчитал вдвое больше, чем следует, и сказал, что надо доложить еще два золотых. Сунул подмастерье руку в карман, а золота в нем больше не оказалось.
- Хозяин, вы подождите маленько, - сказал он, - я пойду и принесу вам золотые, - и взял с собою скатерть.
Хозяин не знал, что бы это должно значить; стало ему любопытно,
и он пробрался следом за гостем, и когда тот закрыл двери конюшни на засов, стал он подглядывать в щелку. Гость разостлал под ослом платок, крикнул: "Бриклебрит!" - и вмиг посыпалось золото из осла и сзади и спереди, и нападало его на землю немало.
- Вот она чертовщина какая! - сказал хозяин.- Да ведь это всё новенькие дукаты! Таких и целый кошелек бы неплохо!
Гость оплатил свой трактирный счет и улегся спать. А хозяин пробрался ночью на конюшню, вывел оттуда монетных дел мастера, а на его место привязал другого осла.
На другое утро, только стало светать, отправился подмастерье дальше со своим ослом, думая, что это и есть его золотой осел. К полудню явился он к своему отцу; тот очень ему обрадовался и принял его ласково.
- Ну, скажи, сынок, что ж из тебя вышло? - спросил старик.
- Стал я мельником, милый батюшка, - ответил он.
- А что же принес ты домой из своих странствий?
- Да вот одного лишь осла.
- Ослов-то и здесь достаточно, - заметил отец, - лучше бы ты привел хорошую козу.
- Так-то оно так, - ответил сын, - но ведь это осел не простой, а золотой, - скажу я ему: "Бриклебрит!", и навалит он вам на платок целую кучу золота. Вот созовите родных, я всех их сделаю богачами.
- Это дело подходящее, - сказал портной, - теперь незачем мне будет с иглой мучиться, - и побежал тотчас сам и созвал всех родичей в гости. Собрались гости, и вот просит мельник очистить место, расстилает свой платок и приводит осла в комнату.
- Теперь смотрите, - сказал он и крикнул: "Бриклебрит!", но было то не золото, что на пол упало; и стало всем ясно, что этот осел искусству такому не обучен; да оно и верно, что не всякий осел на это способен бывает.
У бедного мельника лицо так и вытянулось; он понял, что его обманули; и стал он просить у родных прощенья, что придется им домой возвращаться такими же бедными, как и раньше. И ничего больше не оставалось, как взяться старику опять за свою иглу, а подмастерью поступить на работу к мельнику.
Младший брат попал в обучение к одному токарю, а ремесло это тонкое, вот и пришлось ему дольше всех учиться. Но братья написали ему письмо и сообщили, какая беда с ними приключилась и как в самый последний вечер хозяин гостиницы украл у них их волшебные вещи.
Вот обучился токарь своему ремеслу, и настала пора ему странствовать, работу искать, и подарил ему мастер за хорошее поведение мешок и сказал:
- А лежит в этом мешке дубинка.
- Ну, мешок-то я могу положить себе на плечи, он может мне, пожалуй, и пригодиться, но дубинка на что? От нее только тяжесть одна.
- А вот я тебе объясню, - ответил мастер: - ежели тебя кто обидит, то стоит тебе только сказать: "Дубинка, из мешка!" - и тотчас выскочит она и бросится на людей и станет так весело по их спинам отплясывать, что целую неделю им нельзя будет ни двинуться, ни пошевельнуться; и не остановится она до тех пор, пока ты не скажешь: "Дубинка, в мешок!"
Поблагодарил подмастерье своего хозяина, повесил мешок за плечи, и если кто-либо подходил к нему близко, собираясь на него напасть, то он говорил: "Дубинка, из мешка!" - и мигом дубинка выскакивала и начинала у одного за другим кафтан или куртку на спине выколачивать, да не ожидая, пока ее тот снимет; и так она это делала проворно, что не успеет один и оглянуться, как тут черед и другому подходит.
Пришел молодой токарь под вечер в ту самую гостиницу, где братьев его обманули. Положил свой мешок на стол и стал рассказывать про всякие диковины, которые ему пришлось повидать на свете.
- Да, - сказал он, - бывают этакие столики-самобранки, а бывают еще и ослы золотые и всякая всячина; вещи-то они хорошие, что и говорить, смеяться над этим не приходится, но все это ничего не стоит перед богатством, что удалось мне добыть, а лежит оно у меня в мешке.
Тут хозяин и навострил уши: "Что же оно может быть такое? - подумал он. - Должно быть, мешок полон драгоценных камней. Неплохо бы мне и его заполучить, ведь хорошее-то случается всегда трижды".
Вот подошло время ложиться спать, и завалился гость на скамью и положил себе под голову свой мешок вместо подушки. Хозяин, решив, что гость спит глубоким сном, подошел к нему, ухватился за мешок и ну его тащить тайком да поосторожней, чтоб подменить его другим.
А токарь только этого и ждал; только хозяин хотел было мешок вытащить, токарь крикнул: "Дубинка, из мешка!" И как выскочит дубинка, да прямо на хозяина и здорово-таки намяла ему бока. Стал хозяин просить пощады, но чем громче кричал он, тем сильнее, да еще в такт, колотила дубинка его по спине, пока, наконец, не упал он без чувств наземь.
И сказал тогда токарь:
- Если ты не вернешь "столика-накройся" и золотого осла, то дубинка начнет плясать снова.
- Ой, нет! - застонал еле слышно хозяин. - Я все охотно верну назад, скажи только своему домовому, чтобы он убрался опять в мешок.
И ответил ему подмастерье:
- Ладно, я тебя помилую, но смотри, берегись!
Он крикнул: "Дубинка, в мешок!" - и дубинка оставила хозяина в покое.
На другое утро отправился токарь со "столиком-накройся" и золотым ослом домой к своему отцу. Обрадовался портной, увидев снова своего сына, и спросил его тоже, чему он в чужих краях научился.
- Дорогой батюшка, - ответил тот, - я токарем сделался.
- Это тонкое ремесло, - сказал отец, - ну, а что же принес ты с собой из странствий?
- Дорогую вещицу, милый батюшка, - ответил сын, - дубинку в мешке.
- Что? - закричал отец. - Дубинку? Стоило еще трудиться! Да ведь ее же можно из каждого дерева вытесать.
- Да, но, пожалуй, не такую, милый батюшка; стоит мне только сказать ей: "Дубинка, из мешка!", и вмиг выскочит она и заставит того, кто плохо со мной обращается, так заплясать, что на земле лежать будет да просить о пощаде. Вот видите, благодаря этой дубинке я вернул назад и столик и золотого осла, который отнял вороватый хозяин гостиницы у моих братьев. Теперь позовите их обоих и пригласите всех родных, я всех досыта и угощу, и напою, и полные карманы им золотом набью.
Старик-портной не поверил было тому, однако ж созвал всю родню. Вот разостлал токарь в комнате платок, привел золотого осла и сказал своему брату:
- Ну, милый братец, поговори-ка с ним.
И сказал мельник: "Бриклебрит!" - и тотчас стали падать на платок дождем червонцы; и осел делал это до тех пор, пока у всех золота стало столько, что его еле можно было дотащить.
(А по тебе видать, что и ты не прочь был бы там побывать!)
Потом токарь принес столик и сказал:
- Ну, братец, поговори-ка ты с ним.
И только столяр вымолвил: "Столик, накройся!", - он уже и скатертью был покрыт, и весь богато уставлен самыми прекрасными блюдами.
Тут начался пир, - и не было за всю жизнь у портного в доме такого обеда, и вся родня засиделась до самой поздней ночи, и все были веселы и довольны.
И запер портной в свой шкаф иглу и нитки, аршин и утюг и стал жить да поживать вместе со своими сыновьями в радости и в богатстве.
- Ну, а куда же девалась коза, что была причиной тому, что прогнал портной из дому своих сыновей?
- Это я тебе сейчас расскажу. Стыдно ей стало, что бритая у нее голова, вот и забежала она в лисью нору да там и спряталась. Вернулась лиса домой, видит - поблескивают в темноте ей навстречу два больших глаза, - испугалась она и убежала. Встретился ей по дороге медведь, видит, что лиса в большом смущенье, и спрашивает у нее:
- Что это с тобой, лисичка-сестричка, чего это у тебя такой испуганный вид?
- Ох, - отвечает рыжая, - страшный зверь засел у меня в норе и таращит на меня огненные глазища.
- Да мы его враз выгоним, - говорит медведь, и пошел с ней к норе и заглянул туда; но как увидел огненные глазища, тут страх на него и напал: что тут со страшным зверем поделаешь? И давай медведь из норы ходу. Тут повстречалась ему пчела; заметила она, что медведю как-то не по себе, и спрашивает:
- Медведь, чего это у тебя вид такой мрачный, куда девалась твоя веселость?
- Тебе-то хорошо рассуждать, - ответил медведь, - а вот у лисы в доме засел страшный зверь, глаза выпучил, и выгнать его мы никак не в силах.
И сказала пчела:
- Жаль мне тебя, медведь; хоть я существо слабое и бедное и вы на меня и глядеть не хотите, но я все-таки могу вам помочь.
И она влетела в лисью нору, села козе на бритую голову и так больно ее ужалила, что та так и подпрыгнула, да как закричит: "Ме-ме!" и как угорелая выскочила оттуда. И никто до сих пор так и не знает, куда она забежала.