Chú bé tí hon


Hüvelyknőc


Xưa có một bác nông dân nghèo, tối tối bác thường ngồi bên lò sưởi, gẩy than cho lửa cháy, và bác gái ngồi xe chỉ. Một hôm bác nói với vợ:
- Vợ chồng mình hiếm hoi, không có con nên thật là buồn. Nhà mình lạnh ngắt, còn các nhà láng giềng thì thật là vui vẻ, nhộn nhịp.
Bác gái thở dài đáp:
- Ờ, giá chỉ có một đứa duy nhất, dù nó có thật bé nhỏ như ngón tay cái đi chăng nữa tôi cũng thỏa lòng. Chắc vợ chồng mình sẽ yêu quí nó lắm nhỉ.
Được ít lâu, người vợ ốm nghén, và bảy tháng sau sinh một đứa con trai đầy đủ mặt mũi, chân tay nhưng chỉ bằng ngón tay cái. Hai vợ chồng bảo nhau:
- Thật đúng như lời ước nguyện! Nó chắc chắn sẽ là đứa con cưng của vợ chồng mình.
Vì nó bé chỉ bằng ngón tay nên họ đặt tên nó là Tí Hon. Tuy hai bác cho nó ăn đầy đủ, nhưng đứa bé vẫn chẳng lớn lên được tí nào, cứ nhỏ xíu như lúc mới sinh. Được cái mắt nó sáng, đầy vẻ thông minh. Chẳng bao lâu nó trở thành một đứa trẻ khôn ngoan, khéo léo, gì cũng bắt chước làm được.
Một hôm, bác nông dân chuẩn bị vào rừng đốn củi, bác lẩm bẩm một mình:
- Giá lát nữa có người đánh xe hộ ta thì thích quá!
Tí Hon bèn thưa rằng:
- Cha ơi, con có thể đánh xe vào rừng, cha cứ tin ở con, đúng giờ hẹn là xe đã có ở trong rừng.
Cha cười và nói:
- Làm sao mà làm được! Con bé tí xíu, làm sao mà cầm nổi cương ngựa?
- Không sao, cha ạ. Mẹ sẽ thắng ngựa vào xe cho con. Con sẽ ngồi trong tai ngựa; nghe tiếng con thúc, ngựa sẽ chạy.
Cha nói:
- Được, ta cứ thử một lần xem sao!
Đến giờ mẹ thắng ngựa vào xe và đặt Tí Hon vào tai ngựa. Tí Hon thét: "Tắc tắc! Hây hây!" cho ngựa chạy. Thế là ngựa chạy băng băng như có người đánh xe cầm cương. Xe cứ đúng hướng chạy vào rừng. Khi xe rẽ ở một chỗ ngoặt và Tí Hon đang thét: "Hây, hây" thì cũng vừa lúc đó có hai người đi tới.
Một người nói:
- Lạ chưa kìa! Chỉ nghe thấy tiếng, không thấy người đánh xe mà xe cứ đi. Thật là quái lạ.
Người kia nói:
- Ừ, mà cũng lạ đời thật, ta thử đi xem xe đỗ ở chỗ nào.
Xe chạy thẳng một mạch vào rừng, rồi dừng lại đúng chỗ có củi đã để sẵn.
Thoáng nhìn thấy cha, Tí Hon đã gọi:
- Cha ơi, cha thấy chưa, con đã đưa xe đến đây, giờ cha bế con xuống đi.
Cha chạy đến, tay trái nắm cương ngựa, tay phải nhấc con trai Tí Hon ra khỏi tai ngựa. Tí Hon vui vẻ ngồi lên một cọng rơm.
Trông thấy Tí Hon, hai người lạ mặt sửng sốt không nói được nên lời. Một người níu tay bạn ra một chỗ rồi nói:
- Này anh bạn, nếu ta đem thằng nhóc con tí xíu kia đi làm trò ở tỉnh lớn chắc sẽ phát tài lắm. Hay ta mua nó đi!
Hai người liền đến chỗ bác nông dân và nói:
- Ông bán cho chúng tôi thằng bé tí xíu này, chúng tôi sẽ chăm sóc nó cẩn thận.
Người cha đáp:
- Tôi không bán nó. Nó là đứa con cưng của tôi. Bạc vàng trên cả thế gian này đối với tôi cũng không bằng nó.
Nghe thấy hai người hỏi mua, Tí Hon níu quần cha, leo lên vai, nói thầm vào tai:
- Cha ơi, cha cứ bán con đi, thế nào rồi con cũng về nhà được.
Nghe lời con, người cha bán con cho hai người kia lấy một món tiền lớn.
Hai người kia hỏi Tí Hon:
- Mày muốn ngồi ở đâu?
- Có gì đâu, cứ đặt cháu lên vành mũ của các bác. Ở trên ấy cháu có thể đi dạo chơi, ngắm phong cảnh, cháu không ngã đâu mà sợ.
Đúng như nguyện vọng của Tí Hon, một người đặt nó lên vành mũ. Sau khi Tí Hon đã chào tạm biệt cha, hai người mang nó đi theo. Họ đi mãi, đến khi trời xâm xẩm tối thì Tí Hon nói:
- Nhấc cháu xuống đất một lát với, cháu có việc cần lắm.
Người mang nó trên mũ nói:
- Cứ việc ở trên ấy, bác sẽ chẳng nói gì về chuyện ấy đâu. Thỉnh thoảng chim vẫn "bĩnh" ở trên ấy đấy mà.
Tí Hon nói:
- Không mà, cháu cũng biết cư xử thế nào cho phải, bác cho cháu xuống mau mau đi!
Người ấy nhấc mũ, đặt Tí Hon xuống ruộng gần vệ đường. Xuống tới đất, Tí Hon chạy lẩn ngay vào giữa những tảng đất. Bỗng nhiên nó nhìn thấy một cái hang chuột, nó chui luôn vào đó. Rồi còn vẫy gọi, cười chế nhạo hai người kia:
- Thôi, xin chào hai ông, hai ông về với nhau nhé!
Hai người lấy gậy chọc vào hang chuột để bắt nó, nhưng đúng là mất công vô ích vì Tí Hon cứ bò sâu mãi trong lòng đất. Trời cứ mỗi lúc một tối hơn, hai người bực mình, đành phải bỏ về tay không.
Khi hai người đã đi xa, lúc đó Tí Hon mới chui ở hang từ trong lòng đất ra. Nó nghĩ bụng:
- Đi trong đêm tối ở giữa cánh đồng thì thật là nguy hiểm, vỡ đầu, gãy cẳng như chơi.
May sao Tí Hon lại vấp phải một cái vỏ sên rỗng. Tí Hon nói:
- Lạy chúa! Đêm nay con có chỗ ngủ yên rồi.
Vừa mới chợp mắt được một lúc thì nó nghe thấy có tiếng hai người đi qua. Một người nói:
- Chúng mình phải làm thế nào để cậy được cửa mà ăn trộm vàng bạc của lão cha xứ giàu sụ ấy nhỉ?
Tí Hon chen vào:
- Để tôi bày mưu cho!
Một tên trộm hốt hoảng nói:
- Cái gì thế nhỉ? Tao vừa nghe thấy có tiếng người nói.
Chúng dừng lại, lắng tai nghe. Tí Hon lại nói:
- Các bác đem tôi đi theo thì tôi sẽ giúp cho.
- Nhưng mày ở chỗ nào?
Tí Hon đáp:
- Các bác cứ tìm ở dưới đất và lưu ý chỗ nào có tiếng nói vọng ra.
Bọn kẻ trộm tìm mãi mới thấy chỗ Tí Hon. Chúng nhấc nó lên hỏi:
- Này, thằng nhãi con, mày giúp chúng ta được việc gì?
Tí Hon đáp:
- Rồi các bác coi, cháu sẽ luồn qua chấn song cửa sổ để vào buồng cha xứ. Các bác muốn lấy thứ gì, cháu chuyển cho thứ đó.
- Được, chúng tao muốn coi xem tài mày ra sao.
Khi kẻ trộm tới nhà cha xứ, Tí Hon luồn chui ngay vào buồng, rồi ráng hết sức hỏi thật to:
- Các bác muốn gì nào? Các bác có muốn khoắng sạch buồng này không?
Hai tên trộm sợ hãi bảo nó:
- Này, nói khe khẽ thôi, không thì chủ nhà thức dậy bây giờ!
Nhưng Tí Hon tảng lờ làm như chẳng hiểu gì cả, lại lớn tiếng hỏi:
- Các bác muốn gì nào? Các bác có muốn khoắng sạch buồng này không?
Cô đầu bếp ngủ ở buồng bên cạnh nghe thấy liền ngồi nhổm dậy, lắng tai nghe. Bọn kẻ trộm hốt hoảng nên vội lảng ra xa, nhưng rồi chúng trấn tĩnh lại, cho là Tí Hon giỡn bọn chúng. Chúng lại quay vào, khẽ gọi Tí Hon:
- Này, đừng có giỡn nữa! Chuyển ra cho bọn tao chút ít đi!
Tí Hon lấy hết sức hét:
- Cháu chuyển cho các bác tất cả nhé! Giơ cả hai tay ra mà đón.
Cô hầu nghe thấy rõ mồn một là có tiếng người la, cô bước ra khỏi giường, lò mò đi ra cửa. Bọn ăn trộm bỏ chạy, chúng chạy bán sống bán chết như có ma đuổi sát ở đằng sau. Cô hầu nghe ngóng lại không thấy gì cả, đi vào nhà thắp nến. Khi cô cầm nến vào buồng thì Tí Hon đã lẻn trốn được ra ngoài đồng cỏ. Cô lục soát khắp các xó xỉnh nhưng cũng chẳng thấy gì, cô tưởng mình mê ngủ nên lại vào giường ngủ tiếp.
Tí Hon leo quanh đống cỏ khô, cuối cùng tìm được một chỗ ấm cúng để ngủ, nó tính ngủ đến sáng mai thì về nhà với cha mẹ. Tí Hon định thế này nhưng chuyện xảy ra lại không như thế. Chà, chuyện đời thật lắm nỗi gian truân!
Trời mới tang tảng sáng, cô hầu đã ra khỏi giường, đi lấy cỏ khô cho súc vật ăn. Cô lấy một ôm cỏ, lại lấy ngay đúng chỗ Tí Hon ngủ. Tí Hon ngủ say quá nên không hề hay biết, mãi đến khi bò đã ngoạm vào mồm, Tí Hon mới thức giấc. Nó kêu lên:
- Trời ơi, sao tôi lại ở trong cái cối nghiền nắm thế này!
Nhưng ngay sau đó, Tí Hon biết được mình đang ở đâu. Nó cố tránh cho khỏi bị răng bò nghiền thì lại bị nuốt trôi vào dạ dày. Nó nghĩ bụng:
- Gian nhà này người ta quên không làm cửa sổ, ánh nắng mặt trời không rọi chiếu vào được, đã thế lại chẳng có đèn đóm gì cả.
Ở đây Tí Hon thấy khó chịu, bực nhất là cỏ cứ tuôn vào mãi, chỗ ở ngày càng chật hẹp. Trong lúc hoảng sợ, nó thét lớn:
- Đừng tuôn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa! Đừng tuôn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa!
Cô hầu đang vắt sữa bò, cô không trông thấy một ai mà lại nghe thấy tiếng nói y hệt như tiếng đêm qua. Cô đang ngồi trên ghế, vì sợ quá mà ngã lăn ra làm đổ hết cả sữa.
Cô hầu vội vã chạy lên tìm cha xứ và mách:
- Trời ơi, con bò nó biết nói cha ạ.
Cha xứ nói:
- Cô có điên không đấy?
Rồi cha xuống chuồng bò xem thực hư như thế nào. Cha vừa mới bước xuống chuồng Tí Hon lại la:
- Đừng tuồn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa! Đừng tuồn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa!
Lúc đó, cha xứ cũng đâm hoảng. Cha cho là bò bị quỷ ám và sai giết bò. Mổ bò xong, người ta quẳng chiếc dạ dày ra đống phân, mà Tí Hon lại ở trong dạ dày. Loay hoay mãi, Tí Hon mới thò được đầu ra thì lại gặp ngay chuyện chẳng lành: một con chó sói đang đói bụng chạy ngay lại, nuốt chửng luôn cả chiếc dạ dày trong đó có Tí Hon. Nhưng Tí Hon vẫn không nản chí, nó nghĩ chắc mình có thể nói với sói được. Rồi từ trong bụng sói, Tí Hon nói vọng ra:
- Anh bạn Sói thân mến, tôi muốn mách cho bạn chỗ có mồi ngon tuyệt vời.
Sói hỏi:
- Ở đâu có thứ ấy hở?
Tí Hon tả thật cặn kẽ nơi cha mẹ mình đang ở.
- Cậu cứ chui qua cổng nhà thì vào được trong bếp, ở đó cậu sẽ tha hồ chén bánh ngọt, mỡ, xúc xích.
Chẳng đợi Tí Hon nói tới lần thứ hai, đêm đến, Sói chui qua cổng để vào bếp và đánh chén một bữa thỏa thuê. Khi đã no căng bụng rồi, Sói tính bài chuồn, nhưng giờ đây bụng Sói đã căng phồng lên, chui ra bằng đường cũ không lọt nữa. Tí Hon đã tính trước đến nước đó. Ở trong bụng Sói, Tí Hon vung tay vung chân la lối om sòm lên. Sói bảo:
- Mày có im đi không nào! Mày làm ầm, mọi người thức dậy bây giờ.
Tí Hon đáp:
- Ui chà, cậu đã ăn uống no nên rồi, giờ phải để cho tớ vui đùa một chút chứ!
Rồi Tí Hon lại lấy hết sức ra mà la hét. Cuối cùng, cha mẹ Tí Hon nghe tiếng la lối om sòm nên thức giấc, chạy xuống bếp, nhìn qua kẽ hở thì thấy Sói đang ở trong đó. Ông chạy đi lấy rìu, bà chạy đi lấy hái.
Lúc vào, chồng nói:
- Bà đứng sau tôi, nếu tôi choảng một cái mà nó chưa chết ngay thì bà bổ hái vào bụng nó mà rạch ra.
Tí Hon nghe thấy giọng nói của cha, nó reo lên:
- Cha kính yêu, con đang ở trong này, con ở trong bụng Sói.
Mừng quýnh lên, người cha nói:
- Lạy Chúa! Đứa con cưng nhất của chúng tôi lại về.
Rồi bác bảo vợ vứt hái đi để Tí Hon khỏi bị thương. Đoạn bác lấy đà, giơ rìu lên giáng cho Sói một nhát trúng đầu, Sói lăn ra chết tươi. Hai vợ chồng bác lấy dao kéo mổ bụng Sói, lôi Tí Hon ra.
Bác trai nói:
- Trời, cha mẹ ở nhà lo cho con quá!
- Thưa cha, con đã đi nhiều nơi trên thế giới, lạy Chúa, giờ con lại được thở không khí trong lành!
- Thế con đã đi những đâu?
- Chà, cha ơi, con đã từng ở trong hang chuột, trong dạ dày bò, trong ruột sói, giờ con đang ở bên cha mẹ.
Cha mẹ ân cần ôm hôn đứa con cưng của mình, rồi nói:
- Từ nay, dù có được tất cả của cải trên thế gian này, cha mẹ cũng chẳng bán con nữa đâu.
Rồi cha mẹ cho Tí Hon ăn uống, đo quần áo mới, vì trong chuyến ngao du kia, quần áo của Tí Hon đã sờn rách hết cả.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Egyszer egy téli estén egy szegény parasztember a tűzhelye mellett ült, szította a lángot, a felesége meg ott fonogatott a közelében. Az ember egyszer csak fölnézett.
- De szomorú dolog, hogy nincs gyerekünk! - mondta. - Más házát fölveri a vidám lárma, nálunk meg olyan csönd van, akár a temetőben.
- Bizony - sóhajtotta az asszony -, nagyon szomorú. Ilyenkor esténként azt szoktam gondolni: minek is rakunk mi tüzet? Hogy magunk melegedjünk mellette? Bezzeg ha fiúnk volna! Nem bánnám, ha csak akkorka is, mint a hüvelykujjam! Úgy szeretném, mint a szemem világát.
Hét hónappal ezután kisfia született az asszonynak, tetőtől talpig egészséges, épkézláb csecsemő, de az egész gyerek nem volt nagyobb egy hüvelykujjnál.
- Így kívántuk, így is lett - mondta az asszony. - Akármilyen apró, mégiscsak a mi kedves magzatunk.
Amiért ilyen pirinyó volt, elnevezték Hüvelyk Matyinak. Megadtak neki minden jót, mégse nőtt egy szemernyit sem; maradt akkorának, amekkorának született. Hanem értelem, az aztán volt benne! Csak úgy csillogott az okos szemecskéje; eszes, fürge kis portéka volt, s amihez hozzáfogott, mind sikerült neki.
Egyszer az ember az erdőbe készült fát vágni.
- De jó volna, ha valaki utánam jönne a kocsival - dünnyögte, ahogy a kabátját húzta magára.
- Majd én kimegyek, édesapám! - rikkantotta Hüvelyk Matyi. - Meglásd, idejében ott leszek az erdőn.
Édesapja jót nevetett rajta.
- Ugyan már hogy jöhetnél? Kicsi vagy te ahhoz, hogy a gyeplőt tartsd!
- Annyi baj legyen! Édesanyám majd befog, és betesz a ló fülébe, én meg mondom neki, merre menjen.
- Nem bánom, megpróbálhatjuk - állt rá végre az ember a dologra.
Déltájban az asszony befogott, beültette Hüvelyk Matyit a ló fülébe, föltette a kocsiderékba az ebédet, azt mondta:
- No, ha tudtok, mehettek!
Hogyne tudtak volna! A szekér vígan kocogott az úton. Matyi ki-kitekingetett a ló füléből, és néha nagyot kiáltott:
- Hóha, te! Hőhehő!
Az egyik fordulóban két idegen jött szembe. Majd a földbe gyökereztek a csodálkozástól.
- Hát ez mi? - ámuldoztak. - Megy a kocsi, a kocsis vígan biztatja a lovát, mégsem látni belőle semmit! Itt valami boszorkányság lesz! Gyerünk utána, lássuk, hová áll be a kocsi!
Matyi hajtott egyenest az erdőbe, ott is éppen oda, ahol a kidöntött fák hevertek. Mikor megérkeztek, lekiáltott a ló füléből:
- No lám, édesapám, itt vagyok kocsistul; most aztán vegyél le!
A favágó a bal kezével megfogta a kantárszárat, a jobbal meg kiemelte a ló füléből a fiacskáját, és letette a földre. A kis pöttöm nyújtózkodott egyet, aztán vígan letelepedett egy szalmaszálra.
Akkorra odaért a két idegen is. Hüledeztek azt sem tudták, hová legyenek. Félrehúzódtak pár lépésnyit, és tanakodni kezdtek.
- Hallod-e - mondta az egyik -, nagy szerencsét csinálhatnánk ezzel a fickóval. Képzeld el, ha pénzért mutogatnánk a városokban!
- Az igaz - bólintott rá a másik. - Tudod, mit? Vegyük meg!
Odamentek a paraszthoz:
- Add el nekünk ezt az emberkét, jó sora lesz nálunk!
- Dehogy adom, hogyan is adnám! Hiszen ő az én szemem fénye!
Hüvelyk Matyi azonban meghallotta az alkudozást. Fölmászott az apja kabátjának a ráncain, fölült a vállára, és a fülébe súgta:
- Csak adj el, édesapám, úgyis visszajövök!
Erre az apja jó sok pénzért eladta a két idegennek. Azok tüstént indulni is akartak, hogy még idejében beérjenek a városba.
- Hová akarsz ülni? - kérdezték Matyitól.
- Tégy föl a kalapod karimájára - felelte -, ott kedvemre sétálhatok, nézelődhetek jobbra-balra, mégsem potyogok le.
Úgy lett, amint kívánta. Búcsút mondott az édesapjának, és már mentek is.
Mikor alkonyodni kezdett, Matyi egyszer csak megszólalt odafent a kalapon.
- Vegyetek le gyorsan, dolgom van! - kiabálta.
- Maradj csak a helyeden - felelte az, akinek a fején ült -, annyi baj legyen, a madarak is letisztelnek egyszer-másszor.
- Nem úgy van ám az! - tiltakozott Matyi. - Tudom én, mi az illendőség. Vegyetek le gyorsan!
Addig kiabált, míg az ember levette a kalapját, és letette Matyit az út mentén a szántás szélére.
Hüvelyk Matyi pedig, amint szilárd földet érzett a talpa alatt, egyet szökkent, kettőt ugrott a barázdák közt, és zsupsz! - belebújt egy egérlyukba, onnét kiabálta ki csúfondárosan:
- Jó éjszakát, uraim! Menjetek csak tovább szépszerével, de most már nélkülem!
Azok odaszaladtak, döfködték botjukkal az egérlyukat, de hiába: Hüvelyk Matyi mind beljebb és beljebb húzódott. Közben be is sötétedett, az orrukig sem láttak. Mit volt mit tenniük: üres zsebbel, nagy bosszúsan hazamentek.
Mikor már a léptük dobbanása sem hallatszott, Hüvelyk Matyi óvatosan előmerészkedett föld alatti rejtekéből, és körülkémlelt.
"Vigyázni kell itt a szántáson a sötétben - mondta magában -, könnyen kezét-lábát töri az ember a rögök közt."
Szerencsére lelt egy üres csigaházat, belebújt, és kényelmesen elhelyezkedett benne. De alig hajtotta le a fejét, hogy aludjék egyet, lépéseket hallott, aztán szóbeszédet a közelben. Kinézett: két nagy fekete foltot látott maga előtt az éjszakában; két ember üldögélt a szántás szélén az árokparton. Tanakodtak valamin.
Egyszer csak az egyik nagyot sóhajt, megvakarja a fejét, azt mondja:
- A gazdag plébános aranyával-ezüstjével mindjárt kint volnánk a bajból. Csak azt tudnám, hogyan kaparinthatnánk meg!
- Majd én megmondom! - kiáltotta Hüvelyk Matyi.
A két rabló riadtan ugrott föl.
- Hallod? - kapta meg az egyik a másiknak a karját. - Valaki szólt!
- Szólt bizony - mondta Matyi. - Azt mondtam: vigyetek magatokkal, majd én segítek rajtatok.
- De hát hol vagy?
- Lent a földön keressetek, amerre a hangomat halljátok!
Így aztán rá is akadtak. Fölemelték, forgatták, nézegették, még gyufát is lobbantottak, hogy jobban szemügyre vehessék a kis csodabogarat.
Mikor kicsodálkozták magukat, azt mondja az egyik rabló:
- Te akarsz nekünk segíteni, te pocok?
- Én bizony - felelte Matyi. - Bemászom a rácson át a kamrába, és kirámolom, amit csak akartok.
A rablóknak tetszett az ajánlat.
- Jól van, majd meglátjuk, mit tudsz! - mondták, és magukkal vitték. Csakhamar odaértek a plébániához. Hüvelyk Matyi fürgén bemászott a kamrába.
"No, csakhogy megszabadultam tőletek!" - gondolta magában, mert hát esze ágában sem volt neki aranyat-ezüstöt rabolni; éppen csak a hosszú gyalogutat akarta megtakarítani. Elkezdett torkaszakadtából kiabálni:
- Mind kiadjam, amit látok?
A rablók elszörnyedtek a lármától az ablak alatt.
- Halkabban - suttogták -, még fölvered a házat!
Matyi, mintha nem értette volna, mit mondanak, megint rákezdte:
- Mit akartok? Mind kiadjam, amit látok?
A rablók megijedtek és elszaladtak. De aztán újra összeszedték a bátorságukat, visszalopakodtak a kamra ablaka alá, és beszóltak:
- Ne bolondozz velünk, adj már ki valamit!
- Adok, adok, csak nyújtsátok be érte a kezeteket! - kiabálta Matyi, ahogy csak a tüdejéből tellett; harsogott tőle a kamra, még az üvegek is megcsörrentek a polcon.
A szolgálólány ott aludt a kamra mellett egy kis szobában. Jó alvókája volt, de erre a zenebonára még ő is fölébredt. Kiugrott az ágyból, az ajtóhoz botorkált, és benyitott a kamrába. Hanem a rablók akkor már messze jártak. Úgy elszaladtak, mintha kergetnék őket.
A szolgáló lámpásért ment, világot gyújtott, keresni-kutatni kezdte, mi okozhatta ezt a lármát éjnek idején; Hüvelyk Matyi meg egy óvatlan pillanatban kiszökött a lába alatt. Nem messze ment, csak az udvar végén a csűrbe, ott leheveredett egy petrence szénába, gondolta, alszik egy jót, aztán virradatkor útra kel, és hazamegy a szüleihez.
Hanem hát sok mindent föltesz magában az ember, amiből a végén semmi nem lesz. Még jóformán nem is pitymallott, de a szolgáló máris talpon volt, hogy megetesse a teheneket. Ment egyenest a csűrbe, fölmarkolt egy nyaláb szénát, éppen onnét, ahol Matyi aludta az igazak álmát. Aludta pedig olyan mélyen, olyan édesen, hogy csak akkor riadt föl, mikor már a tehén szájában volt, szénástul.
- Hát én hogy kerültem ebbe a malomba?! - kiáltotta.
Eszes kis legény volt, most meg már szerzett némi tapasztalatot is a világban, hamarosan észrevette hát, hová jutott, milyen veszedelembe pottyant. Attól fogva csak arra ügyelt, nehogy a jószág fogai közé keveredjék, mert azok közt bizony irgalmatlanul szétmorzsolódott volna. Olyan ügyesen ugrált, hogy sikerült is neki ép bőrrel megúszni a dolgot, azt azonban már nem akadályozhatta meg, hogy végül is le ne szánkázzék a tehén bendőjébe.
- No, erre a szobácskára elfelejtettek ablakot vágni - állapította meg, mikor lent volt. - Nem süt be a nap, de még világot sem gyújtanak benne.
Nem nagyon tetszett neki az új szállás, meg kell hagyni. Hát még amikor az ajtón újabb meg újabb halom széna zúdult be! Egyre szűkebb lett odabent a hely, Matyi mindinkább a sarokba szorult. Ijedtében elkezdett kiabálni:
- Ne adjatok több szénát! Ne adjatok több szénát!
A szolgáló éppen a tehenet fejte. Rettenetesen megrémült, amikor a kiáltást meghallotta. És ráadásul ugyanaz a hang volt, mint éjszaka a kamrában! Akkor sem talált senkit, most sem látott senkit. Visított egy nagyot, felpattant a helyéről; felborult a fejőszék, kiömlött a friss tej, de bánta is ő! Loholt a gazdájához, lélekszakadva esett be az ajtón:
- Jaj, végem van, tisztelendő úr, megszólalt a tehén!
- Bolond vagy, Julis! - mondta a pap, de azért lement az istállóba. Hát ahogy belép, hallja:
- Ne adjatok több szénát! Ne adjatok több szénát!
Erre már ő is megijedt.
- Ördög bújt a tehénbe - mondta -, hamar le kell ütni!
Szegény jószágot lebunkózták, a bendőjét meg kidobták a szemétre. Hüvelyk Matyi váltig küszködött, hogy valahogyan kikerüljön a börtönéből. Addig evickélt, míg utat nem tört magának. Végre-valahára kidugta a fejét. Hát nem arra jön egy éhes farkas, és bekapja az egész bendőt, Matyival együtt!
Csöbörből vödörbe jutott a kis legény, de nem olyan fából faragták ám, hogy egyhamar kétségbe essék! "Megpróbáljuk, hátha szót ért farkas koma" - gondolta, és elkiáltotta magát:
- Hallod-e, farkas, tudnék neked egy nagyszerű lakomát!
- Hol? - mordult vissza loholtában a farkas.
- A harmadik faluban, az alvégtől fölfelé a negyedik házban. Bemászol a csatornalyukon, és annyi szalonnát, kolbászt meg kalácsot lelsz ott, hogy csak győzzed nyelni!
Az a ház pedig az édesapja háza volt.
A farkasnak nem kellett kétszer mondani a dolgot. Alig várta, hogy leszálljon az éj. Akkor benyomakodott a csatornalyukon az éléskamrába, és jól telefalta magát. Mikor pedig jóllakott, odébb akart állni. Hanem a hasa úgy megdagadt, nem fért ki többé a lyukon!
Matyi csak ezt várta. Elkezdett lármázni a farkas hasában; úgy ordított, ahogy csak a torkán kifért.
- Nem hallgatsz! - mordult rá a farkas. - Föllármázod a házat!
- Ha te jóllaktál, én is mulatni akarok! - felelte Matyi, és még jobban rikoltozott.
A nagy hejehujára végre fölébredtek a szülei, szaladtak a kamrához, és belestek a résen. Hát látják, hogy egy farkas van odabent! Az ember gyorsan fejszét ragadott, az asszony meg a kaszát kapta, így nyomultak a kamra felé.
Az ajtó előtt azt mondja az ember:
- Te maradj egy kicsit hátrébb. Előbb majd én sújtok rá a fejszémmel. Ha nem fordul fel tőle, suhints rá a kaszával, vágd el vele a torkát.
Hüvelyk Matyi meghallotta az édesapja hangját.
- Csak óvatosan, édesapám - kiáltotta -, mert én vagyok itt a hasában!
- Hála az égnek, megjött a mi kis fiacskánk! - örvendezett az ember, s ettől az örömtől egyszerre megháromszorozódott az ereje. Intett az asszonynak, álljon félre, tegye le a kaszát, nehogy megsebezzék vele az ő drága Matyijukat; ő maga meg szélesre tárta a kamra ajtaját, toppantott egyet, nagyot rugaszkodott, és akkorát sújtott a fejszével a farkas fejére, hogy az nyomban kiadta a páráját.
Gyorsan fölmetszették a hasát, és előszedték belőle a fiacskájukat.
- Hogy aggódtunk érted, édes lelkem! - mondta az apja.
- Bizony, édesapám - felelte Matyi -, sokat jártam a világban, sokat láttam, sokat tapasztaltam: örülök, hogy végre friss levegőt szívhatok.
- Hol mindenütt jártál?
- Voltam, édesapám, egérke lyukában, tehén bendőjében, farkas hasában, hogy a kalap tetejéről meg a pap kamrájáról ne is beszéljek. Hanem most már itt maradok veletek életünk fogytáig.
- Mi meg a világ semmi kincséért sem adunk el többé! - lelkendeztek a szülei, és boldogan ölelték szívükre egyetlen kis magzatukat. Jól megetették, megitatták, s új ruhát is szabattak rá, mert a régi bizony igen megkopott a nagy vándorlásban.