Chú bé tí hon


Paluch


Xưa có một bác nông dân nghèo, tối tối bác thường ngồi bên lò sưởi, gẩy than cho lửa cháy, và bác gái ngồi xe chỉ. Một hôm bác nói với vợ:
- Vợ chồng mình hiếm hoi, không có con nên thật là buồn. Nhà mình lạnh ngắt, còn các nhà láng giềng thì thật là vui vẻ, nhộn nhịp.
Bác gái thở dài đáp:
- Ờ, giá chỉ có một đứa duy nhất, dù nó có thật bé nhỏ như ngón tay cái đi chăng nữa tôi cũng thỏa lòng. Chắc vợ chồng mình sẽ yêu quí nó lắm nhỉ.
Được ít lâu, người vợ ốm nghén, và bảy tháng sau sinh một đứa con trai đầy đủ mặt mũi, chân tay nhưng chỉ bằng ngón tay cái. Hai vợ chồng bảo nhau:
- Thật đúng như lời ước nguyện! Nó chắc chắn sẽ là đứa con cưng của vợ chồng mình.
Vì nó bé chỉ bằng ngón tay nên họ đặt tên nó là Tí Hon. Tuy hai bác cho nó ăn đầy đủ, nhưng đứa bé vẫn chẳng lớn lên được tí nào, cứ nhỏ xíu như lúc mới sinh. Được cái mắt nó sáng, đầy vẻ thông minh. Chẳng bao lâu nó trở thành một đứa trẻ khôn ngoan, khéo léo, gì cũng bắt chước làm được.
Một hôm, bác nông dân chuẩn bị vào rừng đốn củi, bác lẩm bẩm một mình:
- Giá lát nữa có người đánh xe hộ ta thì thích quá!
Tí Hon bèn thưa rằng:
- Cha ơi, con có thể đánh xe vào rừng, cha cứ tin ở con, đúng giờ hẹn là xe đã có ở trong rừng.
Cha cười và nói:
- Làm sao mà làm được! Con bé tí xíu, làm sao mà cầm nổi cương ngựa?
- Không sao, cha ạ. Mẹ sẽ thắng ngựa vào xe cho con. Con sẽ ngồi trong tai ngựa; nghe tiếng con thúc, ngựa sẽ chạy.
Cha nói:
- Được, ta cứ thử một lần xem sao!
Đến giờ mẹ thắng ngựa vào xe và đặt Tí Hon vào tai ngựa. Tí Hon thét: "Tắc tắc! Hây hây!" cho ngựa chạy. Thế là ngựa chạy băng băng như có người đánh xe cầm cương. Xe cứ đúng hướng chạy vào rừng. Khi xe rẽ ở một chỗ ngoặt và Tí Hon đang thét: "Hây, hây" thì cũng vừa lúc đó có hai người đi tới.
Một người nói:
- Lạ chưa kìa! Chỉ nghe thấy tiếng, không thấy người đánh xe mà xe cứ đi. Thật là quái lạ.
Người kia nói:
- Ừ, mà cũng lạ đời thật, ta thử đi xem xe đỗ ở chỗ nào.
Xe chạy thẳng một mạch vào rừng, rồi dừng lại đúng chỗ có củi đã để sẵn.
Thoáng nhìn thấy cha, Tí Hon đã gọi:
- Cha ơi, cha thấy chưa, con đã đưa xe đến đây, giờ cha bế con xuống đi.
Cha chạy đến, tay trái nắm cương ngựa, tay phải nhấc con trai Tí Hon ra khỏi tai ngựa. Tí Hon vui vẻ ngồi lên một cọng rơm.
Trông thấy Tí Hon, hai người lạ mặt sửng sốt không nói được nên lời. Một người níu tay bạn ra một chỗ rồi nói:
- Này anh bạn, nếu ta đem thằng nhóc con tí xíu kia đi làm trò ở tỉnh lớn chắc sẽ phát tài lắm. Hay ta mua nó đi!
Hai người liền đến chỗ bác nông dân và nói:
- Ông bán cho chúng tôi thằng bé tí xíu này, chúng tôi sẽ chăm sóc nó cẩn thận.
Người cha đáp:
- Tôi không bán nó. Nó là đứa con cưng của tôi. Bạc vàng trên cả thế gian này đối với tôi cũng không bằng nó.
Nghe thấy hai người hỏi mua, Tí Hon níu quần cha, leo lên vai, nói thầm vào tai:
- Cha ơi, cha cứ bán con đi, thế nào rồi con cũng về nhà được.
Nghe lời con, người cha bán con cho hai người kia lấy một món tiền lớn.
Hai người kia hỏi Tí Hon:
- Mày muốn ngồi ở đâu?
- Có gì đâu, cứ đặt cháu lên vành mũ của các bác. Ở trên ấy cháu có thể đi dạo chơi, ngắm phong cảnh, cháu không ngã đâu mà sợ.
Đúng như nguyện vọng của Tí Hon, một người đặt nó lên vành mũ. Sau khi Tí Hon đã chào tạm biệt cha, hai người mang nó đi theo. Họ đi mãi, đến khi trời xâm xẩm tối thì Tí Hon nói:
- Nhấc cháu xuống đất một lát với, cháu có việc cần lắm.
Người mang nó trên mũ nói:
- Cứ việc ở trên ấy, bác sẽ chẳng nói gì về chuyện ấy đâu. Thỉnh thoảng chim vẫn "bĩnh" ở trên ấy đấy mà.
Tí Hon nói:
- Không mà, cháu cũng biết cư xử thế nào cho phải, bác cho cháu xuống mau mau đi!
Người ấy nhấc mũ, đặt Tí Hon xuống ruộng gần vệ đường. Xuống tới đất, Tí Hon chạy lẩn ngay vào giữa những tảng đất. Bỗng nhiên nó nhìn thấy một cái hang chuột, nó chui luôn vào đó. Rồi còn vẫy gọi, cười chế nhạo hai người kia:
- Thôi, xin chào hai ông, hai ông về với nhau nhé!
Hai người lấy gậy chọc vào hang chuột để bắt nó, nhưng đúng là mất công vô ích vì Tí Hon cứ bò sâu mãi trong lòng đất. Trời cứ mỗi lúc một tối hơn, hai người bực mình, đành phải bỏ về tay không.
Khi hai người đã đi xa, lúc đó Tí Hon mới chui ở hang từ trong lòng đất ra. Nó nghĩ bụng:
- Đi trong đêm tối ở giữa cánh đồng thì thật là nguy hiểm, vỡ đầu, gãy cẳng như chơi.
May sao Tí Hon lại vấp phải một cái vỏ sên rỗng. Tí Hon nói:
- Lạy chúa! Đêm nay con có chỗ ngủ yên rồi.
Vừa mới chợp mắt được một lúc thì nó nghe thấy có tiếng hai người đi qua. Một người nói:
- Chúng mình phải làm thế nào để cậy được cửa mà ăn trộm vàng bạc của lão cha xứ giàu sụ ấy nhỉ?
Tí Hon chen vào:
- Để tôi bày mưu cho!
Một tên trộm hốt hoảng nói:
- Cái gì thế nhỉ? Tao vừa nghe thấy có tiếng người nói.
Chúng dừng lại, lắng tai nghe. Tí Hon lại nói:
- Các bác đem tôi đi theo thì tôi sẽ giúp cho.
- Nhưng mày ở chỗ nào?
Tí Hon đáp:
- Các bác cứ tìm ở dưới đất và lưu ý chỗ nào có tiếng nói vọng ra.
Bọn kẻ trộm tìm mãi mới thấy chỗ Tí Hon. Chúng nhấc nó lên hỏi:
- Này, thằng nhãi con, mày giúp chúng ta được việc gì?
Tí Hon đáp:
- Rồi các bác coi, cháu sẽ luồn qua chấn song cửa sổ để vào buồng cha xứ. Các bác muốn lấy thứ gì, cháu chuyển cho thứ đó.
- Được, chúng tao muốn coi xem tài mày ra sao.
Khi kẻ trộm tới nhà cha xứ, Tí Hon luồn chui ngay vào buồng, rồi ráng hết sức hỏi thật to:
- Các bác muốn gì nào? Các bác có muốn khoắng sạch buồng này không?
Hai tên trộm sợ hãi bảo nó:
- Này, nói khe khẽ thôi, không thì chủ nhà thức dậy bây giờ!
Nhưng Tí Hon tảng lờ làm như chẳng hiểu gì cả, lại lớn tiếng hỏi:
- Các bác muốn gì nào? Các bác có muốn khoắng sạch buồng này không?
Cô đầu bếp ngủ ở buồng bên cạnh nghe thấy liền ngồi nhổm dậy, lắng tai nghe. Bọn kẻ trộm hốt hoảng nên vội lảng ra xa, nhưng rồi chúng trấn tĩnh lại, cho là Tí Hon giỡn bọn chúng. Chúng lại quay vào, khẽ gọi Tí Hon:
- Này, đừng có giỡn nữa! Chuyển ra cho bọn tao chút ít đi!
Tí Hon lấy hết sức hét:
- Cháu chuyển cho các bác tất cả nhé! Giơ cả hai tay ra mà đón.
Cô hầu nghe thấy rõ mồn một là có tiếng người la, cô bước ra khỏi giường, lò mò đi ra cửa. Bọn ăn trộm bỏ chạy, chúng chạy bán sống bán chết như có ma đuổi sát ở đằng sau. Cô hầu nghe ngóng lại không thấy gì cả, đi vào nhà thắp nến. Khi cô cầm nến vào buồng thì Tí Hon đã lẻn trốn được ra ngoài đồng cỏ. Cô lục soát khắp các xó xỉnh nhưng cũng chẳng thấy gì, cô tưởng mình mê ngủ nên lại vào giường ngủ tiếp.
Tí Hon leo quanh đống cỏ khô, cuối cùng tìm được một chỗ ấm cúng để ngủ, nó tính ngủ đến sáng mai thì về nhà với cha mẹ. Tí Hon định thế này nhưng chuyện xảy ra lại không như thế. Chà, chuyện đời thật lắm nỗi gian truân!
Trời mới tang tảng sáng, cô hầu đã ra khỏi giường, đi lấy cỏ khô cho súc vật ăn. Cô lấy một ôm cỏ, lại lấy ngay đúng chỗ Tí Hon ngủ. Tí Hon ngủ say quá nên không hề hay biết, mãi đến khi bò đã ngoạm vào mồm, Tí Hon mới thức giấc. Nó kêu lên:
- Trời ơi, sao tôi lại ở trong cái cối nghiền nắm thế này!
Nhưng ngay sau đó, Tí Hon biết được mình đang ở đâu. Nó cố tránh cho khỏi bị răng bò nghiền thì lại bị nuốt trôi vào dạ dày. Nó nghĩ bụng:
- Gian nhà này người ta quên không làm cửa sổ, ánh nắng mặt trời không rọi chiếu vào được, đã thế lại chẳng có đèn đóm gì cả.
Ở đây Tí Hon thấy khó chịu, bực nhất là cỏ cứ tuôn vào mãi, chỗ ở ngày càng chật hẹp. Trong lúc hoảng sợ, nó thét lớn:
- Đừng tuôn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa! Đừng tuôn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa!
Cô hầu đang vắt sữa bò, cô không trông thấy một ai mà lại nghe thấy tiếng nói y hệt như tiếng đêm qua. Cô đang ngồi trên ghế, vì sợ quá mà ngã lăn ra làm đổ hết cả sữa.
Cô hầu vội vã chạy lên tìm cha xứ và mách:
- Trời ơi, con bò nó biết nói cha ạ.
Cha xứ nói:
- Cô có điên không đấy?
Rồi cha xuống chuồng bò xem thực hư như thế nào. Cha vừa mới bước xuống chuồng Tí Hon lại la:
- Đừng tuồn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa! Đừng tuồn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa!
Lúc đó, cha xứ cũng đâm hoảng. Cha cho là bò bị quỷ ám và sai giết bò. Mổ bò xong, người ta quẳng chiếc dạ dày ra đống phân, mà Tí Hon lại ở trong dạ dày. Loay hoay mãi, Tí Hon mới thò được đầu ra thì lại gặp ngay chuyện chẳng lành: một con chó sói đang đói bụng chạy ngay lại, nuốt chửng luôn cả chiếc dạ dày trong đó có Tí Hon. Nhưng Tí Hon vẫn không nản chí, nó nghĩ chắc mình có thể nói với sói được. Rồi từ trong bụng sói, Tí Hon nói vọng ra:
- Anh bạn Sói thân mến, tôi muốn mách cho bạn chỗ có mồi ngon tuyệt vời.
Sói hỏi:
- Ở đâu có thứ ấy hở?
Tí Hon tả thật cặn kẽ nơi cha mẹ mình đang ở.
- Cậu cứ chui qua cổng nhà thì vào được trong bếp, ở đó cậu sẽ tha hồ chén bánh ngọt, mỡ, xúc xích.
Chẳng đợi Tí Hon nói tới lần thứ hai, đêm đến, Sói chui qua cổng để vào bếp và đánh chén một bữa thỏa thuê. Khi đã no căng bụng rồi, Sói tính bài chuồn, nhưng giờ đây bụng Sói đã căng phồng lên, chui ra bằng đường cũ không lọt nữa. Tí Hon đã tính trước đến nước đó. Ở trong bụng Sói, Tí Hon vung tay vung chân la lối om sòm lên. Sói bảo:
- Mày có im đi không nào! Mày làm ầm, mọi người thức dậy bây giờ.
Tí Hon đáp:
- Ui chà, cậu đã ăn uống no nên rồi, giờ phải để cho tớ vui đùa một chút chứ!
Rồi Tí Hon lại lấy hết sức ra mà la hét. Cuối cùng, cha mẹ Tí Hon nghe tiếng la lối om sòm nên thức giấc, chạy xuống bếp, nhìn qua kẽ hở thì thấy Sói đang ở trong đó. Ông chạy đi lấy rìu, bà chạy đi lấy hái.
Lúc vào, chồng nói:
- Bà đứng sau tôi, nếu tôi choảng một cái mà nó chưa chết ngay thì bà bổ hái vào bụng nó mà rạch ra.
Tí Hon nghe thấy giọng nói của cha, nó reo lên:
- Cha kính yêu, con đang ở trong này, con ở trong bụng Sói.
Mừng quýnh lên, người cha nói:
- Lạy Chúa! Đứa con cưng nhất của chúng tôi lại về.
Rồi bác bảo vợ vứt hái đi để Tí Hon khỏi bị thương. Đoạn bác lấy đà, giơ rìu lên giáng cho Sói một nhát trúng đầu, Sói lăn ra chết tươi. Hai vợ chồng bác lấy dao kéo mổ bụng Sói, lôi Tí Hon ra.
Bác trai nói:
- Trời, cha mẹ ở nhà lo cho con quá!
- Thưa cha, con đã đi nhiều nơi trên thế giới, lạy Chúa, giờ con lại được thở không khí trong lành!
- Thế con đã đi những đâu?
- Chà, cha ơi, con đã từng ở trong hang chuột, trong dạ dày bò, trong ruột sói, giờ con đang ở bên cha mẹ.
Cha mẹ ân cần ôm hôn đứa con cưng của mình, rồi nói:
- Từ nay, dù có được tất cả của cải trên thế gian này, cha mẹ cũng chẳng bán con nữa đâu.
Rồi cha mẹ cho Tí Hon ăn uống, đo quần áo mới, vì trong chuyến ngao du kia, quần áo của Tí Hon đã sờn rách hết cả.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Był sobie pewien biedny chłop, który wieczorami siedział przy piecu i podsycał ogień, a jego żona siedziała i przędła. A wtedy mawiała: "Jakie to smutne, że nie mamy dzieci! Tak u nas cicho, a w innych domach gwarno i wesoło." – "Tak," odpowiedziała żona i westchnęła,, "Gdybyśmy mieli choć jedno, niechby nawet było takie jak kciuk, byłabym szczęśliwa, kochalibyśmy je z całego serca." A zdarzyło się, że kobieta stała się chorowita, a po siedmiu miesiącach powiła dziecię, jak trzeba we wszystkich członkach, ale nie większe niż kciuk. Powiedzieli zatem: "Stało się, jak chcieliśmy, będzie naszym ukochanym dzieckiem," i nazwali go podług jego postaci Paluchem. Nie pozwalali by brakło mu jedzenia, lecz dziecko nie rosło, było takie, jak w pierwszej godzinie, lecz rozumnie patrzało mu z oczu i wnet okazało się ,że jest stworzeniem mądrym i zwinnym, a szczęściło mu się we wszystkich, czego się tknął.
Chłop gotował się pewnego dnia by iść do lasu drzewa rąbać, a wtedy powiedział do siebie: "gdybym tylko miał kogoś, kto by mi wóz przyprowadził." – "Ojcze," zawołał Paluch, "przyprowadzą ci wóz, może się na to zdać, w swoim czasie będzie w lesie." Chłop uśmiał się i rzekł "jak to ma być, jesteś za mały by utrzymać konia w cuglach." – "Nie szkodzi, ojcze, jeśli tylko matka go zaprzęgnie, usiądę koniowi w uchu i będę wołał, jak ma iść." –"No," odpowiedział ojciec, "raz możemy spróbować."
Gdy wybiła godzina, kobieta zaprzęgła konia, Palucha zaś wsadziła koniowi do ucha, a potem maluch wołał, jak koń ma iść "wiśta, hetta, wio, a wszystko szło jak należy, jak u mistrza, wóz zaś jechał drogą prosto do lasu. Zdarzyło się, gdy właśnie brał zakręt, a maluch zawołał: "wiśta, wiśta, że nadeszło dwóch nieznanych ludzi. "Ty, " rzekł jeden, "co to? Jedzie wóz, a woźnica woła do konia, lecz wcale go nie widać." – "Nieczyste to jakieś sprawki," rzekł drugi, "pójdziemy za wozem i zobaczymy, gdzie się zatrzyma." A wóz dojechał do lasu, prosto do miejsca, gdzie rąbano drwa. Gdy Paluch dojrzał swojego ojca, zawołał doń: "Widzisz ojcze, jestem z wozem, teraz mnie ściągnij na dół" Ojciec złapał konia lewą ręką , a synka wyciągnął z końskiego ucha prawą. Ten zaś wesoło usiadł na słomce. Gdy dwóch obcych ludzi ujrzało Palucha, ze zdziwienia nie wiedzieli, co powiedzieć. Wziął tedy jeden drugiego na stronę i rzekł "Słuchaj, ten mały jegomość może byś naszym szczęściem, jeśli weźmiemy go do wielkiego miasta i będziemy pokazywać za pieniądze, kupimy go." Podeszli do chłopa i rzekli: "Sprzedaj nam tego małego człowieka. Będzie miał u nas dobrze." – "Nie," odrzekł ojciec, "To serce moje, za całe złoto tego świata nie jest na sprzedaż!" Lecz Paluch, gdy usłyszał o handlu, wspiął się po fałdzie surduta do góry, stanął mu na ramionach i szepnął do ucha "Ojcze, oddaj mnie, jakoś do ciebie wrócę." Oddał go więc ojciec obu mężczyznom za ładny kawał grosza.. "Gdzie chcesz siedzieć?" rzekli do niego, "postawcie mnie na brzegu waszego kapelusza, będę sobie chodził tam i tu i oglądał okolicę a na pewno nie spadnę." Zrobili podług jego woli, a gdy Paluch pożegnał się z ojcem, wyruszyli z nim w drogę. Szli, aż poczęło ciemnieć, wtedy rzekł mały: "Zdejmijcie mnie na dół, mam potrzebę." – "Zostań na górze," rzekł, człowiek, na którego głowie siedział, "nic mi z tego, ptaki też czasem coś mi spuszczą na głowę." – "Nie," rzekł Paluch, "wiem, co się godzi, zdejmijcie mnie natychmiast na dół." Człowiek ów zdjął kapelusz i postawił małego na polu przy drodze, on zaś skoczył i łaził wzdłuż skiby, a potem nagle wskoczył do mysiej nory, którą sobie wyszukał. "Dobrego wieczoru, moi panowie, idźcie do domu beze mnie," zawołał do nich i śmiał się z nich. Biegali przy tym i wbijali kije w mysią dziurę, lecz trud był daremny, Paluch był bowiem coraz dalej, a gdy już całkiem było ciemno, musieli ruszyć do domu ze złością i pustą sakwą.
Gdy Paluch zobaczył, że poszli, wylazł z podziemi: "To niebezpiecznie chodzić po polu w ciemności," rzekł, "łatwo sobie złamać nogę i przetrącić kark." Na szczęście trafił na pusty domek ślimaka. "Chwała Bogu," rzekł, "Mogę tu bezpiecznie spędzić noc" i wszedł do środka. Niedługo potem, gdy już zasypiał, usłyszał, jak przechodzi dwóch ludzi, a jeden z nich mówił "Jak mamy to zrobić, by bogatego plebana obrabować ze złota i srebra?" – "Mogę ci powiedzieć," wtrącił Paluch. "Co to było?" rzekł przestraszony złodziej, "słyszałem, jak ktoś mówi." Stanęli i nasłuchiwali, a Paluch mówił dalej "Weźcie mnie ze sobą, to wam pomogę." – "A gdzie jesteś?" – "Szukajcie na ziemi i zważajcie skąd idzie głos," odpowiedział." Złodzieje znaleźli go w końcu i podnieśli do góry. "A ty mały łotrze, i ty chcesz nam pomóc!" rzekli- "Patrzcie," odpowiedział, wejdę między żelaznymi prętami do izby plebana i podam wam, czego będziecie chcieli." – "Dobra," rzekli, "zobaczymy, co potrafisz." Gdy doszli do plebanii, Paluch wkradł się do izby, ale od razu krzyknął co sił: "Chcecie mieć, co tu jest? Złodzieje wystraszyli się i rzekli: "Mów cicho, żeby nikt się nie zbudził." Lecz Paluch robił tak, jakby był nie zrozumiał i zawołał na nowo: "Co chcecie? Chcecie wszystkiego, co tu jest?" Usłyszała to kucharka, która spała w izbie obok, podniosła się w łóżku i nasłuchiwała. Złodzieje ze strachu cofnęli się jednak, w końcu odzyskali odwagę i pomyśleli. "Ten mały jegomość się z nami drażni." Wrócili więc i szepnęli do niego_ "A teraz na poważnie, podaj nam coś." A Paluch krzyknął jeszcze raz, najgłośniej jak mógł "Wszystko wam podam, wyciągnijcie tylko ręce." Usłyszała to nasłuchująca dziewczyna, wyskoczyła z łóżka i rzuciła się w drzwi. Złodzieje uciekli i biegli, jakby mięli za sobą dzikich myśliwców, a dziewczyna nie mogąc niczego dostrzec, poszła zapalić świecę. Gdy przyszła ze świecą, Paluch, nie czekając aż go zobaczy, poszedł do stodoły, dzieweczka zaś przeszukawszy wszystkie kąty, poszła w końcu do łóżka i zdawało jej się, że śniła przy otwartych oczach i uszach.
Paluch obszedł parę ździebełek siana i znalazł sobie piękne miejsce do spania, chciał odpocząć, aż nadejdzie dzień, by potem wrócić do swoich rodziców. Musiał jednak doświadczyć innych rzeczy! Tak, na tej ziemi jest smutek i nędza! Dziewka wstała z łóżka, gdy zaczął szarzeć dzień by nakarmić bydło. Jej pierwsze kroki prowadziły do stodoły, gdzie nałożyła na ramię kupę siana i to dokładnie tą, w której leżał i spał biedny Paluch. A spał tak mocno, że niczego nie spostrzegł i nie obudził się, aż trafił do krowiego pyska, która to chwyciła go razem z sianem. "O Boże," zawołał, "Trafiłem w żarna!," lecz wnet spostrzegł, gdzie jest. Musiał teraz uważać by nie trafić między krowie zęby i nie zostać między nimi zmielony, a potem jeszcze ześlizgnął się wraz z sianem do samego żołądka. "Ktoś zapomniał okna w tej izdebce," rzekł, "i nie świeci słońce do środka, światła też nie przyniosą." Kwatera w ogóle mu się nie podobała, a najgorsze było to, że w drzwi wchodziło wciąż nowe siana i miejsca było coraz mniej. W końcu zawołał w strachu najgłośniej, jak tylko umiał: "Nie dawajcie mi już świeżego żarcia, nie dawajcie mi już świeżego żarcia" Dziewka doiła właśnie krowę, a gdy usłyszała głos nie widząc nikogo, a był to ten sam głos, który słyszała w nocy, wystraszyła się, że spadła ze stołka i rozlała mleko. Pobiegła prędko do swego pana i zawołała: "Księże proboszczu, krowa gadała." – "Zwariowałaś, "odpowiedział pleban, lecz mimo to sam poszedł do obory by sprawdzić, co się dzieje. Ledwo jednak przestąpił nogą, Paluch zawołał na nowo: "Nie dawajcie mi już świeżego żarcia, nie dawajcie mi już świeżego żarcia" I wtedy pleban sam się wystraszył, myślał, że to zły duch opętał krowę i kazał ją zabić. Zabili ją więc, a żołądek, gdzie siedział Paluch, wyrzucili na gnój. Z wyjściem miał wielki kłopot, udało mu się tyle, że miał więcej miejsca, gdy jednak chciał już wyściubić głowę, przypętało się nowe nieszczęście. Przybiegł głodny wilk i połknął cały żołądek na raz. Paluch nie stracił jednak ducha, "Może," pomyślał, "da się pogadać z wilkiem,, "I zawołał do niego z środka brzucha: "Drogi wilku, wiem, gdzie jest cudne żarcie." – "Skąd je wziąć?" zapytał wilk. "W tym i w tym domu, musisz wejść do rynsztoka, znajdziesz tam ciasto, sadło i kiełbasę, a ile tylko będziesz chciał," i opisał mu dokładnie dom swego ojca. Wilk nie dał sobie dwa razy powtarzać, wlazł nocą do rynsztoka ż żarł w spiżarni ile serce zapragnie. A gdy się nasycił, chciał uciec, ale był za gruby by wrócić tą samą drogą. Na to właśnie liczył paluch i zaczął strasznie hałasować w wilczym cielsku, szalał i krzyczał, ile wlezie.. "Będziesz cicho!?" rzekł wilk, "pobudzisz ludzi." - "I co" odpowiedział mały, "nażarłeś się, ja też się chcę zabawić," i zaczął od nowa krzyczeć ze wszystkich sił. Zbudzili się od tego jego ojciec i matka, pobiegli do komory i zajrzeli przez szparę. Gdy zobaczyli, że w środku jest wilk, uciekli, mężczyzna poszedł po siekierę, a kobieta po kosę. "Zostań z tyłu," rzekł mężczyzna, gdy weszli do komory, "jak zadam mu cios i nie zdechnie od tego, musisz ty przywalić i rozciąć mu cielsko." Paluch usłyszał głos ojca i zawołał "drogi ojcze, jestem tu, w wilczym cielsku." A ojciec rzekł pełen radości: "Chwała Bogu, nasze dziecko się znalazło," i kazał żonie odłożyć kosę by nie uszkodzić Palucha. Potem wszedł i uderzył wilka w łeb, że padł zdechły na miejscu, potem poszukali noża i nożyc, rozcięli mu cielsko i wyciągnęli małego. "Ach," rzekł ojciec, "aleśmy się o ciebie martwili! – "Tak, ojcze, dożo chodziłem po świecie, Bogu dzięki znów mogę złapać świeżego powietrza." – "A gdzieżeś to bywał?" – "Ach, ojcze, byłem w mysiej norze, w brzuchu krowy i wilka, a teraz zostanę z wami." – "A my cię nie sprzedamy za wszystkie bogactwa tego świata," powiedzieli rodzice, utulili i ucałowali swego kochanego Palucha. Dali mu jeść i pić, dali mu zrobić nowe odzienie, bo jego zniszczyły się w podróży.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek