Chú bé tí hon


Prichindel


Xưa có một bác nông dân nghèo, tối tối bác thường ngồi bên lò sưởi, gẩy than cho lửa cháy, và bác gái ngồi xe chỉ. Một hôm bác nói với vợ:
- Vợ chồng mình hiếm hoi, không có con nên thật là buồn. Nhà mình lạnh ngắt, còn các nhà láng giềng thì thật là vui vẻ, nhộn nhịp.
Bác gái thở dài đáp:
- Ờ, giá chỉ có một đứa duy nhất, dù nó có thật bé nhỏ như ngón tay cái đi chăng nữa tôi cũng thỏa lòng. Chắc vợ chồng mình sẽ yêu quí nó lắm nhỉ.
Được ít lâu, người vợ ốm nghén, và bảy tháng sau sinh một đứa con trai đầy đủ mặt mũi, chân tay nhưng chỉ bằng ngón tay cái. Hai vợ chồng bảo nhau:
- Thật đúng như lời ước nguyện! Nó chắc chắn sẽ là đứa con cưng của vợ chồng mình.
Vì nó bé chỉ bằng ngón tay nên họ đặt tên nó là Tí Hon. Tuy hai bác cho nó ăn đầy đủ, nhưng đứa bé vẫn chẳng lớn lên được tí nào, cứ nhỏ xíu như lúc mới sinh. Được cái mắt nó sáng, đầy vẻ thông minh. Chẳng bao lâu nó trở thành một đứa trẻ khôn ngoan, khéo léo, gì cũng bắt chước làm được.
Một hôm, bác nông dân chuẩn bị vào rừng đốn củi, bác lẩm bẩm một mình:
- Giá lát nữa có người đánh xe hộ ta thì thích quá!
Tí Hon bèn thưa rằng:
- Cha ơi, con có thể đánh xe vào rừng, cha cứ tin ở con, đúng giờ hẹn là xe đã có ở trong rừng.
Cha cười và nói:
- Làm sao mà làm được! Con bé tí xíu, làm sao mà cầm nổi cương ngựa?
- Không sao, cha ạ. Mẹ sẽ thắng ngựa vào xe cho con. Con sẽ ngồi trong tai ngựa; nghe tiếng con thúc, ngựa sẽ chạy.
Cha nói:
- Được, ta cứ thử một lần xem sao!
Đến giờ mẹ thắng ngựa vào xe và đặt Tí Hon vào tai ngựa. Tí Hon thét: "Tắc tắc! Hây hây!" cho ngựa chạy. Thế là ngựa chạy băng băng như có người đánh xe cầm cương. Xe cứ đúng hướng chạy vào rừng. Khi xe rẽ ở một chỗ ngoặt và Tí Hon đang thét: "Hây, hây" thì cũng vừa lúc đó có hai người đi tới.
Một người nói:
- Lạ chưa kìa! Chỉ nghe thấy tiếng, không thấy người đánh xe mà xe cứ đi. Thật là quái lạ.
Người kia nói:
- Ừ, mà cũng lạ đời thật, ta thử đi xem xe đỗ ở chỗ nào.
Xe chạy thẳng một mạch vào rừng, rồi dừng lại đúng chỗ có củi đã để sẵn.
Thoáng nhìn thấy cha, Tí Hon đã gọi:
- Cha ơi, cha thấy chưa, con đã đưa xe đến đây, giờ cha bế con xuống đi.
Cha chạy đến, tay trái nắm cương ngựa, tay phải nhấc con trai Tí Hon ra khỏi tai ngựa. Tí Hon vui vẻ ngồi lên một cọng rơm.
Trông thấy Tí Hon, hai người lạ mặt sửng sốt không nói được nên lời. Một người níu tay bạn ra một chỗ rồi nói:
- Này anh bạn, nếu ta đem thằng nhóc con tí xíu kia đi làm trò ở tỉnh lớn chắc sẽ phát tài lắm. Hay ta mua nó đi!
Hai người liền đến chỗ bác nông dân và nói:
- Ông bán cho chúng tôi thằng bé tí xíu này, chúng tôi sẽ chăm sóc nó cẩn thận.
Người cha đáp:
- Tôi không bán nó. Nó là đứa con cưng của tôi. Bạc vàng trên cả thế gian này đối với tôi cũng không bằng nó.
Nghe thấy hai người hỏi mua, Tí Hon níu quần cha, leo lên vai, nói thầm vào tai:
- Cha ơi, cha cứ bán con đi, thế nào rồi con cũng về nhà được.
Nghe lời con, người cha bán con cho hai người kia lấy một món tiền lớn.
Hai người kia hỏi Tí Hon:
- Mày muốn ngồi ở đâu?
- Có gì đâu, cứ đặt cháu lên vành mũ của các bác. Ở trên ấy cháu có thể đi dạo chơi, ngắm phong cảnh, cháu không ngã đâu mà sợ.
Đúng như nguyện vọng của Tí Hon, một người đặt nó lên vành mũ. Sau khi Tí Hon đã chào tạm biệt cha, hai người mang nó đi theo. Họ đi mãi, đến khi trời xâm xẩm tối thì Tí Hon nói:
- Nhấc cháu xuống đất một lát với, cháu có việc cần lắm.
Người mang nó trên mũ nói:
- Cứ việc ở trên ấy, bác sẽ chẳng nói gì về chuyện ấy đâu. Thỉnh thoảng chim vẫn "bĩnh" ở trên ấy đấy mà.
Tí Hon nói:
- Không mà, cháu cũng biết cư xử thế nào cho phải, bác cho cháu xuống mau mau đi!
Người ấy nhấc mũ, đặt Tí Hon xuống ruộng gần vệ đường. Xuống tới đất, Tí Hon chạy lẩn ngay vào giữa những tảng đất. Bỗng nhiên nó nhìn thấy một cái hang chuột, nó chui luôn vào đó. Rồi còn vẫy gọi, cười chế nhạo hai người kia:
- Thôi, xin chào hai ông, hai ông về với nhau nhé!
Hai người lấy gậy chọc vào hang chuột để bắt nó, nhưng đúng là mất công vô ích vì Tí Hon cứ bò sâu mãi trong lòng đất. Trời cứ mỗi lúc một tối hơn, hai người bực mình, đành phải bỏ về tay không.
Khi hai người đã đi xa, lúc đó Tí Hon mới chui ở hang từ trong lòng đất ra. Nó nghĩ bụng:
- Đi trong đêm tối ở giữa cánh đồng thì thật là nguy hiểm, vỡ đầu, gãy cẳng như chơi.
May sao Tí Hon lại vấp phải một cái vỏ sên rỗng. Tí Hon nói:
- Lạy chúa! Đêm nay con có chỗ ngủ yên rồi.
Vừa mới chợp mắt được một lúc thì nó nghe thấy có tiếng hai người đi qua. Một người nói:
- Chúng mình phải làm thế nào để cậy được cửa mà ăn trộm vàng bạc của lão cha xứ giàu sụ ấy nhỉ?
Tí Hon chen vào:
- Để tôi bày mưu cho!
Một tên trộm hốt hoảng nói:
- Cái gì thế nhỉ? Tao vừa nghe thấy có tiếng người nói.
Chúng dừng lại, lắng tai nghe. Tí Hon lại nói:
- Các bác đem tôi đi theo thì tôi sẽ giúp cho.
- Nhưng mày ở chỗ nào?
Tí Hon đáp:
- Các bác cứ tìm ở dưới đất và lưu ý chỗ nào có tiếng nói vọng ra.
Bọn kẻ trộm tìm mãi mới thấy chỗ Tí Hon. Chúng nhấc nó lên hỏi:
- Này, thằng nhãi con, mày giúp chúng ta được việc gì?
Tí Hon đáp:
- Rồi các bác coi, cháu sẽ luồn qua chấn song cửa sổ để vào buồng cha xứ. Các bác muốn lấy thứ gì, cháu chuyển cho thứ đó.
- Được, chúng tao muốn coi xem tài mày ra sao.
Khi kẻ trộm tới nhà cha xứ, Tí Hon luồn chui ngay vào buồng, rồi ráng hết sức hỏi thật to:
- Các bác muốn gì nào? Các bác có muốn khoắng sạch buồng này không?
Hai tên trộm sợ hãi bảo nó:
- Này, nói khe khẽ thôi, không thì chủ nhà thức dậy bây giờ!
Nhưng Tí Hon tảng lờ làm như chẳng hiểu gì cả, lại lớn tiếng hỏi:
- Các bác muốn gì nào? Các bác có muốn khoắng sạch buồng này không?
Cô đầu bếp ngủ ở buồng bên cạnh nghe thấy liền ngồi nhổm dậy, lắng tai nghe. Bọn kẻ trộm hốt hoảng nên vội lảng ra xa, nhưng rồi chúng trấn tĩnh lại, cho là Tí Hon giỡn bọn chúng. Chúng lại quay vào, khẽ gọi Tí Hon:
- Này, đừng có giỡn nữa! Chuyển ra cho bọn tao chút ít đi!
Tí Hon lấy hết sức hét:
- Cháu chuyển cho các bác tất cả nhé! Giơ cả hai tay ra mà đón.
Cô hầu nghe thấy rõ mồn một là có tiếng người la, cô bước ra khỏi giường, lò mò đi ra cửa. Bọn ăn trộm bỏ chạy, chúng chạy bán sống bán chết như có ma đuổi sát ở đằng sau. Cô hầu nghe ngóng lại không thấy gì cả, đi vào nhà thắp nến. Khi cô cầm nến vào buồng thì Tí Hon đã lẻn trốn được ra ngoài đồng cỏ. Cô lục soát khắp các xó xỉnh nhưng cũng chẳng thấy gì, cô tưởng mình mê ngủ nên lại vào giường ngủ tiếp.
Tí Hon leo quanh đống cỏ khô, cuối cùng tìm được một chỗ ấm cúng để ngủ, nó tính ngủ đến sáng mai thì về nhà với cha mẹ. Tí Hon định thế này nhưng chuyện xảy ra lại không như thế. Chà, chuyện đời thật lắm nỗi gian truân!
Trời mới tang tảng sáng, cô hầu đã ra khỏi giường, đi lấy cỏ khô cho súc vật ăn. Cô lấy một ôm cỏ, lại lấy ngay đúng chỗ Tí Hon ngủ. Tí Hon ngủ say quá nên không hề hay biết, mãi đến khi bò đã ngoạm vào mồm, Tí Hon mới thức giấc. Nó kêu lên:
- Trời ơi, sao tôi lại ở trong cái cối nghiền nắm thế này!
Nhưng ngay sau đó, Tí Hon biết được mình đang ở đâu. Nó cố tránh cho khỏi bị răng bò nghiền thì lại bị nuốt trôi vào dạ dày. Nó nghĩ bụng:
- Gian nhà này người ta quên không làm cửa sổ, ánh nắng mặt trời không rọi chiếu vào được, đã thế lại chẳng có đèn đóm gì cả.
Ở đây Tí Hon thấy khó chịu, bực nhất là cỏ cứ tuôn vào mãi, chỗ ở ngày càng chật hẹp. Trong lúc hoảng sợ, nó thét lớn:
- Đừng tuôn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa! Đừng tuôn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa!
Cô hầu đang vắt sữa bò, cô không trông thấy một ai mà lại nghe thấy tiếng nói y hệt như tiếng đêm qua. Cô đang ngồi trên ghế, vì sợ quá mà ngã lăn ra làm đổ hết cả sữa.
Cô hầu vội vã chạy lên tìm cha xứ và mách:
- Trời ơi, con bò nó biết nói cha ạ.
Cha xứ nói:
- Cô có điên không đấy?
Rồi cha xuống chuồng bò xem thực hư như thế nào. Cha vừa mới bước xuống chuồng Tí Hon lại la:
- Đừng tuồn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa! Đừng tuồn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa!
Lúc đó, cha xứ cũng đâm hoảng. Cha cho là bò bị quỷ ám và sai giết bò. Mổ bò xong, người ta quẳng chiếc dạ dày ra đống phân, mà Tí Hon lại ở trong dạ dày. Loay hoay mãi, Tí Hon mới thò được đầu ra thì lại gặp ngay chuyện chẳng lành: một con chó sói đang đói bụng chạy ngay lại, nuốt chửng luôn cả chiếc dạ dày trong đó có Tí Hon. Nhưng Tí Hon vẫn không nản chí, nó nghĩ chắc mình có thể nói với sói được. Rồi từ trong bụng sói, Tí Hon nói vọng ra:
- Anh bạn Sói thân mến, tôi muốn mách cho bạn chỗ có mồi ngon tuyệt vời.
Sói hỏi:
- Ở đâu có thứ ấy hở?
Tí Hon tả thật cặn kẽ nơi cha mẹ mình đang ở.
- Cậu cứ chui qua cổng nhà thì vào được trong bếp, ở đó cậu sẽ tha hồ chén bánh ngọt, mỡ, xúc xích.
Chẳng đợi Tí Hon nói tới lần thứ hai, đêm đến, Sói chui qua cổng để vào bếp và đánh chén một bữa thỏa thuê. Khi đã no căng bụng rồi, Sói tính bài chuồn, nhưng giờ đây bụng Sói đã căng phồng lên, chui ra bằng đường cũ không lọt nữa. Tí Hon đã tính trước đến nước đó. Ở trong bụng Sói, Tí Hon vung tay vung chân la lối om sòm lên. Sói bảo:
- Mày có im đi không nào! Mày làm ầm, mọi người thức dậy bây giờ.
Tí Hon đáp:
- Ui chà, cậu đã ăn uống no nên rồi, giờ phải để cho tớ vui đùa một chút chứ!
Rồi Tí Hon lại lấy hết sức ra mà la hét. Cuối cùng, cha mẹ Tí Hon nghe tiếng la lối om sòm nên thức giấc, chạy xuống bếp, nhìn qua kẽ hở thì thấy Sói đang ở trong đó. Ông chạy đi lấy rìu, bà chạy đi lấy hái.
Lúc vào, chồng nói:
- Bà đứng sau tôi, nếu tôi choảng một cái mà nó chưa chết ngay thì bà bổ hái vào bụng nó mà rạch ra.
Tí Hon nghe thấy giọng nói của cha, nó reo lên:
- Cha kính yêu, con đang ở trong này, con ở trong bụng Sói.
Mừng quýnh lên, người cha nói:
- Lạy Chúa! Đứa con cưng nhất của chúng tôi lại về.
Rồi bác bảo vợ vứt hái đi để Tí Hon khỏi bị thương. Đoạn bác lấy đà, giơ rìu lên giáng cho Sói một nhát trúng đầu, Sói lăn ra chết tươi. Hai vợ chồng bác lấy dao kéo mổ bụng Sói, lôi Tí Hon ra.
Bác trai nói:
- Trời, cha mẹ ở nhà lo cho con quá!
- Thưa cha, con đã đi nhiều nơi trên thế giới, lạy Chúa, giờ con lại được thở không khí trong lành!
- Thế con đã đi những đâu?
- Chà, cha ơi, con đã từng ở trong hang chuột, trong dạ dày bò, trong ruột sói, giờ con đang ở bên cha mẹ.
Cha mẹ ân cần ôm hôn đứa con cưng của mình, rồi nói:
- Từ nay, dù có được tất cả của cải trên thế gian này, cha mẹ cũng chẳng bán con nữa đâu.
Rồi cha mẹ cho Tí Hon ăn uống, đo quần áo mới, vì trong chuyến ngao du kia, quần áo của Tí Hon đã sờn rách hết cả.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
A fost odata un taran sarac si taranul asta sta intr-o seara in fata vetrei si dregea focul alaturi de nevasta lui care torcea. si-n tacerea ce se asternuse in odaie se auzi deodata glasul barbatului:
- Ce rau e ca n-avem si noi copii! Casa noastra e atat de pustie si de trista, pe cata vreme in casele altora e numai forfota si veselie...
- Asta asa-i, raspunse femeia, oftand. De-am avea macar unul singur si chiar de-ar fi micut cat degetul cel mare de la mana si inca as fi multumita si l-as iubi din toata inima.
La catava vreme dupa aceea, se intampla ca femeia ramase grea si, dupa sapte luni, dadu nastere unui prunc. Copilul, cum sa va spun, avea infatisare omeneasca la fel ca orice copil, numai ca era tare mic, cat un deget... Dar altfel era bine facut, ca un voinic de-o schioapa.
Parintii nu-si mai incapeau in piele de bucurie si-si ziceau mereu:
- S-a nimerit s-avem un copil taman dupa cum ne-a fost dorinta; flacaul asta o sa fie bucuria vietii noastre si ne-o fi drag mai mult decat orice pe lume!
Si din pricina ca era asa micut de statura ii zisera Prichindel. Copilasul nu ducea lipsa de nimic, dar cu toate ca i se dadea sa manance din belsug, nu crescu deloc, nici un piculet, ci ramase ca-n ceasul cand s-a nascut. Dar dupa cum cata la toate cu ochisorii lui vioi si neastamparati, se vedea cat colo ca era istet nevoie mare si pe ce punea mana ii iesea din plin, fiind cuminte si indemanatic la toate.
Intr-o zi, taica-sau tocmai se pregatea sa se duca in padure sa taie niste lemne. si cum ascutea securea, nu stiu cum zise el, mai mult pentru sine:
- Eh, bine-ar fi fost de-as fi avut pe cineva care sa vina cu caruta dupa mine!
- De asta nu-ti fie grija, taica, striga Prichindel, ca-ti aduc eu caruta. si sa stii ca la vremea hotarata sunt cu ea in padure.
Auzindu-l ce zice, taranul incepu sa rada.
- Ei dracie, dau cum ar fi cu putinta o treaba ca asta?! se mira el. Ca doar esti prea micsor ca sa poti tine haturile...
- Pai asta nu-i nici o piedica, taica. Mama o sa-mi inhame calul, iar eu o sa ma var in urechea lui si de-acolo o sa-i poruncesc tot timpul incotro s-o ia.
- Daca zici tu asa, asa sa fie! se invoi taica-sau. O data om putea incerca...
Cand socoti c-ar fi tocmai timpul potrivit pentru plecare, femeia inhama calul la caruta si-l aseza pe Prichindel in urechea acestuia.
Si baiatul prinse a striga intruna, indemnand bidiviul: "Hi, hi, murgule!," ca s-o ia numai incotro trebuia. si calul se indemna la drum si gonea intins spre padure, de parca ar fi fost condus de un vizitiu priceput.
Dupa catava vreme, Prichindel ajunse cu caruta la marginea padurii. in clipa cand fu sa coteasca la capatul unei cararui si-n timp ce striga din toti rarunchii: "Hi, hi, murgule!" ii iesira in cale doi straini.
- Mai, ce-o mai fi si asta! striga unul din ei, mirandu-se strasnic. Ia te uita: caruta merge singura, dar cineva trebuie ca mana calul, numai ca de vazut nu se vede nimeni... Unde o fi carutasul, naiba sa-l ia?!
- Sa stii ca asta nu-i lucru curat! raspunse celalalt. Ia hai sa ne luam dupa caruta, sa vedem unde are sa se opreasca.
Caruta se afunda in padure si se opri intr-un luminis, taman pe locul unde era stivuita o gramada de lemne taiate. si de cum il zari pe taica-sau, Prichindel ii striga:
- Vezi, tata, c-am venit cu caruta, dupa cum ne-a fost vorba? Acu' vino de ma da jos!
Tata-sau apuca cu mana stanga calul de capastru, in timp ce cu dreapta il scoase pe Prichindel din urechea calului. Flacaul se aseza vesel pe un pai, sa se mai hodineasca nitelus. Cand il vazura pe Prichindel, cei doi straini ramasera incremeniti de uimire si nu mai stiura ce sa spuna. Dar intr-un tarziu isi venira in fire si unul dintre ei il lua pe celalalt deoparte si-i sopti la ureche:
- Asculta, fratioare, stii tu cum ne-am pricopsi cu prichindelul asta, de l-am arata multimii pe la balciuri, in targurile mari? Hai sa vedem de nu-l putem cumpara, ca buna afacere ar fi...
Se indreptara apoi spre tatal baiatului si, intrand in vorba cu el, ii zisera:
- Ia asculta, omule, n-ai vrea sa ne vinzi noua prichindelul asta? si sa n-ai nici o grija, c-o s-o duca mai bine ca acasa.
- Nici prin gand nu-mi trece, raspunse taranul, ca doar un singur copil am si mi-e drag ca sufletul. Nu-l dau pentru tot aurul din lume!
In aceasta vreme, auzind spusele drumetilor, Prichindel se urca in pripa pe cutele hainelor lui taica-sau, pana ce-i ajunse pe umeri si-i sopti la ureche:
- Vinde-ma, tatuca, si nu-ti fie teama, ca ma intorc eu degraba inapoi!
Taica-sau asculta de flacau, ca-l stia istet, si, vanzandu-l celor doi straini, lua paralute bune pe el.
- Unde vrei sa sezi, ca sa-ti fie mai la indemana? il intrebara ei, dupa ce se incheie targul.
- Asezati-ma pe palaria unuia din voi, da' asa, mai inspre margine, ca acolo am loc destul sa ma preumblu si-o sa privesc la locurile pe unde treceam, fara teama c-am sa pic jos.
Ii facura pe plac omuletului si, dupa ce Prichindel isi lua ramas bun de la taica-sau, pornira la drum. Mersera ei asa pana incepu a se lasa amurgul si, dupa o vreme, numai ce-l auzira pe Prichindel ca le striga cat il tineau puterile:
- Dati-ma jos, dati-ma jos degraba, ca m-au apucat nevoile!
- Ba ramai colo sus unde esti si fa-ti treaba linistit, raspunse omul pe palaria caruia sedea. Nu te sinchisi de fel, ca n-am sa ma supar pentru un fleac ca asta; doar se intampla ca si pasarile cerului sa scape cate ceva pe palaria mea, si ce, ma supar de asta?!
- Nu, nu vreau! striga Prichindel. stiu eu singur ce se cade si ce nu. Dati-ma repede jos!
Omul isi scoase palaria si-l lasa pe Prichindel pe un ogor, la marginea cararii ce taia campul. Prichindel incepu sa sara printre brazde si sa se preumble printre bulgarii de pamant, despicati de taisul plugului. si deodata, pe nesimtite, se strecura intr-o gaura de soarece, pe care o dibuise de cum fusese dat jos.
- Noapte buna, boierilor! le arunca Prichindel in bataie de joc... si mai duceti-va acasa si fara mine...
Dupa ce-o stersese, isi mai radea si de ei! Cei doi pisicheri erau catraniti rau si alergara intr-acolo, intr-un suflet. Varara un bat in gaura de soarece ca sa dea de el; scotocira-ncoace, scotocira-ncolo, dar truda le fu zadarnica. Prichindel se vara tot mai afund si cum intre timp se intunecase de-a binelea, oamenii trebuira sa se lase pagubasi si sa-si caute de drum. si ramasera cu punga goala, dar cu sufletul plin de obida...
Cand Prichindel baga de seama c-au plecat, iesi indata afara din ascunzatoare.
"Mare primejdie te paste de mergi pe ogor pe intunecimea asta! isi zise el. Lesne iti poti frange gatul in vreo hartoapa..."
Dar, spre norocul lui, in drum dadu peste o gaoace de melc.
- Slava tie, Doamne, ca am unde sa man peste noapte fara nici o grija! striga el, bucuros, si se cuibari in gaoace.
Cand era aproape sa-l fure somnul, numai ce auzi doi oameni trecand pe acolo. si unul din ei zicea:
- Cum am putea face noi ca sa punem mana pe banii si argintaria popii, ca-i putred de bogat?
- Las' ca te-nvat eu cum! ii raspunse Prichindel, intrerupandu-l din vorbire.
- Ce fu si asta, frate-miu? striga speriat unul din hoti. Parca am auzit pe cineva vorbind!
Hotii se oprira pe loc si ascultara cu luare-aminte. Atunci Prichindel grai iarasi:
- Luati-ma cu voi si n-o sa va para rau, c-o sa va ajut.
- Da' unde esti, ma, omule?
- Cautati cu atentie pe jos, raspunse Prichindel, da' numai inspre partea de unde mi se aude glasul.
In cele din urma cei doi hoti dadura peste voinicelul nostru si-l ridicara in sus.
- Bine, ma, nichipercea, te lauzi tu c-ai putea sa ne-ajuti pe noi! Pai in ce chip anume?
- Ba nu ma laud deloc! si uite cum am sa fac: o sa ma strecor printre gratiile de fier, in camara popii, si-apoi o sa va dau de-acolo tot ce-o sa va pofteasca inima.
- Aferim! incuviintara cu bucurie hotii. si acu' hai la treaba, sa te vedem ce poti!
Cand ajunsera ei la casa popii, Prichindel se strecura in camara si incepu sa strige cat il tinea gura:
- Ma, vreti sa va dau tot ce e pe-aici?
Hotii se inspaimantara rau si cautara sa-l domoleasca:
- Ci vorbeste, bre, mai incetisor, nu cumva sa trezesti pe cineva!
Dar Prichindel se prefacu ca nu-i intelesese si incepu sa strige cu si mai multa tarie:
- Ce vreti, ma? Vreti tot ce e pe-aici?
Bucatareasa, care se odihnea in odaia de alaturi, auzind tot ce spusese flacaul, se ridica in capul oaselor si asculta mai departe cu luare-aminte.
Cand il auzira racnind, pe hoti ii cuprinse iar frica si, luandu-si picioarele la spinare, fugira o buna bucata de drum, pe unde se nimeri. Dar in cele din urma prinsera iar inima si-si zisera ca omuletul e un ghidus si ca-i place pesemne sa glumeasca in felul asta. Se intoarsera si-i soptira printre dinti:
- Hai, lasa-te de sotii si arunca afara ceva de pe-acolo!
Atunci Prichindel incepu sa strige din rasputeri:
- Va dau tot ce e pe-aici, da' intindeti numai mainile!
Bucatareasa, care tragea cu urechea, deslusi de data asta fiecare cuvintel si, sarind din pat, dadu buzna in camara. Auzind lipait de pasi, hotii o luara la sanatoasa de parca i-ar fi gonit Scaraotchi din urma.
Slujnica nu se dumerea defel ce se intamplase, si cum orbecaia si nu deslusea nimic din pricina intunericului, se grabi sa aduca din camera ei o lumanare aprinsa. Cand veni indarat cu lumina, Prichindel se furisa in sura, fara ca femeia sa-l fi putut zari. Biata sluga se culca din nou, socotind ca poate a visat cu ochii deschisi...
Prichindel urca pe gramezile de fan si-si cauta un loc potrivit pentru culcus. Gandea sa-si odihneasca oasele, cuibarit in patuceanul asta moale, pana-n revarsatul zorilor, si-apoi sa se reintoarca acasa, la parintii lui. Dar vezi ca i-a fost harazit sa mai patimeasca si sa mai treaca prin nenumarate belele, ca multe necazuri si nenorociri trebuie sa intampine omul pe lumea asta... Cum se crapa de ziua, slujnica se scula sa dea de mancare la vite. Mai intai intra in sura, de unde lua un brat de fan, si se nimeri ca tocmai in fanul acela sa-si fi aflat Prichindel culcusul. Dar flacaiasul nostru era atat de adancit in somn incat nu prinse de veste si nu se trezi decat cand fu in gura unei vaci, care-l inghitise o data cu fanul.
- Ah, Doamne, se minuna el, cum de ajunsei in moara asta!?
Dar isi dadu numaidecat seama unde se afla si se feri cu grija, sa nu-l macine vaca intre masele. Dar in cele din urma se pomeni alunecand in pantecele vacii.
"Ce intuneric e in incaperea asta! Pesemne ca a uitat sa faca ferestre, isi zise Prichindel, si d-aia n-are pe unde patrunde soarele... si barem de-as avea la indemana vreo lumanare, dar de unde sa-ti faci rost pe aici de asa ceva!"
De altfel adapostul nu-i era catusi de putin pe plac si ceea ce il supara si mai mult era fanul care venea in gramezi, sporind necontenit, astfel ca locul cu pricina se stramtora din ce in ce mai mult. De frica, Prichindel incepu sa strige cat il tinea gura:
- Nu-mi mai dati fan! Nu-mi mai dati fan!
In clipa aceea slujnica tocmai mulgea vaca si auzind glas de om si nevazand pe nimeni si fiindca recunoscuse ca era tot glasul care o trezise din somn peste noapte, se inspaimanta intr-atat ca aluneca de pe scaunel si rasturna laptele, care se risipi pe jos. Alerga ea apoi in fuga la stapanul sau si-i zise, abia tragandu-si sufletul:
- Valeu, parinte, vaca noastra vorbeste!
- Pesemne ca ti-ai pierdut mintile, femeie!, o infrunta popa. Totusi se duse in grajd, sa vada ce s-o fi petrecand pe acolo.
Dar de indata ce ajunse in prag, Prichindel incepu sa strige din nou:
- Nu-mi mai dati fan! Nu-mi mai dati fan!
Popa incremeni de spaima si, crezand c-a intrat necuratul in vaca, porunci sa fie taiata numaidecat. Dupa ce-o taiara, slugile aruncara burta vacii la gunoi. si Prichindel izbuti cu mare greutate sa-si faca drum de iesire, ca sa scape de acolo. Dar abia isi scoase capul la lumina, ca o alta nenorocire se abatu asupra lui. Un lup hamesit de foame, care se furisase prin ograda in cautarea unei bucaturi, zari tocmai atunci ceea ce cauta si inghiti pe data toata burta, dintr-o hapaitura. Dar Prichindel nu-si pierdu curajul.
"Poate c-o fi vreo faptura de inteles lupul asta!," gandi el. si din bezna in care se afla, incepu sa strige din toate puterile:
- Draga lupusorule, stiu eu un loc unde ai putea gasi un ospat pe cinste, sa te-nfrupti numai cu bunatati!
- Asa?! si unde e locul cu pricina? intreba lupul.
- in cutare si cutare loc, ii deslusi pe indelete glasul.
Si n-ai alta de facut decat sa te vari in camara printr-o borta din perete. O sa dai acolo peste ce nici nu gandesti: carnati, slanina si cozonaci si totul din belsug, sa mananci cat iti pofteste inima!
Dar lupul de unde era sa stie ca Prichindel gandea sa-l duca tocmai la casa tatalui sau?! Nu se lasa mult rugat si o porni in goana intr-acolo. Peste noapte se strecura prin borta in camara si incepu sa infulece bucuros din toate bunatatile. Dupa ce se satura, vru sa-si ia talpasita tot pe unde venise, dar de mult ce se ghiftuise, i se umflase burduhanul, incat nu-i mai fu cu putinta sa iasa prin borta.
Pe asta isi bizuise si Prichindel socoteala, din capul locului, si incepu de indata sa faca o larma strasnica din burta lupului, tipand si urland cat il tineau puterile.
- Da' mai astampara-te si taci o data, c-ai sa scoli lumea din somn! se rasti la el lupul.
- Ce-mi pasa, de s-or trezi! raspunse flacaul. De ospatat tu te-ai ospatat pe indestulate, acum e randul meu sa petrec, si petrec dupa cum mi-e voia!
Si incepu iar sa strige cat il lua gura. In vremea asta, de atata zarva, parintii lui Prichindel se trezira din somn si alergara spre camara de unde venea glasul. Se uitara inauntru printr-o crapatura si, cand vazura lupul, detera fuga de luara omul, toporul, iar femeia, coasa.
- Ramai tu in urma! zise barbatul catre nevasta-sa in clipa cand se pregatea sa intre pe usa. Daca nu moare, dupa ce l-oi izbi eu in moalele capului cu toporul, infige si tu coasa in el si cauta de-i spinteca burta.
Auzind glasul lui taica-sau, Prichindel incepu sa strige:
- Taica draga, eu sunt aici, in burta lupului!
- Slava Domnului ca ne-am regasit copilul, ca ne e mai drag decat sufletul!, rosti omul, nemaiincapandu-si in piele de bucurie.
Apoi ii spuse femeii sa lase coasa deoparte, ca nu cumva sa-l vatame pe Prichindel si, ridicand toporul, il izbi pe lup drept in moalele capului, de cazu acesta trasnit la pamant. Dupa aceea adusera un cutit si-o foarfeca si, spintecandu-i burta, il scoasera de acolo pe fiul lor cel iubit.
- De-ai sti cat de mult ti-am dus grija! zise taica-sau.
- Mult mi-a fost dat sa mai colind si eu prin lume, da' acu', slava Domnului, pot rasufla in voie, ca mi-e ingaduit sa vad iarasi lumina zilei!
- Da' pe unde-ai tot umblat, dragu' tatii?
- Mai bine intreaba-ma pe unde n-am fost... Ah, tata, am nimerit mai intai intr-o gaura de soareci, apoi in pantecele unei vaci si-n cele din urma am ajuns in burta lupului. Dar de-acu' raman pentru totdeauna cu voi.
- Iar noi n-o sa te mai vindem nici pentru toate bogatiile din lume! zisera parintii lui Prichindel si prinsera sa-l sarute si sa-l dragaleasca.
Il ospatara apoi cu ce aveau ei mai bun in casa si-i facura imbracaminte noua, ca cea veche se ponosise de cat o purtase pe drumurile cele lungi si grele.