A pirkulicsok


Những người tí hon


I
Volt egyszer egy suszter, értette a mesterségét, szorgalmasan dolgozott. Hogy, hogy nem, a végén mégis úgy tönkrement hogy nem maradt egyebe, mint egyetlen pár cipőre való bőre. Abból este kiszabta a cipőt, hogy majd másnap elkészíti; tiszta volt a lelkiismerete, nem sokat emésztette magát a jövendőn, gondolta, majd lesz valahogy, tisztességes ember csak nem pusztul éhen; lefeküdt, és békességgel elaludt.
Másnap jó korán fölkelt, és neki akart ülni a munkájának; hát ott áll: készen az asztalán a pár cipő. A suszter ámult-bámult, nem tudta, mit szóljon a dologhoz. Kezébe vette a cipőt, alaposan végignézte, minden varrást, minden szögelést apróra megszemlélt; nem volt azon semmi hiba, nincs a: a mestermunka, amelyik különb lehetett volna.
Hamarosan vevő is jött. Nagyon megtetszett neki a cipő. Fölpróbálta: éppen ráillett a lábára.
- Mintha csak nekem készítették volna! - mondta örvendezve, és mert úgy találta, a suszter keveset kér érte, valamivel többet adott az áránál. pontosan annyit, hogy éppen két párra való bőr tellett ki belőle. A suszter este ezeket is szépen kiszabta.
"A többi munkát majd megcsinálom holnap reggel - gondolta -, ráérek a dolgomtól."
De mire másnap fölkelt, készen állt két pár cipő, neki a kisujját sem kellett megmozdítania. Vevő is akadt mind a kettőre, jól megfizettek értük, s a suszter, a pénzen most már négy párra való bőrt vásárolhatott.
Harmadnap reggel azt a négy pár cipőt is készen találta. S így ment ez tovább napról napra, hétről hétre. Amit este kiszabott, az reggelre elkészült. A cipész hamarosan tisztes jövedelemre tett szert, és megint jómódú ember lett belőle.
Karácsony táján egy este szokása szerint ismét kiszabta a másnapi cipőkhöz a bőrt, aztán, mielőtt lefeküdtek, azt mondta a feleségének:
- Hallod-e, lelkem, mi lenne ha ma éjszaka fönnmaradnánk, és meglesnénk, ki az, aki ilyen szorgalmasan segít nekünk a műhelyünkben?
Az asszony ráállt a dologra, hiszen maga is sokat töprengett már rajta, csak hát nem mert előhozakodni vele az urának. Mécsest gyújtott, és föltette a szekrény tetejére, aztán elbújtak a sarokban. Onnét figyelték, hogy lesz, mi lesz.
Mikor a toronyban éjfélt ütött az óra, egyszer csak valami kaparászást, topogást, izgést-mozgást hallottak; az ajtó egyarasznyira kinyílt, és két kedves kis manó surrant a szobába. Se szó, se beszéd, odaültek a suszter asztalkájához, fogták a kiszabott bőröket, és munkához láttak. Olyan fürgén, olyan ügyesen dolgoztak, parányi kis ujjukkal olyan szaporán varrtak, tűztek, hogy a suszter azt sem tudta, hová legyen ámulatában.
A manók addig egy szempillantásra sem hagyták abba a munkát, míg a cipők el nem készültek, és fényesre pucolva ott nem sorakoztak az asztalka mellett. Akkor egyet füttyentettek, s illa berek! - eltűntek.
Másnap reggel azt mondta a suszterné asszony:
- Meg kell hálálnunk ezeknek a manóknak, hogy jómódba juttattak minket. Pucéron szaladgálnak az istenadták, még jó, hogy meg nem fagynak! Tudod, mit? Varrok nekik ingecskét, kabátkát, mellényt, nadrágot, kötök nekik harisnyát is, te meg csinálj mindegyiknek egy pár szép kis cipőt.
Egész nap ezen dolgoztak; az asszony kezében szaporán járt a kötőtű, csattogott az olló, készültek a kis ruhák, az ember meg a székén kuporgott, és kalapált, szögelt, forgatta a kaptafát, míg a kis cipőket meg nem csinálta. Este aztán a kiszabott bőr helyett az ajándékokat rakták oda az asztalra; szépen elrendeztek mindent, elbújtak a sarokban, és kíváncsian lesték, mit szólnak majd a manók.
Azok szokás szerint pontban éjfélkor meg is jelentek, és tüstént dologhoz akartak látni. Hanem ahogy az asztalra esett a pillantásuk, lecsapták a szerszámaikat és azt sem tudták, mihez kapjanak, mit simogassanak, minek örvendezzenek. Egykettőre bebújtak a kis ruhákba, felhúzták a kis cipőt, füttyentgettek, rikkantgattak, egyszerre csak cincogva nótázni kezdtek.
Ugye, milyen csinos fiúk vagyunk?
Többet bizony nem is suszterkodunk!
- énekelték; körültáncolták az asztalt, szökdécseltek, ugrándoztak, végül aztán kiperdültek a szobából.
Nem is jöttek vissza soha többet. A suszternak pedig élete végéig jól ment a sora mindig volt munkája, és minden sikerült neki, amihez csak hozzákezdett.
HAI CHÚ TÍ HON
Xưa có bác thợ giày, chẳng tội tình gì mà làm ăn cứ ngày một sa sút, gia sản cuối cùng còn lại là miếng da chỉ vừa đủ đóng một đôi giày. Tối bác ngồi đo cắt, định sáng hôm sau sẽ khâu thành giày. Vốn tính phúc hậu, cắt xong, bác yên trí lên giường, mới đặt mình xuống bác đã ngáy o o.
Sáng hôm sau, bác tính ngồi vào chỗ làm thì thấy đôi giày đã đóng xong để ở trên mặt bàn. Bác lấy làm lạ, chẳng hiểu tại sao nó lại làm như vậy.
Cầm giày lên ngắm bác thấy giày đóng thật đẹp, đường kim mũi chỉ cẩn thận, sạch sẽ, không lỗi chỗ nào, sạch đẹp như một công trình của thợ cả.
Ít lâu sau có người đến hỏi mua. Khách hàng thấy đôi giày đẹp quá nên trả đắt hơn giá bình thường. Bác thợ giày lấy tiền ấy mua được miếng da đủ đóng hai đôi giày. Tối bác ngồi đo cắt, định để sáng hôm sau tỉnh táo sẽ khâu. Nhưng cũng giống lần trước, bác không phải mất công khâu, lúc bác dậy thì cả hai đôi giày đã xong.
Giày đẹp nên chẳng thiếu gì người muốn mua, họ trả bác nhiều tiền đến nỗi bác đủ tiền mua da đóng bốn đôi giày khác. Tối cắt da xong lên giường ngủ, sáng hôm sau bác lại thấy cả bốn đôi đã xong.
Câu chuyện cứ như thế tiếp diễn, tối bác đo cắt thì sáng sau thành giày. Chẳng mấy chốc bác trở nên khấm khá, cuối cùng trở thành một người giàu có.
Một buổi tối, sắp đến ngày Chúa giáng sinh, bác lại ngồi cắt giày. Trước lúc đi ngủ bác nói với vợ:
- Mình nghĩ thế nào, hôm nay ta thức đêm rình xem ai đã giúp mình nhiệt tình như vậy.
Bác gái cũng đồng tình. Hai người che đèn rồi lẩn vào góc nhà, nấp sau đống quần áo treo ở đó để rình.
Đúng nửa đêm có hai người tí hon, nom rất dễ thương, mình trần như nhộng đến ngồi bên bàn thợ giày. Họ kéo đống da đã cắt lại, rồi hối hả gò, khâu, mấy ngón tay nhỏ xíu đưa kim tuốt chỉ nhanh thoăn thoắt làm cho bác thợ giày phải ngạc nhiên, trố mắt ra mà nhìn. Hai người tí hon cặm cụi mải miết làm việc cho tới khi khâu xong mới ngừng tay, để giày lên bàn rồi nhảy đi mất hút.
Sáng hôm sau bác gái bảo chồng:
- Té ra mấy chú tí hon đã làm giúp nhà mình. Chúng ta phải tạ ơn mấy chú ấy cho phải lẽ. Các chú ấy thật là tội nghiệp, đi đi về về như thế mà manh áo che thân chẳng có, đành chịu rét mướt… Ông có biết không, hay để tôi khâu cho mỗi chú một cái áo sơ mi, một cái áo khoác, một cái áo vét và một cái quần nhé. Tôi đan cho mỗi chú một đôi bít tất nữa. Còn mình hãy đóng cho mỗi chú một đôi giày nhỏ.
Bác trai nói:
- Thế thì tôi ưng quá đi chứ!
Đến tối thì quà tặng làm xong. Hai người để quà tặng lên bàn, chỗ mọi ngày vẫn xếp da giày đã cắt, rồi lại nấp rình xem liệu hai chú tí hon sẽ làm gì với đống quà ấy. Đúng nửa đêm lại chú tí hon nhảy vào, định bắt tay ngay vào việc. Nhưng các chú chẳng thấy da cắt sẵn mà chỉ thấy chồng áo quần nhỏ nhắn xinh xắn. Thoạt đầu hai chú hết sức ngạc nhiên, nhưng rồi hai chú lộ vẻ hết sức vui mừng. Chỉ trong nháy mắt các chú đã mặc xong quần áo, xỏ giày. Thích quá, các chú lấy tay vuốt vuốt quần áo và hát:
Diện vào lịch sự hẳn lên,
Hỏi còn ai bảo là anh thợ giày.
Hai chú bước thấp bước cao, nhảy múa vui mừng, các chú nhảy cả lên bàn, lên ghế. Sau đó vừa đi vừa nhảy múa kéo nhau ra cửa biến mất. Từ hôm ấy không thấy các chú lại nữa. Còn bác thợ giày sống sung túc, có đồng ra đồng vào, suốt đời bác mọi việc đều trôi chảy tốt đẹp.
CÔ NGƯỜI Ở ĐI ĐỠ ĐẺ
Ngày xửa ngày xưa có một cô người ở nghèo, cô rất siêng năng và sạch sẽ. Ngày nào cũng như ngày nào, quét xong nhà cô hốt rác đổ ra đống rác to trước nhà.
Có lần, vào buổi sáng lúc cô đag chuẩn bị làm việc thì thấy một bức thư. Vì không biết đọc, cô dựng chổi vào góc nhà, rồi đưa thư nhờ chủ nhà đọc cho nghe.
Đó là bức thư của những người Tí Hon, họ mời cô gái xuống đỡ đẻ. Cô gái phân vân không biết nên như thế nào. Nghe mọi người dỗ dành và khuyên, không nên từ chối những chuyện như vậy, cô gái đồng ý.
Có ba người Tí Hon đến đưa cô gái tới một hang núi, nơi người Tí Hon sống. Mọi đồ vật ở đây đều nhỏ xinh, đẹp tuyệt vời chẳng còn chê vào đâu được. Giường của người mẹ làm bằng gỗ mun đen bóng có khảm ngọc trai, chăn đắp có thêu chỉ bằng vàng, chiếc nôi làm bằng ngà voi, bồn tắm bằng vàng ròng.
Những người Tí Hon mời cô gái ở lại với họ ba ngày. Cô sống sung sướng và vui vẻ. Những người Tí Hon rất nuông chiều cô.
Thời gian trôi qua, lúc chia tay những người Tí Hon tặng cô rất nhiều vàng và dẫn cô ra khỏi núi.
Trở về tới nhà, cô gái muốn bắt tay ngay vào việc. Cô cầm chổi quét nhà. Giữa lúc đó có người từ trong buồng ra, hỏi cô là ai mà lại quét nhà. Ba ngày cô ở nơi những người Tí Hon trong hang núi chính là bảy năm. Chủ cũ của cô đã mất trong thời gian cô đi vắng.
ĐỨA TRẺ DỊ DẠNG
Có một bà mẹ bị những người Tí Hon bế đi mất đứa con yêu quý khỏi nôi và thay vào đó là một đứa bé đầu to, hai mắt mở trừng trừng khờ dại, nó chẳng biết gì ngoài ăn và uống.
Bà mẹ không biết làm sao, nên chạy sang hàng xóm hỏi. Người hàng xóm khuyên nên nấu nước bằng hai cái vỏ trứng, khi đặt vỏ trứng lên bếp thì đứa trẻ dị dạng sẽ cười. Nếu nó cười có nghĩa là xong chuyện.
Bà mẹ làm đúng mọi chuyện như lời hàng xóm nói. Khi vỏ trứng được đặt lên bếp để đun nước thì đứa trẻ dị dạng kia nói:
- Ta già như cánh rừng kia mà chưa bao giờ thấy cảnh người đun nước bằng vỏ trứng.
Và nó phá lên cười. Cùng lúc đó, rất đông người tí hon xuất hiện, và bồng nhấc đứa trẻ dị dạng đi mất.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng