Os gnomos (Histórias de anões)


Những người tí hon


PRIMEIRO CONTO
Houve, uma vez, um sapateiro que, não por sua culpa, ficara tão pobre que só lhe restava couro para um único par de sapatos.
A noite, cortou o couro para fazer os sapatos no dia seguinte; e, como tinha a consciência tranquila, deitou-se na cama, encomendou-se ao bom Deus e dormiu sossegada mente.
Pela manhã, após recitar as orações, dirigiu-se á mesa para trabalhar; mas deparou com o# sapatos já prontos, file admirou-se e não sabia o que pensar a este respeito. Pegou nas mãos os sapatos para observá-los mais de perto e viu que estavam tão perfeitos que não havia um único ponto errado; eram, realmente, uma obra-prima.
Logo depois, chegou um comprador; os sapatos lhe agradaram tanto, que pagou muito acima do preço estipulado. Com esse dinheiro, o sapateiro pôde comprar couro para dois pares de sapatos.
A noite, cortou o couro para fazê-los, com a melhor disposição, no dia seguinte; mas não foi preciso. Quando se levantou pela manhã, os sapatos já estavam prontos, e não faltaram compradores que lhe deram tanto dinheiro, que lhe permitiu comprar couro para quatro pares de sapatos.
De manhã cedo, ao levantar-se, encontrou prontos também esses; e assim prosseguiam as coisas: o que ele cortava à noite, encontrava feito de manhã; dessa maneira melhorou muito de situação e acabou ficando abastado.
Ora, aconteceu que uma noite, pouco antes do Natal, o sapateiro preparou e deixou cortados os sapatos. Antes, porém, de ir para a cama, disse à mulher:
- Que tal se ficássemos acordados esta noite, para ver quem é que nos auxilia tão generosamente?
A mulher concordou alegremente; acendeu uma luz; depois esconderam-se atrás das roupas dependuradas nos centos da sala, e ficaram aguardando a lentamente.
Ao dar meia-noite, chegaram dois graciosos gnomos completamente nuzinhos; sentaram-se à mesa de trabalho, pegaram o couro preparado, e com seus dedinhos ágeis puseram-se a furar, a coser e a bater, com tunta rapidez, que o sapateiro não conseguia despregar os olhos, de admiração.
Não pararam enquanto não ficou tudo pronto; depois deixaram os sapatos acabadinhos sobre a mesa e, rápidos, safram saltitando pela porta fora.
Na manhã seguinte, a mulher disse:
- Os gnomos nos enriqueceram; devemos demonstrar-lhes nossa gratidão; eles andam por aí sem nada no corpo e devem ficar gelados de frio. Queres saber uma coisa? Vou coser para eles uma camisinha, um gibão, um colete e um par de calçõezinhos; farei, também, um par de meias para cada um; tu podes acrescentar os sapatinhos.
O marido respondeu:
- Alegro-me muito com tua ideia.
E à noite, quando tudo ficou pronto, colocaram os presentes no lugar do trabalho cortado e depois esconderam-se para ver que cara fariam os gnomos.
À meia-noite, chegaram eles; pulando, dirigiram-se à mesa para trabalhar mas, ao invés do couro, encontraram todas aquelas graciosas roupinhas. Primeiro admiraram-se muito, depois manifestaram grande alegria. Com uma rapidez incrível vestiram-se, alisaram as roupas no corpo e puseram-se a cantar:
Nós somos rapazes elegantes e faceiros,
Para que sermos ainda sapateiros?
e divertiam-se dando cabriolas, dançando e pulando sobre os bancos e as cadeiras. Por fim, saíram, dançando, pela porta fora.
Desde aí não mais voltaram, mas o sapateiro passou muito bem, enquanto viveu, e teve sempre muita sorte em tudo quanto empreendia.
SEGUNDO CONTO
Houve, uma vez, uma pobre criada, muito asseada e trabalhadeira. Todos os dias, varria a casa e jogava o lixo num monturo, em frente à porta.
Certa manhã, estava para começar o trabalho quando encontrou uma carta; como não sabia ler, pós a vassoura num canto e levou a carta à sua patroa; era um convite da parte dos gnomos para que servisse de madrinha a um menino.
A moça não sabia que fazer, mas como lhe haviam dito que essas coisas não podem ser negadas, ela consentiu. Então, vieram os gnomos buscá-la e a conduziram à caverna de uma montanha, onde moravam.
Tudo lá era minúsculo, mas gracioso e luxuoso até mais não poder. A gestante estava deitada numa cama de ébano incrustada de pérolas; as cobertas eram bordadas a ouro; o berço era de marfim e a banheira de ouro.
A moça serviu de madrinha, depois quis voltar para casa; mas os gnomos instaram com ela para que ficasse mais três dias com eles. Ela ficou e passou os dias muito alegre, divertindo-se bastante e os anões cumularam-na de gentilezas.
Finalmente, decidiu voltar para casa; os anões, então, encheram-lhe os bolsos de ouro e a reconduziram para fora da montanha.
Quando chegou a casa, quis retomar o trabalho, pegou na vassoura, que ainda estava no canto, e começou a varrer. Nisso apareceram de dentro da casa algumas pessoas estranhas e perguntaram-lhe quem era e o que desejava.
Então ela compreendeu que ficara, não três dias como julgara, mas sim sete anos na caverna dos gnomos, e, durante esse tempo, seus antigos patrões haviam falecido.
TERCEIRO CONTO
Os gnomos roubaram uma criança de uma mãe e no berço desta puseram um monstro que tinha uma cabeça enorme e dois olhos bovinos, e que não parava nunca de comer e de mamar. Desesperada, a pobre mãe foi pedir conselho à vizinha. A vizinha aconselhou-a a levar o mostrengo à cozinha e aí sentá-lo sobre o fogão, acender o fogo e fazer ferver água em duas cascas de ovo: assim o faria rir e, quando ele risse, tudo se acabaria.
A mulher fez o que lhe aconselhou a vizinha. Quando pôs no fogo as cascas de ovo cheias de água, disse o mostrengo:
- Bem velho eu sou.
como o mundo, meu povo,
mas nunca vi
cozinhar em casca de ôvo!
e caiu na gargalhada.
Enquanto estava rindo, surgiu um bando de gnomos trazendo a criança legítima; puseram esta sobre o fogão e carregaram consigo o mostrengo.
HAI CHÚ TÍ HON
Xưa có bác thợ giày, chẳng tội tình gì mà làm ăn cứ ngày một sa sút, gia sản cuối cùng còn lại là miếng da chỉ vừa đủ đóng một đôi giày. Tối bác ngồi đo cắt, định sáng hôm sau sẽ khâu thành giày. Vốn tính phúc hậu, cắt xong, bác yên trí lên giường, mới đặt mình xuống bác đã ngáy o o.
Sáng hôm sau, bác tính ngồi vào chỗ làm thì thấy đôi giày đã đóng xong để ở trên mặt bàn. Bác lấy làm lạ, chẳng hiểu tại sao nó lại làm như vậy.
Cầm giày lên ngắm bác thấy giày đóng thật đẹp, đường kim mũi chỉ cẩn thận, sạch sẽ, không lỗi chỗ nào, sạch đẹp như một công trình của thợ cả.
Ít lâu sau có người đến hỏi mua. Khách hàng thấy đôi giày đẹp quá nên trả đắt hơn giá bình thường. Bác thợ giày lấy tiền ấy mua được miếng da đủ đóng hai đôi giày. Tối bác ngồi đo cắt, định để sáng hôm sau tỉnh táo sẽ khâu. Nhưng cũng giống lần trước, bác không phải mất công khâu, lúc bác dậy thì cả hai đôi giày đã xong.
Giày đẹp nên chẳng thiếu gì người muốn mua, họ trả bác nhiều tiền đến nỗi bác đủ tiền mua da đóng bốn đôi giày khác. Tối cắt da xong lên giường ngủ, sáng hôm sau bác lại thấy cả bốn đôi đã xong.
Câu chuyện cứ như thế tiếp diễn, tối bác đo cắt thì sáng sau thành giày. Chẳng mấy chốc bác trở nên khấm khá, cuối cùng trở thành một người giàu có.
Một buổi tối, sắp đến ngày Chúa giáng sinh, bác lại ngồi cắt giày. Trước lúc đi ngủ bác nói với vợ:
- Mình nghĩ thế nào, hôm nay ta thức đêm rình xem ai đã giúp mình nhiệt tình như vậy.
Bác gái cũng đồng tình. Hai người che đèn rồi lẩn vào góc nhà, nấp sau đống quần áo treo ở đó để rình.
Đúng nửa đêm có hai người tí hon, nom rất dễ thương, mình trần như nhộng đến ngồi bên bàn thợ giày. Họ kéo đống da đã cắt lại, rồi hối hả gò, khâu, mấy ngón tay nhỏ xíu đưa kim tuốt chỉ nhanh thoăn thoắt làm cho bác thợ giày phải ngạc nhiên, trố mắt ra mà nhìn. Hai người tí hon cặm cụi mải miết làm việc cho tới khi khâu xong mới ngừng tay, để giày lên bàn rồi nhảy đi mất hút.
Sáng hôm sau bác gái bảo chồng:
- Té ra mấy chú tí hon đã làm giúp nhà mình. Chúng ta phải tạ ơn mấy chú ấy cho phải lẽ. Các chú ấy thật là tội nghiệp, đi đi về về như thế mà manh áo che thân chẳng có, đành chịu rét mướt… Ông có biết không, hay để tôi khâu cho mỗi chú một cái áo sơ mi, một cái áo khoác, một cái áo vét và một cái quần nhé. Tôi đan cho mỗi chú một đôi bít tất nữa. Còn mình hãy đóng cho mỗi chú một đôi giày nhỏ.
Bác trai nói:
- Thế thì tôi ưng quá đi chứ!
Đến tối thì quà tặng làm xong. Hai người để quà tặng lên bàn, chỗ mọi ngày vẫn xếp da giày đã cắt, rồi lại nấp rình xem liệu hai chú tí hon sẽ làm gì với đống quà ấy. Đúng nửa đêm lại chú tí hon nhảy vào, định bắt tay ngay vào việc. Nhưng các chú chẳng thấy da cắt sẵn mà chỉ thấy chồng áo quần nhỏ nhắn xinh xắn. Thoạt đầu hai chú hết sức ngạc nhiên, nhưng rồi hai chú lộ vẻ hết sức vui mừng. Chỉ trong nháy mắt các chú đã mặc xong quần áo, xỏ giày. Thích quá, các chú lấy tay vuốt vuốt quần áo và hát:
Diện vào lịch sự hẳn lên,
Hỏi còn ai bảo là anh thợ giày.
Hai chú bước thấp bước cao, nhảy múa vui mừng, các chú nhảy cả lên bàn, lên ghế. Sau đó vừa đi vừa nhảy múa kéo nhau ra cửa biến mất. Từ hôm ấy không thấy các chú lại nữa. Còn bác thợ giày sống sung túc, có đồng ra đồng vào, suốt đời bác mọi việc đều trôi chảy tốt đẹp.
CÔ NGƯỜI Ở ĐI ĐỠ ĐẺ
Ngày xửa ngày xưa có một cô người ở nghèo, cô rất siêng năng và sạch sẽ. Ngày nào cũng như ngày nào, quét xong nhà cô hốt rác đổ ra đống rác to trước nhà.
Có lần, vào buổi sáng lúc cô đag chuẩn bị làm việc thì thấy một bức thư. Vì không biết đọc, cô dựng chổi vào góc nhà, rồi đưa thư nhờ chủ nhà đọc cho nghe.
Đó là bức thư của những người Tí Hon, họ mời cô gái xuống đỡ đẻ. Cô gái phân vân không biết nên như thế nào. Nghe mọi người dỗ dành và khuyên, không nên từ chối những chuyện như vậy, cô gái đồng ý.
Có ba người Tí Hon đến đưa cô gái tới một hang núi, nơi người Tí Hon sống. Mọi đồ vật ở đây đều nhỏ xinh, đẹp tuyệt vời chẳng còn chê vào đâu được. Giường của người mẹ làm bằng gỗ mun đen bóng có khảm ngọc trai, chăn đắp có thêu chỉ bằng vàng, chiếc nôi làm bằng ngà voi, bồn tắm bằng vàng ròng.
Những người Tí Hon mời cô gái ở lại với họ ba ngày. Cô sống sung sướng và vui vẻ. Những người Tí Hon rất nuông chiều cô.
Thời gian trôi qua, lúc chia tay những người Tí Hon tặng cô rất nhiều vàng và dẫn cô ra khỏi núi.
Trở về tới nhà, cô gái muốn bắt tay ngay vào việc. Cô cầm chổi quét nhà. Giữa lúc đó có người từ trong buồng ra, hỏi cô là ai mà lại quét nhà. Ba ngày cô ở nơi những người Tí Hon trong hang núi chính là bảy năm. Chủ cũ của cô đã mất trong thời gian cô đi vắng.
ĐỨA TRẺ DỊ DẠNG
Có một bà mẹ bị những người Tí Hon bế đi mất đứa con yêu quý khỏi nôi và thay vào đó là một đứa bé đầu to, hai mắt mở trừng trừng khờ dại, nó chẳng biết gì ngoài ăn và uống.
Bà mẹ không biết làm sao, nên chạy sang hàng xóm hỏi. Người hàng xóm khuyên nên nấu nước bằng hai cái vỏ trứng, khi đặt vỏ trứng lên bếp thì đứa trẻ dị dạng sẽ cười. Nếu nó cười có nghĩa là xong chuyện.
Bà mẹ làm đúng mọi chuyện như lời hàng xóm nói. Khi vỏ trứng được đặt lên bếp để đun nước thì đứa trẻ dị dạng kia nói:
- Ta già như cánh rừng kia mà chưa bao giờ thấy cảnh người đun nước bằng vỏ trứng.
Và nó phá lên cười. Cùng lúc đó, rất đông người tí hon xuất hiện, và bồng nhấc đứa trẻ dị dạng đi mất.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng