Der Gevatter Tod


Thần chết đỡ đầu


Es hatte ein armer Mann zwölf Kinder und mußte Tag und Nacht arbeiten, damit er ihnen nur Brot geben konnte. Als nun das dreizehnte zur Welt kam, wußte er sich in seiner Not nicht zu helfen, lief hinaus auf die große Landstraße und wollte den ersten, der ihm begegnete, zu Gevatter bitten. Der erste, der ihm begegnete, das war der liebe Gott. Der wußte schon, was er auf dem Herzen hatte, und sprach zu ihm: "Armer Mann, du dauerst mich, ich will dein Kind aus der Taufe heben, will für es sorgen und es glücklich machen auf Erden." Der Mann sprach: "Wer bist du?" - "Ich bin der liebe Gott." - "So begehr' ich dich nicht zu Gevatter," sagte der Mann, "du gibst dem Reichen und lässest den Armen hungern." Das sprach der Mann, weil er nicht wußte, wie weislich Gott Reichtum und Armut verteilt. Also wendete er sich von dem Herrn und ging weiter. Da trat der Teufel zu ihm und sprach: "Was suchst du? Willst du mich zum Paten deines Kindes nehmen, so will ich ihm Gold die Hülle und Fülle und alle Lust der Welt dazu geben." Der Mann fragte: "Wer bist du?" - "Ich bin der Teufel." - "So begehr' ich dich nicht zu Gevatter," sprach der Mann, "du betrügst und verführst die Menschen." Er ging weiter; da kam der dürrbeinige Tod auf ihn zugeschritten und sprach: "Nimm mich zu Gevatter." Der Mann fragte: "Wer bist du?" - "Ich bin der Tod, der alle gleichmacht." Da sprach der Mann: "Du bist der Rechte, du holst den Reichen wie den Armen ohne Unterschied, du sollst mein Gevattersmann sein." Der Tod antwortete: "Ich will dein Kind reich und berühmt machen; denn wer mich zum Freunde hat, dem kann's nicht fehlen." Der Mann sprach: "Künftigen Sonntag ist die Taufe, da stelle dich zu rechter Zeit ein." Der Tod erschien, wie er versprochen hatte, und stand ganz ordentlich Gevatter.
Als der Knabe zu Jahren gekommen war, trat zu einer Zeit der Pate ein und hieß ihn mitgehen. Er führte ihn hinaus in den Wald, zeigte ihm ein Kraut, das da wuchs, und sprach: "Jetzt sollst du dein Patengeschenk empfangen. Ich mache dich zu einem berühmten Arzt. Wenn du zu einem Kranken gerufen wirst, so will ich dir jedesmal erscheinen: steh ich zu Häupten des Kranken, so kannst du keck sprechen, du wolltest ihn wieder gesund machen, und gibst du ihm dann von jenem Kraut ein, so wird er genesen; steh ich aber zu Füßen des Kranken, so ist er mein, und du mußt sagen, alle Hilfe sei umsonst und kein Arzt in der Welt könne ihn retten. Aber hüte dich, daß du das Kraut nicht gegen meinen Willen gebrauchst, es könnte dir schlimm ergehen!"
Es dauerte nicht lange, so war der Jüngling der berühmteste Arzt auf der ganzen Welt. "Er braucht nur den Kranken anzusehen, so weiß er schon, wie es steht, ob er wieder gesund wird oder ob er sterben muß," so hieß es von ihm, und weit und breit kamen die Leute herbei, holten ihn zu den Kranken und gaben ihm so viel Gold, daß er bald ein reicher Mann war. Nun trug es sich zu, daß der König erkrankte. Der Arzt ward berufen und sollte sagen, ob Genesung möglich wäre. Wie er aber zu dem Bette trat, so stand der Tod zu den Füßen des Kranken, und da war für ihn kein Kraut mehr gewachsen. "Wenn ich doch einmal den Tod überlisten könnte," dachte der Arzt, "er wird's freilich übelnehmen, aber da ich sein Pate bin, so drückt er wohl ein Auge zu, ich will's wagen." Er fasste also den Kranken und legte ihn verkehrt, so daß der Tod zu Haupten desselben zu stehen kam. Dann gab er ihm von dem Kraute ein, und der König erholte sich und ward wieder gesund. Der Tod aber kam zu dem Arzte, machte ein böses und finsteres Gesicht, drohte mit dem Finger und sagte: "Du hast mich hinter das Licht geführt, diesmal will ich dir's nachsehen, weil du mein Pate bist, aber wagst du das noch einmal, so geht dir's an den Kragen, und ich nehme dich selbst mit fort."
Bald hernach verfiel die Tochter des Königs in eine schwere Krankheit. Sie war sein einziges Kind, er weinte Tag und Nacht, daß ihm die Augen erblindeten, und ließ bekanntmachen, wer sie vom Tode errette, der sollte ihr Gemahl werden und die Krone erben. Der Arzt, als er zu dem Bette der Kranken kam, erblickte den Tod zu ihren Füßen. Er hätte sich der Warnung seines Paten erinnern sollen, aber die große Schönheit der Königstochter und das Glück, ihr Gemahl zu werden, betörten ihn so, daß er alle Gedanken in den Wind schlug. Er sah nicht, daß der Tod ihm zornige Blicke zuwarf, die Hand in die Höhe hob und mit der dürren Faust drohte; er hob die Kranke auf und legte ihr Haupt dahin, wo die Füße gelegen hatten. Dann gab er ihr das Kraut ein, und alsbald regte sich das Leben von neuem.
Der Tod, als er sich zum zweitenmal um sein Eigentum betrogen sah, ging mit langen Schritten auf den Arzt zu und sprach: "Es ist aus mit dir, und die Reihe kommt nun an dich," packte ihn mit seiner eiskalten Hand so hart, daß er nicht widerstehen konnte, und führte ihn in eine unterirdische Höhle. Da sah er, wie tausend und tausend Lichter in unübersehbaren Reihen brannten, einige groß, andere halbgroß, andere klein. Jeden Augenblick verloschen einige, und andere brannten wieder auf, also daß die Flämmchen in beständigem Wechsel zu sein schienen. "Siehst du," sprach der Tod, "das sind die Lebenslichter der Menschen. Die großen gehören Kindern, die halbgroßen Eheleuten in ihren besten Jahren, die kleinen gehören Greisen. Doch auch Kinder und junge Leute haben oft nur ein kleines Lichtchen." - "Zeige mir mein Lebenslicht," sagte der Arzt und meinte, es wäre noch recht groß. Der Tod deutete auf ein kleines Endchen, das eben auszugehen drohte, und sagte: "Siehst du, da ist es." - "Ach, lieber Pate," sagte der erschrockene Arzt, "zündet mir ein neues an, tut mir's zuliebe, damit ich König werde und Gemahl der schönen Königstochter." - "Ich kann nicht," antwortete der Tod, "erst muß eins verlöschen, eh' ein neues anbrennt." - "So setzt das alte auf ein neues, das gleich fortbrennt, wenn jenes zu Ende ist," bat der Arzt. Der Tod stellte sich, als ob er seinen Wunsch erfüllen wollte, langte ein frisches, großes Licht herbei, aber weil er sich rächen wollte, versah er's beim Umstecken absichtlich, und das Stöckchen fiel um und verlosch. Alsbald sank der Arzt zu Boden und war nun selbst in die Hand des Todes geraten.
Ngày xưa có một người đàn ông nghèo có mười hai người con. Bác phải làm ngày làm đêm để kiếm cho đủ tiền nuôi chúng. Khi đứa con thứ mười ba ra đời, bác không biết xoay xở thế nào nữa trong cảnh bần hàn. Bác đành chạy ra đường cái, người nào gặp đầu tiên, bác sẽ nhờ người đó làm cha đỡ đầu cho đứa trẻ. Người bác gặp đầu tiên là Đức Chúa Trời. Người biết ý định của bác nên nói ngay:
- Ta thấy ngươi tội nghiệp mà động lòng thương. Ta muốn làm cha đỡ đầu cho cháu, chăm sóc nó, để nó được sung sướng.
Người ấy hỏi:
- Ông là ai?
- Ta là Đức Chúa Trời.
- Thế thì tôi không muốn để ông đỡ đầu cho con tôi, vì ông chỉ phò người giàu sang, bỏ mặc kẻ nghèo khó đói rét.
Thế là bác quay đi, đi tìm người khác. Bỗng có một con quỷ xuất hiện, nó hỏi người đàn ông:
- Bác tìm gì nào? Bác có muốn ta đỡ đầu cho đứa con bác không? Ta cho nó của cải châu báu để nó giàu nứt đố đổ vách, được hưởng mọi khoái lạc trên đời.
Người kia hỏi:
- Ông là ai?
- Ta là quỷ.
- Thế thì tôi không muốn ông đỡ đầu cho con tôi, ông chuyên môn lừa dối và quyến rũ mọi người.
Bác lại tiếp tục đi. Bỗng thần chết chân tay khẳng khiu từ đâu bước tới bảo bác:
- Để ta đỡ đầu cho con bác nhé!
Người kia hỏi:
- Ông là ai?
- Ta là thần chết, ta coi ai cũng như ai.
Người kia liền nói:
- Bác công bằng, không phân biệt người giàu kẻ nghèo, cứ đến lượt là bác gọi. Vậy xin bác đỡ đầu cho con tôi.
Thần chết nói:
- Ta sẽ làm cho con bác giàu sang phú quí như ta đã từng giúp bạn bè của ta.
- Đến chủ nhật sau tôi sẽ làm phép rửa tội cho cháu, ông nhớ đến đúng hẹn nhé!
Như đã hứa, đúng hẹn Thần chết đến và làm hết mọi việc của người cha đỡ đầu.
Khi thằng bé đã khôn lớn, một hôm cha đỡ đầu đến gọi bảo nó đi theo. Cha đỡ đầu dẫn nó vào rừng chỉ cho nó một loại cây thuốc và dặn:
- Giờ con sẽ nhận được món quà của cha đỡ đầu của con. Ta sẽ làm cho con trở thành một thầy thuốc lừng danh. Mỗi lần con đi thăm bệnh thì ta sẽ hiện đến. Nếu con thấy ta đứng ở phía đầu bệnh nhân, con có thể nói chắc chắn rằng, con chữa cho họ qua khỏi, và con lấy cây thuốc này mà điều trị. Nhưng nếu ta đứng ở phía chân họ, điều đó có nghĩa là ta bắt họ đi. Con cứ việc nói cho họ biết rằng, dù có tìm mọi cách chạy chữa đi chăng nữa cũng vô ích. Không có một thầy thuốc nào ở trần gian chữa khỏi. Nhưng con phải cẩn thận, chớ có ngược ý ta, nếu không sẽ lụy đến thân.
Chẳng bao lâu, chàng thanh niên đã là một thầy thuốc lừng danh bốn phương trời: "Chỉ thoáng nhìn thấy bệnh nhân, thầy đã có thể nói chắc chắn là bệnh nhân sẽ lành phục hay sẽ chết!."
Tiếng lành đồn xa, từ khắp mọi nơi người ta kéo đến mời thầy, biếu tạ thầy vàng bạc, vì vậy nên chẳng bao lâu sau thầy trở nên một người giàu có.
Lúc bấy giờ nhà vua lâm bệnh. Thầy được mời tới xem liệu bệnh tình còn cứu chữa được nữa hay không. Khi thầy bước tới bên giường bệnh nhân thì Thần chết đã đứng ở phía chân. Như vậy là không thuốc nào trị được nữa. Thầy nghĩ, giá mình có đánh lừa thần chết lần này thì chắc Người bực lắm, nhưng vì là cha đỡ đầu của mình nên có lẽ Người sẽ nhắm mắt làm ngơ. Vậy mình cứ liều thử cái xem. Rồi thầy đặt bệnh nhân quay đầu lại, và cho nhà vua uống cây thuốc, vua thấy người tỉnh lại, khỏe lên và khỏi bệnh.
Thần chết tối sầm mặt lại, hầm hầm đến chỉa ngón tay trỏ vào mặt thầy lang mà la mắng:
- Mày đã lừa ta. Lần này thì ta lượng thứ tha cho vì mày là con đỡ đầu của ta. Nhưng nếu mày còn liều lĩnh như vậy lần nữa, dù gươm có kề cổ, đích thân ta sẽ bắt ngươi đi.
Ít lâu sau, công chúa ốm nặng. Vì vua chỉ sinh được một mình công chúa nên khóc đêm, khóc ngày đến nỗi mù cả hai mắt. Vua ra chiếu chỉ, ai chữa cho công chúa khỏi bệnh sẽ được làm phò mã và nối ngôi vua. Khi thầy thuốc tới bên giường bệnh nhân thì thoáng thấy Thần chết đã đứng ở phía chân. Lẽ ra thầy phải nhớ tới lời nhắc nhở của cha đỡ đầu, nhưng vì công chúa đẹp tuyệt trần, vì sẽ được làm phò mã nên thầy lấp lú quên hết. Thầy không hề trông thấy Thần chết đang đứng quắc mắt, giơ nắm đấm cảnh cáo thầy. Thầy nâng bệnh nhân lên, quay đầu lại phía Thần chết, rồi cho uống cây thuốc. Lập tức hai má công chúa lại ửng hồng, sức xuân mơn mởn.
Lần thứ hai bị lừa, Thần chết rảo bước về phía thầy lang và bảo:
- Thế là mày hết đời. Giờ thì đến lượt mày chết.
Thần chết đưa bàn tay lạnh giá túm chặt lấy thầy lang, khiến thầy hết đường cựa quậy. Thần chết điệu thầy đến một cái hang ở dưới âm phủ. Thầy lang thấy hằng hà sa số đèn lớn, đèn nhỏ đang cháy: lớn có, nhỡ có, nhỏ có. Khi có một số ngọn tắt lụi thì lập tức có những ngọn đèn khác bừng sáng lên, muôn nghìn ngọn lửa thay nhau tắt, sáng trông tựa như đèn cù.
Thần chết nói:
- Mày thấy chưa? Đó là những ngọn đèn sinh mệnh của con người. Những ngọn của trẻ con cháy lớn, những ngọn nhỡ là của những cặp vợ chồng đang xuân, những ngọn nhỏ là của các cụ già. Nhưng cũng có những ngọn đèn sinh mệnh của trẻ em và thanh niên mà chỉ có ít ánh sáng.
Thầy lang tưởng ngọn đèn sinh mệnh của mình còn to nên nói:
- Xin Thần chỉ cho con ngọn đèn sinh mệnh của con.
Thần chết chỉ vào ngọn đèn rất nhỏ, ánh sáng chập chờn như sắp tắt và nói:
- Mày đã thấy chưa, ngọn đèn của mày đấy.
Thầy lang khiếp sợ nói:
- Trời ơi, cha kính yêu, cha hãy thương con, thắp cho con ngọn đèn mới khác để con được hưởng cuộc đời của con, được lấy nàng công chúa xinh đẹp, được lên làm vua.
Thần chết trả lời:
- Điều đó ta không làm được, vì phải có ngọn đèn này tắt trước thì mới thắp ngọn khác lên được.
Thầy lang khẩn khoản:
- Xin cha ghép chiếc đèn cũ của con với một ngọn đèn mới cháy để đèn con cháy tiếp tục.
Thần chết làm ra bộ chiều ý con đỡ đầu, với tay lấy một ngọn đèn to mới cháy lại phía mình. Nhưng trong thâm tâm Thần muốn trả thù, nên trong lúc chuẩn bị ghép đèn, Thần cố tình đánh rơi chiếc đèn nhỏ xuống đất, đèn tắt ngấm. Thầy lang lăn ra đất và bị Thần chết bắt đi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng