Cuộc ngao du của tí hon


Peukaloisen vaellus


Một bác thợ may có đứa con trai, người chỉ bằng ngón tay cái, nên mọi người gọi là Tí Hon. Nhưng bé hạt tiêu, Tí Hon rất can đảm. Một hôm nó thưa bố:
- Bố ơi, con phải đi ngao du thiên hạ một phen mới được.
Ông bố nói:
- Được thôi, con ạ.
Bác lấy kim thêu, hơ lên lửa gắn vào kim một cái núm bằng xi để làm đốc kiếm, rồi đưa cho con và nói:
- Đây, con cũng có kiếm để hộ thân dọc đường!
Tí Hon còn muốn ăn với bố mẹ một bữa nữa, nên nó nhảy chạy xuống bếp xem mẹ nấu gì trước buổi chia tay. Nồi vừa mới đặt lên bếp, Tí Hon hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, hôm nay cho ăn gì thế?
Mẹ bảo:
- Con cứ ngó xem là gì?
Tí Hon nhảy tót lên thành bếp, vươn cổ dòm vào nồi. Nó nhoai người và vươn cổ vào sâu quá nên bị hơi nước bốc lên từ nồi cuốn luôn nó lên ống khói. Nó bị cuốn theo hơi nước, chới với lơ lửng mãi trên không, lúc lâu sau mới rơi xuống.
Thế là chú bé con bác thợ may có dịp đi ngao du thiên hạ. Rồi đến xin tập việc ở một người thợ cả. Nhưng ở đây họ cho chú ăn chẳng được ngon. Chú nói với bà chủ nhà:
- Bà chủ à, mai bà không cho tôi ăn khá hơn, tôi sẽ đi nơi khác, lấy phấn viết trước cửa: "Khoai quá nhiều, thịt quá ít. Xin chào vua khoai tây."
Bà chủ giận lắm, quát:
- Con châu chấu ranh kia, mày còn muốn gì hử?
Bà rút cái giẻ lau định quất chú. Chú phó nhỏ đã lẹ bò lên cái bao ngón tay của bà, từ đó nó dòm xuống, thè lưỡi nhạo bà chủ.
Bà tháo bao định chộp chú thì chú nhảy tót sang cái giẻ lau. Thừa lúc bà rũ giẻ tìm chú, chú trốn sang bàn kế, thò đầu lên giễu bà:
- Hô, hô, bà chủ ơi.
Lúc bà sắp đánh, chú lẩn xuống ngăn kéo. Nhưng rồi bà cũng tóm được chú và tống chú ra khỏi cửa.
Tí Hon lại đi lang thang và đến cánh rừng lớn kia ở đó chú gặp bọn kẻ trộm đang bàn nhau đi ăn trộm châu báu của nhà vua. Trông thấy Tí Hon chúng nảy ra ý nghĩ:
- Nhỏ xíu như nó nhất định chui lọt lỗ khóa, có thể dùng nó như chìa khóa giả được.
Một tên gọi:
- Này, ông khổng lồ Gôliát ơi, có muốn nhập bọn đến kho báu không? Ông có thể chui vào ném tiền ra cho bọn mình.
Tí Hon nghĩ một lát rồi bằng lòng nhận, đi cùng với chúng tới kho báu. Đến nơi chú ngắm kỹ cửa trên cửa dưới xem có kẽ hở nào không. Chú tìm thấy một khe hở khá rộng, đủ cho chú lọt qua. Chú đang chui vào thì bị một trong hai tên lính canh cửa nhìn thấy. Nó bảo tên kia:
- Nhện chi mà gớm ghiếc chưa, tao phải giẫm chết nó mới được.
Tên kia can:
- Để nó đi. Nó có làm gì mày đâu.
Thế là Tí Hon chui tiếp qua khe hở vào trong kho. Chú mở cửa sổ nơi bọn trộm đang đứng đợi, và ném tiền vàng ra tới tấp cho chúng. Đang lúc mê mải ném tiền, chợt có tiếng chân vua vào soát kho Tí Hon vội bò ra. Vua thấy kho bạc vơi đi, nhưng không hiểu ai đã lấy trong khi khóa cửa, then cài không có chút dấu hiệu suy suyển. Vua đi ra và ra lệnh cho hai lính gác:
- Phải canh chừng, có kẻ rình lấy tiền đấy!
Khi Tí Hon quay trở vào tiếp tục ném tiền ra, hai tên lính đứng ngoài rình, nghe thấy tiếng tiền vàng rơi lách cách, lách cách. Chúng nhảy ngay vào trong kho để bắt kẻ trộm. Nhưng Tí Hon nhanh hơn, đã tót được vào một xó, nấp sau một đồng tiền vàng. Chú trêu bọn lính:
- Tớ đây cơ mà!
Cứ thế, Tí Hon nhử làm cho hai tên lính chạy loanh quanh hết xó này sang xó khác làm chúng mệt nhoài đành phải bỏ cuộc. Chú tiếp tục ném tiền cho bọn trộm, ném tiền đồng này sang đồng khác. Chú ráng sức ném một đồng tiền cuối cùng và đồng thời nhảy theo cưỡi trên đồng tiền bay vút qua cửa sổ. Bọn trộm hết lời tán tụng chú:
- Chú quả là tay anh hùng, thế có đồng ý làm chủ tướng cả bọn không?
Tí Hon cám ơn. Chú nói, chú còn muốn đi ngao du thiên hạ. Bọn trộm chia nhau tiền. Tí Hon chỉ lấy một đồng xu vàng, vì có lấy nữa cũng chẳng mang đi nổi.
Chú buộc thanh kiếm bên sườn, chào bọn cướp, rồi lên đường. Chú đến mấy bác thợ cả xin việc nhưng ở đâu chú cũng chán. Sau cùng chú đến làm cho một quán trọ. Đám hầu gái nhà này không ưa chú. Họ không hiểu tại sao ông chủ lại biết những chuyện lén lút ăn uống vụng trộm hay chuyện ăn cắp mang đi nơi khác. Họ dọa chú:
- Thằng nhóc táo tợn thế nào cũng có bữa chúng tao dìm chết!
Họ bàn nhau chơi xỏ Tí Hon. Một hôm chú đang mải nhảy nhót, leo trèo giữa đám cỏ dại ngoài vườn thì bị một cô hầu gái ra cắt cỏ bắt gặp, tiện tay cô vơ luôn cả Tí Hon với cỏ, buộc túm vào một cái khăn lớn, rồi lén ném cho bò.
Một con bò mộng đen nuốt chửng Tí Hon vào bụng, nên chú không bị đau đớn gì. Nhưng nằm trong ấy thật khó chịu quá, đèn nến không có, tối như bưng. Khi có người vào vắt sữa; chú ra sức gào:
Này nắn, này bóp, này vắt.
sắp đầy thùng chưa hở chị?
Tiếng sữa tia rào rào, át mất tiếng chú kêu nên không ai nghe thấy. Lát sau chủ quán vào bảo:
- Mai thịt con bò này.
Tí Hon sợ quá, lại gân cổ gào:
- Thả tôi ra đã, tôi ở trong này mà!
Chủ quán nghe thấy, nhưng không biết là ai gọi ở đâu. Bác hỏi lại:
- Ở đâu thế?
Tí Hon vội đáp:
- Trong bụng con đen ấy mà!
Nhưng chủ quán không hiểu nghĩa câu nói, bỏ đi. Sáng hôm sau họ thịt con bò đen. Cũng may lúc họ lôi bò để xẻ thịt không có nhát dao nào chém phải Tí Hon. Chú bị lẫn trong đống thịt để làm dồi. Lúc người thợ băm dồi sắp làm, Tí Hon ra sức bình sinh gào:
- Đừng băm sâu quá, đừng băm sâu quá. Tôi ở dưới đấy.
Tiếng dao băm gõ rộn lên làm chẳng ai nghe được tiếng chú gọi. Giờ mới thật nguy cho chú, nhưng thói thường cái khó nó ló cái khôn. Chú phải nhảy tránh giữa các đường dao băm, chú nhảy tài tình khiến chẳng một nhát nào chạm vào người chú. Chưa kịp nhảy ra, chú bị họ tra lẫn với mấy miếng mỡ vào khoanh dồi tiết. Trong khoanh dồi chật chội quá, đã thế họ lại còn mắc lên ống khói lò bếp để hun cho kỹ. Tí Hon thấy thời gian lúc này mới dài làm sao! Nhưng rồi mùa đông đến, họ lấy dồi xuống. Nhà chủ định đem dồi ra đãi khách. Lúc bà chủ thái dồi, Tí Hon hết sức chú ý, cố tránh vươn cổ quá dài, sợ bị lưỡi dao ngang cổ. Chờ lúc thuận lợi, chú nhún hai chân nhảy tót ra ngoài.
Chú không muốn ở lại nhà ấy nữa, vì ở nơi đây chú gặp toàn chuyện khó chịu. Tí Hon lại lên đường đi chu du. Nhưng cuộc đời tự do cũng chỉ trong chốc lát. Chú đang lang thang vơ vẩn giữa đồng thì chạm trán cáo. Cáo đớp luôn chú. Nằm trong miệng cáo chú van nài:
- Trời, bác cáo ơi, tôi chả bõ vướng họng bác, bác thả tôi ra đi!
Cáo đáp:
- Mày nói cũng có lý. Ăn mày cũng như không ăn gì. Mày hứa cho tao mấy con gà của bố mày ở nhà đi, tao sẽ thả mày.
Tí Hon đáp:
- Thực lòng mà nói, nhà có bao nhiêu gà xin hứa biếu bác hết.
Cáo thả Tí Hon ra, lại còn thân chinh đưa về tận nhà. Ông bố gặp lại đứa con trai yêu quý mừng quá. Nhà có bao nhiêu gà biếu cáo tất. Tí Hon nói:
- Con có đồng tiền vàng rất đẹp để cho bố đây.
Chú đưa cho bố đồng tiền vàng mà chú kiếm được khi đi chu du thiên hạ. Chú hỏi:
- Nhưng sao bố lại cho cáo thịt hết cả đàn gà đáng thương của nhà mình?
- Trời, sao ngốc thế con, con trai cưng của bố, lẽ dĩ nhiên là bố quý con hơn đàn gà rồi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Eräällä räätälillä oli poika pieni pikkarainen, joka ei ollut peukaloa pisempi ja siitä oli Peukaloisen nimen perinyt. Mutta pojulla rohkeutta oli rinnassa ja hän isällensä sanoi: "isä kulta! minun täytyy ulos mailmalle lähteä." - "Oikeinhan, poikaseni!" vanhus virkkoi, otti äimän, sulatti kynttilän-valkeassa siihen ponneksi lakkaa hiemasen sekä sanoi sitten: "tästä saat matkalles myötäsi miekan." Nyt pikku räätäli tahtoi vielä kerran syödä vanhempainsa seurassa ja tipsutteli sentähden kyökkiin katsoaksensa, mitä äiti rouva oli läksiäisiksi laittanut. Mutta ruoka juuri oli valmistunut ja vati seisoi takalla. Silloin kysyi poika: "äiti rakas, mitäs tänään päivälliseksi annat?" - "Mene itse katsomaan," vastasi äiti. Silloin Peukaloinen takalle hypähti ja kurkisteli vatihin, mutta koska hän päänsä liian pitkälle sinne pisti, sieppasi hänet ruo'asta nouseva höyry sekä vei hänen ylös ilmahan savu-torven kautta. Kappaleen aikaa hän höyryssä ajeli sinne tänne ilmassa, kunnes viimein taas lötkähti alas maahan. Nyt tuo pikku räätäli oli ulos avaraan mailmaan joutunut ja Iäksi tuosta kauas kulkemaan sekä rupesi eräälle mestarille työhön, mutta eipä ruoka hänen mielestänsä ollut tarpeeksi hyvää. "Kuulkaa rouva mokoma!" sanoi Peukaloinen mestarin vaimolle, "jollette meille parempaa ruokaa anna, minä tieheni pötkin ja kirjoitan liidulla huomenna ani varahin teidän huoneenne oveen: perunoita liiaksi, niukasti lihaa, hyvästi herra Perunapohatta!" - "Mitä sinä, sirkka, siinä läpiset!" vastasi vaimo suutuksissansa ja sieppasi vaate-tilkun, aikoen sillä häntä lyödä; mutta pikku räätäli meidän sukkelasti kiepsahti sormistimen suojaan ja kurkisteli sen alta, rouvan kiusoiksi kieltään ulos suustansa pitkälle pistellen. Tuo sormistimen nostahti pojutta kaapataksensa, mutta Peukaloinen pikkarainen tilka-kasahan hypähti, ja kun rouva häntä etsien rupesi tilkoja hajalle viskelemään, poju pöydänrakoon puikahti. "Piti, piti, mestarin-rouva!" hän sieltä huusi, pistäen raosta päänsä, mutta juuri kun vaimo oli häntä kourasemaisillansa, hän pöytä-laatikkoon luisti. Viimein akka hänen kuitenkin sai kynsiinsä ja ajoi pois talosta.
Pikku räätäli nyt vaeltamaan läksi ja tulipa synkkään metsään. Siellä hän tapasi rosvo-joukon, joka aikoi kuninkaan aartehia varastamaan. Nämät räätäli nupukan nähtyänsä ajattelivat: "tuommoinen pikku mies avain-rei'ästä menemään mahtuisi ja olisi siis oikein aimollinen tiirikan virkaa toimittamaan." - "Hohoi sinä siinä, Goliath jättiläinen! haluttaisiko sinua lähteä meidän kanssamme aarre-aittaan? sinun sopisi sinne sisälle pujahtaa ja meille rahat viskata akkunasta." Asiaa vähän arveltuansa Peukaloinen tuohon tuumahan suostui ja meni sitten heidän seurassansa aarre-aitan edustalle. Siinä hän ovia tyystin tarkasteli, oliko niissä rakoa mitään, eikä aikaakaan, jopa huomasi yhden sekä rupesi kohta siitä sisälle pyrkimään. Toinen vartia silloin toiselle sanoi: "mikähän ilkeä hämähäkki tuossa matelee! minä sen kuoliaksi poljen." - "Anna itikka paran olla," vastasi toinen, "eihän se sinulle ole mitään pahaa tehnyt." Nyt Peukaloinen raosta onnellisesti pääsi aarre-aittaan, avasi akkunan, jonka takana rosvot seisoivat, sekä viskasi siitä heille kolikon toisensa perästä. Siinä sitten ahkerimmassa toimessa hyöriellessään hän kuninkaan kuuli tulevan aarteitansa katsomaan ja kiisi kiiruimman kautta piilohon. Kuningas kyllä huomasi, että monta kolikkoa puuttui, mutta ei saattanut ymmärtää, kuka net olisi varastanut, koska lukut ja salvat kelpo kunnossa olivat ja aivan koskemattomilta näyttivät. Sitten hän taas sieltä pois palasi ja sanoi molemmille vartioille: "pitäkää tarkka vaari, joku tuolla rahain kimpussa häärii." Kun nyt Peukaloinen uudestaan työhönsä ryhtyi, nämät kuulivat rahojen vierielevän aitassa sekä "kil, kal" kilisevän. He sisälle riensivät varasta kiinni kaapataksensa, mutta pikku räätäli, kun kuuli heidän tulevan, oli noita vilppahampi, riensi nurkkaan ja veti päällensä hopea-rahan niin visusti, ett'ei hänestä hiukkaakaan näkynyt; ja rupesipa hän vielä heitä kiusoittelemaankin huutaen: "täällä minä olen." Vartiat ääntä kohden juoksivat, mutta kun perille pääsivät, hän jo oli toiseen nurkkaan pujahtanut toisen kolikon alle ja kirkasi sieltä: "hei! täällähän olen." Heti vartiat sinne-päin rientämään, mutta jopa Peukaloinen kaukaa huuteli kolmannesta nurkasta: "piti! piti! täällä minä olenkin." Ja näin hän pilkaten heitä aarre-aitassa niin kau'an juoksenteli sinne tänne, kunnes vihdoin väsyivät ja menivät sieltä tiehensä. Nyt poju kolikat kaikki yhden erältänsä akkunasta heitti; viimeisen hän oikein voimainsa takaa poukautti lentämään, hypähti näppärästi itse istumaan sen päälle ja kiisi siinä ratsastaen akkunasta ulos. Rosvot häntä kovin kiittelivät sanoen; "sinä oikein suuri sankari olet!" sekä kysyivät: "tahdotko meidän päälliköksemme ruveta?" Mutta Peukaloinen hiukan tuumailtuansa vastasi tahtovansa ensin vähäsen liikkuella mailman maita katselemassa. He sitten saaliinsa keskenään jakoivat, vaan pikku räätäli vain yhden pennin sai osaksensa, sillä enempää ei hän jaksanut kantaa.
Nyt Peukaloinen miekkansa taas pani vyölleen, sanoi rosvoille jää-hyvästit ja läksi pois-päin astumaan. Sitten hän kyllä uudestaan räätälin-ammattia koetteli muutamain mestarien työssä, mutta eipä hän heidän tykönänsä viihtynyt, vaan rupesi viimein talon-rengiksi erähäsen ravintolaan. Siellä piiat hänelle kovin vihoissaan olivat, sillä itse näkymättömänä hän kaikki näki, mitä he salaa tekivät, sekä ilmoitti isäntäväelle, mitä he taltrikeiltä olivat suuhunsa siepannehet ja kellarista korjanneet puoleensa. Nuot sentähden usein uhkailivat: "maltappas, kyllä vielä sinulle kostamme," sekä päättivät tehdä hänelle pahat tepposet. Kun sitten muutaman päivän päästä piioista yksi puutarhassa niittäissään näki Peukaloisen siellä juoksennellen ruohossa sinne tänne pujahtelevan, hän vilppaasti viikatteellansa kaappasi poikki sen ruoho-tukon, niissä juuri piili tuo pikkarainen, pisti heinät isohon huiviin sekä heitti net salaa lehmien eteen. Olihan noitten joukossa iso Mustike, se ahmatessansa pojan ihan eheältään nieli. Mutta tuolla lehmän mahassa hänen oli kurja oltava, sillä olipa siellä pilkko pimeä eikä pienintäkään kynttilän-kulua palamassa. Kun sitten lehmää oltiin lypsämässä, hän huusi:
"kipsis kopsis, kipsis ko!
eikö kiulu täynnä jo?"
vaan maidon lorinalta ei tätä hänen puhettaan hoksattu. Hetkisen päästä navettaan astui isäntä ja sanoi: "tuo lehmä huomenna on tapettava." Silloin Peukaloinen pahasti pelästyen huusi kimeällä äänellä: "laskekaa minut ensin täältä! istunhan minä täällä sisässä," Isäntä kyllä puheen kuuli, mutta ei tietänyt, mistä tuli tuo ääni. "Missäs olet?" kysyi hän. "Mustikkeen mahassa," Peukaloinen vastasi, mutta isäntä ei ymmärtänyt, mitä tuo tiesi, vaan Iäksi sieltä pois.
Seuraavana päivänä lehmä tapettiin; onneksi ei hakattaissa ja paloiteltaissa sattunut Peukaloisehen yhtään iskua, mutta hän makkarusten joukkoon joutui. Kun sitten noita pienentämään ruvettiin, poju oikein voimainsa perästä kirkasi: "älkää liian syvälle hakatko, älkää liian syvälle hakatko, olenhan minä täällä hakkurin pohjalla." Tuota ei kuitenkaan hakkuu- rautain jytinältä kukaan kuullut. Nyt Peukaloinen parka pahemmassa kuin pulassa oli, mutta hätä panee hyppäämään, ja hän siinä niin sukkelaan pujahteli hakkuu-rautain välitse, etteivät häntä hiukkaakaan satuttaneet, vaan pääsipä poju eheä-ihoisena tuosta pälkähästä. Mutta eipä hän kuitenkaan pakoon päässyt eikä ollut muutakaan neuvoa mitään, ihra-palasten seassa hänen oli veri-makkaraan liukahtaminen. Tuo tuommoinen maja-paikka hänestä veti jokseenkin ahtahalta, ja päälle päätteeksi hän siinä savustettavaksi vielä ripustettiin savu-torveen, jossa hänestä aika kovin pitkäksi ja ikäväksi kävi. Vasta talven tultua hän sieltä vihdoin alas pääsi, sillä makkara savu-torvesta otettiin erään vierahan syötäväksi. Kun sitten emäntä rupesi makkarasta viipaleita leikkelemään, varoi hän päätään pistämästä liian pitkälle, ett'ei häneltä kaula ehkä katkaistaisi, ja huomasipa viimeinkin hyvän tilaisuuden, pyrki ilmaa hiukan haistelemaan ja juoksi tiehensä.
Mutta, siinä talossa, jossa hänen näin hullusti oli käynyt, ei tuo pikku räätäli enään viihtynyt olemassa, vaan läksipä kohta taas matkustelemaan. Kau'an ei kuitenkaan hänen vapautensa aika kestänyt; kedolla poju ketun tapasi ja se tuota pikaa hänet sieppasi suuhunsa. "Noh mitä maar nyt, herra Repolainen!" huusi pikku räätäli, "minähän se olen, joka teidän kurkussanne istun, laskekaa minut taas vapaaksi!" - "Tuo ehkä parasta lieneekin," vastasi kettu, "enhän sinusta kumminkaan liioin kostune; jos minulle lupaat, mitä isäsi talossa on kanoja, minä sinut pois päästän." - "Aivanhan halustakin!" Peukaloinen vastaukseksi tokasi, "kaikki kanat sinä sieltä olet saava, sen minä kyllä takaan." Silloin kettu pojun sylki suustansa, ja itse se hänen kantoi kotia. Kun sitten isä taas näki rakkaan pikku poikansa, hän mielellänsä ketulle antoi kaikki kanat, mitä hänellä oli. "Korvaukseksi minä oikein kelpo rahan teille olen tuonut," sanoi Peukaloinen ja kurotti isälle tuon pennin, jonka hän oli matkoillaan ansainnut.
"Mutta miksi kettu syötäväksensä sai nuot kaakottavaiset kana raukkaset?" - "Voi sinuas houkkioa! rakastaahan isäsi lastansa enemmän kuin kanojansa."