Cuộc ngao du của tí hon


Parmak Çocuk


Một bác thợ may có đứa con trai, người chỉ bằng ngón tay cái, nên mọi người gọi là Tí Hon. Nhưng bé hạt tiêu, Tí Hon rất can đảm. Một hôm nó thưa bố:
- Bố ơi, con phải đi ngao du thiên hạ một phen mới được.
Ông bố nói:
- Được thôi, con ạ.
Bác lấy kim thêu, hơ lên lửa gắn vào kim một cái núm bằng xi để làm đốc kiếm, rồi đưa cho con và nói:
- Đây, con cũng có kiếm để hộ thân dọc đường!
Tí Hon còn muốn ăn với bố mẹ một bữa nữa, nên nó nhảy chạy xuống bếp xem mẹ nấu gì trước buổi chia tay. Nồi vừa mới đặt lên bếp, Tí Hon hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, hôm nay cho ăn gì thế?
Mẹ bảo:
- Con cứ ngó xem là gì?
Tí Hon nhảy tót lên thành bếp, vươn cổ dòm vào nồi. Nó nhoai người và vươn cổ vào sâu quá nên bị hơi nước bốc lên từ nồi cuốn luôn nó lên ống khói. Nó bị cuốn theo hơi nước, chới với lơ lửng mãi trên không, lúc lâu sau mới rơi xuống.
Thế là chú bé con bác thợ may có dịp đi ngao du thiên hạ. Rồi đến xin tập việc ở một người thợ cả. Nhưng ở đây họ cho chú ăn chẳng được ngon. Chú nói với bà chủ nhà:
- Bà chủ à, mai bà không cho tôi ăn khá hơn, tôi sẽ đi nơi khác, lấy phấn viết trước cửa: "Khoai quá nhiều, thịt quá ít. Xin chào vua khoai tây."
Bà chủ giận lắm, quát:
- Con châu chấu ranh kia, mày còn muốn gì hử?
Bà rút cái giẻ lau định quất chú. Chú phó nhỏ đã lẹ bò lên cái bao ngón tay của bà, từ đó nó dòm xuống, thè lưỡi nhạo bà chủ.
Bà tháo bao định chộp chú thì chú nhảy tót sang cái giẻ lau. Thừa lúc bà rũ giẻ tìm chú, chú trốn sang bàn kế, thò đầu lên giễu bà:
- Hô, hô, bà chủ ơi.
Lúc bà sắp đánh, chú lẩn xuống ngăn kéo. Nhưng rồi bà cũng tóm được chú và tống chú ra khỏi cửa.
Tí Hon lại đi lang thang và đến cánh rừng lớn kia ở đó chú gặp bọn kẻ trộm đang bàn nhau đi ăn trộm châu báu của nhà vua. Trông thấy Tí Hon chúng nảy ra ý nghĩ:
- Nhỏ xíu như nó nhất định chui lọt lỗ khóa, có thể dùng nó như chìa khóa giả được.
Một tên gọi:
- Này, ông khổng lồ Gôliát ơi, có muốn nhập bọn đến kho báu không? Ông có thể chui vào ném tiền ra cho bọn mình.
Tí Hon nghĩ một lát rồi bằng lòng nhận, đi cùng với chúng tới kho báu. Đến nơi chú ngắm kỹ cửa trên cửa dưới xem có kẽ hở nào không. Chú tìm thấy một khe hở khá rộng, đủ cho chú lọt qua. Chú đang chui vào thì bị một trong hai tên lính canh cửa nhìn thấy. Nó bảo tên kia:
- Nhện chi mà gớm ghiếc chưa, tao phải giẫm chết nó mới được.
Tên kia can:
- Để nó đi. Nó có làm gì mày đâu.
Thế là Tí Hon chui tiếp qua khe hở vào trong kho. Chú mở cửa sổ nơi bọn trộm đang đứng đợi, và ném tiền vàng ra tới tấp cho chúng. Đang lúc mê mải ném tiền, chợt có tiếng chân vua vào soát kho Tí Hon vội bò ra. Vua thấy kho bạc vơi đi, nhưng không hiểu ai đã lấy trong khi khóa cửa, then cài không có chút dấu hiệu suy suyển. Vua đi ra và ra lệnh cho hai lính gác:
- Phải canh chừng, có kẻ rình lấy tiền đấy!
Khi Tí Hon quay trở vào tiếp tục ném tiền ra, hai tên lính đứng ngoài rình, nghe thấy tiếng tiền vàng rơi lách cách, lách cách. Chúng nhảy ngay vào trong kho để bắt kẻ trộm. Nhưng Tí Hon nhanh hơn, đã tót được vào một xó, nấp sau một đồng tiền vàng. Chú trêu bọn lính:
- Tớ đây cơ mà!
Cứ thế, Tí Hon nhử làm cho hai tên lính chạy loanh quanh hết xó này sang xó khác làm chúng mệt nhoài đành phải bỏ cuộc. Chú tiếp tục ném tiền cho bọn trộm, ném tiền đồng này sang đồng khác. Chú ráng sức ném một đồng tiền cuối cùng và đồng thời nhảy theo cưỡi trên đồng tiền bay vút qua cửa sổ. Bọn trộm hết lời tán tụng chú:
- Chú quả là tay anh hùng, thế có đồng ý làm chủ tướng cả bọn không?
Tí Hon cám ơn. Chú nói, chú còn muốn đi ngao du thiên hạ. Bọn trộm chia nhau tiền. Tí Hon chỉ lấy một đồng xu vàng, vì có lấy nữa cũng chẳng mang đi nổi.
Chú buộc thanh kiếm bên sườn, chào bọn cướp, rồi lên đường. Chú đến mấy bác thợ cả xin việc nhưng ở đâu chú cũng chán. Sau cùng chú đến làm cho một quán trọ. Đám hầu gái nhà này không ưa chú. Họ không hiểu tại sao ông chủ lại biết những chuyện lén lút ăn uống vụng trộm hay chuyện ăn cắp mang đi nơi khác. Họ dọa chú:
- Thằng nhóc táo tợn thế nào cũng có bữa chúng tao dìm chết!
Họ bàn nhau chơi xỏ Tí Hon. Một hôm chú đang mải nhảy nhót, leo trèo giữa đám cỏ dại ngoài vườn thì bị một cô hầu gái ra cắt cỏ bắt gặp, tiện tay cô vơ luôn cả Tí Hon với cỏ, buộc túm vào một cái khăn lớn, rồi lén ném cho bò.
Một con bò mộng đen nuốt chửng Tí Hon vào bụng, nên chú không bị đau đớn gì. Nhưng nằm trong ấy thật khó chịu quá, đèn nến không có, tối như bưng. Khi có người vào vắt sữa; chú ra sức gào:
Này nắn, này bóp, này vắt.
sắp đầy thùng chưa hở chị?
Tiếng sữa tia rào rào, át mất tiếng chú kêu nên không ai nghe thấy. Lát sau chủ quán vào bảo:
- Mai thịt con bò này.
Tí Hon sợ quá, lại gân cổ gào:
- Thả tôi ra đã, tôi ở trong này mà!
Chủ quán nghe thấy, nhưng không biết là ai gọi ở đâu. Bác hỏi lại:
- Ở đâu thế?
Tí Hon vội đáp:
- Trong bụng con đen ấy mà!
Nhưng chủ quán không hiểu nghĩa câu nói, bỏ đi. Sáng hôm sau họ thịt con bò đen. Cũng may lúc họ lôi bò để xẻ thịt không có nhát dao nào chém phải Tí Hon. Chú bị lẫn trong đống thịt để làm dồi. Lúc người thợ băm dồi sắp làm, Tí Hon ra sức bình sinh gào:
- Đừng băm sâu quá, đừng băm sâu quá. Tôi ở dưới đấy.
Tiếng dao băm gõ rộn lên làm chẳng ai nghe được tiếng chú gọi. Giờ mới thật nguy cho chú, nhưng thói thường cái khó nó ló cái khôn. Chú phải nhảy tránh giữa các đường dao băm, chú nhảy tài tình khiến chẳng một nhát nào chạm vào người chú. Chưa kịp nhảy ra, chú bị họ tra lẫn với mấy miếng mỡ vào khoanh dồi tiết. Trong khoanh dồi chật chội quá, đã thế họ lại còn mắc lên ống khói lò bếp để hun cho kỹ. Tí Hon thấy thời gian lúc này mới dài làm sao! Nhưng rồi mùa đông đến, họ lấy dồi xuống. Nhà chủ định đem dồi ra đãi khách. Lúc bà chủ thái dồi, Tí Hon hết sức chú ý, cố tránh vươn cổ quá dài, sợ bị lưỡi dao ngang cổ. Chờ lúc thuận lợi, chú nhún hai chân nhảy tót ra ngoài.
Chú không muốn ở lại nhà ấy nữa, vì ở nơi đây chú gặp toàn chuyện khó chịu. Tí Hon lại lên đường đi chu du. Nhưng cuộc đời tự do cũng chỉ trong chốc lát. Chú đang lang thang vơ vẩn giữa đồng thì chạm trán cáo. Cáo đớp luôn chú. Nằm trong miệng cáo chú van nài:
- Trời, bác cáo ơi, tôi chả bõ vướng họng bác, bác thả tôi ra đi!
Cáo đáp:
- Mày nói cũng có lý. Ăn mày cũng như không ăn gì. Mày hứa cho tao mấy con gà của bố mày ở nhà đi, tao sẽ thả mày.
Tí Hon đáp:
- Thực lòng mà nói, nhà có bao nhiêu gà xin hứa biếu bác hết.
Cáo thả Tí Hon ra, lại còn thân chinh đưa về tận nhà. Ông bố gặp lại đứa con trai yêu quý mừng quá. Nhà có bao nhiêu gà biếu cáo tất. Tí Hon nói:
- Con có đồng tiền vàng rất đẹp để cho bố đây.
Chú đưa cho bố đồng tiền vàng mà chú kiếm được khi đi chu du thiên hạ. Chú hỏi:
- Nhưng sao bố lại cho cáo thịt hết cả đàn gà đáng thương của nhà mình?
- Trời, sao ngốc thế con, con trai cưng của bố, lẽ dĩ nhiên là bố quý con hơn đàn gà rồi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Bir terzinin bir oğlu vardı. Ama bu çocuğun boyu çok kısaydı; başparmaktan daha büyük değildi. Bu yüzden Parmak Çocuk adını taktılar. Ancak çocuk, boyunun kısalığına rağmen çok cesur bir çocuktu.
Bir gün babasına, "Baba, ben dünyayı dolaşıp tanımak istiyorum" dedi. Babası da, "Olur çocuğum" diyerek uzun bir dikiş iğnesi aldı ve iğnenin deliğini balmumuyla kapattı. Sonra "Al sana bir kılıç, lazım olur" diyerek oğluna verdi.
Parmak Çocuk gitmeden önce son kez ailesiyle birlikte evde yemek yemek istiyordu. Bakalım annesi ne yemek pişirmişti? Masa hazırdı ve tencere ocaktaydı. "Anneciğim, bugün yemekte ne var?" diye sordu. Annesi, "Kendin bak" dedi. Parmak Çocuk ocağa sıçrayarak tencerenin içine baktı. Ancak boynunu çok fazla uzattığından yemekten çıkan buhar onu bacaya iteledi. Bir süre buharla boğuştu ve sonunda kendini dışarı attı. Sonra bütün dünyayı dolaşmaya başladı.
Önce bir aşçı kadının yanında iş buldu, ama kendisine verilen yemeklerden hoşlanmadı. Parmak Çocuk "Bize daha iyi yemek çıkmazsa çeker giderim. Gitmeden önce de kapıya 'Hep patates hep patates, peki etten ne haber?' diye yazarım, ona göre!" dedi. Kadın, "Senin başka işin yok mu be çekirge!" diyerek, öfkeyle eline geçirdiği bir çaputla onu dövmek istedi. Ama bizim minik terzi kendini bir yüksüğün içine atarak kadına dilini çıkardı. Kadın yüksüğü eline alarak Parmak Çocuğu yakalamak istedi, ancak ufaklık çaputun içine sıçrayıverdi. Kadın bu paçavrayı paramparça edip minik terziyi aradı. Kumaşın kıvrımına saklanmış olan çocuk, "Heey aşçı kadın, ben hurdayım" diyerek olduğu yerden başını çıkardı. Kadın ona tam vuracağı sırada Parmak Çocuk masanın çekmecesine sıçradı. Sonunda kadın onu yakaladığı gibi kapı dışarı etti.
Minik terzi dolaşıp durdu, derken koskoca bir ormana geldi. Orada bir sürü haydutla karşılaştı. Bu adamlar kralın hazinesini soymak niyetindeydiler. Minik terziyi gördüklerinde "Bu ufacık çocuk anahtar deliğinden geçebilir, onu maymuncuk olarak kullanalım" dediler.
İçlerinden biri, "Heey, dev adam! Sen de bizimle hazine dairesine gelir misin? Oraya rahatça girer, sonra da bize paraları birer birer atarsın" diye seslendi. Parmak Çocuk düşündü ve "Olur" diyerek onlarla birlikte hazine dairesine gitti. Orada kapıyı, herhangi bir yerinde bir yarık var mı diye iyice gözden geçirdi. Çok geçmeden kendi geçebileceği kadar dar bir yarık buldu ve hemen içeri girmek istedi. Ancak kapıda nöbet bekleyenlerden biri yanındakine, "Şu örümceğin burada işi ne? Dur da şunu bir ezeyim!" dedi. Muhafızlar, "O sana bir şey yapmadı ki! Bırak hayvanı gitsin" diye karşı çıktı.
Neyse, Parmak Çocuk o yarıktan hazine dairesine giriverdi, sonra pencereyi açarak aşağıda beklemekte olan haydutlara tek tek para yağdırmaya başladı. Tam işe dalmıştı ki, hazine dairesini denetlemeye gelen kralın sesini duydu ve hemen saklandı. Kral pek çok madeni paranın eksilmiş olduğunu fark etti, ama bunu kimin yaptığına akıl erdiremedi, çünkü sürgüler sürülü, kapılar kitliydi. Yani her şey koruma altındaydı. Oradan ayrılırken iki nöbetçiyi uyardı: "Dikkat edin, biri madeni paralara göz dikmiş!" dedi.
Parmak Çocuk yeniden işe koyulduğunda nöbetçiler içeriden gelen şıkır şıkır para seslerini işitti. Hemen içeri dalarak hırsızı yakalamak istediler. Ama onların geldiğini fark eden minik terzi atik davrandı, bir köşeye fırlayarak bir madeni paranın altına saklandı. Dışarıdan bakıldığında kimse onu göremeyecekti. Aynı anda "Heey, ben buradayım" diye nöbetçilerle alay etti. Adamlar o tarafa koşuştu, ama Parmak Çocuk bir başka köşedeki paranın altına saklanarak "Heey, ben buradayım!" diye seslendi yine. Nöbetçiler o tarafa saldırdı, ancak Parmak Çocuk üçüncü köşeye sıçramıştı bile. "Heey, ben buradayım!" diye yine dalga geçti. Nöbetçileri deli etti ve o kadar oyaladı ki, adamlar bir süre sonra yorularak çekip gitti. Parmak Çocuk paraların hepsini teker teker aşağıya attı. Son parayı da ustaca fırlattıktan sonra pencereden sıvışıverdi.
Haydutlar ona "Yaman adammışsın! Bizim reisimiz olur musun?" diye sordular. Parmak Çocuk teşekkür etti ve önce bütün dünyayı gezip görmek istediğini söyledi. Parayı paylaştılar. Minik terzi sadece bir sikke istedi, çünkü daha fazlasını taşıyamazdı. Sonra kılıcını kuşandı ve haydutlara veda ederek yola koyuldu.
Birkaç ustanın yanında iş buldu, ama bu işler hoşuna gitmedi. Sonunda bir handa uşak olarak çalışmaya başladı. Oradaki kızlar ondan pek hoşlanmadılar, çünkü Parmak Çocuk onların gizlice yaptıklarını, tabaklardan nasıl yemek aşırdıklarını, kilerden nasıl öteberi çaldıklarını görüyor ve patrona haber veriyordu. Kızlar bu yüzden aralarında konuşup, "Dur hele, yaptıklarını burnundan getirelim" diyerek ona bir eşek şakası yapmaya karar verdiler. Kızlardan biri bahçede çimleri keserken, Parmak Çocuğun otlar arasında oraya buraya sıçradığını gördü. Parmak Çocuğu da çimenlerle birlikte kesiverdi. Kestiklerinin hepsini gizlice ineklerin önüne attı. Siyah bir inek hiç farkında olmadan onu yutuverdi. Ama midesi Parmak Çocuğun hiç hoşuna gitmedi, çünkü karanlıktı ve hiçbir yerde ışık yanmıyordu. İnek sağılırken sesleniverdi:
Bu iş oldu mu,
Güğüm doldu mu?
Ama süt sağma sırasında ineğin sesi duyulmadı. Derken, çiftlik kâhyası ahıra gelerek, "Bu inek yarın kesilecek" dedi. Bu sefer Parmak Çocuk korktu ve cırtlak bir sesle, "Ben burada kalakaldım, bırakın beni dışarı çıkayım" diye seslendi. Kâhya sesi duydu, ama nereden geldiğini anlayamadı ve "Neredesin?" diye sordu. "Siyah ineğin midesinde" diye cevap verdi Parmak Çocuk, ama adam bunu anlamadı ve çekip gitti.
Ertesi sabah ineği kestiler. Onu parçalarına ayırırken şans eseri Parmak Çocuğa bir şey olmadı, ama sucuk yapılan yere sürüklendi. Kasap işine başlayınca, "Çok derin kesme, çok derin kesme, altında ben varım" diye haykırdı Parmak Çocuk. Satırın çıkardığı gürültü arasında çocuğun sesi kaybolup gitti. Parmak Çocuk çaresiz kalmıştı. Çaresiz kalan tabanları yağlar; Parmak Çocuk da satırların arasından sıçrayarak, hiçbirine de temas etmeden postu kurtardı. Yine de kaçıp gidemedi; kendisini yağ parçacıklarının arasına bırakarak pastırma bölümüne kaydı, ama bu bölüm oldukça dardı. Daha sonra bacada asılı kaldı ve islendi; bu da çok can sıkıcı bir işti ve çok uzun sürdü.
Derken kış geldi. Parmak Çocuğu bacadan aşağı indirdiler, çünkü bir müşteri pastırma istemişti. Aşçı kadın pastırmayı dilimlerken, Parmak Çocuk boynu kesilmesin diye kafasını fazla uzatmamaya dikkat etti. Derken bir fırsatını bularak kendini havaya attı ve kurtuldu. Parmak Çocuk kendisini hiç rahat hissetmediği bu evde daha fazla kalmak istemedi ve tekrar yola çıktı. Etrafı açık tarlada dalgın dalgın yürürken karşısına bir tilki çıktı ve çocuğu yutuverdi.
"Heey, tilki efendi! Yanlışlıkla boğazına takıldım, beni serbest bırak" diye seslendi Parmak Çocuk.
"Haklısın, zaten yutulur lokma değilsin. Peki, seni serbest bırakırsam, babanın kümesindeki tavukları bana verir misin?" diye sordu tilki. "Seve seve. Tavukların hepsi senin olacak, söz veriyorum" dedi Parmak Çocuk.
Tilki onu serbest bıraktı ve evine kadar taşıdı. Babası Parmak Çocuğu görünce o kadar sevindi ki, tavukların hepsini tilkiye verdi. "Ben de sana para getirdim" diyen Parmak Çocuk babasına haydutlardan aldığı sikkeyi verdi ve "Neden bütün tavukları tilkiye verdin?" diye sordu.
Babası cevap verdi: "Bir baba oğlunu mu daha çok sever, kümesteki tavukları mı? Düşünsene be adam!"