Cây đỗ tùng


Enebærtræet


Câu chuyện xảy ra cách đây đã lâu, có tới hai nghìn năm. Một người đàn ông giầu có, vợ xinh đẹp dịu dàng nên họ sống với nhau rất êm ấm, nhưng họ lại không có con. Họ rất mong có được một người con. Người vợ ngày đêm cầu nguyện, nhưng họ vẫn chưa có người con nào cả. Ở sân phía trước ngôi nhà của họ có cây đỗ tùng. Mùa đông, người vợ ngồi dướigốc cây gọt táo, vô ý cắt phải ngón tay khiến máu chảy rơi xuống tuyết. Bà kêu lên một tiếng:" Ối! " rồi nhìn giọt máu ở trước mặt lòng buồn thay cho mình. Bà nói:
- Ước gì ta có một đứa con da trắng như tuyết và môi đỏ như son!
Khi nói xong những lời nói đo, bà thấy trong lòng rất vui, nên cho rằng ý nguyện của mình rồi sẽ trở thành hiện thực. Bà đi vào nhà. Sau một tháng thì tuyết tan. Sau hai tháng, cây cỏ mọc xanh tươi. Đến tháng thứ ba thì hoa nở khắp đất trời. Tới tháng thứ tư thì cây rừng đâm chồi nảy lộc, chim hót líu lô. Qua tháng thứ năm, ngồi ở dưới gốc cây đỗ tùng, ngửi hương thơm của hoa, người vợ rất mừng vui. Tới tháng thứ sáu trên cây đầy quả non, người vợ cảm thấy tĩnh tâm hơn. Đến tháng thứ bảy, bà hái một quả ăn thì thấy trong lòng sầu muộn, người không khoẻ. Khi tháng tám qua đi, bà gọi chồng tới rồi khóc và nói:
Nếu như em chết. Hãy chôn em dưới gốc cây đỗ tùng nhé!
Nói xong, trong lòng bà cảm thấy thanh thản. Sang tháng thứ chín, bà sinh ra một đứa con trắng như tuyết, môi đỏ như son. Bà nhìn thấy đứa con vừa lọt lòng thì mừng lắm, rồi sau đó thì qua đời.
Người chồng mai táng vợ ở dưới gốc cây đỗ tùng. Tháng đầu người chồng khóc suốt ngày, rồi ông ta thỉnh thoảng lại khóc, thời gian sau ông không khóc nữa. Và cuối cùng thì ông đã nguôi buồn nhớ, rồi cưới một người vợ kế.
Người vợ sau của ông đẻ một đứa con gái, còn đứa con trai của vợ trước da trắng như tuyết, môi đỏ hồng như son. Người vợ kế chỉ yêu đứa con gái do mình đẻ ra, nên thường cảm thấy khó chịu với đứa con trai của người vợ cả.Bà ta luôn cảm thấy nó cản trở mình trong việc tính mưu bàn kế thu vén tài sản về cho con gái. Bà ta thường xua đuổi đứa con trai từ góc này tới góc kia trong nhà, có lúc tiện tay đánh nó túi bụi, khiến nó vô cùng sợ hãi, vì hễ từ trường học về nhà là không bao giờ nó được yên thân. Một lần người vợ kế tới phòng ngủ, đứa con gái đi theo và nói với mẹ:
- Mẹ, cho con một quả táo.
Người mẹ nói:
- Được mà, con gái của mẹ.
Bà ta lấy từ trong hòm ra một quả táo, đưa cho con gái. Nắp hòm vừa to vừa nặng, được khoá bằng chiếc khoá lớn. Đứa con gái nói:
- Mẹ, anh trai cũng được một quả chứ?
Bà mẹ kế quỷ quyệt chẳng muốn thế, nhưng ngoài miệng vẫn nói:
- Ừ, nó đi học về thì cho nó.
Từ phía trong cửa sổ, bà nhìon thấy đứa con trai đang đi về nhà thì như bị quỷ tha ma khiến, bà giật lấy quả táo ở trong tay con gái và nói:
- Đợi anh trai con về cùng ăn!
Nói rồi bà ném quả táo vào trong hòm và đóng nắp hòm lại. Khi đứa con trai bước tới cửa nhà, bà ta giả bộ âu yếm con trai, bảo nó:
- Con trai của ta, con có muốn ăn một quả táo không?
Mắt bà nhìn nó chằm chằm. Đứa con trai nói:
- Mẹ, sao mẹ lại nhìn con chằm chằm như vậy? Vâng, mẹ cho con một quả táo.
Bà gọi nó lại:
- Lại đây với ta!
Và rồi, bà ta mở nắp hòm lên, nói tiếp:
- Con lấy táo ở trong hòm này!
Khi đứa con trai cúi đầu vào trong hòm thì bà ta thả nắp hòm xuống. Nắp hòm rơi xuống "sầm" một tiếng, đầu đứa con trai bị đứt lìa khỏi thân, rơi vào trong đống táo. Bà ta vô cùng hoảng sợ, nghĩ:
- Mình phải xoá sạch mọi dấu tích đi mới được!
Nghĩ rồi bà ta vào trong buồng, lấy từ ngăn kéo trên cùng của chiếc tủ lớn ra một miếng vải trắng, rồi đem đầu của đứa con trai buộc chặt vào trên cổ của nó, để không ai nhận ra dấu vết bị cắt rời. Sau đó bà ta đem nó đặt ngồi ở chỗ cửa ra vào, lại đặt quả táo vào trong tay nó.
Cô em gái Marleenken đi vào bếp tìm mẹ thì thấy bà ta đứng bên bếp lò và đang khuấy một nồi nước nóng, bèn hỏi:
- Mẹ, anh con ngồi ở chỗ cửa, sắc mặt xám ngoét, tay cầm một quả táo. Con bảo anh đưa quả táo cho con, mà anh chẳng nói gì làm con sợ hãi quá!
Bà mẹ kế nói:
- Con lại ra đấy đi. Nếu vẫn chẳng trả lời thì cho nó một cái bạt tai!
Thế là Marleenken tới, và bảo người anh:
- Anh, đưa táo cho em nào!
Nhưng chẳng có lời đáp nào cả. Thế là cô bé cho anh một cái bạt tai, làm đầu của anh rơi xuống đất. Marleenken hoảng hốt, oà khóc, chạy tới bên bà mẹ, nói:
- Ối, mẹ ơi! Con vừa bạt tai một cái mà đầu anh ấy đã rơi xuống đất!
Marleenken khóc hoài, khóc mãi, tưởng như chẳng bao giờ dứt. Bà mẹ nói:
- Marleenken, con làm sao vậy? Con chớ làm ồn lên khiến mọi người chú ý.Chẳng có cách nào khác là mẹ phải chặt nó ra từng khúc nấu súp thôi!
Nói rồi bà mẹ kế chặt đứa con trai thành từng khúc, cho vào nồi và nấu. Marleenken đứng cạnh bà ta khóc, nước mắt ràn dụa chảy trên má, rơi cả vào trong nồi súp nên súp chẳng phải cho thêm muối nữa. Người cha trở về nhà, ngồi xuống bên bàn, hỏi:
- Con trai của tôi ở đâu?
Bà mẹ kế đáp:
- Ối dào, nó về quê thăm bà ngọai rồi, nó định ở đó một thời gian.
- Nó làm gì ở đó? Sao cũng chẳng hỏi lấy một lời trước khi đi!
- Nó muốn đi, có xin tôi cho phép nó ở đấy sáu tuần. Sống ở đó cũng tốt!
Người chồng nói:
- Trời ơi, tôi rất buồn. Hình như có gì không ổn. Đúng ra nó phải hỏi tôi một câu chứ!
Người chồng vừa ăn vừa nói:
- Marleenken, sao con lại khóc? Anh con rồi sẽ về thôi mà!
Ông lại nói:
- Ôi bà nó, món súp này ngon quá, cho tôi thêm một ít nữa nào!
Ông càng ăn càng thèm, nên bảo:
- Cho tôi nhiều một chút. Chưa bao giờ ăn thấy ngon như vậy, thôi đưa tất cả cho tôi nào!
Ông ăn ngon lành, vứt tất cả xương xuống gầm bàn. Marleenken lấy ra một chiếc khăn lụa tốt nhất từ ngăn kéo tầng dưới tủ áo của cô, rồi nhặt hết những chiếc xương to, nhỏ ở dưới gầm bàn gói cả vào trong chiếc khăn tay đó, đem ra phía trước cửa, khóc nhiều tới mức chảy cả máu mắt ra. Sau đó cô bé chôn cả bọc xương ấy ở đám cỏ xanh dưới gốc cây đỗ tùng. Làm xongcô thấy trong lòng nhẹ nhõm, và không khóc nữa. Trong khi đó cây đỗ tùng bỗng rung lên, cành cây tản ra, rồi chụm lại với nhau nom giống như người ta vỗ tay khi vui mừng. Từ giữa cây bốc lên một cột khói như sương mù, ở giữa cột khói đó như có lửa đang cháy, rồi một con chim rất đẹp bay ra, nó cất tiếng hót véo von, và bay cao mãi vào trong không trung. Sau khi chim bay đi thì cây đỗ tùng trở lại như trước đó, còn chiếc khăn gói xương lại không cánh mà biến mất. Marleenken thấy trong lòng vui vẻ. Cô vào nhà, ngồi xuống bên bàn và ăn.
Con chim sau khi bay đi thì tới đậu trên nóc nhà người thợ kim hoàn. Nó cất giọng hót:
Mẹ kế của tôi đã làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken (Marie xinh đẹp yêu quý)
Đã nhặt tất cả xương của tôi gói vào trong chiếc khăn bằng lụa,
Đem chôn ở dưới gốc cây
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Người thợ kim hoàn đang làm một sợi dây chuyền bằng vàng ở trong xưởng, nghe thấy tiếng chim hót rất hay trên nóc nhà, bèn đứng dậy bước qua hàng rào và làm rơi một chiếc giầy. Thế là một chân đi giầy, một chân chỉ có bít tất, ngực vẫn đeo tạp dề, một tay cầm dây chuyền vàng, một tay còn cầm chiếc kìm, bác bước ra đường. Mặt trời chiếu chói chang trên đường phố. Bác đứng ở đó nhìn chăm chú con chim ấy, và nói:
- Này chim, chim hót nghe hay quá. Hót lại một lần nữa bài ấy cho ta nghe nào!
Chim nói:
- Không, tôi không hót suông lần thứ hai đâu. Bác cho tôi dây chuyền vàng thì tôi sẽ hót lần nữa cho bác nghe.
Người thợ kim hoàn đồng ý, nói:
- Cho chim dây chuyền vàng thì hót ta nghe lần nữa nhé!
Thế là chim dùng móng quặp lấy sợi dây chuyền vàng, chim hót cho bác thợ kim hoàn nghe:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương của tôi gói vào trong
Chiếc khăn bằng lụa,
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Con chim lại bay đến nhà bác thợ giầy, hót trên nóc nhà bác ta:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương của tôi gói vào trong chiếc khăn bằng lụa,
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt. Tôi là con chim xinh đẹp!
Bác thợ giầy nghe tiếng chim hót, chẳng kịp xỏ áo mặc, chạy vội ra ngoài nhà, nhìn lên nóc nhà, dùng bàn tay che nắng để khỏi bị chói mắt, và nói:
- Chim ơi, chim hót rất hay!
Nói rồi bác gọi với vào trong nhà:
- Bà nó đâu, ra mà xem! Chim hót hay lắm!
Bác gọi cả con gái và những đứa con khác, cùng người học việc, cô gái làm thuê… tất cả, tất cả đều ra đường để xem con chim rất đẹp, có bộ lông xanh đỏ rực rỡ, quanh cổ lấp lánh sắc vàng, hai mắt sáng như sao. Bác thợ giầy nói:
- Chim ơi, chim hót lại cho ta nghe một lần nữa nào!
- Không được, hót suông thì tôi chẳng hót đâu!Bác phải tặng tôi một thứ gì đó!
Bác thợ giầy bảo vợ:
- Bà vào lấy đôi giầy ở trên giá gỗ cao nhất trên lầu xuống đây!
Khi người vợ mang đôi giầy đỏ xuống, bác ta bảo chim:
- Chim ơi, lấy đôi giầy này đi, rồi hót cho nghe lần nữa nhé!
Chim dùng móng chân trái quặp lấy đôi giầy, rồi lại bay lên nóc nhà mà hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleeken
đã nhặt tất cả xương tôi gói vào trong chiếc
khăn bằng lụa
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt- Tôi con chim xinh đẹp!
Hót xong chim lại bay đi, chân phải quắp dây chuyền vàng, chân trái quắp đôi giầy đỏ. Nó bay tới nơi xay bột. Cối xay đang quay tít, phát ra tiếng:
- Klippe klappe, klippe klappe, klippe klappe.
Trong nhà xay bột có 26 người. Họ đang đẽo đá, làm phát ra tiếng:
- Hick hack, hick hack, hick hack.
Cối xay vẫn đang quay:
- Klippe klappe, klippe klappe, klippe klappe.
Chim đậu trên cây sồi phía trước xưởng xay bột mà hót:
Mẹ tôi đã làm thịt tôi.
Một người thợ dừng tay.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Lại có hai người thợ nữa dừng tay.
Em gái tôi là Marleenken
Tiếp đến lại có bốn người thợ dừng làm việc.
Đã nhặt tất cả xương tôi
Gói vào trong chiếc khăn bằng lụa.
Tới lúc đó chỉ còn 8 người đang đẽo đá.
Chôn ở
Bây giờ chỉ có 7 người làm việc.
Dưới gốc cây đỗ tùng.
Chỉ còn sót một người làm việc.
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Người thợ cuối cùng cũng dừng việc lại, và cũng nghe được mấy từ sau cùng mà con chim đã hót. Người đó nói:
- Chim ơi, chim hót hay quá. Hót cho tôi nghe một lần nữa đi!
Chim nói:
- Không được, tôi không hót suông đâu. Ông đem hòn đá mài cho tôi thì tôi sẽ hót lần nữa!
Người đó nói:
- Được rồi, nếu chim hót lần nữa cho tất cả mọingười nghe thì sẽ biếu chim hòn đá mài.
Những người khác đồng thanh:
- Đúng vậy, nếu chim hót lại lần nữa thì hòn đá mài này thuộc về chim.
Thế là chim sà xuống, đưa cổ xuyên qua lỗ của hòn đá mài, làm như một chiếc vòng, còn 20 người thợ thì dùng thanh gỗ bảy hòn đá lên. Chim bay lên cao và hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương tôi gói vào trong
Chiếc khăn bằng lụa.
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt- Tôi là con chim xinh đẹp!
Chim hót xong xoè hai cánh ra bay, chân phải quắp chiếc dây chuyền vàng, chân trái quắp đôi giầy đỏ, cổ mang hòn đá mài. Nó bay đi rất xa, rất xa cho tới khi bay tới nhà cha nó. Cha, mẹ kế và Marleenken đang ngồi bên bàn ăn ở trong nhà. Cha nó nói:
- Trời, sao tôi cảm thấy khoan khoái dễ chịu thế!
Mẹ kế nói:
- Không, sao tôi lại sợ hãi vậy cứ như là có sét đánh, chớp giật vậy!
Còn Marleenken thì oà khóc. Chim bay tới nóc nhà và hót ca. Người cha nói:
-Ôi, tôi rất vui mừng. Mặt trời chiếu sáng chan hoà. Tôi như gặp người bạn thân cũ vậy.
Người mẹ kế thì nói:
- Không, tôi sợ hãi thật sự, răng lợi cứ va vào nhau, mạch máu như bốc lửa.
Bà giật đứt cúc áo ỡ ngực. Marleenken ngồi ở góc nhà khóc, tay cầm tạp dề ôm lấy mặt. Chiếc tạp dề ướt sũng nước mắt. Chim bay đậu trên cây đỗ tùng mà hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Người mẹ kế bịt tai không muốn nghe, nhắm nghiền mắt lại không muốn nhìn, nhưng trong tai bà vẫn nghe thấy tiếng của bão táp, mắt bà ta thấy những tia chớp sáng loè.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Người cha nói:
- Trời, bà ơi. Chim hót rất hay. Mặt trời toả sáng chan hoà. Hoa toả hương thơm khắp nơi!
Em gái tôi là Marleenken
Marleenken gục đầu lên gối mà khóc. Người cha nói:
- Tôi ra ngoài sân để ngắm kỹ con chim ấy.
Người mẹ kế nói:
- Ôi, ông đừng đi. Tôi cảm thấy căn nhà nghiêng ngả, đang bốc cháy!
Người cha vẫn ra ngoài để xem con chim.
Đã nhặt tất cả xương của tôi
Gói vào trong chiếc khăn bằng lụa
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt- Tôi là con chim xinh đẹp!
Chim vừa hót vừa thả dây chuyền vàng xuống. Sợi dây chuyền vàng rơi lồng vào đúng cổ của người cha rất vừa vặn. Ông đi vào nhà và nói:
- Bà xem này, đây là dây chuyền vàng mà con chim xinh đẹp cho tôi. Nom có đẹp biết bao.
Người mẹ kế khiếp sợ, ngã lăn ra đất, mũ rơi ra. Tiếp đó chim lại hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Mẹ kế nói:
- Ối, tôi mong mình đang ở dưới đất sâu hàng ngàn sải tay (lối đo của người xưa) để không phải nghe lời than vãn kia!
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Người mẹ kế nằm ngây người ra như đã chết vậy.
Em gái tôi là Marleenken.
Marleenken nói:
- Ôi con cũng phải ra khỏi nhà, xem chim có cho con gì không!
Nói rồi cô ra đi.
Đã nhặt tất cả xương tôi
Gói vào trong chiếc khăn bằng lụa
Chim tung đôi giầy đỏ xuống cho cô em gái.
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Marleenken cảm thấy hết sức vui mừng. Cô đi đôi giầy đỏ vào rồi nhảy nhót. Cô nói:
- Ôi khi con bước ra cửa, lòng nặng trĩu, còn bây giờ lòng thấy dễ chịu. Đó là một con chim kỳ lạ. Nó cho con một đôi giầy đỏ.Bà mẹ kế chồm dậy, tóc dựng đứng lòng như lửa cháy, bà nói:
- Tôi cảm thấy như trời sắp sập tới nơi rồi. Tôi cũng ra xem sao cho dễ chịu một chút!
Khi bà ta khỏi cửa, chim ném hòn đá mài xuống đầu bà ta. "Rầm" một tiếng, bà ta chỉ còn là một đống thịt bầy nhầy. Sau khi nghe tiếng động ấy, người cha và Marleenken vội chạy ra thì chỉ thấy khói và lửa. Khói lửa tan đi thì người anh trai của Marleenken đang đứng ở đấy. Cậu bé cầm lấy tay của cha và Marleenken, rồi cả ba nắm tay nhau vui vẻ bước vào trong nhà, tới bàn để cùng ăn.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
For mange mange hundrede år siden levede der engang en rig mand, som havde en smuk og from kone. De levede lykkeligt sammen og havde blot den sorg, at de ingen børn fik. Konen bad dag og nat til Gud, men de fik dog ingen. Bagved huset var der en gård, hvori der stod et enebærtræ, og en vinterdag, da konen stod derude og skrællede et æble, kom hun til at skære sig i fingeren, så der faldt et par bloddråber på den hvide sne. Hun sukkede og tænkte: "Havde jeg dog blot et barn, der var så hvidt som sne og så rødt som blod." I det samme blev hun så underlig let til mode, og det var, som følte hun, at hendes ønske skulle gå i opfyldelse.
Da en måned var omme, var sneen smeltet, måneden efter begyndte græsset at pippe frem, i den næste stak alle de små blomster hovedet op af jorden. Da der var gået fire måneder sprang knopperne ud, grenene slyngede sig mellem hverandre og fuglene sang, så det klang i skoven. Næste måned stod hun under enebærtræet, der duftede så dejligt, at hendes hjerte fyldtes med glæde og hun faldt på knæ og bad. Da den sjette måned var omme og frugterne på enebærtræet var store og saftige, gik hun stille og tavs omkring, i den syvende måned spiste hun grådig af bærrene og var syg og bedrøvet. Da den ottende måned kom, græd hun og sagde til sin mand: "Når jeg er død, skal du begrave mig under enebærtræet." Hun blev nu gladere igen, og da hun i den niende måned fødte en søn, der var så hvid som sne og så rød som blod, brast hendes hjerte af glæde.
Manden begravede hende under enebærtræet og sørgede dybt over hende. Da der var gået en tid, holdt han op at sørge, og tog sig en anden kone. Hun fødte ham en lille datter. Når konen så på hende følte hun, hvor højt hun elskede hende, men den lille dreng var hende en torn i øjet. Hun slog ham og skubbede til ham, og lod ham aldrig være i fred. Og stadig tænkte hun på, hvordan hun skulle skaffe sin datter hele formuen.
Engang, da konen var gået op på loftet, kom den lille datter og sagde: "Giv mig et æble, mor." Moderen tog straks et æble op af en stor kiste, der havde et meget tungt låg og en stor jernlås. "Skal min bror ikke også have et?" spurgte den lille pige. Konen blev ærgerlig, men sagde dog, at han kunne jo få et, når han kom hjem fra skole. Da hun så ham komme, steg ondskaben op i hende, og hun rev æblet fra sin datter og sagde: "Du skal ikke have, før din bror har fået." Derpå kastede hun æblet ned i kisten igen, og da den lille dreng kom, sagde hun venligt: "Skal du have et æble, min ven." Men i det samme så hun så ondt på ham, at han blev ganske bange. "Tag så selv et," sagde hun og lukkede låget op. Og da drengen bukkede sig ned i kisten, lod hun låget smække i, så hans hovede trillede ned til de røde æbler. Da hun havde gjort det, for der en gysen igennem hende, og hun tænkte: "Bare jeg kunne give en anden skylden for det." Så tog hun hovedet op af kisten bandt det fast til kroppen med et hvidt tørklæde, gav ham et æble i hånden og satte ham på en stol foran døren.
Lidt efter kom Malene ud til sin mor, der stod i køkkenet og rørte i en gryde med kogende vand. "Mor," sagde hun, "min lille bror sidder udenfor døren og er helt hvid i ansigtet. Jeg bad ham om det æble, han har i hånden, men han svarede mig slet ikke." - "Bed ham om det igen," sagde moderen, "og hvis han så heller ikke svarer dig, skal du bare give ham en på øret." Malene gik ind til sin bror, men da han heller ikke svarede denne gang, gav hun ham en ørefigen, så hovedet røg af. Hun blev meget forskrækket og løb grædende ud til sin mor. "Jeg har slået hovedet af min bror," hulkde hun og kunne slet ikke holde op at græde igen. Men moderen tyssede på hende. "Vær stille," sagde hun, "lad os blot sørge for, at ikke et menneske får det at vide. Vi kan jo dog ikke gøre det om. Jeg vil koge ham i surkålen." Derpå hakkede hun den lille dreng i ganske små stykker og puttede ham ned i gryden. Men Malenes tårer faldt deri, så der behøvedes ingen salt.
Da faderen kom hjem satte han sig til bords og spurgte: "Hvor er min søn?" Moderen satte et stort fad surkål på bordet, og Malene græd ustandseligt. "Hvor er min søn?" spurgte faderen igen, og moderen svarede: "Haner gået ud på landet til sin bedstefar og bliver der i nogen tid." - "Det er da underligt, han ikke først sagde farvel til mig," sagde faderen. "Han bad mig, om han måtte blive der en seks ugers tid," sagde konen, "og jeg gav ham lov til det. Derude er han jo altid velkommen." - "Det synes jeg slet ikke om," sagde manden og rystede på hovedet, "det er heller ikke pænt af ham, at han ikke har sagt farvel til mig først." Derpå gav han sig til at spise og sagde: "Hold dog op med at græde, Malene. Han kommer jo igen. Hvor den mad dog smager mig," sagde han til sin kone: "Giv mig noget mere. Du kan ligeså godt give mig det hele straks. Jeg har en fornemmelse af, at det er mit altsammen." Han spiste og spiste og kastede alle knoglerne under bordet. Men da de havde rejst sig, tog Malene sit smukkeste silketørklæde, samlede alle benene deri og gravede dem ned under enebærtræet. Og da hun havde gjort det blev hun helt let om hjertet og holdt op med at græde. Pludselig begyndte enebærtræet at bevæge sig, grenene viftede frem og tilbage, og der lagde sig en tåge om dem. Midt ude i tågen var det, som der brændte en klar flamme, og ud af den fløj der en smuk, lille fugl, som sang så kønt, og fløj højt, højt op i luften. Så lettede tågen og enebærtræet stod, som det altid havde stået, men tørklædet med benene var borte. Malene var igen så glad, som om hendes bror levede endnu, og gik munter ind i huset. Fuglen fløj imidlertid af sted og satte sig på en guldsmeds hus og sang:
"Min moder røvede mig mit liv,
og skar mig med sin skarpe kniv,
og satte mig for fader frem,
som spiste mig med glæde.
Min lille søster, from og god,
hun samlede i et klæde
da mine ben, og lagde dem
til hvile under træets rod.
Kvivit, kvivit, hvad jeg er for en dejlig fugl."
Guldsmeden sad i sit værksted og lavede en guldkæde, da han hørte fuglen synge, og han syntes aldrig, han havde hørt noget så dejligt. Hn rejste sig for at gå ud, men da han gik over rendestenen, tabte han den ene tøffel. Han lod den ligge og gik midt ud på gaden, på maven havde han sit skødskind, i den ene hånd en guldkæde og i den anden en tang. Solen skinnede klart, og han skyggede med hånden for øjnene, for rigtig at kunne se fuglen. "Hvor du dog synger dejligt, lille fugl," sagde han, "syng den sang en gang til." - "Nej," sagde den, "to gange synger jeg ikke for ingenting, men giv mig din guldkæde, så skal jeg gøre det." - "Værsgod," sagde guldsmeden og rakte den kæden. Fuglen tog den i den højre klo og begyndte igen at synge:
"Min moder røvede mig mit liv,
og skar mig med sin skarpe kniv,
og satte mig for fader frem,
som spiste mig med glæde.
Min lille søster, from og god,
hun samlede i et klæde
da mine ben, og lagde dem
til hvile under træets rod.
Kvivit, kvivit, hvad jeg er for en dejlig fugl."
Derpå fløj fuglen hen til skomagerens hus og satte sig på taget og sang:
"Min moder røvede mig mit liv,
og skar mig med sin skarpe kniv,
og satte mig for fader frem,
som spiste mig med glæde.
Min lille søster, from og god,
hun samlede i et klæde
da mine ben, og lagde dem
til hvile under træets rod.
Kvivit, kvivit, hvad jeg er for en dejlig fugl."
Skomageren hørte det og kom ud i skjorteærmer, men måtte holde hånden for øjnene, da solen blændede ham. "Hvor du synger kønt, lille fugl," sagde han, og kaldte på sin kone, for at hun skulle komme ud og høre det. Hun kaldte på sin datter, og alle børnene og svenden og pigen kom ud på gaden for at se fuglen. Den var helt rød og grøn, men om halsen havde den en gylden ring, og dens øjne strålede som stjerner. "Syng den sang en gang til," bad skomageren. "Nej," svarede den, "to gange synger jeg ikke for ingenting." Manden sendte da sin kone ind for at hente et par røde sko og rakte fuglen dem. Den tog dem i sin venstre klo og begyndte igen at synge:
"Min moder røvede mig mit liv,
og skar mig med sin skarpe kniv,
og satte mig for fader frem,
som spiste mig med glæde.
Min lille søster, from og god,
hun samlede i et klæde
da mine ben, og lagde dem
til hvile under træets rod.
Kvivit, kvivit, hvad jeg er for en dejlig fugl."
Da den havde sunget det, fløj den videre med kæden i højre og skoene i venstre klo, og da den kom til en mølle, satte den sig på taget. Møllevingerne gik: Klap, klap, inde i møllen sad der tyve svende og huggede på en sten: Hak, hak. Fuglen satte sig i et lindetræ og begyndte at synge:
"Min moder røvede mig mit liv,
og skar mig med sin skarpe kniv,"
da hørte den ene op med at arbejde,
"og satte mig for fader frem,
som spiste mig med glæde."
da var der to til, som holdt op,
"Min lille søster, from og god,"
nu hørte fire op
"hun samlede i et klæde"
nu var det kun otte, som huggede,
"da mine ben, og lagde dem"
nu kun syv
"til hvile under træets rod."
og nu kun en.
"Kvivit, kvivit, hvad jeg er for en dejlig fugl."
Da holdt også den sidste op og sagde: "Hvor du dog synger kønt, lille fugl, syng det en gang til." - "Nej," svarede fuglen, "to gange synger jeg ikke for ingenting. Giv mig den møllesten, så skal jeg gøre det." - "Ja," svarede svenden, "hvis det var min alene, skulle du såmænd gerne få den." Men alle de andre var enige om, at den skulle have stenen. Fuglen fløj nu ned til dem og fik møllestenen om halsen som en krave og sang så igen:
"Min moder røvede mig mit liv,
og skar mig med sin skarpe kniv,
og satte mig for fader frem,
som spiste mig med glæde.
Min lille søster, from og god,
hun samlede i et klæde
da mine ben, og lagde dem
til hvile under træets rod.
Kvivit, kvivit, hvad jeg er for en dejlig fugl."
Da den havde sunget det, fløj den af sted med møllestenen om halsen og kæden i den højre og skoene i den venstre klo. Langt bort fløj den, og da den satte sig, var det på taget af faderens hus.
Inde i stuen sad faderen og moderen og Malene ved bordet, og manden sagde: "Jeg ved ikke, hvor det kan være, men jeg er så glad og let om hjertet i dag." - "Det er jeg slet ikke," sagde hans kone, "jeg er så angst, som om et uvejr skulle bryde løs." Men Malene sad og græd og græd. Da kom fuglen flyvende og satte sig på taget, og faderen sagde: "Hvor solen skinner dejligt i dag. Jeg er til mode, som om jeg skulle se en gammel ven igen." - "Og jeg er så bange, så tænderne klaprer i munden på mig," sagde konen. "Blodet brænder som ild i mine årer," og hun trak urolig op og ned i sit kjoleliv. Men Malene sad i en krog med tallerkenen for øjnene og græd, så den var ganske våd af hendes tårer. Nu satte fuglen sig i enebærtræet og sang:
"Min moder røvede mig mit liv,
og skar mig med sin skarpe kniv,"
Da holdt konen hænderne forførerne og kneb øjnene til, men det susede for hendes ører som i den stærkeste storm, øjnene brændte i hovedet på hende, og det var, som om lynene flammede rundt om hende.
"og satte mig for fader frem,
som spiste mig med glæde."
"Hører du, der er en fugl, som synger så dejligt," råbte manden. "Se, hvor solen skinner, og kan du lugte en duft som af skovmærker."
"Min lille søster, from og god"
Da skjulte Malene hovedet i sit skød og græd, som om hendes hjerte skulle briste. "Jeg vil dog ud og se den fugl," sagde manden, men hans kone greb ham i armen og sagde: "Du må ikke gøre det. Jeg har en fornemmelse, som om hele huset stod i lys lue." Han brød sig imidlertid ikke om, hvad hun sagde, men gik ud og så på fuglen, der sang.
"hun samlede i et klæde
da mine ben, og lagde dem
til hvile under træets rod.
Kvivit, kvivit, hvad jeg er for en dejlig fugl."
Derpå gav fuglen slip på den gyldne kæde, og den faldt lige om halsen på manden og passede ham aldeles. Han gik ind og viste sin kone den og sagde: "Sikken en dejlig kæde, den kønne, lille fugl har givet mig." Men konen var så bange, at hun faldt besvimet om på gulvet og tabte huen af hovedet. Fuglen begyndte igen at synge:
"Min moder røvede mig mit liv,
og skar mig med sin skarpe kniv,"
"Gid jeg lå tusinde favne under jorden," jamrede hun.
"og satte mig for fader frem,
som spiste mig med glæde."
Nu blev hun så bleg som et lig.
"Min lille søster, from og god,"
"Gud ved, om fuglen ikke også giver mig noget," tænkte Malene og gik ud til den.
"hun samlede i et klæde
da mine ben, og lagde dem
til hvile under træets rod."
I det samme kastede den skoene ned til hende.
"Kvivit, kvivit, hvad jeg er for en dejlig fugl."
Malene blev på en gang så glad, tog de røde sko på og gav sig til at danse og springe. "Det er dog en dejlig fugl," tænkte hun, "jeg er så glad, så glad, og sikken et par fine, røde sko." - "Jeg tror, verden forgår," stønnede konen og rejste sig op, "jeg må ud og have noget frisk luft." Men næppe var hun kommet udenfor døren, før fuglen smed møllestenen lige i hovedet på hende, så hun faldt om så død som en sild. Faderen og Malene, der havde hørt bulderet, kom styrtende ud. I det samme slog der en klar lue op, og damp og røg dannede en tæt tåge. Da den spredte sig, stod den lille bror der lyslevende, og lykkelige og glade tog de hinanden i hånden og gik ind i huset.