Den gamle Sultan


Chó Sultan trung thành


Der var engang en bonde, som havde en tro hund, der hed Sultan. Men nu var den blevet gammel og havde tabt alle sine tænder, så manden sagde en dag til sin kone: "I morgen skyder jeg gamle Sultan. Den er dog ikke til nogen verdens nytte mere." Konen havde ondt af den og sagde: "Nu har den tjent os så længe, at jeg nok synes, vi kunne lade den spise nådsensbrød på sine gamle dage." - "Sikke noget snak," svarede manden, "du er altfor blødhjertet. Har den tjent os tro, har den også til gengæld fået sin gode mad."
Den stakkels hund lå tætved i solen og havde hørt det hele. Den blev meget bedrøvet, da den forstod, at det var den sidste dag i dens liv, og om aftenen listede den sig ud til sin gode ven, ulven, og klagede sin nød for den. "Op med humøret, kammerat," sagde ulven, "jeg skal nok hjælpe dig. I morgen tidlig går din herre og hans kone ud i marken og tager deres lille barn med, og de plejer at lade det blive liggende henne ved hækken. Du skal så blot lægge dig ved siden af, som om du ville holde vagt. Jeg kommer så løbende ud af skoven og snapper barnet, og du skal fare efter mig for at tage det fra mig. Når jeg er kommet et lille stykke ind i skoven, lægger jeg det ned, og så kan du bringe det tilbage til forældrene. De vil naturligvis være dig evig taknemmelige, og du kan være sikker på at få det godt resten af dit liv."
Hunden syntes, at det var en udmærket plan, og næste morgen bar de sig ad ganske som ulven havde foreslået. Faderen skreg af fuld hals, da den løb af sted med barnet, og da Sultan bragte ham det tilbage, klappede han den og sagde rørt: "Der skal ikke krummes et hår på dit hovede, og der skal blive sørget for dig, så længe du lever." Derpå sagde han til sin kone: "Gå straks hjem og kog noget grød til Sultan og læg min hovedpude ud i dens kurv, så den kan ligge blødt og lunt." Fra nu af havde den gamle Sultan det så godt, som den kunne ønske sig. Kort tid efter kom ulven og besøgte den og glædede sig over, så godt deres list var lykkedes. "Men hør, kammerat," sagde den, "nu vil du vel nok gøre mig den tjeneste at lukke øjnene, hvis jeg en gang finder på at tage et af din herres fede får. Det er ikke så nemt at klare sig i disse knappe tider." - "Det skal du ikke gøre regning på," svarede hunden, "jeg bliver min herre tro, hvordan det så går." Ulven troede ikke, den mente det så strengt, og kom hinkende om natten for at hente fåret. Men den tro Sultan havde fortalt sin herre, hvad ulven havde i sinde, så bonden stod på vagt i stalden og tærskede den ordentlig igennem. Den måtte løbe sin vej, men råbte efter hunden: "Vent du bare, dit skarn. Det skal du få betalt."
Næste morgen sendte ulven svinet med en udfordring til hunden. Ude i skoven skulle de mødes og afgøre deres mellemværende. Den gamle Sultan kunne ikke få andre med end en kat, som kun havde tre ben, og de to humpede nu af sted sammen, mens katten af smerte stak halen lige i vejret. Ulven og svinet var allerede på pletten, og da de så deres modstandere komme, troede de, at kattens strittende hale var en sabel. De kunne heller ikke se, at den kun havde tre ben, men troede, den gik og samlede sten op. De blev meget bange, og svinet gemte sig bagved nogle buske, mens ulven sprang op i et træ. Hunden og katten blev meget forundrede over ingen at finde, og stod i nogen tid og ventede. Pludselig fik katten øje på svinets øre, der stak frem mellem bladene, og da den troede, det var en mus, sprang den hen og bed rigtig eftertrykkeligt deri. Svinet hylede og skreg: "Den rigtige sidder oppe i træet," og løb af sted, så stærkt, dets ben kunne bære det. Da hunden og katten så op, fik de øje på ulven, der var meget skamfuld over at den havde været så fejg, og rakte hunden hånden til fred og forlig.
Bác nông dân có con chó tên là Sultan, nó rất trung thành với chủ. Nhưng giờ nó đã già nua, răng rụng hết chẳng còn chiếc này nên chẳng cắn và tha mồi được.
Một hôm, đứng trước cửa nhà, bác nông dân nói với vợ:
- Con Sultan già nua kia ngày mai cho nó phát đạn, giữ nuôi nó chẳng có ích gì.
Bác gái thương hại con chó trung thành nên can chồng:
- Nó sống bao nhiêu năm nay ở nhà mình, được bao nhiêu là việc, giờ thì cứ bố thí cho nó ăn đâu có hại gì.
Người chồng đáp:
- Ái chà, bà chẳng biết gì cả. Nó làm gì còn chiếc răng nào, chẳng có thằng trộm nào sợ nó nữa, giờ thì nó có thể đi chỗ khác cho khuất mắt. Khi trước nó có công thì đã nuôi cho ăn uống đầy đủ rồi còn gì.
Con chó đáng thương nằm phơi nắng cách đấy cũng không xa, nó nghe được hết đầu đuôi câu chuyện, nó buồn lắm và nghĩ, có lẽ mai là ngày cuối cùng của cuộc đời. Người bạn tốt của nó là sói. Tới đêm nó lẻn vào rừng gặp sói và kể lại cho sói nghe số phận hẩm hiu của mình. Nghe xong sói nói:
- Này anh bạn, dũng cảm lên chứ, tôi có thể giúp anh qua cơn hoạn nạn được. Tôi đã nghĩ ra một kế. Sáng sớm mai hai vợ chồng người nông dân sẽ đi phơi cỏ ở ngoài đồng, thế nào họ cũng mang theo đứa con nhỏ vì chẳng có một ai ở nhà. Trong lúc làm việc, để tránh nắng thế nào họ cũng đặt con ở trong bóng râm của mấy bụi cây gần đó. Anh bạn nằm sát ngay cạnh đứa trẻ làm như nằm canh vậy. Tôi sẽ lẻn từ trong rừng ra và tha đi đứa trẻ. Anh phải gắng sức đuổi theo tôi làm như anh muốn giành lại đứa trẻ từ tôi. Tôi sẽ nhả đứa trẻ ra, anh tha nó về cho bố mẹ. Họ sẽ nghĩ rằng chính anh đã cứu đứa trẻ nên rất cảm ơn anh. Đáng lẽ họ tống cổ anh đi, thì ngược lại họ sẽ chẳng đả động gì đến chuyện ấy nữa và chẳng bao giờ để anh bị đói khát.
Chó nghe thấy bùi tai. Sự việc xảy ra đúng như đã bàn. Khi nhìn thấy sói tha con mình người bố la ầm lên. Rồi thấy Sultan chạy đuổi theo và cứu được con mình tha về, lúc đó bác ta hết sức vui mừng, lấy tay vuốt ve con chó và nói:
- Từ nay trở đi không bao giờ ta để ai động tới chân tơ kẽ tóc của mi, chừng nào mi còn sống thì mi lúc nào cũng no đủ.
Rồi bác bảo vợ:
- Mình về ngay nhà đi, nấu cho Sultan nồi cháo. Không còn răng thì húp cháo. Nhớ lấy cái gối của tôi ở đầu giường để cho nó nằm cho ấm.
Từ đó trở đi Sultan sống sung sướng đến nỗi chẳng còn lý do gì để kêu ca phàn nàn.
Ít lâu sau sói đến thăm Sultan, rất vui mừg vì mọi chuyện đều tốt đẹp cả. Sói nói:
- Này anh bạn, nếu tôi có lấy đi của chủ anh một con cừu béo thì anh nhắm mắt làm ngơ nhé. Hồi này kiếm miếng ăn khó khăn lắm anh bạn ạ.
Chó đáp:
- Tôi chưa hề nghĩ tới chuyện đó, tôi trung thành với chủ tôi nên tôi không thể đồng ý với anh bạn về chuyện đó được.
Sói nghĩ chó chỉ nói giả bộ thế thôi. Tối khuya sói rón rén tới tính bắt một con cừu.
Bác nông dân được chó Sultan báo cho biết trước ý định của sói, bác nấp đợi sói. Mới vào gần tới chuồng cừu sói ta đã bị bác nông dân cầm gậy phang tới tấp, sói bị một trận nên thân. Ráng sức sói mới chạy nổi được về rừng, vừa chạy sói vừa nói: "Cứ đợi đấy, anh bạn đểu cáng. Rồi sẽ biết tay ta."
Sáng hôm sau, sói bảo lợn gọi chó vào rừng để tính chuyện ân oán. Duntan già nua không biết dựa vào ai bao giờ, đành phải gọi mèo đi cùng với mình vào rừng, nhưng khốn nỗi mèo lại chỉ có ba chân. Chó đi trước, mèo tập tễnh đi theo sau, đuôi chỏng ngược lên trời. Sói và trợ thủ của mình đứng đợi ở địa điểm đã hẹn, nhìn thấy địch thủ của mình đang đi. Nhìn thấy đuôi mèo dựng đứng chổng ngược lên trời chúng cứ tưởng là địch thủ mang theo gươm, đã thế lại thấy mèo ba chân bước thấp bước cao, nhìn xa cứ tưởng là lấy đà để ném đá, lợn liền lao thẳng vào bụi cây gần đó để tránh, sói nhảy lên ngay cành cây để né. Khi tới đúng điểm hẹn, chó và mèo vô cùng ngạc nhiên vì chẳng thấy bóng dáng sói đâu cả. Lợn rừng chui vào bụi cây nhưng tai lại vểnh lên, vẫy vẫy. Nhìn quanh chẳng thấy động tĩnh gì, mèo thấy hình như có chuột chạy trên bụi cây, mèo liền chạy ngay tới, lấy đà vồ cắn. Bị cắn vào tai đau quá lợn ta nhảy cẫng lên la lối: "Ở trên cây ấy, thủ phạm ở trên cây ấy!."
Chó và mèo ngoảnh lại thì thấy sói đang ở trên cây, sói xấu hổ vì thấy mình sợ sệt một cách vô cớ. Sói đồng ý giảng hòa với chó.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng