Los seis cisnes


Sáu con thiên nga


Hallándose un rey de cacería en un gran bosque, salió en persecución de una pieza con tal ardor, que ninguno de sus acompañantes pudo seguirlo. Al anochecer detuvo su caballo y dirigiendo una mirada a su alrededor, se dio cuenta de que se había extraviado y, aunque trató de buscar una salida no logró encontrar ninguna. Vio entonces a una vieja, que se le acercaba cabeceando. Era una bruja.
- Buena mujer -le dijo el Rey-, ¿no podrías indicarme un camino para salir del bosque?.
- Oh, si, Señor rey -respondió la vieja-. Si puedo, pero con una condición. Si no la aceptáis, jamás saldréis de esta selva. Y moriréis de hambre.
- ¿Y qué condición es ésa? -preguntó el Rey.
- Tengo una hija -declaró la vieja-, hermosa como no encontraríais otra igual en el mundo entero, y muy digna de ser vuestra esposa. Si os comprometéis a hacerla Reina, os mostraré el camino para salir del bosque. El Rey, aunque angustiado en su corazón, aceptó el trato, y la vieja lo condujo a su casita, donde su hija estaba sentada junto al fuego. Recibió al Rey como si lo hubiese estado esperando, y aunque el soberano pudo comprobar que era realmente muy hermosa, no le gustó, y no podía mirarla sin un secreto terror. Cuando la doncella hubo montado en la grupa del caballo, la vieja indicó el camino al Rey, y la pareja llegó, sin contratiempo, al palacio, donde poco después se celebró la boda.
El Rey estuvo ya casado una vez, y de su primera esposa le habían quedado siete hijos: seis varones y una niña, a los que amaba más que todo en el mundo. Temiendo que la madrastra los tratara mal o llegara tal vez a causarles algún daño, los llevó a un castillo solitario, que se alzaba en medio de un bosque. Tan oculto estaba y tan difícil era el camino que conducía allá, que ni él mismo habría sido capaz de seguirlo a no ser por un ovillo maravilloso que un hada le había regalado. Cuando lo arrojaba delante de sí, se desenrollaba él solo y le mostraba el camino. Pero el rey salía con tanta frecuencia a visitar a sus hijos, que, al cabo, aquellas ausencias chocaron a la Reina, la cual sintió curiosidad por saber qué iba a hacer solo al bosque. Sobornó a los criados, y éstos le revelaron el secreto, descubriéndole también lo referente al ovillo, único capaz de indicar el camino. Desde entonces la mujer no tuvo un momento de reposo hasta que hubo averiguado el lugar donde su marido guardaba la milagrosa madeja. Luego confeccionó unas camisetas de seda blanca y, poniendo en práctica las artes de brujería aprendidas de su madre, hechizó las ropas. Un día en que el Rey salió de caza, cogió ella las camisetas y se dirigió al bosque. El ovillo le señaló el camino. Los niños, al ver desde lejos que alguien se acercaba, pensando que sería su padre, corrieron a recibirlo, llenos de gozo. Entonces ella les echó a cada uno una de las camisetas y, al tocar sus cuerpos, los transformó en cisnes, que huyeron volando por encima del bosque. Ya satisfecha regresó a casa creyéndose libre de sus hijastros. Pero resultó que la niña no había salido con sus hermanos, y la Reina ignoraba su existencia. Al día siguiente, el Rey fue a visitar a sus hijos y sólo encontró a la niña.
- ¿Dónde están tus hermanos? -le preguntó el Rey.
- ¡Ay, padre mío! -respondió la pequeña-. Se marcharon y me dejaron sola - y le contó lo que viera desde la ventana: cómo los hermanitos transformados en cisnes, habían salido volando por encima de los árboles; y le mostró las plumas que habían dejado caer y ella había recogido. Se entristeció el Rey, sin pensar que la Reina fuese la artista de aquella maldad. Temiendo que también le fuese robada la niña, quiso llevársela consigo. Mas la pequeña tenía miedo a su madrastra, y rogó al padre le permitiera pasar aquella noche en el castillo solitario.
Pensaba la pobre muchachita: "No puedo ya quedarme aquí; debo salir en busca de mis hermanos." Y, al llegar la noche, huyó a través del bosque. Anduvo toda la noche y todo el día siguiente sin descansar, hasta que la rindió la fatiga. Viendo una cabaña solitaria, entró en ella y halló un aposento con seis diminutas camas; pero no se atrevió a meterse en ninguna, sino que se deslizó debajo de una de ellas, dispuesta a pasar la noche sobre el duro suelo.
Más a la puesta del sol oyó un rumor y, al mismo tiempo, vio seis cisnes que entraban por la ventana. Se posaron en el suelo y se soplaron mutuamente las plumas, y éstas les cayeron, y su piel de cisne quedo alisada como una camisa. Entonces reconoció la niña a sus hermanitos y, contentísima, salió a rastras de debajo de la cama. No se alegraron menos ellos al ver a su hermana; pero el gozo fue de breve duración.
- No puedes quedarte aquí -le dijeron-, pues esto es una guarida de bandidos. Si te encuentran cuando lleguen, te matarán.
- ¿Y no podríais protegerme? -preguntó la niña.
- No -replicaron ellos-, pues sólo nos está permitido despojarnos, cada noche, que nuestro plumaje de cisne durante un cuarto de hora, tiempo durante el cual podemos vivir en nuestra figura humana, pero luego volvemos a transformarnos en cisnes.
Preguntó la hermanita, llorando:
- ¿Y no hay modo de desencantaros?
- No -dijeron ellos-, las condiciones son demasiado terribles. Deberías permanecer durante seis años sin hablar ni reír, y en este tiempo tendrías que confeccionarnos seis camisas de velloritas. Una sola palabra que saliera de tu boca, lo echaría todo a rodar.
Y cuando los hermanos hubieron dicho esto, transcurrido ya el cuarto de hora, volvieron a remontar el vuelo, saliendo por la ventana.
Pero la muchacha había adoptado la firme resolución de redimir a sus hermanos, aunque le costase la vida. Salió de la cabaña y se fue al bosque, donde pasó la noche, oculta entre el ramaje de un árbol. A la mañana siguiente empezó a recoger velloritas para hacer las camisas. No podía hablar con nadie, y, en cuanto a reír, bien pocos motivos tenía. Llevaba ya mucho tiempo en aquella situación, cuando el Rey de aquel país, yendo de cacería por el bosque, pasó cerca del árbol que servía de morada a la muchacha. Unos monteros la vieron y la llamaron:
- ¿Quién eres? -pero ella no respondió.
- Baja -insistieron los hombres-. No te haremos ningún daño -. Más la doncella se limitó a sacudir la cabeza. Los cazadores siguieron acosándola a preguntas, y ella les echó la cadena de oro que llevaba al cuello, creyendo que así se darían por satisfechos. Pero como los hombres insistieran, les echó el cinturón y luego las ligas y, poco a poco, todas las prendas de que pudo desprenderse, quedando, al fin, sólo con la camiseta. Más los tercos cazadores treparon a la copa del árbol y, bajando a la muchacha, la condujeron ante el Rey, el cual le pregunto:
- ¿Quién eres? ¿Qué haces en el árbol? -pero ella no respondió. El Rey insistió, formulando de nuevo las mismas preguntas en todas las lenguas que conocía. Pero en vano; ella permaneció siempre muda. No obstante, viéndola tan hermosa, el Rey se sintió enternecido, y en su alma nació un gran amor por la muchacha. La envolvió en su manto y, subiéndola a su caballo, la llevó a palacio. Una vez allí mandó vestirla con ricas prendas, viéndose entonces la doncella más hermosa que la luz del día. Más no hubo modo de arrancarle una sola palabra. Sentóla a su lado en la mesa y su modestia y recato le gustaron tanto, que dijo:
- La quiero por esposa, y no querré a ninguna otra del mundo.
Y al cabo de algunos días se celebró la boda.
Pero la madre del Rey era una mujer malvada, a quien disgustó aquel casamiento, y no cesaba de hablar mal de su nuera.
- ¡Quién sabe de dónde ha salido esta chica que no habla! -Murmuraba-. Es indigna de un Rey.
Transcurrido algo más de un año, cuando la Reina tuvo su primer hijo, la vieja se lo quitó mientras dormía, y manchó de sangre la boca de la madre. Luego se dirigió al Rey y la acusó de haber devorado al niño. El Rey se negó a darle crédito, y mandó que nadie molestara a su esposa. Ella, empero, seguía ocupada constantemente en la confección de las camisas, sin atender otra cosa. Y con el próximo hijo que tuvo, la suegra repitió la maldad, sin que tampoco el Rey prestara oídos a sus palabras. Dijo:
- Es demasiado piadosa y buena, para ser capaz de actos semejantes. Si no fuese muda y pudiese defenderse, su inocencia quedaría bien patente.
Pero cuando, por tercera vez, la vieja robó al niño recién nacido y volvió a acusar a la madre sin que ésta pronunciase una palabra en su defensa, el Rey no tuvo más remedio que entregarla un tribunal, y la infeliz reina fue condenada a morir en la hoguera.
El día señalado para la ejecución de la sentencia resultó ser el que marcaba el término de los seis años durante los cuales le había estado prohibido hablar y reír. Así había liberado a sus queridos hermanos del hechizo que pesaba sobre ellos. Además, había terminado las seis camisas, y sólo a la última le faltaba la manga izquierda. Cuando fue conducida la hoguera, se puso las camisas sobre el brazo y cuando, ya atada al poste del tormento, dirigió una mirada a su alrededor, vio seis cisnes, que se acercaban en raudo vuelo. Comprendiendo que se aproximaba el momento de su liberación, sintió una gran alegría. Los cisnes llegaron a la pira y se posaron en ella, a fin de que su hermana les echara las camisas; y no bien éstas hubieron tocado sus cuerpos, se les cayó el plumaje de ave y surgieron los seis hermanos en su figura natural, sanos y hermosos. Sólo al menor le faltaba el brazo izquierdo, sustituido por un ala de cisne. Se abrazaron y se besaron, y la Reina, dirigiéndose al Rey, que asistía, consternado, a la escena, rompiendo, por fin, a hablar, le dijo:
- Esposo mío amadísimo, ahora ya puedo hablar y declarar que sido calumniada y acusada falsamente -y relató los engaños de que había sido víctima por la maldad de la vieja, que le había robado los tres niños, ocultándolos.
Los niños fueron recuperados, con gran alegría del Rey, y la perversa suegra, en castigo, hubo de subir a la hoguera y morir abrasada. El Rey y la Reina, con sus seis hermanos, vivieron largos años en paz y felicidad.
Lần ấy vua đi săn trong một khu rừng rộng mênh mông, nhà vua mải đuổi săn theo một con thú rừng, quân hầu không ai theo kịp.
Khi bóng đêm đổ xuống cánh rừng, nhà vua mới đứng lặng nhìn quanh, bối rối, thấy mình đã lạc đường, không tìm được đường ra. Bỗng nhà vua thấy một bà già đầu lắc lư đi tới - đó là một phù thủy - nhà vua bảo:
- Bà cụ ơi, bà có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng không?
Bà già đáp:
- Tâu bệ hạ, được ạ. Cái đó già làm được, nhưng chỉ khi nào điều kiện đặt ra được thực hiện, bằng không, bệ hạ không ra được khỏi khu rừng và sẽ chết đói ở đây.
Nhà vua hỏi:
- Điều kiện ấy như thế nào?
- Già có một đứa con gái xinh đẹp không ai trên trần gian sánh bằng. Nó thật xứng đáng thành hoàng hậu. Nếu bệ hạ ưng chọn làm hoàng hậu, già sẽ chỉ cho bệ hạ đường ra khỏi khu rừng.
Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến căn nhà nhỏ của mụ. Cô con gái mụ ngồi bên bếp lửa. Cô đứng dậy chào đón vua như thể đang chờ vua tới. Tuy thấy cô gái đẹp nhưng nhà vua trong lòng vẫn còn chưa ưng, cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đưa cô lên ngựa, mụ chỉ đường cho vua. Vua về trở lại hoàng cung để làm lễ cưới.
Nguyên vua đã có vợ, hoàng hậu sinh được bảy người con, sáu trai một gái. Cả bảy người con đều được vua yêu quý vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con mình không tốt, thậm chí có thể hành hạ chúng nữa, nên vua cho các con mình đến ở trong một lâu đài hiu quạnh nằm khuất giữa rừng sâu. Đường đi đến đó khó mà tìm ra được. Chính vua cũng không tìm thấy đường đến đó. Một bà lão đã cho nhà vua một cuộn chỉ có phép lạ. Nhà vua chỉ cần ném cuộn chỉ về phía trước, nó sẽ tự cuộn lại và chỉ đường đi cho vua.
Nhà vua thường xuyên đi thăm các con yêu dấu. Sự vắng mặt của nhà vua làm hoàng hậu để ý. Mụ trở nên tò mò, muốn biết vua đi một mình vào rừng làm gì. Mụ ban phát cho thị vệ rất nhiều tiền để chúng đi rình mò, nói lộ bí mật sự việc, chúng nói cho mụ biết cả về cuộn chỉ có phép lạ, biết đưa đường.
Mụ đứng ngồi không yên, lục tìm khắp mọi nơi cho đến khi thấy cuộn chỉ mới thôi.
Mụ may một số áo bằng lụa trắng và khâu bùa phép vào áo, bùa phép này khi xưa mụ được mẹ truyền lại cho.
Một hôm nhà vua đi săn vắng, mụ mang áo và cuộn chỉ chỉ đường vào rừng. Bọn trẻ thấy từ xa có bóng người đi đến tưởng là cha kính yêu nên mừng chạy ra đón. Mụ tung trùm lên mỗi đứa một chiếc áo lụa trắng, áo vừa chạm người thì chúng biến ngay thành thiên nga, bay vượt cánh rừng biến mất.
Mụ hớn hở về nhà, tưởng như vậy là đã trừ được lũ con chồng. Nhưng mụ không ngờ là cô con gái, cô không cùng các anh chạy ra đón.
Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái. Vua hỏi:
- Các anh con đâu?
Cô đáp:
- Trời ơi, cha kính yêu! Các anh con đi bỏ lại con một mình ở đây.
Rồi cô kể cho vua rằng, khi cô đứng ở cửa sổ thì nhìn thấy các anh biến thành thiên nga và bay vượt qua cánh rừng, rồi cô đưa cho vua xem những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân.
Vua rất buồn, nhưng không nghĩ hoàng hậu làm việc độc ác như vậy. Vua sợ con gái cũng sẽ bị bắt nên có ý định mang cô về hoàng cung. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua cho cô đêm nay ngủ lại trong lâu đài giữa rừng. Cô nghĩ bụng:
- Mình không ở đây lâu hơn được nữa, mình phải đi tìm các anh!
Khi bóng đêm phủ xuống, cô lẻn vào trong rừng. Cô đi mãi, đi hoài, đi thâu đêm và suốt cả ngày hôm sau. Khi chân tay rã rời mỏi mệt, cô dừng chân thì thấy phía trước có một căn lều. Cô đi tới, bước vào nhà thì thấy có sáu chiếc giường nhỏ. Cô không dám ngả lưng trên chiếc giường nào, mà chui xuống gầm một chiếc giường, định ngủ qua đêm trên nền nhà đất.
Lúc mặt trời sắp lặn, cô nghe có tiếng lào xào và thấy sáu con thiên nga bay qua cửa sổ vào nhà. Cả sáu con đứng trên nền nhà và thổi lông cho nhau. Bộ lông thiên nga trút ra như chiếc áo. Cô gái nhận ra các anh mình nên rất mừng, chui từ gầm giường ra. Các anh gặp lại em gái nên hết sức mừng rỡ, biết vui chẳng được bao lâu, các anh bảo em:
- Em không ở lại đây được. Đây là sào huyệt của bọn cướp, chúng về thấy em, sẽ giết em ngay.
Em gái hỏi:
- Thế các anh có cách nào che chở em không?
Các anh đáp:
- Không có cách nào cả. Tối tối các anh chỉ có thể trút bộ lông thiên nga, hiện nguyên hình người trong một khắc đồng hồ - mười lăm phút - sau đó lại biến thành thiên nga.
Em gái òa lên khóc và hỏi:
- Thế không có cách nào giải thoát được các anh sao?
Các anh đáp:
- Trời, không được đâu! Điều kiện khó lắm, em không được nói cười sáu năm. Trong thời gian ấy em may cho các anh sáu cái áo bằng hoa thủy cúc. Chỉ cần một lời từ miệng em là mọi việc đều hỏng cả.
Các anh vừa nói xong thì khắc đồng hồ đã điểm, các anh lại biến thành thiên nga, bay vút qua cửa sổ.
Cô quyết định giải thoát cho các anh bằng mọi cách, dù cho có nguy hiểm tới tính mạng đi chăng nữa. Cô rời chiếc lều hoang vắng, đi mãi vào trong rừng sâu, leo lên cây ngủ đêm. Sáng sớm hôm sau cô đi hái hoa thủy cúc, và bắt đầu khâu áo. Rừng vắng lặng chẳng nói được với ai, và cô cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô ngồi chăm chú khâu áo.
Ngày tháng cứ thế trôi qua. Một ngày kia, có một ông vua cùng tùy tùng đi săn. Họ vào trong rừng sâu và thấy có cô gái trên cây. Họ gọi hỏi cô:
- Cô là ai mà ở đây.
Không có tiếng đáp. Họ nói:
- Cứ xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không làm gì cô đâu!
Cô chỉ lắc đầu. Họ cứ hỏi mãi, hỏi hoài, khi ấy cô tung sợi dây chuyền bằng vàng xuống, tưởng thế để mình yên thân. Nhưng đám người kia vẫn cứ đứng đó. Cô cởi dây lưng thả xuống, rồi đến vớ và những thứ cô có. Trên thân cô chỉ còn đồ lót. Đám thợ săn không lui đi mà còn trèo lên cây ẵm cô xuống, và dẫn cô tới chỗ vua. Vua hỏi:
- Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì?
Cô không đáp. Vua hỏi cô bằng nhiều thứ tiếng, nhưng cô vẫn nín lặng như cá trong nước. Sắc đẹp của cô làm lòng vua rộn ràng xao xuyến. Vua cảm thấy yêu cô vô cùng. Vua quàng áo ngự lên người cô, để nàng ngồi phía trước và đưa về hoàng cung. Cô được mặc quần áo sang trọng, vẻ đẹp của cô trở nên lộng lẫy như một ngày nắng đẹp chan hòa, nhưng cô vẫn nín lặng, không nói nửa lời. Vào bàn ăn, cô được ngồi bên cạnh vua. Dáng điệu khiêm nhường và thùy mị của cô làm vua rất hài lòng. Vua nói:
- Ta thiết tha được chung sống với nàng, chứ không với ai khác trên đời này!
Mấy ngày sau, hôn lễ được cử hành.
Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, bà không ưng thuận việc cưới xin này nên bà nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo:
- Không biết con này ở đâu ra, mà nó câm, không nói được nửa lời. Nó chẳng xứng đáng làm hoàng hậu.
Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng, mụ bắt trộm đi và lừa khi nàng ngủ, bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ đi tâu vua, nàng là loài ăn thịt người. Vua không tin và không để ai hại nàng. Lúc nào nàng cũng chăm chú ngồi khâu áo. Năm sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Mụ ghẻ chồng độc ác lại quỷ quyệt lừa vua như lần trước, nhưng vua nhất định không tin lời mụ. Vua bảo:
- Nàng ngoan đạo và tốt bụng, nên không thể làm việc ấy. Nếu nàng không bị câm thì nàng có thể tự minh oan, để cho mọi việc sáng tỏ.
Nhưng đến lần thứ ba, dì ghẻ lại ăn trộm đứa bé mới sinh và lại tố cáo hoàng hậu. Vua không làm sao khác được là đưa quan tòa xét xử. Nàng bị tội chết thiêu.
Ngày hành hình cũng là ngày cuối cùng của hạn sáu năm nàng không được nói, được cười.
Đó là ngày nàng sẽ giải thoát được các anh khỏi yêu thuật. Sáu chiếc áo đã khâu xong, cái cuối cùng còn thiếu cánh tay trái. Khi nàng đã bị dẫn tới giàn hỏa thiêu, nàng vắt mấy chiếc áo lên cánh tay. Khi nàng đứng trên giàn hỏa thiêu, ở dưới sắp châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga từ xa bay tới. Nàng biết mình sắp được cứu thoát, lòng mừng khôn xiết.
Thiên nga vỗ cánh lượn sà xuống chỗ nàng để nàng phất quàng áo lên. Áo vừa đụng chim thì bộ lông thiên nga rơi xuống liền, các anh nàng hiện nguyên hình là những chàng trai khôi ngô, tươi cười đứng trước nàng. Chỉ có người em út nhận chiếc áo thiếu cánh tay trái nên còn một cánh thiên nga ở lưng. Anh em vui mừng ôm hôn nhau thắm thiết. Hoàng hậu bước lại phía nhà vua, khi vua còn rất đỗi ngạc nhiên, hoàng hậu nói:
- Hoàng thượng kính mến, giờ thiếp mới được phép nói và thổ lộ hết nỗi oan của mình.
Rồi nàng kể cho vua việc mụ già đã lấy ba đứa con giấu đi. Được gặp lại các con, vua rất mừng. Mụ dì ghẻ độc ác phải đền tội, bị trói đưa lên giàn hỏa thiêu, thiêu ra tro.
Vua và hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc thái bình suốt đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng