Sáu con thiên nga


Шесть лебедей


Lần ấy vua đi săn trong một khu rừng rộng mênh mông, nhà vua mải đuổi săn theo một con thú rừng, quân hầu không ai theo kịp.
Khi bóng đêm đổ xuống cánh rừng, nhà vua mới đứng lặng nhìn quanh, bối rối, thấy mình đã lạc đường, không tìm được đường ra. Bỗng nhà vua thấy một bà già đầu lắc lư đi tới - đó là một phù thủy - nhà vua bảo:
- Bà cụ ơi, bà có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng không?
Bà già đáp:
- Tâu bệ hạ, được ạ. Cái đó già làm được, nhưng chỉ khi nào điều kiện đặt ra được thực hiện, bằng không, bệ hạ không ra được khỏi khu rừng và sẽ chết đói ở đây.
Nhà vua hỏi:
- Điều kiện ấy như thế nào?
- Già có một đứa con gái xinh đẹp không ai trên trần gian sánh bằng. Nó thật xứng đáng thành hoàng hậu. Nếu bệ hạ ưng chọn làm hoàng hậu, già sẽ chỉ cho bệ hạ đường ra khỏi khu rừng.
Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến căn nhà nhỏ của mụ. Cô con gái mụ ngồi bên bếp lửa. Cô đứng dậy chào đón vua như thể đang chờ vua tới. Tuy thấy cô gái đẹp nhưng nhà vua trong lòng vẫn còn chưa ưng, cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đưa cô lên ngựa, mụ chỉ đường cho vua. Vua về trở lại hoàng cung để làm lễ cưới.
Nguyên vua đã có vợ, hoàng hậu sinh được bảy người con, sáu trai một gái. Cả bảy người con đều được vua yêu quý vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con mình không tốt, thậm chí có thể hành hạ chúng nữa, nên vua cho các con mình đến ở trong một lâu đài hiu quạnh nằm khuất giữa rừng sâu. Đường đi đến đó khó mà tìm ra được. Chính vua cũng không tìm thấy đường đến đó. Một bà lão đã cho nhà vua một cuộn chỉ có phép lạ. Nhà vua chỉ cần ném cuộn chỉ về phía trước, nó sẽ tự cuộn lại và chỉ đường đi cho vua.
Nhà vua thường xuyên đi thăm các con yêu dấu. Sự vắng mặt của nhà vua làm hoàng hậu để ý. Mụ trở nên tò mò, muốn biết vua đi một mình vào rừng làm gì. Mụ ban phát cho thị vệ rất nhiều tiền để chúng đi rình mò, nói lộ bí mật sự việc, chúng nói cho mụ biết cả về cuộn chỉ có phép lạ, biết đưa đường.
Mụ đứng ngồi không yên, lục tìm khắp mọi nơi cho đến khi thấy cuộn chỉ mới thôi.
Mụ may một số áo bằng lụa trắng và khâu bùa phép vào áo, bùa phép này khi xưa mụ được mẹ truyền lại cho.
Một hôm nhà vua đi săn vắng, mụ mang áo và cuộn chỉ chỉ đường vào rừng. Bọn trẻ thấy từ xa có bóng người đi đến tưởng là cha kính yêu nên mừng chạy ra đón. Mụ tung trùm lên mỗi đứa một chiếc áo lụa trắng, áo vừa chạm người thì chúng biến ngay thành thiên nga, bay vượt cánh rừng biến mất.
Mụ hớn hở về nhà, tưởng như vậy là đã trừ được lũ con chồng. Nhưng mụ không ngờ là cô con gái, cô không cùng các anh chạy ra đón.
Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái. Vua hỏi:
- Các anh con đâu?
Cô đáp:
- Trời ơi, cha kính yêu! Các anh con đi bỏ lại con một mình ở đây.
Rồi cô kể cho vua rằng, khi cô đứng ở cửa sổ thì nhìn thấy các anh biến thành thiên nga và bay vượt qua cánh rừng, rồi cô đưa cho vua xem những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân.
Vua rất buồn, nhưng không nghĩ hoàng hậu làm việc độc ác như vậy. Vua sợ con gái cũng sẽ bị bắt nên có ý định mang cô về hoàng cung. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua cho cô đêm nay ngủ lại trong lâu đài giữa rừng. Cô nghĩ bụng:
- Mình không ở đây lâu hơn được nữa, mình phải đi tìm các anh!
Khi bóng đêm phủ xuống, cô lẻn vào trong rừng. Cô đi mãi, đi hoài, đi thâu đêm và suốt cả ngày hôm sau. Khi chân tay rã rời mỏi mệt, cô dừng chân thì thấy phía trước có một căn lều. Cô đi tới, bước vào nhà thì thấy có sáu chiếc giường nhỏ. Cô không dám ngả lưng trên chiếc giường nào, mà chui xuống gầm một chiếc giường, định ngủ qua đêm trên nền nhà đất.
Lúc mặt trời sắp lặn, cô nghe có tiếng lào xào và thấy sáu con thiên nga bay qua cửa sổ vào nhà. Cả sáu con đứng trên nền nhà và thổi lông cho nhau. Bộ lông thiên nga trút ra như chiếc áo. Cô gái nhận ra các anh mình nên rất mừng, chui từ gầm giường ra. Các anh gặp lại em gái nên hết sức mừng rỡ, biết vui chẳng được bao lâu, các anh bảo em:
- Em không ở lại đây được. Đây là sào huyệt của bọn cướp, chúng về thấy em, sẽ giết em ngay.
Em gái hỏi:
- Thế các anh có cách nào che chở em không?
Các anh đáp:
- Không có cách nào cả. Tối tối các anh chỉ có thể trút bộ lông thiên nga, hiện nguyên hình người trong một khắc đồng hồ - mười lăm phút - sau đó lại biến thành thiên nga.
Em gái òa lên khóc và hỏi:
- Thế không có cách nào giải thoát được các anh sao?
Các anh đáp:
- Trời, không được đâu! Điều kiện khó lắm, em không được nói cười sáu năm. Trong thời gian ấy em may cho các anh sáu cái áo bằng hoa thủy cúc. Chỉ cần một lời từ miệng em là mọi việc đều hỏng cả.
Các anh vừa nói xong thì khắc đồng hồ đã điểm, các anh lại biến thành thiên nga, bay vút qua cửa sổ.
Cô quyết định giải thoát cho các anh bằng mọi cách, dù cho có nguy hiểm tới tính mạng đi chăng nữa. Cô rời chiếc lều hoang vắng, đi mãi vào trong rừng sâu, leo lên cây ngủ đêm. Sáng sớm hôm sau cô đi hái hoa thủy cúc, và bắt đầu khâu áo. Rừng vắng lặng chẳng nói được với ai, và cô cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô ngồi chăm chú khâu áo.
Ngày tháng cứ thế trôi qua. Một ngày kia, có một ông vua cùng tùy tùng đi săn. Họ vào trong rừng sâu và thấy có cô gái trên cây. Họ gọi hỏi cô:
- Cô là ai mà ở đây.
Không có tiếng đáp. Họ nói:
- Cứ xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không làm gì cô đâu!
Cô chỉ lắc đầu. Họ cứ hỏi mãi, hỏi hoài, khi ấy cô tung sợi dây chuyền bằng vàng xuống, tưởng thế để mình yên thân. Nhưng đám người kia vẫn cứ đứng đó. Cô cởi dây lưng thả xuống, rồi đến vớ và những thứ cô có. Trên thân cô chỉ còn đồ lót. Đám thợ săn không lui đi mà còn trèo lên cây ẵm cô xuống, và dẫn cô tới chỗ vua. Vua hỏi:
- Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì?
Cô không đáp. Vua hỏi cô bằng nhiều thứ tiếng, nhưng cô vẫn nín lặng như cá trong nước. Sắc đẹp của cô làm lòng vua rộn ràng xao xuyến. Vua cảm thấy yêu cô vô cùng. Vua quàng áo ngự lên người cô, để nàng ngồi phía trước và đưa về hoàng cung. Cô được mặc quần áo sang trọng, vẻ đẹp của cô trở nên lộng lẫy như một ngày nắng đẹp chan hòa, nhưng cô vẫn nín lặng, không nói nửa lời. Vào bàn ăn, cô được ngồi bên cạnh vua. Dáng điệu khiêm nhường và thùy mị của cô làm vua rất hài lòng. Vua nói:
- Ta thiết tha được chung sống với nàng, chứ không với ai khác trên đời này!
Mấy ngày sau, hôn lễ được cử hành.
Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, bà không ưng thuận việc cưới xin này nên bà nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo:
- Không biết con này ở đâu ra, mà nó câm, không nói được nửa lời. Nó chẳng xứng đáng làm hoàng hậu.
Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng, mụ bắt trộm đi và lừa khi nàng ngủ, bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ đi tâu vua, nàng là loài ăn thịt người. Vua không tin và không để ai hại nàng. Lúc nào nàng cũng chăm chú ngồi khâu áo. Năm sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Mụ ghẻ chồng độc ác lại quỷ quyệt lừa vua như lần trước, nhưng vua nhất định không tin lời mụ. Vua bảo:
- Nàng ngoan đạo và tốt bụng, nên không thể làm việc ấy. Nếu nàng không bị câm thì nàng có thể tự minh oan, để cho mọi việc sáng tỏ.
Nhưng đến lần thứ ba, dì ghẻ lại ăn trộm đứa bé mới sinh và lại tố cáo hoàng hậu. Vua không làm sao khác được là đưa quan tòa xét xử. Nàng bị tội chết thiêu.
Ngày hành hình cũng là ngày cuối cùng của hạn sáu năm nàng không được nói, được cười.
Đó là ngày nàng sẽ giải thoát được các anh khỏi yêu thuật. Sáu chiếc áo đã khâu xong, cái cuối cùng còn thiếu cánh tay trái. Khi nàng đã bị dẫn tới giàn hỏa thiêu, nàng vắt mấy chiếc áo lên cánh tay. Khi nàng đứng trên giàn hỏa thiêu, ở dưới sắp châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga từ xa bay tới. Nàng biết mình sắp được cứu thoát, lòng mừng khôn xiết.
Thiên nga vỗ cánh lượn sà xuống chỗ nàng để nàng phất quàng áo lên. Áo vừa đụng chim thì bộ lông thiên nga rơi xuống liền, các anh nàng hiện nguyên hình là những chàng trai khôi ngô, tươi cười đứng trước nàng. Chỉ có người em út nhận chiếc áo thiếu cánh tay trái nên còn một cánh thiên nga ở lưng. Anh em vui mừng ôm hôn nhau thắm thiết. Hoàng hậu bước lại phía nhà vua, khi vua còn rất đỗi ngạc nhiên, hoàng hậu nói:
- Hoàng thượng kính mến, giờ thiếp mới được phép nói và thổ lộ hết nỗi oan của mình.
Rồi nàng kể cho vua việc mụ già đã lấy ba đứa con giấu đi. Được gặp lại các con, vua rất mừng. Mụ dì ghẻ độc ác phải đền tội, bị trói đưa lên giàn hỏa thiêu, thiêu ra tro.
Vua và hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc thái bình suốt đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Охотился раз король в большом дремучем лесу; без устали гонялся он за зверем, и никто из его людей не мог за ним поспеть. А уже наступил вечер; придержал тогда король своего коня, оглянулся и видит, что заблудился. Стал он искать дорогу, но найти ее никак не мог.
И вот увидел он в лесу старуху с трясущейся головой; она шла к нему прямо навстречу, а была то ведьма.
- Бабушка, - сказал он ей, - не можете ли вы указать мне дорогу из лесу?
- О, да, господин король, - ответила она, - это я могу, но с одним условием, если вы его не выполните, то не выйти вам из лесу никогда и пропадете вы тут с голоду.
- А какое же условие? - спрашивает король.
- Есть у меня дочь, - говорит старуха, - она такая красавица, какой вам и на свете нигде не сыскать, и заслуживает она вполне того, чтобы стать вашей женой; если вы согласны сделать ее королевой, то я укажу вам дорогу из лесу.
Король в страхе согласился, и старуха привела его в свою избушку, где у очага сидела ее дочь. Она приняла короля так, будто его и ждала; и он увидел, что она очень красива, но однако же, она ему не понравилась, и он не мог глядеть на нее без затаенного страха. Когда король посадил девушку на коня, старуха указала ему дорогу, и король воротился снова в свой королевский замок, где они и отпраздновали свадьбу.
А король был уже однажды женат, и от первой жены было у него семеро детей - шесть мальчиков и одна девочка, и любил он их больше всего на свете. Но он боялся, как бы не стала мачеха плохо с ними обращаться, как бы не сделала она им какого зла, и вот он отвез их в потаенный замок, который находился в самой середине леса. Он был так скрыт в лесной чаще и дорогу к нему найти было так трудно, что и сам бы он не нашел ее, если бы не подарила ему одна ведунья клубок волшебных ниток; а был тот клубок такой, что стоило бросить его перед собой, как он сам разматывался и указывал путь-дорогу.
Король очень часто уезжал к своим любимым детям в лес; и вот, наконец, на частые его отлучки обратила внимание королева; ей захотелось узнать, что он делает там один в лесу. Она дала много денег своим слугам, и они выдали ей тайну, рассказали также и о клубке ниток, который один только и может указать туда путь. И не было у ней покоя до тех пор, пока не выведала она, где король хранит тот клубок; затем сшила она из шелка маленькие белые рубашки, и так как она была обучена своей матерью колдовству, то зашила она в них чары.
Вот уехал однажды король на охоту, а она взяла те рубашки и отправилась в лес, и клубок указал ей путь-дорогу. Дети, увидав издали, что кто-то идет, подумали, что это идет к ним их любимый отец, и на радостях выбежали к нему навстречу. И вот набросила она на каждого из них рубашку; и только прикоснулись те рубашки к их телу, как обратились они в лебедей, поднялись над лесом и улетели.
Вернулась королева домой очень довольная, думая, что она избавилась от своих пасынков; но девочка не выбежала ей навстречу вместе с братьями, а королева этого не заметила. На другой день пришел король, чтоб навестить своих детей, но нашел одну только дочку.
- А где же твои братья? - спросил он у нее.
- Ах, милый отец, - отвечала она, - они улетели и оставили меня одну. - И она рассказала ему, что видела из окошка, как братья пролетели лебедями над лесом, и показала ему перья, что обронили они во дворе, которые она подобрала. Опечалился король, но не знал, что это злое дело совершила королева; он стал бояться, что у него похитят и дочку, и вот решил он взять ее с собой. Но она боялась мачехи и упросила короля оставить ее еще на одну ночь в лесном замке.

Подумала бедная девочка: "Мне оставаться тут недолго придется, - пойду я на поиски своих братьев".
Вот наступила ночь, и выбежала она из замка и пошла прямо в чащу лесную. Пробродила она там целую ночь и целый день, пока, наконец, от усталости идти больше уже не могла. И увидела она охотничий домик, вошла в него, видит - комната, а в ней шесть маленьких кроваток, но она ни в одну из них не решилась лечь, а забралась под одну из кроваток и легла прямо на жестком полу и решила там заночевать.
Вскоре и солнце зашло, и услыхала она шум и увидела, что прилетело к окну шесть лебедей. Они уселись на окошко и стали дуть друг на друга, стали перья свои сдувать, и вот все перья с них послетели, и лебединое оперенье снялось с них, словно рубашка. Глянула на них девочка и узнала своих братьев, обрадовалась и вылезла из-под кровати. Братья, увидав свою сестрицу, не меньше ее обрадовались, но радость их была недолгой.
- Здесь оставаться тебе нельзя, - сказали они ей, - это разбойничий притон. Если разбойники вернутся и найдут тебя тут, они тебя убьют.
- А вы разве не сможете меня защитить? - спросила у них сестрица.
- Нет, - ответили они, - мы можем снимать свое лебединое оперенье только по вечерам на четверть часа, тогда мы становимся людьми, а затем снова обращаемся в лебедей.
Заплакала сестрица и говорит:
- А неужто нельзя вас расколдовать?
- Ах, нет, - ответили они, - выполнить это слишком трудно. Ты не должна будешь шесть лет ни говорить, ни смеяться и должна сшить нам за это время шесть рубашек из звездоцвета. А если ты вымолвишь хоть одно слово, то вся твоя работа пропала.
Пока братья рассказывали ей об этом, прошло четверть часа, и они снова вылетели в окно лебедями.
Но девочка твердо решила освободить своих братьев, даже если бы это стоило ей жизни. Она покинула охотничий домик и ушла в самую чащу лесную, взобралась на дерево и провела там ночь. Наутро она спустилась с дерева, собрала звездоцветы и принялась шить. Говорить ей было не с кем, а смеяться ей не было охоты. Она все сидела да на свою работу глядела. Так прошло много времени, и случилось, что король той страны охотился в эту пору в лесу, и его егеря подъехали к дереву, на котором сидела девочка. Они ее окликнули:
- Кто ты такая?
Но она ничего не ответила.
- Спустись к нам вниз, - сказали они, - мы тебе ничего дурного не сделаем.
Но она только головой покачала.
Когда они стали ее допрашивать, она сбросила им вниз золотое ожерелье, думая, что они будут этим довольны. Но они всё продолжали задавать ей вопросы; тогда она сбросила им свой пояс; но когда и это не помогло, сбросила им свои подвязки, и так мало-помалу она отдала им все, что было на ней, и осталась в одной рубашке. Но егеря и тогда от нее не отстали; они влезли на дерево, сняли ее оттуда и привели к королю. Король спросил:
- Кто ты такая? Что ты там делаешь на дереве? - Но она ничего не ответила.
Стал он спрашивать ее на всех языках, какие только были ему известны, но она оставалась как рыба немой. А была она красивая, и вот король сильно влюбился в нее. Он укутал ее в свой плащ и посадил ее впереди себя на коня и привез ее в свой замок. И велел он одеть ее в богатые платья, и она сияла своей красотой, словно ясный день; но невозможно было добиться от нее ни слова. Он сел у стола рядом с нею, и робость на ее лице и ее скромность так ему понравились, что он сказал:
- Вот на этой хочу я жениться и ни на какой другой на свете, - и через несколько дней он с ней обвенчался.
Но была у короля злая мать - она была недовольна его женитьбой и стала о молодой королеве злословить.
- Кто знает, откуда взялась эта девка, - говорила она, - и слова вымолвить не может; она недостойна быть женой короля.
Спустя год, когда королева родила на свет первого ребенка, старуха унесла его, а королеве во время сна вымазала рот кровью. Затем она пошла к королю и обвинила ее в том, что она людоедка. Король верить этому не хотел и не позволил причинить королеве зло. И вот сидела она все время да шила рубашки и ни на что другое внимания не обращала.
Когда она снова родила прекрасного мальчика, лживая свекровь опять совершила такой же обман, но король не хотел верить ее злым речам. Он сказал:
- Она слишком скромна и добра, чтобы могла совершить подобное; если б не была она немая, то доказала бы свою невиновность.
Но когда старуха и в третий раз похитила новорожденного младенца и обвинила королеву, которая не сказала ни слова в свою защиту, то королю оставалось только одно - отдать ее на суд; и ее присудили сжечь на костре.
Наступил день исполнения приговора, а был то как раз последний день из тех шести лет, в течение которых она не могла ни говорить, ни смеяться; и вот она освободила своих милых братьев от злого заклятья. Она уже сшила за это время шесть рубашек, и только на последней рубашке еще не было левого рукава.
Когда ее повели на костер, то взяла она с собой рубашки, и когда взвели ее уже на помост и вот-вот должны были развести огонь, она оглянулась и видит - летят к ней шесть лебедей. И поняла она, что близко ее освобождение, и забилось у ней сердце от радости.
С шумом подлетели к ней лебеди и спустились так низко, что она смогла кинуть им рубашки; и только те рубашки к ним прикоснулись; спало с них лебединое оперенье, и стояли перед ней ее братья, живы, здоровы и по-прежнему прекрасны, - только у младшего не хватало левого рукава, и потому у него на спине осталось лебединое крыло. Стали они обнимать да целовать друг друга, и пришла королева к королю, и он был сильно удивлен; но вот заговорила она и сказала:
- Мой возлюбленный супруг, отныне я могу говорить и открою тебе, что я ни в чем не повинна и ложно обвинена, - и она рассказала ему про обман старухи-свекрови, которая забрала и спрятала ее троих детей. И принесли их в замок к великой радости короля, а злую свекровь в наказанье сожгли на костре, и остался от нее один лишь пепел.
А король и королева вместе с шестью своими братьями жили мирно и счастливо долгие-долгие годы.