Vua chích choè


Kral Keçisakal


Nhà vua chỉ có một người con gái. Công chúa đẹp tuyệt trần, nhưng vì vậy công chúa kiêu ngạo và ngông cuồng, không một ai vừa lòng nàng cả. Nàng chối từ hết người này đến người khác, không những vậy lại còn chế giễu, nhạo báng họ. Có một lần, nhà vua cho mời các chàng trao ở khắp các nước xa gần tới mở tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ, đứng trên cùng là vua các nước rồi các công tước, các ông hoàng, các bá tước, các nam tước, cuối cùng là những người dòng dõi quí tộc. Công chúa được dẫn đi xem mặt. Chẳng ai được công chúa tha, người nào nàng cũng có cớ để giễu cợt. Người thì nàng cho là quá mập, nàng đặt tên là thùng tô nô, người quá mảnh khảnh thì nàng nói, mảnh khảnh thế thì gió thổi bay, người thứ ba thì lại lùn, nàng chê: Lùn lại mập thì vụng về lắm, người thứ tư mặt mày xanh xao, bị đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối, người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ, người thứ sáu đứng dáng hơi cong, nàng chê là cây non sấy lò cong cớn, nhìn ai nàng cũng tìm cách nhạo báng, nàng lấy làm khoái chí khi thấy một người có cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, nàng nói giỡn, chà, anh ta có cái cằm chẳng khác gì chim chích choè có mỏ, từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là vua chích choè.
Thấy con mình chỉ giễu cợt, nhạo báng chối từ và chê tất cả mọi người có mặt trong buổi kén phò mã, nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền, nếu có người ăn mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả công chúa cho người ấy.
Vài hôm sau, có một người hát rong đi qua, đứng ngây dưới cửa sổ cất tiếng hát, mong sẽ được ban thưởng cho vài xu. Nghe thấy vậy nhà vua ban truyền:
- Hãy gọi tên hát rong vào cung.
Với bộ quần áo rách, bẩn thỉu, người hát rong đi vào cung vua, hát cho vua và công chúa nghe, rồi đưa tay xin tiền thưởng. Nhà vua bảo:
- Ta rất ưa tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.
Công chúa sợ hãi, nhưng nhà vua vẫn nói:
- Cha đã thề rằng sẽ gả con cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha muốn giữ lời thề đó.
Mọi van xin đều không có ích gì. Linh mục được mời ngay tới để làm hôn lễ công chúa lấy người hát rong. Hôn lễ cử hành xong, nhà vua bảo:
- Theo tục lệ, vợ một người hát rong không được ở lâu lại trong cung vua, giờ thì con phải theo chồng ra khỏi cung.
Người hát rong cầm tay nàng, cả hai đi ra khỏi cung vua, nàng phải đi bộ theo chồng. Tới một khu rừng lớn, nàng lên tiếng hỏi:
- Chà, rừng đẹp này của ai?
- Rừng của vua chích choè.
Nàng lấy người đó, rừng kia của nàng.
- Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Một lúc sau họ tới một thảo nguyên, công chúa lại hỏi:
- Thảo nguyên xanh đẹp của ai?
- Thảo nguyên của vua chích choè
Nàng lấy người đó, thảo nguyên của nàng.
- Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Rồi họ tới một thành phố lớn, công chúa lại hỏi:
- Thành phố mỹ lệ này của ai?
- Thành phố mỹ lệ của vua chích choè.
Nàng lấy người đó, thành kia của nàng.
- Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Người hát rong nói:
- Tôi chẳng hài lòng tí nào cả, tại sao nàng lại cứ luôn luôn mong có người chồng khác, thế tôi không xứng đáng hay sao?
Cuối cùng họ tới trước một túp lều nhỏ xíu, công chúa thốt lên:
- Trời ơi, nhà gì mà bé ẩm ương,
Nhà ai mà nhỏ, thảm thương thế này?
Người hát rong đáp:
- Nhà của anh, của nàng
Nơi chàng thiếp sống chung.
Công chúa phải cúi gập người xuống mới đi qua được chiếc cửa ra vào thấp lè tè.
Công chúa hỏi:
- Người hầu của anh đâu?
Người hát rong đáp:
- Người hầu nào? Muốn làm gì thì tự mình làm lấy. Giờ em hãy nhóm bếp nấu ăn đi, anh mệt lắm rồi.
Nhưng công chúa đâu có biết nhóm bếp và nấu ăn, người hát rong đành phải nhúng tay vào làm công việc mới xong. Bữa ăn thật là đạm bạc, ăn xong cả hai mệt mỏi lăn ra ngủ ngay.
Hôm sau, khi trời mới hửng sáng chồng đã đánh thức vợ dậy để làm việc nhà. Cứ như vậy họ sống được với nhau mấy ngày thì lương ăn dự trữ hết. Người chồng nói với vợ:
- Mình ạ, chỉ ngồi ăn không kiếm được thêm gì cả cứ như thế này mãi chắc không được lâu, hay là em đan sọt bán.
Chồng vào rừng lấy tre nứa về, vợ chẻ lạt đan sọt. Nhưng bàn tay mềm mại của nàng bị cạnh sắc của tre nứa cửa rỉ máu. Chồng nói:
- Thế thì không được, có lẽ dệt vải hợp với em hơn.
Nàng ngồi tập quay sợi, nhưng rồi những ngón tay mềm mại của nàng lại bị sợi cứa, máu chảy rơi xuống nền nhà. Người chồng nói:
- Em thấy không, em chẳng được việc gì cả, sống với em thật là khổ. Giờ thì chắc ta phải xoay ra đi buôn nồi và bát đĩa. Em ngồi ở chợ và bán hàng.
Nàng nghĩ bụng:
- Nếu như dân nước mình họ tới đây mua bán, nhìn thấy mình ngồi bán hàng ở chợ chắc họ sẽ dè bỉu nhạo báng mình.
Việc không thể tránh được nên nàng đành phải làm, nếu không thì chắc chắn sẽ chết đói. Thoạt đầu mọi chuyện đều tốt lành, thấy người bán hàng hiền lành dễ thương nên khách mua đông, họ trả tiền hàng mà không hề mặc cả, thậm chí có người trả tiền nhưng không lấy hàng. Với số lời do bán hàng, hai vợ chồng sống cũng sung túc. Có lần hàng bán hết, chồng lấy hàng mới về cho vợ bán ở chợ. Nàng đang ngồi coi hàng thì có một anh chàng hiệp sĩ từ xa phi ngựa lao thẳng vào chợ làm cho đống hàng sành sứ của nàng đổ vỡ hết cả ra thành hàng nghìn mảnh lớn nhỏ ngổn ngang ở chợ. Nàng ngồi ôm mặt khóc nức nở, không biết cuộc đời rồi sẽ ra sao, nàng la khóc:
- Trời, khổ thân tôi thế này, còn mặt mũi nào mà nhìn chồng nữa?
Về nhà, nàng kể cho chồng nghe chuyện chẳng may ấy. Nghe xong chuyện, chồng nói:
- Đời thuở nhà ai lại thế, bán sành sứ mà lại ngồi ngay đầu chợ chỗ người ta qua lại, khóc làm chi nữa. Anh thấy em chẳng làm gì cho đến đầu đến cuối. Lúc nãy anh có đến cung vua hỏi xem nhà bếp có cần người phụ không, họ hứa sẽ nhận em vào làm và nuôi cơm.
Giờ đây công chúa là một chị phụ đầu bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám việc gì cũng phải làm. Hai bên tạp dề nàng buộc chặt hai chiếc nồi con, nàng bỏ phần cơm của mình vào đó và mang về nhà để hai vợ chồng cùng ăn.
Lần ấy trong cung vua tổ chức hôn lễ cho hoàng tử con đầu lòng của nhà vua, tò mò chị phụ bếp cũng len vào đứng trước cửa ngõ vào.
Khi đèn lần lượt được thắp sáng, cảnh đẹp lộng lẫy trong cung vua mới hiện lên hết, khách lần lượt bước vào phòng đại tiệc, cảnh cũng như người nom thật huy hoàng, tráng lệ, ai thấy cũng phải vui mắt. Lúc này, chị phụ bếp thấy lòng buồn tủi thay cho số phận của mình, thầm trách tính kiêu căng, ngông cuồng của mình, cũng chính vì những tính ấy đã làm nàng trở nên thấp hèn và khổ cực như bây giờ. Kẻ hầu người hạ ra vào tới tấp, bưng lên cho khách toàn sơn hào hải vị, mùi thơm nức mũi. Thỉnh thoảng kẻ hầu người hạ ném cho ít đồ ăn thừa, nàng cúi nhặt cho vào nồi. Bỗng nhiên hoàng tử bước vào, lụa là châu báu đầy người, cổ đeo dây chuyền vàng. Nhìn thấy người đẹp đứng ngó bên cửa, hoàng tử nắm tay nàng, muốn cùng nàng vui nhảy, nhưng nàng sợ hãi giật tay lại.
Nàng nhận ra đó chính là vua chích choè, người đã từng muốn làm phò mã và bị nàng nhạo báng, từ chối. Nàng cố sức giật tay lại nhưng chẳng ăn thua gì cả, vẫn bị chàng kéo vào tới giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp và bánh mì vung ra khắp nền nhà. Khách khứa và những người đứng đó thấy cảnh tượng ấy đều bật cười và chêm pha những lời nhạo báng. Xấu hổ quá, nàng ước gì độn thổ xuống sâu một ngàn sải tay. Nàng giật mạnh một cái khỏi tay vua chích choè, lao thẳng ra phía cửa để chạy trốn, nhưng mới tới được cầu thang lại bị một người đàn ông lôi lại, khi định thần lại được, nàng thấy người đó lại chính là vua chích choè. Chàng vui vẻ nói nhỏ vào tai nàng:
- Em đừng có sợ hãi, người hát rong sống chung với em trong căn lều lụp xụp chính là anh. Vì yêu em nên anh đóng giả người hát rong. Chính anh cũng là kỵ sĩ cho ngựa chạy đổ vỡ hết hàng sành sứ của em. Tất cả những việc đó chỉ nhằm uốn nắn tính kiêu ngạo của em và để trừng phạt tính ngông cuồng thích nhạo báng người khác của em.
Lúc ấy nàng bật òa lên khóc nức nở và nói:
- Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.
Chàng đáp:
- Em đừng buồn nữa, những ngày cay đắng đã qua, giờ chúng ta hãy làm đám cưới.
Nàng vào thay quần áo, toàn thể triều đình đều có mặt, chúc mừng công chúa kết hôn với vua chích choè. Nỗi vui mừng thật sự cũng bắt đầu từ đây. Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Bir kralın bir kızı vardı; kız olağanüstü güzeldi. Ama çok kibirliydi; kendisiyle evlenecek hiçbir erkeği beğenmiyordu; hepsini reddettiği gibi onlarla alay ediyordu.
Bir defasında kral büyük bir şenlik düzenledi ve uzaktan yakından, evlenmek isteyen gençleri davet etti. Her biri soyluluk derecesine göre sıraya girdi: Önce dükler, sonra prensler, kontlar, derebeyleri ve diğer saygın kişiler. Kralın kızı onların önünden geçti ve her birinde birer kusur buldu. Bir tanesi çok şişmandı; ona "şarap fıçısı!" dedi. Diğeri çok uzun boyluydu: "fasulye sırığı!" Üçüncüsü çok kısa boyluydu: "cüce!" Dördüncüsü soluk yüzlüydü: "ölü suratlı!" Beşincisinin yüzü kıpkırmızıydı: "horoz ibiği!" Akıncısı biraz kamburdu: "çarpık!"
Yani her birinde bir kusur buldu. Özellikle de aslında iyi bir kral olan, ancak çenesi biraz eğri olan bir erkekle dalga geçti. "Ayy, şuna bak!" diyerek güldü, "Çenesi sakallı; keçisakal!" dedi. Ve o günden sonra o kralın adı "Keçisakal" oluverdi.
Ama babası, kızının orada toplanan damat adaylarıyla alay etmekten başka bir şey yapmadığını görünce çok kızdı ve kapısının önüne gelecek ilk dilenciyi damat yapacağına yemin etti.
Birkaç gün sonra penceresinin altında bir çalgıcı şarkı söyleyerek dilenmeye başladı. Kral bunu duyunca, "Huzuruma gelsin" diye emretti. Çalgıcı yırtık pırtık giysilerle çıkageldi ve kral ile kızının yanında bir şarkı söyledikten sonra sadaka istedi.
Kral, "Şarkın hoşuma gitti; sana kızımı eş olarak vermek isterim" dedi.
Kız çok şaşırdı. Ama kral, "Ben yemin etim, seni kapımı çalan ilk dilenciye vereceğim diye; sözümü tutacağım" dedi. Kızın karşı koyuşu bir işe yaramadı. Rahip çağrıldı ve kız dilenciyle evlendi.
Bu iş olduktan sonra kral, "Onu kovma" dedi kızına. "Sen şimdi bir dilencinin karısı olarak artık bu sarayda kalamazsın! Kocanı al, git buradan!"
Dilenci karısını elinden tutarak dışarı çıktı; kız yaya yürümek zorunda kaldı. Büyük bir ormana vardıklarında sordu:
Kimin bu güzel orman?
Kral Keçisakal'ın; onunla evlenseydin senin olurdu.
Ahh, zavallı ben! Keşke Keçisakal'la evlenseydim!
Derken bir yemyeşil bir çayırlığa geldiler. Kız yine sordu:
Kimin bu yeşil çayırlık?
Kral Keçisakal'ın; onunla evlenseydin senin olurdu.
Ahh, zavallı ben! Keşke kral Keçisakal'la evlenseydim.
Daha sonra büyük bir şehre geldiler. Kız yine sordu:
Kimin bu güzel şehir?
Kral Keçisakal'ın; onunla evlenseydin senin olurdu.
Ahh, zavallı ben! Keşke kral Keçisakal'la evlenseydim!
"Her seferinde başka bir koca istemen hoşuma gitmiyor" dedi çalgıcı, "Ben sana yetmiyor muyum?"
Sonunda ufak bir evceğize geldiler. Kız bu kez:
Aman Tanrım! Ne kadar ufak bir ev!
Kimin acaba?
diye sordu.
"Bu bizim evimiz" diye cevap verdi çalgıcı. "Burada beraber oturacağız."
Kapı o kadar alçaktı ki, içeri girerken başlarını eğmek zorunda kaldılar. "Hizmetçiler nerede?" diye sordu kralın kızı.
"Ne hizmetçisi" diye çıkıştı dilenci. "Ne yapmak istiyorsan kendin yapacaksın! Hadi şimdi ateşi yak, suyu kaynat ve yemek pişir; ben çok yoruldum."
Ama kralın kızı ateş yakmasını ve yemek pişirmesini bilmiyordu; dilenci yardım etmek zorunda kaldı.
Şöyle böyle bir ateş yaktılar. İyi kötü yemek yedikten sonra yatağa yattılar.
Ertesi sabah adam ev işlerini görsün diye onu erkenden kaldırdı.
Birkaç gün şöyle böyle yaşadıktan sonra yiyecekleri bitti.
Adam, "Hanım, bu iş böyle yürümez! Hep hazırdan yiyoruz ve hiç para kazanmıyoruz. Sen sepet örmeye başla" dedi.
Sonra dışarı çıktı; söğüt dalları keserek eve getirdi. Karısı sepet örmeye başladı, ama sert dallar narin ellerinde hep yara açtı.
"Bu iş olmuyor" dedi adam, "Sen en iyisi iplik çek! Belki daha iyi yaparsın!"
Kralın kızı oturup iplik çekmeyi denedi; ama sert ipler parmaklarını keserek kanattı.
Adam, "Elinden hiçbir iş gelmiyor senin! Beni de mahvettin! Neyse, çanak çömlek ticareti yapayım bari! Sen pazar yerine çık ve malları satmaya bak" dedi.
Karısı, "Ama babamın adamları beni orada satış yaparken görürse, alay ederler" diye karşılık verdi. Ancak bunun bir yararı olmadı; açlıktan ölmemek için bu işi yapmak zorunda kaldı.
Önce işler iyi gitti; kadın çok güzel olduğu için müşterisi çoğaldı ve onun istediği fiyata mal almaktan çekinmediler. Hatta bazısı para verdiği halde çanak çömleği almadı bile. Böylece kazandıklarıyla geçinmeye çalıştılar.
Adam yeni çanak çömlek yaptı. Kadın onları pazarda sergileyerek satışa başladı. Derken sarhoş bir süvari atıyla çanak çömleği darmadağınık ederek kırdı; her şey paramparça oldu.
Kadın ağlamaya başladı; korkudan ne yapacağını bilemedi. "Ben ne yapayım şimdi" diye sızlandı. "Kocam ne der!" Eve giderek başına gelen talihsizliği anlattı.
"Ne diye bunlarla pazarın en dış köşesine yerleşirsin ki?" diye serzenişte bulundu adam. "Ağlamayı kes artık; anlaşılan sen hiçbir iş yapamayacakın! Ben kralın sarayına gitmiştim; orada aşçı yardımcısına ihtiyaç duyup duymadıklarını sordum. Seni alacaklarına dair bana söz verdiler. Yemek de onlardan olacak."
Ve böylece kralın kızı aşçı yardımcısı oldu ve en ağır işleri yapmak zorunda kaldı. İki cebini de kavanozla doldurarak eve taşıyor, o yemek artıklarını kocasıyla paylaşarak beslenmeye çalışıyordu.
Derken, kralın en büyük oğlunun düğünü kutlanacaktı. Zavallı kadın saraya gitti; salonun kapısı önüne dikildi; seyretmek istiyordu. Işıklar yandığında birbirinden güzel insanlar içeri girdi; her şey o kadar görkemliydi ki!
İşte o anda kendisini yoksulluğa sürükleyen o anlamsız gururu ve alaycılığı hatırına gelince yüreği burkuldu. İçeri dışarı taşınan nefis yemekleri gördü, kokuları burnuna kadar geldi; hizmetçilerin ara sıra ona attıkları kemikli etleri çanağına doldurarak eve götürmek istedi.
Tam o sırada kralın oğlu salona girdi; giysisi ipekli kadifedendi; boynuna altın bir zincir geçirmişti. Güzel kadını kapı önünde görünce elini uzatarak onunla dans etmek istedi.
Ama kadın reddetti ve çok şaşırdı.
Çünkü karşısındaki kral Keçisakal'dı! Evlenme teklifini geri çevirip alay ettiği adam! Direnişi fayda vermedi; adam onu salona çekti. O sırada kadının cebinden sarkan ip kopuverdi; çanaklar yere düştü; içindeki çorba etrafa yayıldı. Herkes gülmeye ve dalga geçmeye başladı. "Keşke yer yarılsa da, içine girsem" diye içinden geçirdi kadın. Hemen kapıya koştu ve kaçmak istedi. Ama bir adam onu merdivende yakalayarak geri getirdi. Kadın ona dikkatle baktı, bu yine kral Keçisakal'dı! Adam ona dostça, "Korkma" dedi. "O fakir evde birlikte oturduğun çalgıcıyla ben aynı kişiyiz! Sana olan aşkımdan ötürü kimliğimi değiştirdim. Çanak çömleğini paramparça eden süvari de bendim! Hepsini, senin o anlamsız gururunu kırmak için yaptım. Benimle alay ettiğin için senin o kibrini cezalandırmak istedim"
Kadın acı acı ağlayarak, "Çok büyük haksızlık ettim" dedi. "Senin karın olmaya layık değilim ben."
Ama kral, "Üzülme! Kötü günler geçmişte kaldı; şimdi düğünümüzü yapalım" dedi.
Derken saray kadınları onu en güzel giysilerle süsledi. Babası da çıkageldi.
Tüm saray halkı kral Keçisakal'ın düğününü kutladı.
Asıl eğlence şimdi başlıyordu. Keşke şenle ben de orda olsaydık!