Schneewittchen


Bạch Tuyết và bảy chú lùn


Es war einmal mitten im Winter, und die Schneeflocken fielen wie Federn vom Himmel herab. Da saß eine Königin an einem Fenster, das einen Rahmen von schwarzem Ebenholz hatte, und nähte. Und wie sie so nähte und nach dem Schnee aufblickte, stach sie sich mit der Nadel in den Finger, und es fielen drei Tropfen Blut in den Schnee. Und weil das Rote im weißen Schnee so schön aussah, dachte sie bei sich: Hätt' ich ein Kind, so weiß wie Schnee, so rot wie Blut und so schwarz wie das Holz an dem Rahmen! Bald darauf bekam sie ein Töchterlein, das war so weiß wie Schnee, so rot wie Blut und so schwarzhaarig wie Ebenholz und ward darum Schneewittchen (Schneeweißchen) genannt. Und wie das Kind geboren war, starb die Königin. Über ein Jahr nahm sich der König eine andere Gemahlin. Es war eine schöne Frau, aber sie war stolz und übermütig und konnte nicht leiden, daß sie an Schönheit von jemand sollte übertroffen werden. Sie hatte einen wunderbaren Spiegel wenn sie vor den trat und sich darin beschaute, sprach sie:
"Spieglein, Spieglein an der Wand,
Wer ist die Schönste im ganzen Land?"
so antwortete der Spiegel:
"Frau Königin, Ihr seid die Schönste im Land."
Da war sie zufrieden, denn sie wußte, daß der Spiegel die Wahrheit sagte. Schneewittchen aber wuchs heran und wurde immer schöner, und als es sieben Jahre alt war, war es so schön, wie der klare Tag und schöner als die Königin selbst. Als diese einmal ihren Spiegel fragte:
"Spieglein, Spieglein an der Wand,
Wer ist die Schönste im ganzen Land?"
so antwortete er:
"Frau Königin, Ihr seid die Schönste hier,
Aber Schneewittchen ist tausendmal schöner als Ihr."
Da erschrak die Königin und ward gelb und grün vor Neid. Von Stund an, wenn sie Schneewittchen erblickte, kehrte sich ihr das Herz im Leibe herum - so haßte sie das Mädchen. Und der Neid und Hochmut wuchsen wie ein Unkraut in ihrem Herzen immer höher, daß sie Tag und Nacht keine Ruhe mehr hatte. Da rief sie einen Jäger und sprach: "Bring das Kind hinaus in den Wald, ich will's nicht mehr vor meinen Augen sehen. Du sollst es töten und mir Lunge und Leber zum Wahrzeichen mitbringen." Der Jäger gehorchte und führte es hinaus, und als er den Hirschfänger gezogen hatte und Schneewittchens unschuldiges Herz durchbohren wollte, fing es an zu weinen und sprach: "Ach, lieber Jäger, laß mir mein Leben! Ich will in den wilden Wald laufen und nimmermehr wieder heimkommen." Und weil es gar so schön war, hatte der Jäger Mitleiden und sprach: "So lauf hin, du armes Kind!" Die wilden Tiere werden dich bald gefressen haben, dachte er, und doch war's ihm, als wäre ein Stein von seinem Herzen gewälzt, weil er es nicht zu töten brauchte. Und als gerade ein junger Frischling dahergesprungen kam, stach er ihn ab, nahm Lunge und Leber heraus und brachte sie als Wahrzeichen der Königin mit. Der Koch mußte sie in Salz kochen, und das boshafte Weib aß sie auf und meinte, sie hätte Schneewittchens Lunge und Leber gegessen.
Nun war das arme Kind in dem großen Wald mutterseelenallein, und ward ihm so angst, daß es alle Blätter an den Bäumen ansah und nicht wußte, wie es sich helfen sollte. Da fing es an zu laufen und lief über die spitzen Steine und durch die Dornen, und die wilden Tiere sprangen an ihm vorbei, aber sie taten ihm nichts. Es lief, so lange nur die Füße noch fortkonnten, bis es bald Abend werden wollte. Da sah es ein kleines Häuschen und ging hinein, sich zu ruhen. In dem Häuschen war alles klein, aber so zierlich und reinlich, daß es nicht zu sagen ist. Da stand ein weißgedecktes Tischlein mit sieben kleinen Tellern, jedes Tellerlein mit seinem Löffelein, ferner sieben Messerlein und Gäblelein und sieben Becherlein. An der Wand waren sieben Bettlein nebeneinander aufgestellt und schneeweiße Laken darüber gedeckt. Schneewittchen, weil es so hungrig und durstig war, aß von jedem Tellerlein ein wenig Gemüs' und Brot und trank aus jedem Becherlein einen Tropfen Wein; denn es wollte nicht einem alles wegnehmen. Hernach, weil es so müde war, legte es sich in ein Bettchen, aber keins paßte; das eine war zu lang, das andere zu kurz, bis endlich das siebente recht war; und darin blieb es liegen, befahl sich Gott und schlief ein.
Als es ganz dunkel geworden war, kamen die Herren von dem Häuslein, das waren die sieben Zwerge, die in den Bergen nach Erz hackten und gruben. Sie zündeten ihre sieben Lichtlein an, und wie es nun hell im Häuslein ward, sahen sie, daß jemand darin gesessen war, denn es stand nicht alles so in der Ordnung, wie sie es verlassen hatten. Der erste sprach: "Wer hat auf meinem Stühlchen gesessen?' Der zweite: "Wer hat von meinem Tellerchen gegessen?" Der dritte: "Wer hat von meinem Brötchen genommen?" Der vierte: "Wer hat von meinem Gemüschen gegessen?" Der fünfte: "Wer hat mit meinem Gäbelchen gestochen?" Der sechste: "Wer hat mit meinem Messerchen geschnitten?" Der siebente: "Wer hat aus meinem Becherlein Getrunken?" Dann sah sich der erste um und sah, daß auf seinem Bett eine kleine Delle war, da sprach er: "Wer hat in mein Bettchen getreten?" Die anderen kamen gelaufen und riefen: "In meinem hat auch jemand Gelegen!" Der siebente aber, als er in sein Bett sah, erblickte Schneewittchen, das lag darin und schlief. Nun rief er die andern, die kamen herbeigelaufen und schrien vor Verwunderung, holten ihre sieben Lichtlein und beleuchteten Schneewittchen. "Ei, du mein Gott! Ei, du mein Gott!" riefen sie, "was ist das Kind so schön!" Und hatten so große Freude, daß sie es nicht aufweckten, sondern im Bettlein fortschlafen ließen. Der siebente Zwerg aber schlief bei seinen Gesellen, bei jedem eine Stunde, da war die Nacht herum. Als es Morgen war, erwachte Schneewittchen, und wie es die sieben Zwerge sah, erschrak es. Sie waren aber freundlich und fragten: "Wie heißt du?" - "Ich heiße Schneewittchen," antwortete es. "Wie bist du in unser Haus gekommen?" sprachen weiter die Zwerge. Da erzählte es ihnen, daß seine Stiefmutter es hätte wollen umbringen lassen, der Jäger hätte ihm aber das Leben geschenkt, und da wär' es gelaufen den ganzen Tag, bis es endlich ihr Häuslein gefunden hätte. Die Zwerge sprachen: "Willst du unsern Haushalt versehen, kochen, betten, waschen, nähen und stricken, und willst du alles ordentlich und reinlich halten, so kannst du bei uns bleiben, und es soll dir an nichts fehlen." - "Jaa, sagte Schneewittchen, "von Herzen gern!" und blieb bei ihnen. Es hielt ihnen das Haus in Ordnung. Morgens gingen sie in die Berge und suchten Erz und Gold, abends kamen sie wieder, und da mußte ihr Essen bereit sein. Den ganzen Tag über war das Mädchen allein; da warnten es die guten Zwerglein und sprachen: "Hüte dich vor deiner Stiefmutter, die wird bald wissen, daß du hier bist; laß ja niemand herein! Die Königin aber, nachdem sie Schneewittchens Lunge und Leber glaubte gegessen zu haben, dachte nicht anders, als sie wäre wieder die Erste und Allerschönste, trat vor ihren Spiegel und sprach:
"Spieglein, Spieglein. an der Wand,
Wer ist die Schönste im ganzen Land?"
Da antwortete der Spiegel:
"Frau Königin, Ihr seid die Schönste hier,
Aber Schneewittchen über den Bergen
Bei den sieben Zwergen
Ist noch tausendmal schöner als Ihr."
Da erschrak sie, denn sie wußte, daß der Spiegel keine Unwahrheit sprach, und merkte, daß der Jäger sie betrogen hatte und Schneewittchen noch am Leben war. Und da sann und sann sie aufs neue, wie sie es umbringen wollte; denn so lange sie nicht die Schönste war im ganzen Land, ließ ihr der Neid keine Ruhe. Und als sie sich endlich etwas ausgedacht hatte, färbte sie sich das Gesicht und kleidete sich wie eine alte Krämerin und war ganz unkenntlich. In dieser Gestalt ging sie über die sieben Berge zu den sieben Zwergen, klopfte an die Türe und rief: "Schöne Ware feil! feil!" Schneewittchen guckte zum Fenster hinaus und rief: "Guten Tag, liebe Frau! Was habt Ihr zu verkaufen?" - "Gute Ware," antwortete sie, "Schnürriemen von allen Farben," und holte einen hervor, der aus bunter Seide geflochten war. Die ehrliche Frau kann ich hereinlassen, dachte Schneewittchen, riegelte die Türe auf und kaufte sich den hübschen Schnürriemen. "Kind," sprach die Alte, "wie du aussiehst! Komm, ich will dich einmal ordentlich schnüren." Schneewittchen hatte kein Arg, stellte sich vor sie und ließ sich mit dem neuen Schnürriemen schnüren. Aber die Alte schnürte geschwind und schnürte so fest, daß dem Schneewittchen der Atem verging und es für tot hinfiel. "Nun bist du die Schönste gewesen," sprach sie und eilte hinaus. Nicht lange darauf, zur Abendzeit, kamen die sieben Zwerge nach Haus; aber wie erschraken sie, als sie ihr liebes Schneewittchen auf der Erde liegen sahen, und es regte und bewegte sich nicht, als wäre es tot. Sie hoben es in die Höhe, und weil sie sahen, daß es zu fest geschnürt war, schnitten sie den Schnürriemen entzwei; da fing es an ein wenig zu atmen und ward nach und nach wieder lebendig. Als die Zwerge hörten, was geschehen war, sprachen sie: "Die alte Krämerfrau war niemand als die gottlose Königin. Hüte dich und laß keinen Menschen herein, wenn wir nicht bei dir sind!" Das böse Weib aber, als es nach Haus gekommen war, ging vor den Spiegel und fragte:
"Spieglein, Spieglein an der Wand,
Wer ist die Schönste im ganzen Land?"
Da antwortete er wie sonst:
"Frau Königin, Ihr seid die Schönste hier,
Aber Schneewittchen über den Bergen
Bei den sieben Zwergen
Ist noch tausendmal schöner als Ihr."
Als sie das hörte, lief ihr alles Blut zum Herzen, so erschrak sie, 'denn sie sah wohl, daß Schneewittchen wieder lebendig geworden war. "Nun aber," sprach sie," will ich etwas aussinnen, das dich- zugrunde richten soll," und mit Hexenkünsten, die sie verstand, machte sie einen giftigen Kamm. Dann verkleidete sie sich und nahm die Gestalt eines anderen alten Weibes an. So ging sie hin über die sieben Berge zu den sieben Zwergen, klopfte an die Türe und rief: "Gute Ware feil! feil!" Schneewittchen schaute heraus und sprach: "Geht nur weiter, ich darf niemand hereinlassen!" - "Das Ansehen wird dir doch erlaubt sein," sprach die Alte, zog den giftigen Kamm heraus und hielt ihn in die Höhe. Da gefiel er dem Kinde so gut, daß es sich betören ließ und die Türe öffnete. Als sie des Kaufs einig waren, sprach die Alte: "Nun will ich dich einmal ordentlich kämmen." Das arme Schneewittchen dachte an nichts, ließ die Alte gewähren, aber kaum hatte sie den Kamm in die Haare gesteckt, als das Gift darin wirkte und das Mädchen ohne Besinnung niederfiel. "Du Ausbund von Schönheit," sprach das boshafte Weib, "jetzt ist's um dich geschehen," und ging fort. Zum Glück aber war es bald Abend, wo die sieben Zwerglein nach Haus kamen. Als sie Schneewittchen wie tot auf der Erde liegen sahen, hatten sie gleich die Stiefmutter in Verdacht, suchten nach und fanden den giftigen Kamm. Und kaum hatten sie ihn herausgezogen, so kam Schneewittchen wieder zu sich und erzählte, was vorgegangen war. Da warnten sie es noch einmal, auf seiner Hut zu sein und niemand die Türe zu öffnen. Die Königin stellte sich daheim vor den Spiegel und sprach:
"Spieglein, Spieglein an der Wand,
Wer ist die Schönste im ganzen Land?"
Da antwortete er wie vorher:
"Frau Königin, Ihr seid die Schönste hier,
Aber Schneewittchen über den Bergen
Bei den sieben Zwergen
Ist noch tausendmal schöner als Ihr."
Als sie den Spiegel so reden hörte, zitterte und bebte sie vor Zorn. ,Schneewittchen soll sterben," rief sie, "und wenn es mein eigenes Leben kostet!" Darauf ging sie in eine ganz verborgene, einsame Kammer, wo niemand hinkam, und machte da einen giftigen, giftigen Apfel. Äußerlich sah er schön aus, weiß mit roten Backen, daß jeder, der ihn erblickte, Lust danach bekam, aber wer ein Stückchen davon aß, der mußte sterben. Als der Apfel fertig war, färbte sie sich das Gesicht und verkleidete sich in eine Bauersfrau, und so ging sie über die sieben Berge zu den sieben Zwergen. Sie klopfte an. Schneewittchen streckte den Kopf zum Fenster heraus und sprach: " Ich darf keinen Menschen einlassen, die sieben Zwerge haben mir's verboten!" - "Mir auch recht," antwortete die Bäuerin, "meine Äpfel will ich schon loswerden. Da, einen will ich dir schenken." - "Nein," sprach Schneewittchen, "ich darf nichts annehmen!" - "Fürchtest du dich vor Gift?" sprach die Alte, "siehst du, da schneide ich den Apfel in zwei Teile; den roten Backen iß, den weißen will ich essen " Der Apfel war aber so künstlich gemacht, daß der rote Backen allein vergiftet war. Schneewittchen lusterte den schönen Apfel an, und als es sah, daß die Bäuerin davon aß, so konnte es nicht länger widerstehen, streckte die Hand hinaus und nahm die giftige Hälfte. Kaum aber hatte es einen Bissen davon im Mund, so fiel es tot zur Erde nieder. Da betrachtete es die Königin mit grausigen Blicken und lachte überlaut und sprach: "Weiß wie Schnee, rot wie Blut, schwarz wie Ebenholz! Diesmal können dich die Zwerge nicht wieder erwecken." Und als sie daheim den Spiegel befragte:
"Spieglein, Spieglein an der Wand,
Wer ist die Schönste im ganzen Land?"
so antwortete er endlich:
"Frau Königin, Ihr seid die Schönste im Land."
Da hatte ihr neidisches Herz Ruhe, so gut ein neidisches Herz Ruhe haben kann.
Die Zwerglein, wie sie abends nach Haus kamen, fanden Schneewittchen auf der Erde liegen, und es ging kein Atem mehr aus seinem Mund, und es war tot. Sie hoben es auf suchten, ob sie was Giftiges fänden, schnürten es auf, kämmten ihm die Haare, wuschen es mit Wasser und Wein, aber es half alles nichts; das liebe Kind war tot und blieb tot. Sie legten es auf eine Bahre und setzten sich alle siebene daran und beweinten es und weinten drei Tage lang. Da wollten sie es begraben, aber es sah noch so frisch aus wie ein lebender Mensch und hatte noch seine schönen, roten Backen. Sie sprachen: "Das können wir nicht in die schwarze Erde versenken," und ließen einen durchsichtigen Sarg von Glas machen, daß man es von allen Seiten sehen konnte, legten es hinein und schrieben mit goldenen Buchstaben seinen Namen darauf und daß es eine Königstochter wäre. Dann setzten sie den Sarg hinaus auf den Berg, und einer von ihnen blieb immer dabei und bewachte ihn. Und die Tiere kamen auch und beweinten Schneewittchen, erst eine Eule dann ein Rabe. zuletzt ein Täubchen. Nun lag Schneewittchen lange, lange Zeit in dem Sarg und verweste nicht, sondern sah aus, als wenn es schliefe, denn es war noch so weiß wie Schnee, so rot wie Blut und so schwarzhaarig wie Ebenholz. Es geschah aber, daß ein Königssohn in den Wald geriet und zu dem Zwergenhaus kam, da zu übernachten. Er sah auf dem Berg den Sarg und das schöne Schneewittchen darin und las, was mit goldenen Buchstaben darauf geschrieben war. Da sprach er zu den Zwergen: "Laßt mir den Sarg, ich will euch geben, was ihr dafür haben wollt " Aber die Zwerge antworteten: "Wir geben ihn nicht für alles Gold in der Welt." Da sprach er: "So schenkt mir ihn, denn ich kann nicht leben, ohne Schneewittchen zu sehen, ich will es ehren und hochachten wie mein Liebstes." Wie er so sprach, empfanden die guten Zwerglein Mitleid mit ihm und gaben ihm den Sarg. Der Königssohn ließ ihn nun von seinen Dienern auf den Schultern forttragen. Da geschah es, daß sie über einen Strauch stolperten, und von dem Schüttern fuhr der giftige Apfelgrütz, den Schneewittchen abgebissen hatte, aus dem Hals. Und nicht lange, so öffnete es die Augen, hob den Deckel vom Sarg in die Höhe und richtete sich auf und war wieder lebendig. "Ach Gott, wo bin ich?" rief es. Der Königssohn sagte voll Freude: "Du bist bei mir," und erzählte, was sich zugetragen hatte, und sprach: "Ich habe dich lieber als alles auf der Welt; komm mit mir in meines Vaters Schloß, du sollst meine Gemahlin werden." Da war ihm Schneewittchen gut und ging mit ihm, und ihre Hochzeit ward mit großer Pracht und Herrlichkeit angeordnet. Zu dem Feste wurde aber auch Schneewittchens gottlose Stiefmutter eingeladen. Wie sie sich nun mit schönen Kleidern angetan hatte, trat sie vor den Spiegel und sprach:
"Spieglein, Spieglein an der Wand,
Wer ist die Schönste im ganzen Land?"
Der Spiegel antwortete:
"Frau Königin, Ihr seid die Schönste hier,
Aber die junge Königin ist noch tausendmal schöner als Ihr."
Da stieß das böse Weib einen Fluch aus, und ward ihr so angst, so angst, daß sie sich nicht zu lassen wußte. Sie wollte zuerst gar nicht auf die Hochzeit kommen, doch ließ es ihr keine Ruhe, sie mußte fort und die junge Königin sehen. Und wie sie hineintrat, erkannte sie Schneewittchen, und vor Angst und Schrecken stand sie da und konnte sich nicht regen. Aber es waren schon eiserne Pantoffel über Kohlenfeuer gestellt und wurden mit Zangen hereingetragen und vor sie hingestellt. Da mußte sie in die rotglühenden Schuhe treten und so lange tanzen, bis sie tot zur Erde fiel.
Hồi ấy đang giữa mùa đông, hoa tuyết như những lông chim bay khắp bầu trời, có một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ. Khung cửa làm bằng gỗ mun đen nhánh. Hoàng hậu ngồi khâu nhưng lại mải ngắm tuyết rơi nên bị kim đâm vào ngón tay, và ba giọt máu đỏ rơi xuống tuyết trắng phau. Nhìn màu đỏ tươi nổi bật trên tuyết, hoàng hậu tự nhủ:
- Giá mình có một đứa con da trắng như tuyết, môi đỏ hồng hào như màu máu đỏ tươi, tóc đen nhánh như gỗ mun khung cửa sổ này thì hay quá nhỉ.
Ít lâu sau bà sinh được một cô con gái da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen nhánh như gỗ mun, vì thế bà đặt tên con gái là Bạch Tuyết. Nhưng ngay sau khi đứa trẻ sinh ra thì hoàng hậu qua đời.
Sau một năm để tang, nhà vua lấy vợ khác. Hoàng hậu mới xinh đẹp, nhưng tính tình kiêu ngạo, ngông cuồng. Mụ sẽ tức điên người khi nghe thấy nói rằng còn có người đẹp hơn mình. Mụ này có một chiếc gương thần, mỗi khi đứng ngắm mình trước gương, thường hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Gương trả lời:
- Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất ở nước này.
Hoàng hậu hài lòng lắm, vì mụ biết rằng gương nói thật.
Bạch Tuyết càng lớn, càng đẹp. Khi Bạch Tuyết lên bảy nàng đẹp như nắng sớm mai và đẹp hơn chính cả hoàng hậu nữa. Có lần hoàng hậu ngồi trước gương và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần
Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Hoàng hậu nghe nói giật mình, mặt tái xanh lại vì ghen tức. Từ đó trở đi, mỗi khi thoáng nhìn thấy Bạch Tuyết là mụ đã khó chịu, bực tức, rồi đâm ra căm ghét cô bé. Những cơn ghen ghét và lòng đố kỵ của mụ ngày càng mãnh liệt làm cho mụ ngày đêm bực bội, bứt rứt. Mụ cho gọi một người thợ săn đến và bảo:
- Ngươi hãy mang con bé này vào trong rừng sâu, ta không muốn nhìn mặt nó nữa. Ngươi hãy giết nó đi, mang gan, phổi nó về cho ta để chứng tỏ ngươi đã giết nó.
Người thợ săn vâng lệnh và dẫn cô bé vào rừng sâu. Nhưng khi bác rút dao ra định đâm thì cô bé khóc và nói:
- Trời ơi, bác thợ săn yêu quý, bác hãy để cháu sống, cháu sẽ chạy trốn trong rừng hoang vu này, cháu xin thề là sẽ không bao giờ trở lại cung nữa.
Thấy cô bé xinh đẹp, bác thợ săn động lòng thương và bảo:
- Con trốn vào rừng đi, tội nghiệp con quá.
Bác nghĩ: "Rồi có khi thú dữ lại ăn thịt cô bé mất thôi!." Nhưng dù sao bác cảm thấy trút được gánh nặng trong lòng vì chẳng phải giết người. Đúng lúc đó có một con lợn rừng con nhảy tới, bác đâm chết lấy gan phổi mang về nộp hoàng hậu làm bằng chứng. Mụ dì ghẻ độc ác sai nhà bếp xào gan phổi cho mụ ăn. Mụ đinh ninh là gan phổi Bạch Tuyết nên mụ cố ăn cho kỳ hết.
Còn lại cô bé bất hạnh lủi thủi một mình trong rừng rộng mênh mông, cô sợ hãi, ngơ ngác nhìn lá cây ngọn cỏ chẳng biết làm gì. Đột nhiên cô cắm đầu chạy, chạy giẫm cả lên gai và đá nhọn. Thú dữ lượn quanh cô, nhưng chẳng có con nào đụng đến người cô. Cô bé cứ thế chạy mãi, chạy mãi, tới lúc trời sẩm tối cô mới nhìn thấy một căn nhà nhỏ, liền vào đó nghỉ chân.
Trong nhà tất cả mọi đồ vật đều nhỏ xíu, xinh xắn và sạch sẽ đến nỗi không thể chê vào đâu được. Giữa nhà có một cái bàn trải khăn trắng tinh, trên bàn bày bảy cái đĩa nhỏ xinh xinh, mỗi đĩa có một thìa con, một dao con, một nĩa on và cạnh đó là một ly cũng nho nhỏ xinh xinh như thế. Sát hai bên tường kê bảy chiếc giường nhỏ nối tiếp nhau, giường nào cũng phủ khăn trắng như tuyết.
Đang đói và khát, Bạch Tuyết ăn ở mỗi đĩa một ít rau, ít bánh và uống ở mỗi ly một hớp rượu vang, vì cô không muốn để một ai phải mất phần. Suốt ngày chạy trốn trong rừng, giờ cô đã thấm mệt muốn đặt mình xuống giường nằm ngủ nhưng giường lại không vừa, cái thì dài quá, cái khác lại ngắn quá. Thứ đến cái thứ bảy mới thấy vừa, Bạch Tuyết nằm và ngủ thiếp đi.
Khi trời tối mịt, những chủ nhân của căn nhà nhỏ mới về: đó là bảy chú lùn thường ngày đào bới quặng sắt ở trong núi. Họ thắp bảy ngọn đèn xinh xinh, và khi đèn tỏa sáng khắp căn nhà, họ cảm thấy hình như có ai đã vào nhà, vì mọi vật không còn giữ nguyên như khi họ rời căn nhà đi làm nữa.
Chú thứ nhất nói:
- Ai đã ngồi lên ghế xinh đẹp của tôi?
Chú thứ hai nói:
- Ai đã ăn ở đĩa nho nhỏ của tôi?
Chú thứ ba nói:
- Ai đã ăn bánh của tôi?
Chú thứ tư nói:
- Ai đã nếm rau ở đĩa của tôi?
Chú thứ năm nói:
- Ai đã lấy nĩa bé xíu của tôi đem cắt gì rồi?
Chú thứ sáu nói:
- Ai đã lấy dao xinh xắn của tôi đem cắt gì rồi?
Chú thứ bảy nói:
- Đã có ai uống nước ở ly xinh đẹp của tôi?
Những chú khác cũng chạy lại giường mình và kêu:
- Hình như đã có ai nằm lên giường tôi?
Khi chú thứ bảy nhìn vào giường mình thì thấy Bạch Tuyết đang ngủ. Thế là chú gọi những chú kia chạy tới. Ai nấy đều ngạc nhiên, họ cầm bảy ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên:
- Cha, cô bé sao mà xinh đẹp thế!
Cả bảy chú đều vui mừng lắm, không đánh thức cô dậy, để yên cho cô bé ngủ.
Chú lùn thứ bảy đành ngủ nhờ giường bạn, mỗi người một giờ, thế rồi cũng hết một đêm.
Khi trời hửng sáng, Bạch Tuyết tỉnh dậy thấy bảy chú lùn đứng nhìn quanh thì rất sợ. Nhưng bảy người đều vui vẻ thân mật, hỏi cô:
- Cô tên là gì?
Cô trả lời:
- Em tên là Bạch Tuyết.
Mấy chú lùn lại hỏi tiếp:
- Làm sao mà cô tới được nhà của chúng tôi?
Thế là cô kể cho họ nghe chuyện dì ghẻ định ám hại cô, nhưng người thợ săn đã để cho cô sống và cô đã chạy trốn suốt cả ngày trong rừng tới khi sẩm tối thì thấy căn nhà của họ.
Các chú lùn bảo cô:
- Nếu cô đồng ý trông nom nhà cửa, nấu ăn, rũ giường, giặt quần áo, khâu vá, thêu thùa, quét tước, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ ngăn nắp thì cô có thể ở lại với chúng tôi, cô sẽ chả thiếu thứ gì cả.
Bạch Tuyết nói:
- Vâng, thực lòng mà nói, em cũng muốn vậy.
Và từ đó, Bạch Tuyết ở với bảy chú lùn. Cô đảm đương mọi việc trong nhà, sáng sáng các chú lùn vào mỏ tìm sắt và vàng cho mãi tới chiều tối mới về, thì thức ăn của họ đã bày sẵn trên bàn. Suốt cả ngày, Bạch Tuyết ở nhà một mình. Các chú lùn tốt bụng nhắc nhở, căn dặn cô:
- Hãy canh chừng mụ dì ghẻ nhé! Chẳng bao lâu mụ sẽ biết là cô ở đây. Đừng có cho ai vào nhà đấy!
Hoàng hậu đinh ninh tưởng mình đã ăn gan phổi Bạch Tuyết nên chắc rằng chỉ còn có mình là người đẹp nhất trần gian.
Mụ đứng ngắm mình trước gương và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn sống chung.
Mụ giật mình, vì mụ biết rằng gương không bao giờ nói dối. Mụ nghĩ ngay là người thợ săn đã đánh lừa mụ và Bạch Tuyết hãy còn sống. Mụ ngồi nghĩ mưu giết Bạch Tuyết cho bằng được, chừng nào mụ chưa được gương gọi là người đẹp nhất thì ghen tức còn làm cho mụ mất ăn mất ngủ.
Sau mụ nghĩ ra một kế, mụ bôi mặt, mặc quần áo trá hình thành một bà lão bán hàng, ai có gặp cũng khó lòng nhận ra được. Với hình dạng như vậy, mụ vượt bảy ngọn núi tới nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa và rao:
- Hàng tốt, hàng đẹp đây, có ai mua không, mua đi!
Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ hỏi:
- Chào bà, bà có gì bán đấy?
Bà lão trả lời:
- Hàng tốt hàng đẹp đây, dây lưng đủ màu đây!
Vừa nói bà vừa rút ra một chiếc dây lưng ngũ sắc dệt bằng tơ.
Bạch Tuyết nghĩ:
- Bà cụ này thật thà mình có thể cho vào nhà được.
Bạch Tuyết mở cửa và mua một chiếc dây lưng thật đẹp.
Bà lão nói:
- Con ơi, trông con buộc vụng về lắm, lại đây bà buộc thật đẹp, cẩn thận cho con.
Bạch Tuyết không chút e ngại, lại đứng trước bà cụ để bà buộc chiếc dây lưng mới cho.
Thế là mụ già buộc thoăn thoắt, mụ thắt chặt cứng làm cho Bạch Tuyết nghẹt thở, ngã lăn ra bất tỉnh.
Mụ nói:
- Giờ thì con chỉ là người đẹp của quá khứ mà thôi.
Rồi mụ vội vã ra về.
Một lát thì trời tối, bảy chú lùn về nhà, thấy Bạch Tuyết yêu quý của họ nằm sóng soài trên mặt đất như chết, người không hề nhúc nhích cử động, họ rất lo lắng. Họ nhấc cô lên thì thấy chiếc dây lưng thắt chặt cứng, lấy dao cắt đứt dây, Bạch Tuyết lại khe khẽ thở và dần dần tỉnh dậy.
Sau khi nghe Bạch Tuyết kể chuyện vừa xảy ra, bảy chú lùn bảo cô:
- Mụ già bán hàng ấy chắc chẳng ai khác ngoài mụ hoàng hậu độc ác, cô phải giữ mình cẩn thận nhé, khi chúng tôi đi vắng thì đừng cho ai vào nhà cả.
Về tới nhà, mụ hoàng hậu độc ác đến trước gương soi và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Cũng như mọi lần, gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn sống chung.
Khi nghe vậy, hoàng hậu máu trào sôi lên vì tức giận, mụ biết chắc là Bạch Tuyết đã sống lại.
Mụ nói:
- Được rồi, tao sẽ nghĩ ra kế khác để cho mày về âm phủ.
Với những phép quỷ thuật, mụ làm một chiếc lược tẩm thuốc độc. Mụ ăn mặc trá hình thành một bà già khác lần trước, rồi vượt bảy ngọn núi tới nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa và rao to:
- Hàng tốt, hàng đẹp, ai mua ra mua!
Bạch Tuyết ngó ra và nói:
- Bà đi đi, tôi không được phép cho một ai vào nhà.
Mụ già nói:
- Nhưng chắc không ai cấm con cầm cái lược này xem chơi một chút chứ?
Rồi mụ lấy chiếc lược tẩm thuốc độc giơ lên.
Bạch Tuyết thích chiếc lược quá nên quên cả lời dặn dò, chạy vội ra mở cửa.
Khi đôi bên thỏa thuận giá cả xong, mụ già nói:
- Giờ để bà chải cho con nhé, bà chải cho thật đẹp nhé!
Cô bé đáng thương ấy không nghi ngờ gì cả, cô để mụ chải đầu cho. Nhưng lược vừa mới cắm vào tóc, Bạch Tuyết đã bị ngấm thuốc độc, ngã lăn ra bất tỉnh.
Mụ già độc ác nói:
- Thế là người đẹp nhất nước đã đi đời nhà ma!
Nói xong mụ bỏ đi.
Nhưng may thay trời sắp tối, một lát au thì bảy chú lùn về tới nhà. Thấy Bạch Tuyết nằm như chết ở dưới đất, họ nghi ngay mụ dì ghẻ, họ lùng sục và tìm thấy chiếc lược tẩm thuốc độc cài trên đầu, vừa mới lấy lược ra thì Bạch Tuyết tỉnh dậy kể lại sự việc đã xảy ra. Một lần nữa bảy chú lùn lại căn dặn cô phải cẩn thận, bất cứ ai đến cũng không mở cửa.
Bước chân về tới nhà, hoàng hậu lại soi gương và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Cũng như mọi lần, gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn sống chung.
Nghe gương như vậy toàn thân mụ run lên vì tức giận, mụ thét lên:
- Bạch Tuyết, mày phải chết, dù tao có mất mạng cũng cam lòng.
Sau đó mụ vào một căn phòng hẻo lánh trong lâu đài nơi không hề có ai bước chân tới, và mụ tẩm thuốc độc vào táo, quả táo chín đỏ trông rất ngon, ngon đến nỗi ai nhìn thấy cũng muốn ăn. Nhưng ai ăn một miếng sẽ chết ngay tức khắc.
Khi tẩm thuốc xong, mụ bôi mặt, mặc quần áo trá hình thành một bà nông dân. Rồi mụ lại vượt bảy quả núi đến nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa, Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ nói:
- Cháu không được phép cho ai vào nhà, vì bảy chú lùn đã cấm rồi.
Bà già nói:
- Thế cũng chẳng sao. Chỗ táo ngày bà muốn bán rẻ nốt để còn về. Đây, để bà cho con một quả.
Bạch Tuyết nói:
- Không, cháu không được phép nhận một thứ gì cả.
Bà già nói:
- Con sợ ăn phải thuốc độc chứ gì? Trông đây này, bà bổ táo làm hai, con ăn nửa táo chín đỏ, bà ăn phần táo trắng còn lại.
Quả táo được tẩm thuốc rất khéo léo: chỉ nửa táo chín đỏ ngấm thuốc độc, Bạch Tuyết mắt hau háu nhìn quả táo chín ngon, thấy bà nông dân ăn mà không sao cả nên không dằn lòng được nữa, thò tay ra đón lấy nửa táo ngấm thuốc độc. Cô vừa cắn được một miếng thì ngã lăn ra chết liền.
Hoàng hậu nhìn cô với con mắt gườm gườm, rồi cười khanh khách và nói:
- Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như gỗ mun. Lần này thì những thằng lùn đừng hòng đánh thức con sống lại nữa, con ạ!
Vừa về đến cung, mụ hỏi ngay gương:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Lần này gương đáp:
- Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất ở nước này.
Lúc đó, tính ghen ghét đố kỵ của mụ mới nguôi, mụ mới cảm thấy mãn nguyện.
Theo thường lệ, đến tối bảy chú lùn mới về nhà, vừa bước vào cửa thì thấy ngay Bạch Tuyết nằm dưới đất, tim đã ngừng đập, không thấy hơi thở ra nữa, Bạch Tuyết đã chết.
Bảy chú lùn nâng cô dậy, tìm xem có dấu vết chất độc nào không, rồi lấy nước và rượu lau mặt cho cô nhưng chẳng ăn thua gì; cô bé tội nghiệp ấy đã chết, chết thật rồi. Họ cho cô vào quan tài, cả bảy người ngồi quanh quan tài, khóc cô ba ngày liền. Sau đó họ muốn đem đi chôn nhưng thấy sắc người cô vẫn tươi tỉnh như người sống, đôi má xinh đẹp vẫn ửng hồng. Họ nói với nhau:
- Thi hài như vậy, ai nỡ lòng nào đem vùi xuống đất đen ấy.
Họ đặt làm một chiếc quan tài trong suốt bằng thủy tinh, bốn phía đều nhìn thấy được. Họ đặt cô vào trong đó, khắc tên Bạch Tuyết bằng chữ vàng và đề thêm rằng cô là một nàng công chúa. Rồi họ khiêng đặt quan tài nàng trên núi, cắt phiên nhau gác. Các loài vật cũng đến viếng khóc Bạch Tuyết.
Bạch Tuyết nằm trong quan tài đã lâu lắm mà thi thể vẫn nguyên, nom như nàng đang nằm ngủ, vì nàng vẫn trắng như tuyết, đỏ hồng như máu, tóc vẫn đen như gỗ mun.
Hồi đó, có một hoàng tử nước láng giềng đi lạc vào rừng và tới căn nhà của bảy chú lùn xin ngủ nhờ qua đêm. Hoàng tử nhìn thấy chiếc quan tài thủy tinh trên núi, Bạch Tuyết nằm trong chiếc quan tài có khắc dòng chữ vàng, đọc xong dòng chữ hoàng tử nói:
- Để cho tôi chiếc quan tài này, các anh muốn lấy bao nhiêu tôi cũng trả.
Bảy chú lùn đáp:
- Đem tất cả vàng trên thế giới này để đổi, chúng tôi cũng chẳng bằng lòng.
Hoàng tử nói:
- Thế thì tặng tôi vậy, vì tôi không thể sống nếu không được trông thấy Bạch Tuyết, tôi thương yêu và kính trọng nàng như người yêu nhất trần đời của tôi.
Nghe hoàng tử nói tha thiết vậy, những chú lùn tốt bụng động lòng thương và bằng lòng. Hoàng tử sai thị vệ khiêng quan tài trên vai mang về. Thị vệ đi vấp phải rễ cây rừng làm nảy thi hài Bạch Tuyết lên, miếng táo tẩm thuốc độc nàng ăn phải bắn ra khỏi cổ họng.
Ngay sau đó, nàng từ từ mở mắt ra, nâng nắp quan tài lên, ngồi nhỏm dậy và nói:
- Trời ơi, tôi đang ở đâu đây?
Mừng rỡ, hoàng tử nói:
- Ta quý nàng hơn tất cả mọi thứ trên đời này, nàng hãy cùng ta về cung điện của vua cha, nàng sẽ là vợ của ta.
Bạch Tuyết bằng lòng theo hoàng tử về hoàng cung. Lễ cưới Bạch Tuyết và hoàng tử được tổ chức rất linh đình và trọng thể. Mụ dì ghẻ độc ác của Bạch Tuyết cũng được mời tới dự. Sau khi ăn mặc thật lộng lẫy, mụ lại đứng trước gương soi và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng hoàng hậu trẻ muôn phần đẹp hơn.
Mụ dì ghẻ độc ác chửi đổng một câu, mụ trở nên sợ hãi không biết tính thế nào. Mới đầu mụ toan không đi dự đám cưới, nhưng mụ đứng ngồi không yên, mụ sốt ruột và muốn xem mặt hoàng hậu trẻ.
Khi bước vào phòng, mụ nhận ngay ra Bạch Tuyết. Sợ hãi và hoảng loạn mụ đứng đó như trời trồng, không dám nhúc nhích. Nhưng giày sắt đã đặt trên lửa rồi, nhà vua trừng phạt buộc mụ phải xỏ chân vào đôi giày sắt nung đỏ và nhảy cho tới khi ngã lăn ra đất mà chết.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng