Bạch Tuyết và bảy chú lùn


Lumikki


Hồi ấy đang giữa mùa đông, hoa tuyết như những lông chim bay khắp bầu trời, có một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ. Khung cửa làm bằng gỗ mun đen nhánh. Hoàng hậu ngồi khâu nhưng lại mải ngắm tuyết rơi nên bị kim đâm vào ngón tay, và ba giọt máu đỏ rơi xuống tuyết trắng phau. Nhìn màu đỏ tươi nổi bật trên tuyết, hoàng hậu tự nhủ:
- Giá mình có một đứa con da trắng như tuyết, môi đỏ hồng hào như màu máu đỏ tươi, tóc đen nhánh như gỗ mun khung cửa sổ này thì hay quá nhỉ.
Ít lâu sau bà sinh được một cô con gái da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen nhánh như gỗ mun, vì thế bà đặt tên con gái là Bạch Tuyết. Nhưng ngay sau khi đứa trẻ sinh ra thì hoàng hậu qua đời.
Sau một năm để tang, nhà vua lấy vợ khác. Hoàng hậu mới xinh đẹp, nhưng tính tình kiêu ngạo, ngông cuồng. Mụ sẽ tức điên người khi nghe thấy nói rằng còn có người đẹp hơn mình. Mụ này có một chiếc gương thần, mỗi khi đứng ngắm mình trước gương, thường hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Gương trả lời:
- Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất ở nước này.
Hoàng hậu hài lòng lắm, vì mụ biết rằng gương nói thật.
Bạch Tuyết càng lớn, càng đẹp. Khi Bạch Tuyết lên bảy nàng đẹp như nắng sớm mai và đẹp hơn chính cả hoàng hậu nữa. Có lần hoàng hậu ngồi trước gương và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần
Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Hoàng hậu nghe nói giật mình, mặt tái xanh lại vì ghen tức. Từ đó trở đi, mỗi khi thoáng nhìn thấy Bạch Tuyết là mụ đã khó chịu, bực tức, rồi đâm ra căm ghét cô bé. Những cơn ghen ghét và lòng đố kỵ của mụ ngày càng mãnh liệt làm cho mụ ngày đêm bực bội, bứt rứt. Mụ cho gọi một người thợ săn đến và bảo:
- Ngươi hãy mang con bé này vào trong rừng sâu, ta không muốn nhìn mặt nó nữa. Ngươi hãy giết nó đi, mang gan, phổi nó về cho ta để chứng tỏ ngươi đã giết nó.
Người thợ săn vâng lệnh và dẫn cô bé vào rừng sâu. Nhưng khi bác rút dao ra định đâm thì cô bé khóc và nói:
- Trời ơi, bác thợ săn yêu quý, bác hãy để cháu sống, cháu sẽ chạy trốn trong rừng hoang vu này, cháu xin thề là sẽ không bao giờ trở lại cung nữa.
Thấy cô bé xinh đẹp, bác thợ săn động lòng thương và bảo:
- Con trốn vào rừng đi, tội nghiệp con quá.
Bác nghĩ: "Rồi có khi thú dữ lại ăn thịt cô bé mất thôi!." Nhưng dù sao bác cảm thấy trút được gánh nặng trong lòng vì chẳng phải giết người. Đúng lúc đó có một con lợn rừng con nhảy tới, bác đâm chết lấy gan phổi mang về nộp hoàng hậu làm bằng chứng. Mụ dì ghẻ độc ác sai nhà bếp xào gan phổi cho mụ ăn. Mụ đinh ninh là gan phổi Bạch Tuyết nên mụ cố ăn cho kỳ hết.
Còn lại cô bé bất hạnh lủi thủi một mình trong rừng rộng mênh mông, cô sợ hãi, ngơ ngác nhìn lá cây ngọn cỏ chẳng biết làm gì. Đột nhiên cô cắm đầu chạy, chạy giẫm cả lên gai và đá nhọn. Thú dữ lượn quanh cô, nhưng chẳng có con nào đụng đến người cô. Cô bé cứ thế chạy mãi, chạy mãi, tới lúc trời sẩm tối cô mới nhìn thấy một căn nhà nhỏ, liền vào đó nghỉ chân.
Trong nhà tất cả mọi đồ vật đều nhỏ xíu, xinh xắn và sạch sẽ đến nỗi không thể chê vào đâu được. Giữa nhà có một cái bàn trải khăn trắng tinh, trên bàn bày bảy cái đĩa nhỏ xinh xinh, mỗi đĩa có một thìa con, một dao con, một nĩa on và cạnh đó là một ly cũng nho nhỏ xinh xinh như thế. Sát hai bên tường kê bảy chiếc giường nhỏ nối tiếp nhau, giường nào cũng phủ khăn trắng như tuyết.
Đang đói và khát, Bạch Tuyết ăn ở mỗi đĩa một ít rau, ít bánh và uống ở mỗi ly một hớp rượu vang, vì cô không muốn để một ai phải mất phần. Suốt ngày chạy trốn trong rừng, giờ cô đã thấm mệt muốn đặt mình xuống giường nằm ngủ nhưng giường lại không vừa, cái thì dài quá, cái khác lại ngắn quá. Thứ đến cái thứ bảy mới thấy vừa, Bạch Tuyết nằm và ngủ thiếp đi.
Khi trời tối mịt, những chủ nhân của căn nhà nhỏ mới về: đó là bảy chú lùn thường ngày đào bới quặng sắt ở trong núi. Họ thắp bảy ngọn đèn xinh xinh, và khi đèn tỏa sáng khắp căn nhà, họ cảm thấy hình như có ai đã vào nhà, vì mọi vật không còn giữ nguyên như khi họ rời căn nhà đi làm nữa.
Chú thứ nhất nói:
- Ai đã ngồi lên ghế xinh đẹp của tôi?
Chú thứ hai nói:
- Ai đã ăn ở đĩa nho nhỏ của tôi?
Chú thứ ba nói:
- Ai đã ăn bánh của tôi?
Chú thứ tư nói:
- Ai đã nếm rau ở đĩa của tôi?
Chú thứ năm nói:
- Ai đã lấy nĩa bé xíu của tôi đem cắt gì rồi?
Chú thứ sáu nói:
- Ai đã lấy dao xinh xắn của tôi đem cắt gì rồi?
Chú thứ bảy nói:
- Đã có ai uống nước ở ly xinh đẹp của tôi?
Những chú khác cũng chạy lại giường mình và kêu:
- Hình như đã có ai nằm lên giường tôi?
Khi chú thứ bảy nhìn vào giường mình thì thấy Bạch Tuyết đang ngủ. Thế là chú gọi những chú kia chạy tới. Ai nấy đều ngạc nhiên, họ cầm bảy ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên:
- Cha, cô bé sao mà xinh đẹp thế!
Cả bảy chú đều vui mừng lắm, không đánh thức cô dậy, để yên cho cô bé ngủ.
Chú lùn thứ bảy đành ngủ nhờ giường bạn, mỗi người một giờ, thế rồi cũng hết một đêm.
Khi trời hửng sáng, Bạch Tuyết tỉnh dậy thấy bảy chú lùn đứng nhìn quanh thì rất sợ. Nhưng bảy người đều vui vẻ thân mật, hỏi cô:
- Cô tên là gì?
Cô trả lời:
- Em tên là Bạch Tuyết.
Mấy chú lùn lại hỏi tiếp:
- Làm sao mà cô tới được nhà của chúng tôi?
Thế là cô kể cho họ nghe chuyện dì ghẻ định ám hại cô, nhưng người thợ săn đã để cho cô sống và cô đã chạy trốn suốt cả ngày trong rừng tới khi sẩm tối thì thấy căn nhà của họ.
Các chú lùn bảo cô:
- Nếu cô đồng ý trông nom nhà cửa, nấu ăn, rũ giường, giặt quần áo, khâu vá, thêu thùa, quét tước, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ ngăn nắp thì cô có thể ở lại với chúng tôi, cô sẽ chả thiếu thứ gì cả.
Bạch Tuyết nói:
- Vâng, thực lòng mà nói, em cũng muốn vậy.
Và từ đó, Bạch Tuyết ở với bảy chú lùn. Cô đảm đương mọi việc trong nhà, sáng sáng các chú lùn vào mỏ tìm sắt và vàng cho mãi tới chiều tối mới về, thì thức ăn của họ đã bày sẵn trên bàn. Suốt cả ngày, Bạch Tuyết ở nhà một mình. Các chú lùn tốt bụng nhắc nhở, căn dặn cô:
- Hãy canh chừng mụ dì ghẻ nhé! Chẳng bao lâu mụ sẽ biết là cô ở đây. Đừng có cho ai vào nhà đấy!
Hoàng hậu đinh ninh tưởng mình đã ăn gan phổi Bạch Tuyết nên chắc rằng chỉ còn có mình là người đẹp nhất trần gian.
Mụ đứng ngắm mình trước gương và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn sống chung.
Mụ giật mình, vì mụ biết rằng gương không bao giờ nói dối. Mụ nghĩ ngay là người thợ săn đã đánh lừa mụ và Bạch Tuyết hãy còn sống. Mụ ngồi nghĩ mưu giết Bạch Tuyết cho bằng được, chừng nào mụ chưa được gương gọi là người đẹp nhất thì ghen tức còn làm cho mụ mất ăn mất ngủ.
Sau mụ nghĩ ra một kế, mụ bôi mặt, mặc quần áo trá hình thành một bà lão bán hàng, ai có gặp cũng khó lòng nhận ra được. Với hình dạng như vậy, mụ vượt bảy ngọn núi tới nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa và rao:
- Hàng tốt, hàng đẹp đây, có ai mua không, mua đi!
Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ hỏi:
- Chào bà, bà có gì bán đấy?
Bà lão trả lời:
- Hàng tốt hàng đẹp đây, dây lưng đủ màu đây!
Vừa nói bà vừa rút ra một chiếc dây lưng ngũ sắc dệt bằng tơ.
Bạch Tuyết nghĩ:
- Bà cụ này thật thà mình có thể cho vào nhà được.
Bạch Tuyết mở cửa và mua một chiếc dây lưng thật đẹp.
Bà lão nói:
- Con ơi, trông con buộc vụng về lắm, lại đây bà buộc thật đẹp, cẩn thận cho con.
Bạch Tuyết không chút e ngại, lại đứng trước bà cụ để bà buộc chiếc dây lưng mới cho.
Thế là mụ già buộc thoăn thoắt, mụ thắt chặt cứng làm cho Bạch Tuyết nghẹt thở, ngã lăn ra bất tỉnh.
Mụ nói:
- Giờ thì con chỉ là người đẹp của quá khứ mà thôi.
Rồi mụ vội vã ra về.
Một lát thì trời tối, bảy chú lùn về nhà, thấy Bạch Tuyết yêu quý của họ nằm sóng soài trên mặt đất như chết, người không hề nhúc nhích cử động, họ rất lo lắng. Họ nhấc cô lên thì thấy chiếc dây lưng thắt chặt cứng, lấy dao cắt đứt dây, Bạch Tuyết lại khe khẽ thở và dần dần tỉnh dậy.
Sau khi nghe Bạch Tuyết kể chuyện vừa xảy ra, bảy chú lùn bảo cô:
- Mụ già bán hàng ấy chắc chẳng ai khác ngoài mụ hoàng hậu độc ác, cô phải giữ mình cẩn thận nhé, khi chúng tôi đi vắng thì đừng cho ai vào nhà cả.
Về tới nhà, mụ hoàng hậu độc ác đến trước gương soi và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Cũng như mọi lần, gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn sống chung.
Khi nghe vậy, hoàng hậu máu trào sôi lên vì tức giận, mụ biết chắc là Bạch Tuyết đã sống lại.
Mụ nói:
- Được rồi, tao sẽ nghĩ ra kế khác để cho mày về âm phủ.
Với những phép quỷ thuật, mụ làm một chiếc lược tẩm thuốc độc. Mụ ăn mặc trá hình thành một bà già khác lần trước, rồi vượt bảy ngọn núi tới nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa và rao to:
- Hàng tốt, hàng đẹp, ai mua ra mua!
Bạch Tuyết ngó ra và nói:
- Bà đi đi, tôi không được phép cho một ai vào nhà.
Mụ già nói:
- Nhưng chắc không ai cấm con cầm cái lược này xem chơi một chút chứ?
Rồi mụ lấy chiếc lược tẩm thuốc độc giơ lên.
Bạch Tuyết thích chiếc lược quá nên quên cả lời dặn dò, chạy vội ra mở cửa.
Khi đôi bên thỏa thuận giá cả xong, mụ già nói:
- Giờ để bà chải cho con nhé, bà chải cho thật đẹp nhé!
Cô bé đáng thương ấy không nghi ngờ gì cả, cô để mụ chải đầu cho. Nhưng lược vừa mới cắm vào tóc, Bạch Tuyết đã bị ngấm thuốc độc, ngã lăn ra bất tỉnh.
Mụ già độc ác nói:
- Thế là người đẹp nhất nước đã đi đời nhà ma!
Nói xong mụ bỏ đi.
Nhưng may thay trời sắp tối, một lát au thì bảy chú lùn về tới nhà. Thấy Bạch Tuyết nằm như chết ở dưới đất, họ nghi ngay mụ dì ghẻ, họ lùng sục và tìm thấy chiếc lược tẩm thuốc độc cài trên đầu, vừa mới lấy lược ra thì Bạch Tuyết tỉnh dậy kể lại sự việc đã xảy ra. Một lần nữa bảy chú lùn lại căn dặn cô phải cẩn thận, bất cứ ai đến cũng không mở cửa.
Bước chân về tới nhà, hoàng hậu lại soi gương và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Cũng như mọi lần, gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn sống chung.
Nghe gương như vậy toàn thân mụ run lên vì tức giận, mụ thét lên:
- Bạch Tuyết, mày phải chết, dù tao có mất mạng cũng cam lòng.
Sau đó mụ vào một căn phòng hẻo lánh trong lâu đài nơi không hề có ai bước chân tới, và mụ tẩm thuốc độc vào táo, quả táo chín đỏ trông rất ngon, ngon đến nỗi ai nhìn thấy cũng muốn ăn. Nhưng ai ăn một miếng sẽ chết ngay tức khắc.
Khi tẩm thuốc xong, mụ bôi mặt, mặc quần áo trá hình thành một bà nông dân. Rồi mụ lại vượt bảy quả núi đến nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa, Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ nói:
- Cháu không được phép cho ai vào nhà, vì bảy chú lùn đã cấm rồi.
Bà già nói:
- Thế cũng chẳng sao. Chỗ táo ngày bà muốn bán rẻ nốt để còn về. Đây, để bà cho con một quả.
Bạch Tuyết nói:
- Không, cháu không được phép nhận một thứ gì cả.
Bà già nói:
- Con sợ ăn phải thuốc độc chứ gì? Trông đây này, bà bổ táo làm hai, con ăn nửa táo chín đỏ, bà ăn phần táo trắng còn lại.
Quả táo được tẩm thuốc rất khéo léo: chỉ nửa táo chín đỏ ngấm thuốc độc, Bạch Tuyết mắt hau háu nhìn quả táo chín ngon, thấy bà nông dân ăn mà không sao cả nên không dằn lòng được nữa, thò tay ra đón lấy nửa táo ngấm thuốc độc. Cô vừa cắn được một miếng thì ngã lăn ra chết liền.
Hoàng hậu nhìn cô với con mắt gườm gườm, rồi cười khanh khách và nói:
- Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như gỗ mun. Lần này thì những thằng lùn đừng hòng đánh thức con sống lại nữa, con ạ!
Vừa về đến cung, mụ hỏi ngay gương:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Lần này gương đáp:
- Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất ở nước này.
Lúc đó, tính ghen ghét đố kỵ của mụ mới nguôi, mụ mới cảm thấy mãn nguyện.
Theo thường lệ, đến tối bảy chú lùn mới về nhà, vừa bước vào cửa thì thấy ngay Bạch Tuyết nằm dưới đất, tim đã ngừng đập, không thấy hơi thở ra nữa, Bạch Tuyết đã chết.
Bảy chú lùn nâng cô dậy, tìm xem có dấu vết chất độc nào không, rồi lấy nước và rượu lau mặt cho cô nhưng chẳng ăn thua gì; cô bé tội nghiệp ấy đã chết, chết thật rồi. Họ cho cô vào quan tài, cả bảy người ngồi quanh quan tài, khóc cô ba ngày liền. Sau đó họ muốn đem đi chôn nhưng thấy sắc người cô vẫn tươi tỉnh như người sống, đôi má xinh đẹp vẫn ửng hồng. Họ nói với nhau:
- Thi hài như vậy, ai nỡ lòng nào đem vùi xuống đất đen ấy.
Họ đặt làm một chiếc quan tài trong suốt bằng thủy tinh, bốn phía đều nhìn thấy được. Họ đặt cô vào trong đó, khắc tên Bạch Tuyết bằng chữ vàng và đề thêm rằng cô là một nàng công chúa. Rồi họ khiêng đặt quan tài nàng trên núi, cắt phiên nhau gác. Các loài vật cũng đến viếng khóc Bạch Tuyết.
Bạch Tuyết nằm trong quan tài đã lâu lắm mà thi thể vẫn nguyên, nom như nàng đang nằm ngủ, vì nàng vẫn trắng như tuyết, đỏ hồng như máu, tóc vẫn đen như gỗ mun.
Hồi đó, có một hoàng tử nước láng giềng đi lạc vào rừng và tới căn nhà của bảy chú lùn xin ngủ nhờ qua đêm. Hoàng tử nhìn thấy chiếc quan tài thủy tinh trên núi, Bạch Tuyết nằm trong chiếc quan tài có khắc dòng chữ vàng, đọc xong dòng chữ hoàng tử nói:
- Để cho tôi chiếc quan tài này, các anh muốn lấy bao nhiêu tôi cũng trả.
Bảy chú lùn đáp:
- Đem tất cả vàng trên thế giới này để đổi, chúng tôi cũng chẳng bằng lòng.
Hoàng tử nói:
- Thế thì tặng tôi vậy, vì tôi không thể sống nếu không được trông thấy Bạch Tuyết, tôi thương yêu và kính trọng nàng như người yêu nhất trần đời của tôi.
Nghe hoàng tử nói tha thiết vậy, những chú lùn tốt bụng động lòng thương và bằng lòng. Hoàng tử sai thị vệ khiêng quan tài trên vai mang về. Thị vệ đi vấp phải rễ cây rừng làm nảy thi hài Bạch Tuyết lên, miếng táo tẩm thuốc độc nàng ăn phải bắn ra khỏi cổ họng.
Ngay sau đó, nàng từ từ mở mắt ra, nâng nắp quan tài lên, ngồi nhỏm dậy và nói:
- Trời ơi, tôi đang ở đâu đây?
Mừng rỡ, hoàng tử nói:
- Ta quý nàng hơn tất cả mọi thứ trên đời này, nàng hãy cùng ta về cung điện của vua cha, nàng sẽ là vợ của ta.
Bạch Tuyết bằng lòng theo hoàng tử về hoàng cung. Lễ cưới Bạch Tuyết và hoàng tử được tổ chức rất linh đình và trọng thể. Mụ dì ghẻ độc ác của Bạch Tuyết cũng được mời tới dự. Sau khi ăn mặc thật lộng lẫy, mụ lại đứng trước gương soi và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng hoàng hậu trẻ muôn phần đẹp hơn.
Mụ dì ghẻ độc ác chửi đổng một câu, mụ trở nên sợ hãi không biết tính thế nào. Mới đầu mụ toan không đi dự đám cưới, nhưng mụ đứng ngồi không yên, mụ sốt ruột và muốn xem mặt hoàng hậu trẻ.
Khi bước vào phòng, mụ nhận ngay ra Bạch Tuyết. Sợ hãi và hoảng loạn mụ đứng đó như trời trồng, không dám nhúc nhích. Nhưng giày sắt đã đặt trên lửa rồi, nhà vua trừng phạt buộc mụ phải xỏ chân vào đôi giày sắt nung đỏ và nhảy cho tới khi ngã lăn ra đất mà chết.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Kerta sydän-talvella, kun lumi-höytyvät höyhenen-pehmoisina pilvistä maahan putoilivat, muuan kuningatar neulomassa istui akkunan ääressä, jonka oli kehä mustaa ebenholtsia. Siinä lunta katsellen neuloissansa hän neulalla pisti sormeensa, ja lumelle kolme veri-pisaraa tipahti. Ja koska valkoisessa lumessa kovin kauniilta näytti luo puna, hän itseksensä ajatteli: "oi jospa olisi minulla lapsi, valkoinen kuin lumi, punainen kuin veri ja musta kuten tuossa akkunan-kehä." Sitten ennen pitkää hän synnyttikin pienen tyttösen, joka oli valkoinen kuin lumi sekä punainen kuin veri, ja jolla oli hiukset mustat kuten ebenholtsi; sen tähden sitä Lumikiksi ruvettiin kutsumaan. Ja lapsen synnyttyä kuoli kuningatar.
Kului sitten vuoden vaalo, jopa kuningas nai toisen puolison. Tämä oli ihana vaimo, mutta ylpeä ja pöyhkeä eikä saanut kärsityksi, että kukaan olisi häntä kauniimpi. Hänellä ihmeellinen peili oli; kun hän tuon eteen astui ja siinä itseään katseli, hänen oli tapa sanella:
"sano pieni kuvastin,
ken maalimassa on kaunihin."
ja peili siihen vastasi:
"te, kuningatar, ootte kaikkein kaunihin."
Silloin hän tytyväinen oli, sillä tiesipä hän peilin puhuvan totta.
Mutta Lumikki kasvamistansa kauniimmaksi kasvoi ja seitsemän vuoden vanhaksi tultuaan hän niin ihana oli, kuin kirkas päivä, ja itse kuningatarta kauniimpi. Kun sitten tuo peililtään kerta kysyi:
"sano, pieni kuvastin,
ken maalimassa on kaunihin."
se vastasi:
"te, kuningatar ootte kaunihin täällä,
vaan Lumikki teitä on kauniimpi vielä."
Tuosta säikähti kuningatar, ja kateudesta hänen kasvonsa keltaisen viheriöiksi kävivät. Tästä hetkestä alkain aina, milloinka vain Lumikki hänen nähtäviinsä tuli, oikeimpa pahasti hänen sappeansa paisutti, niin hän tuota tyttöä vihasi. Rikka-ruohon tavoin kateus ja kopeus kasvamistansa hänen sydämmessään kasvoivat, yöt päivät sitä yhä kalvaten. Silloin hän erään metsästäjän kutsui tykönsä ja sanoi hänelle: "vie lapsi pois metsähän, minä en sitä enään kärsi nähtävissäni. Sinun pitää se tappaa sekä tuoda minulle sen keuhko ja maksa merkiksi." Totellen metsästäjä tytön vei mukaansa, mutta kun hän jahti-veitsensä oli paljastanut Lumikin viatonta sydäntä lävistääksensä, lapsi raukka itkemään rupesi, rukoillen: "oi metsästäjä rakas, säästäkää henkeni, minä metsään juoksen enkä ikinä enään kotia palaa." Tytön ihanuus metsästäjässä sääliä synnytti ja hän vastasi: "noh mennös sitten menojas lapsi parka." Itseksensä hän ajatteli: "kyllähän metsän pedot sinun piankin ahmaavat kitaansa," mutta tuntuipa hänestä kuitenkin, ikään-kuin olisi hänen sydäntänsä rasittamasta raskas taakka haihtunut, kun hän pääsi tyttöä tappamasta. Samassa sieltä ohitse sattui juoksemaan metsäsian porsas; sen hän kuoliaksi pisti, otti siitä keuhkon ja maksan sekä vei net merkiksi kuningattarelle. Kokin sitten täytyi nämät suolassa keittää, ja tuo vaimo ilkiö net söi suuhunsa sekä luuli Lumikin keuhkon ja maksan syöneensä.
Ypö yksinänsä tyttö raukka siinä nyt synkkää metsää kierteli, ollen semmoisessa pelon tuskassa, että hän puitten lehtiäkin katseli vavisten eikä ymmärtänyt, mikä neuvoksi. Silloin hän juoksemaan rupesi, kiisi teräväin kivien ylitse, pujahti orjantappurain välitse, ja metsän petoja hänen ympärillänsä hyppieli, mutta nuot eivät hänelle mitään pahaa tehneet. Näin hän juoksemistansa juoksi, miten vain pötkimään pääsi, kunnes illan lähetessä huomasi pienen huoneen, jonne hän meni levähtämään. Tässä tupasessa kaikki pientä oli, mutta somimman somaa ja siistimmän siistiä. Siinä valkoisella vaatteella peitetty pieni pöytä; pöydällä seitsemän pientä lautasta ja jokaisen lautasen vieressä pikku lusikka, pikku veitsi ja pikku kahveli sekä pienoinen pikari. Seinuksella oli vieretysten valmistettuna seitsemän pientä vuodetta, niissä jokaisessa lumi-valkeat lakanat. Kovin nälissänsä ja janoissaan kun oli, Lumikki joka lautaselta söi vähäisen kaaliksia ja leipää sekä joi viini-pisaran jokaisesta pikarista, sillä hän ei yhdeltä tahtonut ottaa koko hänen osaansa. Ollen aivan väsyksissänsä hän sitten makuu-sijaksensa vuoteita koetti, mutta sopimattomia olivat: yksi liian pitkä, toinen liiaksi lyhyt; vasta seitsemäs parahultainen oli, ja sinne hän jäi makaamaan, heitti itsensä Jumalan haltuun sekä nukkui sikeään unehen.
Pimeän tultua saapui kotihin tuon pikku tupasen isännät, seitsemän kääpiöä, jotka vuorista hakkasivat ja kaivoivat malmia. He kukin kynttilänsä sytyttivät ja, kun huone nyt valoisaksi tuli, huomasivat kohta jonkun siellä käyneen, sillä eipä enään kaikki ollut siinä järjestyksessä kuin heidän lähteissänsä. Yksi sanoi: "kuka minun tuolillani on istunut?" toinen taas: "kuka minun lautaseltani syönyt?" Kolmas lausui: "kuka on leivästäni haukannut?" neljäs: "kuka minun kaaliksiani maistanut?" Viides virkkoi: "kuka kahveliani on käyttänyt?" kuudes taas "kuka veitselläni leikannut?" ja seitsemäs sanoi: "kuka pikaristani on juonut?" Silloin ensimmäinen taaksensa katsahtaen huomasi vuoteessansa pienen kuopan sekä lausui: "kuka minun makuu-sijaani on litistänyt?" Myöskin toiset huusivat: "onhan minunkin vuoteellani joku ma'annut." Mutta kun seitsemäs vilkasi vuodettansa, näki hän Lumikin, joka siellä makasi nukkumassa. Hän nyt kumppaneitansa kutsui ja sinne riennettyään nämät hämmästyksestä huudahtaen rupesivat kukin pikku kynttilänsä valossa Lumikkia katselemaan. "Ah kah! ah kah!" he toisilleen virkkoivat, "tuo vasta kaunis lapsi!" sekä olivat niin ihastuksissaan, ett'eivät malttaneet tyttöä herättää, vaan antoivatpa hänen jäädä sinne nukkumaan. Mutta seitsemäs kääpiö kumppaneittensa vieressä vuorotellen makasi, kunkin vuoteella yhden tunnin, ja sitten tuo yö oli kulunut.
Aamulla herättyänsä Lumikki pahasti pelästyi, kun hän nuot seitsemän kääpiöä näki. Mutta ystävällisesti nämät häneltä kysyivät: "mikä sinun on nimesi?" - "Minua Lumikiksi kutsutaan," tyttö vastasi. "Mitenkä sinä meille olet tullut?" kääpiöt vielä kysäsivät. Silloin tyttö heille kertoi, että äiti-puoli oli hänen määrännyt tapettavaksi, mutta metsästäjä hänet kuitenkin heittänyt henkiin, ja että hän sitten koko pitkän päivää oli metsää astellut, kunnes viimein oli heidän huoneensa huomannut. Tähän kääpiöt sanoivat: "jos sinua haluttaa ruveta meidän taloutemme hoitajaksi, vuoteet meille valmistamaan, meille keittämään, pesemään, neulomaan sekä kutomaan, ja jos pidät kaikki siivossa ja puhtaana, sopii sinun jäädä meille etkä täällä tule minkään-lajista puutosta näkemään." - "Aivanhan halusta minä teidän palvelukseenne rupeen," vastasi Lumikki ja jäi sinne. Hän sitten heidän talouttansa hoiti; aamuisin kääpiöt vuoriin menivät malmia ja kultaa hakemaan, iltasin he kotia palasivat, ja silloin ruo'an tuli olla valmihina. Päivät päätänsä tyttö oli ihan yksinään, ja siksipä nuot kääpiö kiltit häntä varoittivat sanoen: "ole vain varuillas, sillä äiti-puoles piankin on tietoonsa saava, että sinä täällä oleskelet; älä millään muotoa laske ketään huonehesen."
Mutta kuningatar, joka luuli Lumikin keuhkon ja maksan syöneensä, arveli nyt taas olevansa kaikisten kauniimpana, astui peilinsä eteen ja lausui:
"sano, pieni kuvastin,
ken maalimassa on kaunihin."
Tähän vastasi peili:
"te, kuningatar, ootte kaunihin täällä,
vaan tuhat vertaa kauniimpi vielä
on vuorien takana Lumikki,
mi kääpiöin parissa asuupi."
Silloin kuningatar pelästyi, sillä hän tiesi, ett'ei peili valehia laskenut, sekä huomasi, että metsästäjä oli hänen pettänyt ja siis Lumikki vielä elossa. Nytpä hän uudestaan rupesi ajattelemistaan ajattelemaan, mitenkä tytön saisi surmatuksi, sillä niin kau'an kun hän tiesi, että mailmassa oli toinen kaunihimpi, ei kateus häntä kalvaamasta hellittänyt. Ja viimeinkin keinon keksittyään hän kasvonsa maalasi sekä puki itsensä vanhan kaupustelia-akan näköiseksi, täten tullen ihan tuntemattomaksi. Tähän muotoon muuttuneena hän sitten seitsemän vuoren ylitse samosi noitten seitsemän kääpiön kotihin ja kolkutti ovea, huutaen: "kauniita tavaroita kaupaksi, oikeimpa kelpo tavaroita!" Lumikki akkunasta tirkisteli ja vastasi: "hyvää päivää, rouvaseni! mitä teillä on myytävänä?" - "Hyvää tavaraa, kauniita kaluja," tuo pani vastaukseksi, "nyöräys-nauhoja kaiken-karvaisia," sekä esitti nähtäväksi kirjavasta silkistä kudotun korsetin. "Totta maar minun sopinee huonehesen laskea tuommoinen kunnon akka," ajatteli Lumikki, aukaisi oven sekä osti nuot somat nyöräys-nauhat. "Oi lapsi kulta," akka lausui, "aivanhan sinä lönteröiseltä näytät! annappas, minä kerrankin sinun oikein panen nyöri-liiviin." Mitään pahaa pelkäämätä Lumikki akan etehen asettui uuteen liiviinsä nyörättäväksi, mutta vilppahasti akka liivin pingotti niin piukkahan, ett'ei Lumikki enään saanut hengitetyksi, vaan kuolleena lankesi laattialle. "Nytpä kauniimmuutesi on ollutta ja mennyttä," mutisi vaimo ja riensi tiehensä.
Eihän aikaakaan, jopa ilta-puoleen palasi kotia nuot seitsemän kääpiöä, mutta he vasta pelästyivät nähdessään rakkahan Lumikkinsa makaavan laattialla; ja liikahtamata hän siinä lepäsi, ikään-kuin kuollehena. He hänen nostivat pystyyn ja huomattuaan hänen kovin piukkahan nyörätyksi leikkasivat heti nauhat poikki; silloin tyttö hiukan hengittämään rupesi ja virkosi vähitellen taas entisellensä. Kuultuaan, miten käynyt oli, kääpiöt lausuivat: "eihän tuo vanha kaupustelia-akka kukaan muu ollut kuin kuningatar ilkiö; ole vast'edes paremmin varuillasi äläkä ketään laske huonehesen meidän poissa ollessamme."
Mutta kotia tultuansa vaimo häijykäs peilin eteen astui sekä kysäsi:
"sano, pieni kuvastin,
ken maalimassa on kaunihin;"
ja se silloin, kuten viime-kerrallakin, vastasi:
"te, kuningatar ootte kaunihin täällä,
vaan tuhat vertaa kauniimpi vielä
on vuorien takana Lumikki,
mi kääpiöin parissa asuupi."
Tämän kuultuansa kuningatar niin pahasti pelästyi, että suonista kaikki veri sydämmeen pakkasi, sillä hyvimpä hän ymmärsi, että Lumikki oli taas elämään tointunut. "Nyt," huudahti hän, "minä jotakin koetan keksiä, joka sinulle varman tuhon tuopi," ja valmisti noita-keinoilla, joita hän kylläkin osasi, myrkyllisen kamman. Sitten hän itsensä puki tuntemattomaksi, muuttaen muotonsa toisen vanhan akan näköiseksi. Semmoisena hän taas astui noitten seitsemän vuoren tuolle puolen kääpiö-seitsemikön kotiin ja kolkutti ovea, huutaen: "hyviä tavaroita kaupaksi! ostakaa!" Lumikki akkunasta katsahti ja sanoi: "mene vain menojas, minä en tohdi ketään laskea tänne sisälle." - "Tottahan sinun toki lienee lupa kalujani katsella," virkkoi akka, otti pussistansa tuon myrkyllisen kamman ja näytti sen tytölle. Siihen nyt lapsi parka niin mieltyi, että hän petetyksi tuli ja aukaisi oven. Kun sitten kaupasta olivat sopineet, akka lausui: "tahtoisimpa nyt sinun kerrankin kammata oikein kunnollisesti." Lumikki parka ei mitään pahaa aavistanut, vaan suostui akan tuumahan, mutta tuskin tuo oli kamman pistänyt hänen hiuksiinsa, jopa myrkky vaikutettavansa vaikutti ja tyttö tainnuksiin meni. "Sinä ihmeen ihana," vaimo ilkeä lausui, "jo nyt on ihanuutes loppunsa nähnyt," sekä läksi tuvasta pois. Mutta onneksi pian ehti ilta, jolloinka kääpiöt kotia tulivat. Nähtyään Lumikin makaavan kuollehen näköisenä laattialla he tämän kohta arvasivat äiti-puolen toimeksi, rupesivat hakemaan sekä löysivätkin tuon myrkyllisen kamman ja tuskimpa sen olivat saaneet tytön hiuksista, jopa tointui Lumikki ja kertoi, kuinka oli ollut asian laita. He sitten häntä taas varoittivat olemaan varuillansa sekä kielsivät avaamasta ovea kellekkään.
Kun kuningatar oli kotiinsa päässyt, hän peilin eteen asettui lausuen:
"sano, pieni kuvastin,
ken maalimassa on kaunihin."
Se siihen vastasi, kuten ennenkin:
"te, kuningatar ootte kaunihin täällä,
vaan tuhat vertaa kauniimpi vielä
on vuorien takana Lumikki,
mi kääpiöin parissa asuupi."
Peilin sanat kuultuansa hän vihasta värisemään, vallampa vapisemaan. "Lumikin täytyy kuolla," hän kiljasi, "vaikkapa oman henkeni kaupalla." Sitten hän meni yksinäiseen sala-kammioon, jonne ei kukaan päässyt, sekä valmisti siellä myrkyllisimmän myrkyllisen omenan. Punaisena ja valkoisena se niin erin-omaisen kauniilta näytti, että kuka sen vain näki, hänen sitä heti rupesi mieli tekemään, mutta joka siitä edes pikku riikusenkin oli haukannut, hän kohta oli kuoleman omana. Omenansa valmiiksi saatuaan kuningatar kasvonsa maalasi sekä puki itsensä talonpoikais-vaimon vaatteihin ja läksi astumaan kääpiöjen taloon tuonne seitsemän vuoren taakse. Kuultuaan ovea kolkuttavan Lumikki päänsä pisti akkunasta ja sanoi: "minä en tänne tohdi laskea ketään, minua on avaamasta kieltänyt nuot seitsemän kääpiöä." - "Minulle tuo yhden-tekevää," vastasi vaimo, "kyllähän minä omenistani pääsen. Seh siinä sinulle yksi." - "Älkää, muija kulta," sanoi Lumikki, "minä en sitä uskalla ottaa." - "Pelkäätkö myrkyttämistä?" akka lausui, "katsoppas, minä omenan leikkaan kahtia; syö sinä punainen puolikas, minä vaalean lappaan suuhuni." Mutta omena oli niin konstikkaasti tehtynä, että ainoastaan punainen puoli oli myrkyllinen. Lumikkia rupesi omenaa haluttamaan, eikä hän nähtyänsä vaimon siitä haukkaavan enään saanut mieltänsä maltetuksi, vaan kurotti kätensä ulos akkunasta ja sieppasi puoleensa tuon myrkyllisen puolikkaan. Mutta tuskin tyttö siitä oli sipaleen saanut suuhunsa, jopa hän kuolleena suistui pitkällensä. Julmasti hänehen katsahtaen ja ääneensä nauraen kuningatar silloin virkkoi: "valkoinen kuin lumi, punainen kuin veri, musta kuten ebenholtsi! nytpä eivät kääpiöt enään kykene sinua henkihin herättämään." Ja kotona sitten peililtään kysyttyänsä:
"sano, pieni kuvastin,
ken maalimassa on kaunihin,"
tuo viimeinkin vastasi:
"te, kuningatar, ootte kaikkein kaunihin."
Silloin rauhan saavutti hänen kateellinen sydämmensä, rauhaa sen verran, kuin on häijyn ja kadehtivaisen sydämmen saavutettavissa.
Illalla kotia palattuansa kääpiöt Lumikin näkivät laattialla pitkällään, hän ei enään hengittänyt, vaan oli kuollehena. He hänen nostivat istualle, hakivat tarkoin, löytyisikö myrkyllistä mitään, päästivät häneltä nyöri-liivin, kampasivat hänen hiuksensa sekä pesivät hänet vedellä ja viinillä, mutta eipä mistään apua; lapsi kulta kuolleena pysyi eikä henkihin herännyt. Kääpiöt nyt hänen panivat paarille, istuivat sen äärehen koko seitsemikkö ja itkivät tyttöä, itkein siinä kolme pitkää päivää. Sitten nuot Lumikkinsa aikoivat haudata, mutta hän aivan elävältä näytti, ja hänen suloiset poskensa yhä pysyivät punaisina. He sentähden sanoivat: "häntä emme malta mustaan multahan kätkeä," teettivät lasisen ruumiin-arkun, jonne sopi nähdä joka taholta, laskivat Lumikin sinne sekä kirjoittivat kanteen kulta-kirjaimilla hänen nimensä ja että hän oli kuninkaan-tytär. Sitten kantoivat vuorelle arkun ja yksi heistä aina istui sitä vartioitsemassa. Ja myöskin eläimiä siellä kävi Lumikkia itkemässä, ensin tuli tarha-pöllö, sitten kaarne ja viimeiseksi kyyhkynen.
Kau'an, kovin kau'an siinä nyt Lumikki makasi muuttumata, laisinkaan lakastumata ja näytti vain ikään-kuin nukkuneelta, sillä olipa hänen ihonsa lumen valkoinen, veren punainen sekä hiukset mustat kuten ebenholtsi. Mutta tapahtuipa, että siinä metsässä kerta kävi eräs kuninkaan-poika, ja tuo kääpiöjen tupahan tuli, siellä pitääksensä yötä. Hän vuorella olevan ruumiin-arkun näki sekä ihanan siinä makaavan Lumikin ja luki myöskin, mitä kulta-kirjaimilla oli arkun kanteen kirjoitettuna. Silloin hän sanoi kääpiöille: "antakaa minulle tuo arkku! minä siitä teille maksan, mitä vain tahdotte." Mutta kääpiöt vastasivat: "lemmikistämme emme luovu, vaikka saisimme kaikki mitä mailmassa on kultaa." Nytpä prinssi pyytämään: "no lahjoittakaa se minulle, sillä Lumikkia näkemätä en voi elää, minä häntä olen rakkahimpanani kunnioittava." Prinssin näin rukoiltua noitten hellä-sydämisten kääpiöjen tuli häntä surku, ja he hänelle arkun antoivat. Kuninkaan-pojan palveliat sen nyt nostivat hartioillensa sekä läksivät kotia-päin astumaan. Tapahtuipa silloin, että he pensahasen kompastuivat, ja tärähdyksestä tuo Lumikin haukkaama myrkyllinen omenan-pala hänen kurkustansa läksi. Ja eihän aikaakaan, jopa tyttö aukaisi silmänsä, kohotti arkusta kannen irti, nousi istualle sekä oli taas ihan elävänä. "Oi kummaa tämä!" hän huudahti, "missä maar minä nyt lienen?" Ilosta ihastuneena vastasi kuninkaan-poika: "sinä minun luonani olet," ja kertoi, mitä oli tapahtunut sekä lisäsi sitten: "minä sinua rakastan enemmän, kuin mailmassa muuta mitään; tule minun kanssani isäni linnaan ja rupee puolisokseni." Silloin häneen Lumikki rakastui sekä seurasi häntä, ja häät heille valmistettiin mitä komeimmat, loistavimmat.
Mutta pitoihin myöskin kutsuttiin Lumikin häijy äiti-puoli. Uhkeimmat vaatteensa ylleen puettuaan hän nyt peilinsä eteen astui kysyen:
"sano, pieni kuvastin,
ken maalimassa on kaunihin,"
Peili vastasi:
"te kuningatar, ootte kaunihin täällä,
vaan morsian verrattoman kauniimpi vielä."
Silloin tuo vaimo ilkiö kamalan kirouksen laski, ja häntä ahdistamaan rupesi tuska semmoinen, ett'ei hän ymmärtänyt, mikä tehtävänä. Ensin hän päätti olla häihin menemätä, mutta eipä levottomuus häntä halvaamasta lakannut, hänen täytyi lähteä nuorta kuningatarta katsomaan. Ja kohta kuninkaalliseen salihin astuttuansa hän Lumikin tunsi sekä joutui niin kovan tuskan ja hämmästyksen omaksi, ett'ei päässyt paikaltansa liikahtamaan. Mutta jo oli häntä varten pantu hiilille kuumenemahan rautaiset tohvelit; nuot rauta-pihdeillä saliin tuotiin ja laskettiin hänen eteensä. Nämät tuli kuumat kengät hänen sitten täytyi pistää jalkahansa sekä tanssia niissä, kunnes henkensä heitti.