Ranslen, hatten og hornet


Chiếc túi dết, chiếc mũ, cái tù và bằng sừng


Der var engang tre brødre, som blev fattigere for hver dag, der gik, og til sidst var deres nød så stor, at de ikke havde det daglige brød. "Det går ikke," sagde den ældste, "vi må hellere drage ud i den vide verden og prøve vor lykke." De begav sig på vej og gik langt over marker og enge, men lykken fandt de ikke. En dag kom de til en stor skov, og midt inde i den lå der et bjerg. Da de kom nærmere og så, at det var helt af sølv, sagde den ældste: "Nu har jeg fundet min lykke. Mere forlanger jeg ikke." Han fyldte sine lommer med sølv og drog hjem. "Vi forlanger mere end sølv," sagde de to andre og gik videre. Da de havde gået et par dage kom de til et bjerg, som var helt af guld. Den næstældste bror stod tvivlrådig og vidste ikke rigtig, om han skulle tage for sig af guldet eller gå videre. Til sidst fyldte også han sine lommer, sagde farvel til sin bror og gik hjem. Den yngste tænkte: "Sølv og guld frister mig ikke. Jeg vil drage ud i den vide verden, måske finder jeg min lykke der." Han drog videre og efter tre dages forløb kom han ind i en skov, der var endnu større end de andre. Han gik og gik og var til sidst lige ved at dø af sult. Han klatrede nu op i et højt træ, men så ikke andet end skov og atter skov, så langt øjet rakte. Han klatrede ned igen, men sulten plagede ham så stærkt, at han tænkte: "Blot jeg dog engang endnu i mit liv kunne spise mig rigtig mæt." Da han kom ned på jorden, så han til sin forundring, at der stod et dækket bord. "Det var lige i rette tid, mit ønske blev opfyldt," tænkte han, og uden at spørge, hvor maden var kommet fra, satte han sig til bords og spiste, så længe han kunne få en bid ned. "Det er dog synd at lade den pæne dug blive liggende," tænkte han, lagde den omhyggeligt sammen og tog den med. Om aftenen, da han igen blev sulten, fik han lyst til at prøve, om dugen kunne hjælpe ham, bredte den ud og sagde: "Jeg ville ønske, du igen var dækket med mad og drikke." Næppe havde han udtalt dette ønske, før der stod den dejligste mad, han kunne ønske sig. "Nu ved jeg da, hvor mit køkken er," sagde han, "det er mere værd en alverdens sølv og guld." Men alligevel syntes han ikke, han havde fået så meget, at han ville rejse hjem og slå sig til ro. Hellere ville han endnu en gang prøve sin lykke ude i verden. En aften mødte han en sortsmudset kulsvier inde i skoven. Han var i færd med at koge sig nogle kartofler over ilden til sin aftensmad. "God aften, min sorte ven," sagde han, "hvordan har du det her i din ensomhed." - "Åh, den ene dag går jo som den anden," svarede kulsvieren, "og der vanker aldrig andet end kartofler til aftensmad. Vil du have noget med, så værsgo sæt dig ned." - "Nej tak," svarede den fremmede, "du har jo da ikke beregnet, at der skulle komme gæster, men hvis du vil tage til takke hos mig, vil det være mig en ære." - "Hvor vil du få mad fra," spurgte kulsvieren, "du har ingenting med, og der er ikke et menneske i mange miles omkreds." - "Du skal dog få så god en mad, som du endnu aldrig har smagt," svarede han, bredte dugen ud og sagde: "Dæk dig," og straks stod er det herligste måltid, lige så varmt, som om det netop var taget af ilden. Kulsvieren gjorde store øjne, og lod sig ikke bede to gange, men puttede den ene bid efter den anden i sin sorte mund. "Den dug synes jeg rigtig godt om," sagde han, "den var netop noget for mig. Derhenne i krogen har jeg en gammel ransel, den ser ikke videre pæn ud, men den har en ganske vidunderlig egenskab. Jeg bruger den alligevel ikke mere, så du må få den, hvis jeg må beholde din dug." - "Jeg må da først vide, hvad det er for en ransel," sagde den fremmede. "Det skal jeg sige dig," svarede kulsvieren, "hvergang du slår på den, kommer der en officer og seks soldater med geværer frem og gør, hvad du befaler." - "For min skyld gerne," sagde han, gav kulsvieren dugen og gik videre med ranslen på ryggen. Da han havde gået lidt, fik han lyst til at prøve den og slog på den. Straks stod der 7 krigsmænd, og officeren spurgte: "Hvad befaler min herre og hersker?" - "Gå straks hen til kulsvieren og hent min ønskedug," sagde han. Øjeblikkelig gjorde de omkring, og ikke ret mange minutter efter kom de tilbage med dugen, som de uden videre havde taget fra kulsvieren. Han lod dem nu igen forsvinde, og gik videre, mens han tænkte på, at lykken måske ville kaste endnu flere af sine gaver til ham. Ved solnedgang kom han til en anden kulsvier, der var i færd med at koge sin aftensmad. "Vil du have noget med," spurgte den sværtede fyr, "men jeg kan ikke byde på andet end kartofler og salt. Værsgod, sæt dig ned." - "Nej," svarede han, "i aften skal du være min gæst." Derpå tog han sin dug frem, og de spiste og drak og havde det rigtig gemytligt sammen. Da de var færdige, sagde kulsvieren: "Der henne på bænken ligger en gammel slidt hat, som har en mærkelig egenskab. Når man tager den på og svinger den rundt, er det, som om der blev affyret den vældigste salve fra tolv kanoner, og ingen kan stå sig imod den. Jeg har ingen brug for den, så hvis jeg må beholde din dug, vil jeg give dig den." Den unge mand gik ind på byttet og drog af sted med hatten, og da han var kommet et lille stykke bort, sendte han sine soldater tilbage efter dugen. "Jeg har en fornemmelse af, at min lykke ikke er forbi endnu," tænkte han, og det viste sig, at han havde ret. Den næste aften kom han til en tredie kulsvier, som også indbød ham til at tage for sig af hans kartofler. Han tog imidlertid sin dug frem, og kulsvieren syntes så godt om den, at han gav ham et horn, der havde den egenskab, at når man blæste i det styrtede både fæstninger og byer i grus, for at få lov til at beholde dugen. Manden gik ind på det, men lod sine soldater hente dugen igen. Nu havde han både ranslen, hatten og hornet. "Nu er jeg en holden mand," tænke han, "nu er det vel på tiden, at jeg vender tilbage til mine brødre."
Da han kom hjem, havde hans brødre bygget sig et smukt hus og levede i sus og dus. Han gik ind til dem, men da han kom i sin pjaltede frakke, med den gamle, slidte hat på hovedet og ranslen på ryggen, ville de ikke kendes ved ham. "Vores bror ville ikke nøjes med guld og sølv, men ville højere tilvejrs," sagde de, "han kommer nok engang som en mægtig konge og ikke som sådan en tiggerpjalt," og derpå jog de ham ud. Men han blev vred og slog på sin ransel, lige til der stod 150 mand i række og geled. Han befalede dem nu at omringe brødrenes hus og to af dem skulle piske dem igennem lige til de ikke vidste, hvor de var. Nu blev der et vældigt ståhej. Folk løb til og ville hjælpe brødrene, men de kunne ikke stå sig mod soldaterne. Da kongen fik det at høre, blev han vred og lod et regiment rykke ud for at jage urostifteren på flugt, men manden med ranslen fik hurtig så stor en styrke, at de andre ikke kunne stå sig, men måtte drage derfra med blodigt nederlag. "Jeg skal nok få bugt med den forløbne karl," sagde kongen, og lod næste dag endnu flere soldater rykke ud imod dem, men de kunne heller ikke udrette noget. Manden kaldte endnu flere krigsmænd frem, og for at det skulle gå lidt hurtigere, drejede han på sin hat, så kanonerne tordnede og kongens folk måtte flygte. "Nu slutter jeg ikke fred, før kongen giver mig sin datter til ægte, og lader mig herske over hele riget i sit navn," sagde han. Da kongen fik det at vide, kløede han sig i hovedet og sagde til sin datter: "Det er hårdt at gå ind på. Men hvis jeg vil beholde min krone, bliver jeg nok nødt til at føje ham."
Brylluppet blev nu fejret, men kongedatteren var meget misfornøjet med, at hendes mand var sådan en tarvelig fyr, der gik med en lurvet hat og en gammel slidt ransel. Hun ville gerne være af med ham igen og tænkte dag og nat på, hvordan hun skulle bære sig ad med det. "Mon der virkelig skulle være hemmelige kræfter skjult i den gamle ransel," tænkte hun, og en aften stillede hun sig meget kærlig an og klappede og kyssede ham. "Bare du ville lade være med at gå med den stygge ransel," sagde hun, "den misklæder dig så skrækkeligt." - "Det har du ingen forstand på, min egen ven," svarede han, "den er min største skat, og så længe jeg har den, frygter jeg ikke for nogen verdens ting." Derpå fortalte han hende, hvilken egenskab ranslen havde. Hun slog armene om hans hals og lod, som om hun ville kysse ham, men i stedet for løste hun lempeligt ranslen og løb ud med den. Så snart hun var alene, slog hun på den og befalede krigsmændene, at de skulle binde ham og føre ham ud af slottet. De adlød, og hun kaldte så endnu flere soldater frem, for at de skulle drage efter dem og føre ham ud af riget. Det havde nu været ude med ham, hvis han ikke havde haft hatten. Så snart han fik sine hænder fri, svingede han den et par gange rundt, så kanonerne tordnede, og kongedatteren selv måtte bede om nåde. Da hun lod til at være meget angergiven og lovede at forbedre sig, gik han ind på at slutte forlig. Hun lod nu, som hun elskede ham højt, og i løbet af kort tid havde hun bedåret ham sådan, at han betroede hende, at selv om man havde ranslen i sin magt, kunne man dog intet udrette mod den, der havde hatten. Så snart han var faldet i søvn, listede hun sig hen og kastede hatten ud af vinduet. Han havde nu ikke andet end hornet tilbage, og ude af sig selv af harme gav han sig til at blæse deri af alle livsens kræfter. Straks styrtede mure, fæstninger, byer og landsbyer i grus og dræbte også kongen og hans datter. Og hvis han havde blæst bare en lille bitte smule til, var hele landet styrtet sammen, og der var ikke blevet sten på sten tilbage. Nu var der ingen, der turde sætte sig op imod ham, og han indsatte så sig selv til konge over hele riget.
Ngày xửa ngày xưa có ba anh em nhà kia, cảnh nhà cứ mỗi ngày một nghèo túng hơn. Khi nhà chẳng còn gì để ăn nữa, ba anh em bảo nhau:
- Không thể như thế này được. Tốt nhất là chúng ta đi chu du thiên hạ để kiếm sống.
Ba anh em quyết định lên đường. Họ đi được chặng đường dài, đi qua nhiều cánh đồng cỏ, nhưng vẫn chưa gặp may. Một hôm họ tới cánh rừng lớn kia, giữa rừng là một ngọn núi. Khi tới gần, họ mới thấy đó là núi bạc. Người anh cả nói:
- Thế là vận may đã đến, anh chẳng còn mong mỏi gì hơn nữa.
Anh lấy bạc nhiều đến mức sức anh mang được. Anh mang bạc quay trở về nhà. Hai người em nói:
- Vận may của chúng ta phải là cái gì quí hơn bạc mới được.
Hai người không ai động tới núi bạc. Họ tiếp tục đi. Đi được mấy ngày đường thì họ tới ngọn núi kia, một ngọn núi vàng. Người anh thứ hai đứng đắn đo:
- Làm gì bây giờ? Lấy vàng nhiều đến mức đủ sống cả đời hay là đi tiếp?
Cuối cùng anh quyết định lấy vàng. Anh lấy đầy một túi to toàn vàng là vàng. Anh chúc người em út gặp may và lên đường trở về nhà.
Người em ít nói:
- Vàng bạc mình chẳng màng. Sao lại chối từ hạnh phúc nhỉ, biết đâu lại có hay hơn đến với ta!
Anh lại lên đường. Sau ba ngày anh tới một khu rừng rộng bao la tưởng chừng như không bao giờ hết rừng. Cơn đói khát nó hành hạ anh. Anh trèo lên ngọn một cây cao phóng tầm mắt nhìn xem bìa rừng ở đâu, anh chỉ nhìn thấy toàn ngọn cây. Anh lại trèo xuống dưới đất. Cơn đói làm cồn cào cả người. Anh nghĩ:
- Ước sao có gì ăn cho qua cơn đói này.
Bỗng anh ngó thấy có bàn bày sẵn thức ăn còn nóng bốc hơi, anh nói:
- Lần này thì ước mong của mình mới thành hiện thực.
Anh bước tới ngồi ăn mà chẳng hề nghĩ ai đã nấu bưng bày trên bàn. Anh ăn thật ngon miệng và ăn cho tới hết cơn đói mới thôi. Ăn xong, anh nghĩ:
- Thật là hoài phí nếu như để những món ăn này thiu thối đi.
Chàng túm tất cả lại trong chiếc khăn trải bàn, rồi tiếp tục lên đường. Chập tối, anh thấy đói bụng nên giở khăn ra và nói:
- Ước gì lại đầy khăn trải bàn toàn những món ăn ngon!
Anh vừa mới mấp máy môi nói xong thì bỗng toàn thức ăn ngon có trên kín khăn trải bàn. Anh lẩm bẩm:
- Giờ thì mình biết rồi, chiếc khăn trải bàn thần này còn quí hơn cả núi bạc, núi vàng.
Anh thấy mình chưa thể quay về nhà với chiếc khăn trải bàn thần này. Anh muốn đi chu du thiên hạ tiếp tục để tìm vận may. Một buổi tối anh gặp người đốt than mặt mày đầy bụi than ở trong rừng. Bữa ăn tối của người này chỉ toàn khoai tây. Anh nói:
- Xin chào bác sáo đen! Trong cảnh hoang vu này bác có khỏe không?
Người đốt than đáp:
- Ngày nào cũng như ngày nào, tối tối ăn toàn khoai tây là khoai tây. Anh bạn lại ăn cùng cho vui!
Anh nói:
- Cám ơn bác. Đấy là phần ăn tối của bác. Nếu bác vui lòng ăn cùng, tôi muốn mời bác ăn cùng với tôi.
Người đốt than nói:
- Ai bày cho mà ăn? Quanh đây chẳng có ai, mà nhìn thấy anh cũng chẳng mang theo thứ gì.
Anh đáp:
- Thế mà có đồ ăn đấy! Thức ăn ngon tới mức bác chưa từng ăn bao giờ.
Rồi chàng rút tấm khăn trải bàn từ cái túi mang theo, trải khăn ra nền đất và nói:
- Nào khăn ơi, bày thức ăn ra đi!
Lập tức đủ các món xào, món rán (chiên) nóng bốc hơi bày đầy khăn trải bàn, thức ăn còn nóng cứ tưởng như mang từ bếp ra. Bác thợ đốt than trố mắt nhìn. Chẳng đợi mời tới lần thứ hai, bác ngồi vào ăn cùng với anh, bác đưa từng miếng một vào mồm một cách ngon lành.
Ăn xong, bác thợ đốt than tủm tỉm cười nói:
- Tôi thích cái khăn trải bàn của anh. Nó rất tiện cho tôi, vì ở trong rừng chẳng có ai nấu cho ăn. Tôi muốn đổi cho anh cái túi dết của lính, nom nó đã cũ rích, nhưng nó có sức mạnh kỳ lạ lắm. Tôi không biết làm gì với cái túi dết ấy. Tôi muốn đổi nó lấy chiếc khăn trải bàn.
Anh đáp:
- Thế sức mạnh kỳ lạ của cái túi dết như thế nào?
Bác thợ đốt than nói:
- Tôi xin nói anh rõ. Cứ mỗi lần đập vào túi dết là có sáu người lính có đầy đủ khí giới nhảy từ trong túi ra. Anh sai làm gì, họ sẽ làm cho anh.
Anh nói:
- Theo tôi, thế thì chúng ta đổi cho nhau cũng được.
Anh đưa cái khăn trải bàn cho người đốt than, lấy chiếc túi dết đeo vào người, rồi chào bác thợ đốt than và lên đường. Đi được một quãng đường dài, anh muốn thử xem phép lạ của chiếc túi dết. Anh vỗ tay vào chiếc túi dết. Lập tức có bảy người lính đứng thẳng hàng trước mặt anh, người tiểu đội trưởng nói:
- Thưa ông chủ và lãnh chúa của chúng tôi, xin ông cứ ra lệnh!
- Hãy hành quân cấp tốc tới chỗ người thợ đốt than đòi lại chiếc khăn trải bàn!
Cả hàng quay trái, rồi tức tốc tới lấy chiếc khăn trải bàn mà chẳng hỏi bác thợ đốt than lấy một câu. Họ mang ngay về cho anh chiếc khăn trải bàn chỉ trong khoảnh khắc. Anh ra lệnh rút và tiếp tục lên đường. Anh nghĩ mình sẽ còn gặp nhiều may mắn hơn nữa.
Đến tối thì anh tới chỗ một người thợ đốt than khác, người này đang chuẩn bị ăn tối. Bác thợ người đen nhẻm nói:
- Nào xin mời ăn cùng cho vui, chỉ có khoai tây chấm muối, nào ngồi xuống đi!
Anh đáp:
- Không, nhưng tôi muốn mời bác ăn với tôi.
Anh trải khăn ra là có ngay những món ăn ngon. Hai người ngồi ăn uống vui vẻ. Sau bữa ăn, bác thợ đốt than nói:
- Ở trên cái ngăn kia có một cái mũ đã sờn cả mép vành, nhưng nó có phép lạ, ai đội nó trên đầu, rồi xoay vòng tròn là lập tức có mười hai khẩu pháo đứng hàng ngang bắn tới tấp làm cho tất cả đổ nát tan tành, không có gì chịu nổi sức công phá của nó. Cái mũ ấy chẳng có ích gì đối với tôi. Cho tôi cái khăn này đi, tôi đưa cho anh cái mũ đó.
Anh đáp:
- Kể ra nghe cũng có lý đấy.
Anh đưa cho bác thợ đốt than cái khăn trải bàn và cầm mũ đội lên đầu. Đi được một đoạn đường, anh đập tay vào chiếc túi dết cho lính đi lấy lại chiếc khăn trải bàn. Chàng nghĩ:
- Hết cái này sang cái khác. Có lẽ vận may của mình chưa hết.
Nhưng đúng như anh nghĩ. Sau một ngày đi đường, anh lại gặp người thợ đốt than thứ ba. Người này cũng mời anh ăn khoai tây chấm muối. Anh lại trải khăn ra và mời người thợ đốt than cùng ăn. Được ăn toàn món ngon, bác thợ đốt than nói muốn đổi chiếc tù và bằng sừng lấy chiếc khăn. Đó là chiếc tù và có phép lạ, mỗi khi nó được thổi lên thì lâu đài, thành quách, thành phố, làng xóm xụp đổ hết thành đống gạch vụn.
Anh đổi cho người thợ đốt than cái khăn để lấy chiếc tù và bằng sừng. Nhưng rồi anh lại sai lính đi lấy lại chiếc khăn trải bàn.
Giờ đây anh có trong tay mọi thứ: chiếc khăn trải bàn, chiếc túi dết, chiếc mũ cũ sờn vành, chiếc tù và bằng sừng. Anh nói:
- Giờ thì mình cũng thỏa mãn rồi. Đến lúc ta phải quay về xem các anh của ta sống ra sao.
Về tới quê nhà, anh thấy hai người anh có nhà cao cửa rộng, sống trong cảnh nhàn hạ, nhưng xa hoa phung phí bởi số vàng, bạc họ có. Anh tới thăm hai anh, nhưng quần áo cũ rách, đầu đội mũ sờn vành, vai đeo túi dết và chiếc tù và bằng sừng nên hai người anh không muốn nhận đó là em mình. Hai người nhạo báng nói:
- Chú coi khinh vàng bạc, chú muốn mình phải hơn thế nữa. Tưởng chú trở về trong sang trọng lộng lẫy như một ông vua, chứ ai lại như một người ăn xin thế này.
Rồi hai người anh đuổi chú em út ra khỏi cổng. Người em út nổi cơn thịnh nộ, tay đập liên tục vào cái túi dết cho tới khi có một trăm năm mươi lính đứng chỉnh tề trước mặt thì mới thôi. Anh ra lệnh cho lính bao vây hai căn nhà, hai người lính cầm roi bằng gỗ dẻ đánh cho hai người hợm hĩnh kia mềm xương nhũn thịt ra, để họ biết anh là ai. Cả làng xôn xao tới giúp hai người kia chống đỡ, nhưng họ không sao chống đỡ nổi.
Việc đến tai nhà vua. Vua sai quan quân tới dẹp. Anh lại đập tay vào túi dết, số lính giờ nhiều hơn trước nên đánh tan tác toán quân do nhà vua gởi tới. Cả toán quân đành phải rút lui, ai cũng máu me đầy mặt. Được tin, nhà vua phán:
- Phải bắt trói cho kỳ được tên giặc đó!
Ngày hôm sau vua phái một đoàn quân lớn tới để dẹp. Nhưng đoàn quân cũng chẳng làm được gì, anh đập tay vào túi dết liên tục nên quân của anh cũng đông vô kể. Rồi anh xoay mũ mấy vòng, thế là đạn pháo bay tới tấp vào quân của nhà vua, quan quân đành tháo chạy. Anh nói:
- Chỉ khi nào nhà vua gả công chúa cho mình và nhường cả giang sơn này cho mình thì khi ấy mình mới chịu ký hòa ước.
Anh cho người nói với nhà vua điều ấy. Nhà vua nói với con gái:
- Điều phải làm thật là đau khổ. Nhưng biết làm sao bây giờ, cha đành phải làm những gì hắn đòi hỏi. Cha đành phải gả con cho hắn.
Lễ cưới được tổ chức linh đình, nhưng công chúa trong lòng không được vui, vì chồng mình là một thứ dân, ăn mặc lôi thôi, đầu đội mũ đã sờn vành, vai đeo túi dết. Nàng chỉ muốn thoát khỏi cảnh ấy, nên nghĩ ngày nghĩ đêm nghĩ cách làm sao thực hiện được ý đồ ấy. Bỗng nàng chợt nghĩ:
- Biết đâu chính cái túi dết ấy có phép lạ?
Nàng tỏ ra hết sức yêu chiều chồng, làm cho chồng hết sức cảm động. Lúc ấy nàng nói:
- Chàng nên bỏ chiếc túi dết cũ kia đi, nom chàng đeo nó lôi thôi lếch thếch lắm, em cũng lấy làm xấu hổ thay ấy.
Chàng đáp:
- Em yêu quý của anh, chiếc túi dết ấy chính là của báu vật quí nhất của anh. Chừng nào anh còn nó bên mình, anh không sợ bất kỳ một sức mạnh nào.
Rồi chàng kể cho nàng biết về phép lạ của chiếc túi dết. Nàng giả vờ ôm hôn chàng để lấy chiếc túi dết khỏi vai chàng, rồi nàng vội chạy đi.
Đến lúc chỉ có một mình, công chúa đập tay vào túi dết, ra lệnh cho lính tới bắt trói chàng lại và đuổi khỏi hoàng thành. Công chúa còn ra lệnh cho những toán lính khác theo đuổi chàng từ vùng này sang vùng khác và tính đuổi chàng ra khỏi vương quốc.
Công việc tưởng chừng đã kết thúc, nhưng khi vừa mới được cởi trói, chàng liền xoay cái mũ trên đầu mấy vòng, lập tức đạn pháo báy tới tấp vào hoàng thành làm cả hoàng thành đổ nát. Công chúa đành phải tới cầu xin. Nàng năn nỉ van xin khéo tới nỗi chàng mủi lòng tha thứ cho.
Giờ công chúa lúc nào cũng niềm nở săn đón chàng, làm cho chàng không nghĩ tới chuyện đề phiòng khi nàng còn giữ chiếc túi dết. Công chúa nghĩ, chừng nào cái mũ kia còn ở bên chàng thì nàng làm được gì chàng. Đợi cho chàng ngủ say, nàng tới nhấc chiếc mũ và ném ngay nó ra đường. Nhưng chàng còn chiếc tù và bằng sừng. Trong lúc nổi giận, chàng lấy tù và thổi. Lâu đài, thành quách sụp đổ hết, nhà vua và công chúa bị chết trong đống đổ nát. Chẳng có quan quân nào địch lại nổi sức tàn phá. Thấy thế chàng ngưng không thổi nữa. Chàng lên ngôi vua trị vì đất nước.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng