Lo zaino, il cappellino e la cornetta


Chiếc túi dết, chiếc mũ, cái tù và bằng sừng


C'erano una volta tre fratelli tanto poveri e, quando la loro miseria crebbe al punto che essi non avevano più nulla da mettere sotto i denti, decisero di andarsene in giro per il mondo per cercare fortuna altrove. Cammina cammina per campi e strade, arrivarono infine in un gran bosco dove c'era un monte d'argento. Il maggiore, soddisfatto, ne prese quanto poteva trasportarne e ritornò a casa; gli altri due invece si augurarono una maggior fortuna, perciò non toccarono l'argento e proseguirono. Dopo aver fatto un bel pezzo di strada, arrivarono a una montagna che era tutta d'oro. Il secondo fratello disse: -Che devo fare? Devo arricchirmi con quest'oro, o andare avanti?-. Si fermò a riflettere, ma alla fine si mise in tasca tutto quel che pot‚ e se ne ritornò a casa. Il fratello minore invece pensò: "Oro e argento non mi toccano: non voglio perdere la mia fortuna, forse mi aspetta qualcosa di meglio-. Lasciò l'oro dov'era, proseguì e dopo tre giorni giunse in un'immensa foresta che non finiva mai; e siccome egli non aveva da mangiare n‚ da bere, fu sul punto di morire di fame. Allora salì su di un albero alto, per vedere se di lassù riusciva a scorgere il limite del bosco, ma non vide che cime d'alberi a perdita d'occhio. Scese dall'albero pensando: "Potessi almeno saziarmi una volta!." Quando fu a terra il suo desiderio si era esaudito: ai piedi dell'albero si trovava infatti un tavolo abbondantemente apparecchiato con cibi di ogni sorta il cui profumo giunse alle sue narici. -Viene proprio a proposito!- diss'egli, s'avvicinò alla tavola e mangiò di gusto finché‚ si fu cavata la fame. Quand'ebbe finito, prese la tovaglietta, la piegò accuratamente e la mise nella bisaccia. Poi proseguì e la sera, quando ebbe di nuovo fame, tirò fuori la tovaglietta, la spiegò e disse: -Desidero che tu ti copra di cibi squisiti-. E d'un tratto comparve una gran quantità di piatti di portata colmi di ogni ben di Dio. Egli comprese così che si trattava di una tovaglietta magica ed esclamò: -Mi sei ben più cara dell'argento e dell'oro!-. Ma non volle ancora tornare a casa e proseguì il suo cammino in giro per il mondo. Una sera giunse da un carbonaio che stava facendo carbone e aveva messo sul fuoco delle patate per cena. Chiacchierarono un po'. Poi il carbonaio invitò il giovane a mangiare le patate con lui. -No- rispose -non voglio toglierti la cena; sarai tu a essere mio ospite.- -E chi preparerà?- disse il carbonaio. -Vedo bene che non hai niente con te.- -Eppure sarà un'ottima cena- rispose il giovane. Prese dalla bisaccia la tovaglietta, la spiegò, formulò il suo desiderio, ed ecco apparire i piatti già bell'e pronti. Il carbonaio strabuzzò gli occhi per lo stupore, ma poi allungò la mano e si servì. Quand'ebbero finito di mangiare, il carbonaio disse: -La tua tovaglietta mi piace, se vuoi fare cambio ti do un vecchio zaino militare che è dotato di virtù magiche e che io non uso più-. -In che cosa consiste la sua virtù?- domandò il giovane. Il carbonaio rispose: -Se lo batti con la mano, compare ogni volta un caporale con sei uomini provvisti di moschetto e arma bianca, ed essi fanno quello che tu ordini-. -Se così deve essere- rispose l'altro -il cambio mi sta bene.- Così il carbonaio si tenne la tovaglietta, mentre il giovane se ne andò con lo zaino. Quand'ebbe fatto un tratto di strada disse: -Devo provare le virtù magiche dello zaino- e bussò. Subito comparvero i sette eroi e il caporale disse: -Cosa comanda il mio signore?-. -Andate dal carbonaio e riprendetegli la tovaglietta magica.- Fianco sinist e, dopo non molto tempo, ritornarono con l'oggetto richiesto, sottratto al carbonaio senza fare troppi complimenti. Egli ordinò loro di ritirarsi e proseguì, sperando che la fortuna lo favorisse sempre. Al tramonto arrivò da un altro carbonaio che si stava preparando la cena sul fuoco. -Salute a te!- disse il carbonaio. -Se vuoi mangiare con me patate senza strutto, non hai che da servirti.- -No- rispose egli -per questa volta sarai tu mio ospite.- Stese la tovaglietta che subito si ricoprì di ogni ben di Dio, ed essi mangiarono e bevvero insieme allegramente. Dopo cena il carbonaio disse: -Darei l'anima per avere la tua tovaglietta! Là c'è un cappellino che non mi serve a nulla: se uno lo mette in testa e lo fa girare, le colubrine sparano come se ne avessero appostate dodici in fila e distruggono tutto. Se mi lasci la tovaglietta ti darò il cappello-. Il giovane accettò, prese il cappello e lasciò la tovaglietta. Ma non aveva fatto molta strada che picchiò sul suo zaino e disse al caporale: -Vai con i tuoi sei uomini e riportami la tovaglietta magica-. I soldati gliela riportarono: così egli ci guadagnò il cappello. Tuttavia non voleva fare ritorno a casa e pensava: "Non è ancora ora che torni; devo proseguire." Ma il bosco non aveva fine, ed egli dovette camminare ancora per un giorno intero. La sera giunse da un terzo carbonaio che, come gli altri, lo invitò a mangiare patate senza strutto. Ma egli divise con lui la cena della tovaglietta magica, e il carbonaio mangiò così di gusto, che finì coll'offrirgli una cornetta. A suonarla crollavano tutte le fortificazioni, le città e i villaggi. Egli lascio la tovaglietta al carbonaio, ma la fece reclamare subito dopo dalla soldatesca, sicché‚ alla fine aveva zaino, cappellino e cornetta insieme. -Ora sono a posto- disse -è tempo che faccia ritorno a casa a vedere come se la passano i miei fratelli.- All'arrivo, trovò che essi vivevano nel fasto grazie alla ricchezza accumulata. Ma quando lo scorsero, in abiti vecchi e laceri, non vollero riconoscerlo e lo scacciarono. Allora egli andò in collera e picchiò sullo zaino finché‚ non ebbe davanti centocinquanta uomini. Ordinò loro di dare una bella lezione ai due fratelli, perché‚ si ricordassero chi egli fosse. Scoppiò un gran baccano, e l'intero paese accorse in aiuto dei due malcapitati; i soldati, tuttavia, erano invincibili. Ne fu informato il re che mandò un capitano con la sua truppa. Ma l'uomo dagli strumenti magici, vedendoli venire, picchiò sullo zaino e radunò altri soldati e cavalieri, sicché‚ il capitano e i suoi uomini furono respinti e dovettero ritirarsi con la faccia pesta. Il re disse: -Bisogna assolutamente sottometterlo!- e il giorno seguente gli mandò contro truppe più numerose. Ma il giovane picchiò sullo zaino finché‚ non si trovò davanti un intero esercito schierato, al quale ordinò di scagliarsi sul nemico. Poi girò un paio di volte il suo cappellino: allora incominciarono a sparare le artiglierie pesanti e gli uomini del re furono battuti e messi in fuga. -Adesso non faccio la pace- diss'egli -se non mi danno la principessa in sposa, e tutto il regno da governare in nome del re.- Il re disse alla figlia: -E' dura da digerire, ma se voglio mantenere la pace e conservare la corona, devo cederti-. Così furono celebrate le nozze, ma la principessa non accettava di essere stata costretta a sposare un uomo tanto sgradevole; rimuginava giorno e notte sul modo di sbarazzarsene e nessun pensiero le era più gradito. Tentò di scoprire su che cosa si fondasse il suo potere, ed egli stesso finì col rivelarle la magia dello zaino. Allora ella prese a fargli mille moine per farselo dare e quando finalmente lo ottenne, abbandonò il marito. Allora egli radunò l'esercito, ma la principessa picchiò sullo zaino aumentando del doppio il numero dei propri soldati. Egli sarebbe stato perduto se non avesse avuto il cappellino. Se lo mise in testa e lo fece girare un paio di volte: subito presero a tuonare le artiglierie e tutto crollò; sicché‚ la principessa stessa dovette andare a chiedere grazia. Egli si lasciò persuadere e le accordò la pace. Dopo non molto tempo, la principessa ricominciò a fare delle indagini e, accortasi dei poteri del cappellino, riuscì a convincere il marito a farselo dare a furia di chiacchiere. Ma non appena l'ebbe ottenuto, fece cacciare lo sposo, pensando così di averla spuntata. Ma egli prese la cornetta e si mise a suonarla: e subito crollarono mura e fortini, città e villaggi, seppellendo il re e la principessa. E se egli non avesse deposto la cornetta e l'avesse suonata ancora un po', tutto sarebbe finito in un cumulo di macerie e non sarebbe rimasta pietra su pietra. Così sopravvisse solo lui e regnò su tutto il paese.
Ngày xửa ngày xưa có ba anh em nhà kia, cảnh nhà cứ mỗi ngày một nghèo túng hơn. Khi nhà chẳng còn gì để ăn nữa, ba anh em bảo nhau:
- Không thể như thế này được. Tốt nhất là chúng ta đi chu du thiên hạ để kiếm sống.
Ba anh em quyết định lên đường. Họ đi được chặng đường dài, đi qua nhiều cánh đồng cỏ, nhưng vẫn chưa gặp may. Một hôm họ tới cánh rừng lớn kia, giữa rừng là một ngọn núi. Khi tới gần, họ mới thấy đó là núi bạc. Người anh cả nói:
- Thế là vận may đã đến, anh chẳng còn mong mỏi gì hơn nữa.
Anh lấy bạc nhiều đến mức sức anh mang được. Anh mang bạc quay trở về nhà. Hai người em nói:
- Vận may của chúng ta phải là cái gì quí hơn bạc mới được.
Hai người không ai động tới núi bạc. Họ tiếp tục đi. Đi được mấy ngày đường thì họ tới ngọn núi kia, một ngọn núi vàng. Người anh thứ hai đứng đắn đo:
- Làm gì bây giờ? Lấy vàng nhiều đến mức đủ sống cả đời hay là đi tiếp?
Cuối cùng anh quyết định lấy vàng. Anh lấy đầy một túi to toàn vàng là vàng. Anh chúc người em út gặp may và lên đường trở về nhà.
Người em ít nói:
- Vàng bạc mình chẳng màng. Sao lại chối từ hạnh phúc nhỉ, biết đâu lại có hay hơn đến với ta!
Anh lại lên đường. Sau ba ngày anh tới một khu rừng rộng bao la tưởng chừng như không bao giờ hết rừng. Cơn đói khát nó hành hạ anh. Anh trèo lên ngọn một cây cao phóng tầm mắt nhìn xem bìa rừng ở đâu, anh chỉ nhìn thấy toàn ngọn cây. Anh lại trèo xuống dưới đất. Cơn đói làm cồn cào cả người. Anh nghĩ:
- Ước sao có gì ăn cho qua cơn đói này.
Bỗng anh ngó thấy có bàn bày sẵn thức ăn còn nóng bốc hơi, anh nói:
- Lần này thì ước mong của mình mới thành hiện thực.
Anh bước tới ngồi ăn mà chẳng hề nghĩ ai đã nấu bưng bày trên bàn. Anh ăn thật ngon miệng và ăn cho tới hết cơn đói mới thôi. Ăn xong, anh nghĩ:
- Thật là hoài phí nếu như để những món ăn này thiu thối đi.
Chàng túm tất cả lại trong chiếc khăn trải bàn, rồi tiếp tục lên đường. Chập tối, anh thấy đói bụng nên giở khăn ra và nói:
- Ước gì lại đầy khăn trải bàn toàn những món ăn ngon!
Anh vừa mới mấp máy môi nói xong thì bỗng toàn thức ăn ngon có trên kín khăn trải bàn. Anh lẩm bẩm:
- Giờ thì mình biết rồi, chiếc khăn trải bàn thần này còn quí hơn cả núi bạc, núi vàng.
Anh thấy mình chưa thể quay về nhà với chiếc khăn trải bàn thần này. Anh muốn đi chu du thiên hạ tiếp tục để tìm vận may. Một buổi tối anh gặp người đốt than mặt mày đầy bụi than ở trong rừng. Bữa ăn tối của người này chỉ toàn khoai tây. Anh nói:
- Xin chào bác sáo đen! Trong cảnh hoang vu này bác có khỏe không?
Người đốt than đáp:
- Ngày nào cũng như ngày nào, tối tối ăn toàn khoai tây là khoai tây. Anh bạn lại ăn cùng cho vui!
Anh nói:
- Cám ơn bác. Đấy là phần ăn tối của bác. Nếu bác vui lòng ăn cùng, tôi muốn mời bác ăn cùng với tôi.
Người đốt than nói:
- Ai bày cho mà ăn? Quanh đây chẳng có ai, mà nhìn thấy anh cũng chẳng mang theo thứ gì.
Anh đáp:
- Thế mà có đồ ăn đấy! Thức ăn ngon tới mức bác chưa từng ăn bao giờ.
Rồi chàng rút tấm khăn trải bàn từ cái túi mang theo, trải khăn ra nền đất và nói:
- Nào khăn ơi, bày thức ăn ra đi!
Lập tức đủ các món xào, món rán (chiên) nóng bốc hơi bày đầy khăn trải bàn, thức ăn còn nóng cứ tưởng như mang từ bếp ra. Bác thợ đốt than trố mắt nhìn. Chẳng đợi mời tới lần thứ hai, bác ngồi vào ăn cùng với anh, bác đưa từng miếng một vào mồm một cách ngon lành.
Ăn xong, bác thợ đốt than tủm tỉm cười nói:
- Tôi thích cái khăn trải bàn của anh. Nó rất tiện cho tôi, vì ở trong rừng chẳng có ai nấu cho ăn. Tôi muốn đổi cho anh cái túi dết của lính, nom nó đã cũ rích, nhưng nó có sức mạnh kỳ lạ lắm. Tôi không biết làm gì với cái túi dết ấy. Tôi muốn đổi nó lấy chiếc khăn trải bàn.
Anh đáp:
- Thế sức mạnh kỳ lạ của cái túi dết như thế nào?
Bác thợ đốt than nói:
- Tôi xin nói anh rõ. Cứ mỗi lần đập vào túi dết là có sáu người lính có đầy đủ khí giới nhảy từ trong túi ra. Anh sai làm gì, họ sẽ làm cho anh.
Anh nói:
- Theo tôi, thế thì chúng ta đổi cho nhau cũng được.
Anh đưa cái khăn trải bàn cho người đốt than, lấy chiếc túi dết đeo vào người, rồi chào bác thợ đốt than và lên đường. Đi được một quãng đường dài, anh muốn thử xem phép lạ của chiếc túi dết. Anh vỗ tay vào chiếc túi dết. Lập tức có bảy người lính đứng thẳng hàng trước mặt anh, người tiểu đội trưởng nói:
- Thưa ông chủ và lãnh chúa của chúng tôi, xin ông cứ ra lệnh!
- Hãy hành quân cấp tốc tới chỗ người thợ đốt than đòi lại chiếc khăn trải bàn!
Cả hàng quay trái, rồi tức tốc tới lấy chiếc khăn trải bàn mà chẳng hỏi bác thợ đốt than lấy một câu. Họ mang ngay về cho anh chiếc khăn trải bàn chỉ trong khoảnh khắc. Anh ra lệnh rút và tiếp tục lên đường. Anh nghĩ mình sẽ còn gặp nhiều may mắn hơn nữa.
Đến tối thì anh tới chỗ một người thợ đốt than khác, người này đang chuẩn bị ăn tối. Bác thợ người đen nhẻm nói:
- Nào xin mời ăn cùng cho vui, chỉ có khoai tây chấm muối, nào ngồi xuống đi!
Anh đáp:
- Không, nhưng tôi muốn mời bác ăn với tôi.
Anh trải khăn ra là có ngay những món ăn ngon. Hai người ngồi ăn uống vui vẻ. Sau bữa ăn, bác thợ đốt than nói:
- Ở trên cái ngăn kia có một cái mũ đã sờn cả mép vành, nhưng nó có phép lạ, ai đội nó trên đầu, rồi xoay vòng tròn là lập tức có mười hai khẩu pháo đứng hàng ngang bắn tới tấp làm cho tất cả đổ nát tan tành, không có gì chịu nổi sức công phá của nó. Cái mũ ấy chẳng có ích gì đối với tôi. Cho tôi cái khăn này đi, tôi đưa cho anh cái mũ đó.
Anh đáp:
- Kể ra nghe cũng có lý đấy.
Anh đưa cho bác thợ đốt than cái khăn trải bàn và cầm mũ đội lên đầu. Đi được một đoạn đường, anh đập tay vào chiếc túi dết cho lính đi lấy lại chiếc khăn trải bàn. Chàng nghĩ:
- Hết cái này sang cái khác. Có lẽ vận may của mình chưa hết.
Nhưng đúng như anh nghĩ. Sau một ngày đi đường, anh lại gặp người thợ đốt than thứ ba. Người này cũng mời anh ăn khoai tây chấm muối. Anh lại trải khăn ra và mời người thợ đốt than cùng ăn. Được ăn toàn món ngon, bác thợ đốt than nói muốn đổi chiếc tù và bằng sừng lấy chiếc khăn. Đó là chiếc tù và có phép lạ, mỗi khi nó được thổi lên thì lâu đài, thành quách, thành phố, làng xóm xụp đổ hết thành đống gạch vụn.
Anh đổi cho người thợ đốt than cái khăn để lấy chiếc tù và bằng sừng. Nhưng rồi anh lại sai lính đi lấy lại chiếc khăn trải bàn.
Giờ đây anh có trong tay mọi thứ: chiếc khăn trải bàn, chiếc túi dết, chiếc mũ cũ sờn vành, chiếc tù và bằng sừng. Anh nói:
- Giờ thì mình cũng thỏa mãn rồi. Đến lúc ta phải quay về xem các anh của ta sống ra sao.
Về tới quê nhà, anh thấy hai người anh có nhà cao cửa rộng, sống trong cảnh nhàn hạ, nhưng xa hoa phung phí bởi số vàng, bạc họ có. Anh tới thăm hai anh, nhưng quần áo cũ rách, đầu đội mũ sờn vành, vai đeo túi dết và chiếc tù và bằng sừng nên hai người anh không muốn nhận đó là em mình. Hai người nhạo báng nói:
- Chú coi khinh vàng bạc, chú muốn mình phải hơn thế nữa. Tưởng chú trở về trong sang trọng lộng lẫy như một ông vua, chứ ai lại như một người ăn xin thế này.
Rồi hai người anh đuổi chú em út ra khỏi cổng. Người em út nổi cơn thịnh nộ, tay đập liên tục vào cái túi dết cho tới khi có một trăm năm mươi lính đứng chỉnh tề trước mặt thì mới thôi. Anh ra lệnh cho lính bao vây hai căn nhà, hai người lính cầm roi bằng gỗ dẻ đánh cho hai người hợm hĩnh kia mềm xương nhũn thịt ra, để họ biết anh là ai. Cả làng xôn xao tới giúp hai người kia chống đỡ, nhưng họ không sao chống đỡ nổi.
Việc đến tai nhà vua. Vua sai quan quân tới dẹp. Anh lại đập tay vào túi dết, số lính giờ nhiều hơn trước nên đánh tan tác toán quân do nhà vua gởi tới. Cả toán quân đành phải rút lui, ai cũng máu me đầy mặt. Được tin, nhà vua phán:
- Phải bắt trói cho kỳ được tên giặc đó!
Ngày hôm sau vua phái một đoàn quân lớn tới để dẹp. Nhưng đoàn quân cũng chẳng làm được gì, anh đập tay vào túi dết liên tục nên quân của anh cũng đông vô kể. Rồi anh xoay mũ mấy vòng, thế là đạn pháo bay tới tấp vào quân của nhà vua, quan quân đành tháo chạy. Anh nói:
- Chỉ khi nào nhà vua gả công chúa cho mình và nhường cả giang sơn này cho mình thì khi ấy mình mới chịu ký hòa ước.
Anh cho người nói với nhà vua điều ấy. Nhà vua nói với con gái:
- Điều phải làm thật là đau khổ. Nhưng biết làm sao bây giờ, cha đành phải làm những gì hắn đòi hỏi. Cha đành phải gả con cho hắn.
Lễ cưới được tổ chức linh đình, nhưng công chúa trong lòng không được vui, vì chồng mình là một thứ dân, ăn mặc lôi thôi, đầu đội mũ đã sờn vành, vai đeo túi dết. Nàng chỉ muốn thoát khỏi cảnh ấy, nên nghĩ ngày nghĩ đêm nghĩ cách làm sao thực hiện được ý đồ ấy. Bỗng nàng chợt nghĩ:
- Biết đâu chính cái túi dết ấy có phép lạ?
Nàng tỏ ra hết sức yêu chiều chồng, làm cho chồng hết sức cảm động. Lúc ấy nàng nói:
- Chàng nên bỏ chiếc túi dết cũ kia đi, nom chàng đeo nó lôi thôi lếch thếch lắm, em cũng lấy làm xấu hổ thay ấy.
Chàng đáp:
- Em yêu quý của anh, chiếc túi dết ấy chính là của báu vật quí nhất của anh. Chừng nào anh còn nó bên mình, anh không sợ bất kỳ một sức mạnh nào.
Rồi chàng kể cho nàng biết về phép lạ của chiếc túi dết. Nàng giả vờ ôm hôn chàng để lấy chiếc túi dết khỏi vai chàng, rồi nàng vội chạy đi.
Đến lúc chỉ có một mình, công chúa đập tay vào túi dết, ra lệnh cho lính tới bắt trói chàng lại và đuổi khỏi hoàng thành. Công chúa còn ra lệnh cho những toán lính khác theo đuổi chàng từ vùng này sang vùng khác và tính đuổi chàng ra khỏi vương quốc.
Công việc tưởng chừng đã kết thúc, nhưng khi vừa mới được cởi trói, chàng liền xoay cái mũ trên đầu mấy vòng, lập tức đạn pháo báy tới tấp vào hoàng thành làm cả hoàng thành đổ nát. Công chúa đành phải tới cầu xin. Nàng năn nỉ van xin khéo tới nỗi chàng mủi lòng tha thứ cho.
Giờ công chúa lúc nào cũng niềm nở săn đón chàng, làm cho chàng không nghĩ tới chuyện đề phiòng khi nàng còn giữ chiếc túi dết. Công chúa nghĩ, chừng nào cái mũ kia còn ở bên chàng thì nàng làm được gì chàng. Đợi cho chàng ngủ say, nàng tới nhấc chiếc mũ và ném ngay nó ra đường. Nhưng chàng còn chiếc tù và bằng sừng. Trong lúc nổi giận, chàng lấy tù và thổi. Lâu đài, thành quách sụp đổ hết, nhà vua và công chúa bị chết trong đống đổ nát. Chẳng có quan quân nào địch lại nổi sức tàn phá. Thấy thế chàng ngưng không thổi nữa. Chàng lên ngôi vua trị vì đất nước.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng