Outroupistache (Nain Tracassin)


Đồ bỏ xó


Il était une fois un meunier qui vivait pauvrement, mais dont la fille était fort belle. Or il arriva un jour que le meunier eut à parler au roi, et pour se donner de l'importance, lui dit:
« J'ai une fille capable de filer la paille et d'en tirer du fil d'or pur.
– Voilà un art qui me plait, dit le roi; et si ta fille est aussi habile que tu le dis, conduis-la demain au château que je la voie à l'oeuvre. »
Le lendemain, quand la jeune fille fut devant lui, le roi la conduisit aussitôt dans une pièce toute emplie de paille, lui montra le rouet, et lui dit:
« A présent, au travail! Et si d'ici demain matin tu ne m'as pas filé en or toute cette paille, il te faudra mourir! »
Le roi s'en alla sur ces mots, ferma lui-même la porte sur elle et la laissa seule. La malheureuse fille pensa qu'elle était perdue car elle ignorait tout d'un art qui eût permit de filer de l'or avec de la paille. Alors, elle se mit à pleurer; soudain, la porte s'ouvrit et un petit lutin entra en disant:
« Bonsoir, mademoiselle la meunière. Pourquoi pleures-tu tellement?
- Hélas! lui répondit la jeune fille, il faut que je file de l'or avec de la paille et je n'y connais rien.
- Si je la file pour toi, qu'est-ce que tu me donnes? demanda le lutin.
- Mon collier. » offrit-elle.
Le petit homme prit le collier, s'assit au rouet et bss, bss, bss, en trois tours, la bobine était pleine. Il en remit une autre et bss, bss, bss, en trois tours, la voilà pleine aussi; alors une autre, une autre, et ainsi de suite jusqu'au matin, si bien que toute la paille était filée et que la chambre était pleine de fil d'or.
Le soleil se levait à peine, que déjà arrivait le roi; il vit la chambre emplie de tout cet or, s'en étonna bien et s'en réjouit plus encore, mais sans trop le montrer, car son coeur était toujours avide d'or. Il fit amener la fille du meunier dans une autre chambre pleine de paille, mais celle-là était bien plus vaste que la première, et il lui ordonna de tout filer avant le lever du jour si elle voulait avoir la vie sauve.
Se sachant perdue et ne voyant aucun moyen de se sauver, la pauvre fondit de nouveau en larmes, et de nouveau la porte s'ouvrit, le petit lutin apparut en disant:
« Qu'est-ce que tu me donnes, si je file de l'or avec toute cette paille à ta place?
- La bague que j'ai au doigt. » offrit la jeune fille.
Le petit homme prit la bague et se mit au rouet, bss, bss, bss, et le matin, il ne restait plus de paille et tout était plein de fil d'or.
Quand il le vit, le roi en fut réjoui au delà de toute mesure, mais sa soif de l'or n'était toujours pas satisfaite, et il fit conduire la fille du meunier dans une nouvelle chambre bien plus grande encore et toute emplie de paille. Cette fois, il lui dit:
« Tu dois encore me filer tout cela dans la nuit, et si tu y parviens, tu seras mon épouse. »
Et le roi s'en alla en se disant: « Toute fille de meunier qu'elle soit, je ne pourrais pas trouver une femme plus riche dans le monde entier. »
Dès que la jeune fille se trouva seule, le lutin réapparut pour la troisième fois et lui demanda:
« Qu'est-ce que tu me donnes si je file la paille pour toi?
- Je n'ai plus rien que je puisse te donner! dit la jeune fille.
- Alors promets-moi, quand tu seras reine, de me donner ton premier enfant. »
« Qui sait ce qu'il adviendra de tout cela », pensa la fille du meunier. Et comme elle ne voyait pas d'autre moyen de se sortir de cette situation, la jeune fille n'hésita pas très longtemps et promit son premier enfant au lutin, puisqu'il le voulait. Et le petit homme s'installa au rouet et fila une fois de plus toute la paille en or.
Le lendemain matin, quand le roi vint et constata que tout était filé en or, ainsi qu'il l'avait souhaité, il fit préparer les noces et la jolie meunière devint reine.
Un an plus tard, elle mettait au monde un beau garçon, sans guère se soucier de la promesse qu'elle avait pu faire au lutin, car en vérité elle n'y pensait même plus. Mais il entra soudain dans sa chambre et lui dit:
« Je viens chercher ce que tu m'as promis. »
La reine en fut horrifiée et supplia le petit homme de lui laisser son enfant en lui offrant toutes les richesses du royaume.
« Non, lui répondit-il, un être vivant m'est infiniment plus précieux que tous les trésors du monde. »
La reine se mit à pleurer et à gémir tant et tant qu'à la fin, le petit homme en eut pitié et lui dit:
« Je te laisse trois jours; si tu connais mon nom d'ici là, tu garderas ton enfant. »
Alors la reine se mit à réfléchir et passa la nuit à se remémorer tous les noms possibles et à chercher ceux qu'elle ne connaissait pas, tous les noms qu'elle n'avait jamais entendus; et le lendemain matin, elle envoya vite un messager courir le pays pour apprendre tous les noms qu'il pouvait y avoir encore.
Le soir, quand le lutin vint la voir, elle commença par Melchior, Gaspard et Balthazar, puis continua à lui énumérer dans l'ordre tous les noms qu'elle connaissait et tous ceux qu'elle avait pu apprendre; mais à chacun le lutin répondait: « Non, ce n'est pas mon nom. »
Le lendemain, qui était le deuxième jour de son délai, la reine fit demander plus loin dans le voisinage comment s'appelaient les gens de ces provinces-là; et le soir, elle soumit au lutin des noms bizarres et extraordinaires. Mais toujours il lui répondait: « Non, je ne m'appelle pas ainsi. »
Le troisième et dernier jour, le messager revint et dit à la reine:
« Je n'ai pu découvrir aujourd'hui un seul nom nouveau; mais comme j'étais arrivé à une haute montagne tout là-bas, à la lisière de la forêt où le lièvre et le renard se disent « Bonne nuit! », j'ai aperçu soudain une toute petite maison; et devant la maison il y avait un feu qui brûlait; et devant ce feu, il y avait un drôle de petit bonhomme qui dansait en sautant sur une seule jambe et qui chantait:
Je fais cuire aujourd'hui, demain je brasserai
Et l'enfant de la reine après-demain j'aurai.
Ah! qu'il est bon que nul ne sache
Que je m'appelle Outroupistache!
Vous pouvez imaginer combien la reine fut contente en entendant ce nom. Et quand un peu plus tard, le petit homme entra et demanda: « Eh bien, Madame la reine, quel est mon nom? », elle commença par lui demander:
« Ne t'appelles-tu pas Pierre?
- Non.
- Ou Paul peut-être?
- Non.
- Ou alors est-ce que ce ne serait pas, qui sait, Outroupistache?
- C'est le diable qui te l'a dit! hurla le petit homme. C'est le diable! »
Et, dans sa rage, il tapa du pied si fort qu'il s'enfonça dans le sol jusqu'à la hanche; alors il saisit son pied à deux mains et, fou de fureur, tira dessus avec tant de force qu'il s'ouvrit le corps en deux.
Source: Contes de Grimm, Hatier, 1990
Ngày xửa ngày xưa có một người xay bột nghèo nhưng lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần do tình cờ mà bác được nói chuyện với nhà vua. Để được nhà vua lưu ý, bác tâu:
- Tâu bệ hạ, tôi có một đứa con gái kéo được rơm thành vàng.
Vua bảo bác thợ xay bột:
- Đó là một nghề hiếm người làm được, nghề ấy trẫm rất quý. Nhưng lời ngươi nói thì quả con ngươi khéo lắm, mai ngươi dẫn nó vào cung, ta muốn thử tài nó.
Khi cô gái đến, nhà vua chỉ cô vào một cái buồng chất đầy rơm, cho đem guồng và ống lõi lại, bảo:
- Giờ ngươi làm đi, từ đêm cho tới sáng mai mà ngươi không kéo được hết chỗ rơm này thành vàng thì ngươi phải tội chết chém.
Rồi chính tay nhà vua đóng cửa buồng, để cô gái một mình ở trong đó.
Cô con gái bác thợ xay thật là tội nghiệp, cô ngồi bần thần cả người, không nghĩ ra được kế nào để thoát chết. Cô đâu biết cách kéo rơm thành vàng. Sự lo sợ ngày càng tăng, cuối cùng cô òa lên khóc.
Bỗng nhiên cửa từ từ mở ra, một người bé nhỏ bước vào và nói:
- Chào cô con gái bác xay bột, tại sao cô lại khóc nức nở như thế?
Cô đáp:
- Trời ơi, cháu phải kéo rơm thành vàng, cái đó cháu đâu biết.
Người tí hon nói:
- Cô sẽ thưởng cho tôi cái gì nếu tôi kéo rơm thành vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu xin biếu bác chiếc vòng đeo cổ của cháu.
Người tí hon nhận chiếc vòng đeo cổ, rồi ngồi xuống bên cạnh chiếc guồng sợi và quay, tiếng guồng quay vo vo, chỉ quay có ba lần đã đầy ống. Người tí hon lắp ống khác vào, vo, vo, vo, guồng quay ba lần là ống thứ hai lại đầy. Cứ như vậy cho đến sáng. Tới sáng thì quay xong tất cả chỗ rơm, tất cả các ống đều đầy sợi vàng.
Mặt trời vừa ló đằng đông thì vua đã tới. Nhìn thấy vàng, nhà vua ngạc nhiên nhưng trong lòng mừng lắm, lòng tham lại nổi lên. Vua lệnh dẫn cô sang một căn buồng khác lớn hơn, rơm chất đến tận nóc và ra lệnh nếu cô muốn sống thì một đêm phải kéo hết chỗ rơm ấy thành vàng.
Cô gái chẳng biết làm thế nào lại đành ngồi khóc. Lần này cánh cửa lại từ từ mở ra, một người bé nhỏ xuất hiện và nói:
- Cô thưởng cho tôi cái gì nếu tôi kéo rơm thành vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu xin biếu bác chiếc nhẫn đeo tay của cháu.
Người tí hon nhận chiếc nhẫn và bắt đầu quay guồng, tiếng guồng quay vo vo đều đều, hết đêm tới sáng thì kéo xong toàn bộ số rơm trong buồng thành những sợi chỉ vàng óng ánh.
Nhìn đống sợi vàng vua mừng rỡ cả người, nhưng lòng thèm vàng vẫn chưa chán. Vua cho dẫn cô gái con bác xay bột sang một căn buồng khác lớn hơn nữa, rơm chất đến tận nóc. Vua ra lệnh:
- Ngươi phải quay guồng nốt đêm nay. Nếu ngươi hoàn tất được ngươi sẽ là hoàng hậu của ta.
Vua nghĩ bụng, tuy đó chỉ là một cô gái con bác xay bột, nhưng mình tìm đâu ra một người vợ giàu có hơn nữa trên thế gian này.
Khi cô chỉ còn một mình trong buồng, lần thứ ba người tí hon lại đến và nói:
- Cô thưởng cho tôi cái gì nếu tôi lần này cũng kéo rơm thành sợi vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu không còn gì để biếu bác cả.
Vậy cô có đồng ý hứa với tôi, nếu cô thành hoàng hậu thì cho tôi đứa con đầu lòng của cô nhé.
Cô gái con bác thợ xay bột nghĩ bụng, ai mà biết được chuyện đời sẽ đi đến đâu. Mà biết làm thế nào được, giờ đang bí. Cô hứa làm theo lời đòi hỏi của người tí hon. Một lần nữa, người tí hon lại quay rơm thành sợi vàng cho cô.
Sáng hôm sau vua đến thấy mọi việc hoàn tất như mình mong muốn nên làm lễ cưới với cô gái con bác xay bột. Thế là cô trở thành hoàng hậu.
Một năm sau hoàng hậu sinh được một đứa bé rất kháu và quên bẵng đi chuyện hứa với người tí hon. Đang lúc vui mừng như vậy thì bỗng nhiên người tí hon xuất hiện và nói:
- Bây giờ cô hãy đưa cho tôi cái cô đã hẹn trước kia.
Hoàng hậu hoảng hốt sợ hãi, xin người tí hon để bà đứa con, bà sẵn sàng đổi tất cả của cải châu báu trong vương quốc để lấy con.
Người tí hon đáp:
- Không được, tất cả của cải trên thế gian này đối với tôi không quý bằng chút động đậy của sự sống.
Không biết làm sao bây giờ, hoàng hậu òa lên khóc than thảm thiết, khóc than đến nỗi người tí hon phải động lòng thương và bảo:
- Thôi, tôi hẹn cho cô ba ngày, tới đó nếu cô biết được tên tôi thì cô được giữ con lại.
Thế là hoàng hậu trằn trọc suốt đêm cố nhớ lại những tên mình đã từng nghe thấy, và còn cho sứ giả đi khắp nơi trong nước dò hỏi xem còn những tên gì nữa trong dân gian.
Ngày hôm sau, người tí hon đến, hoàng hậu kể các tên mà bà biết: Kátspar (người giữ kho vàng cho vua), Mênxior (vua ánh sáng), Banxơ (Trời phù hộ)… bà lần lượt kể hết tên này đến tên khác, nghe xong mỗi tên người tí hon lại nói:
- Tên tôi không phải như vậy.
Hôm thứ hai, hoàng hậu cho người đi khắp vùng lân cận hỏi xem liệu còn có những tên gì khác nữa không. Rồi, bà kể cho người tí hon nghe những tên hiếm có và kỳ lạ.
- Phải chăng bác tên là: Ripenbit (gầy giơ xương sườn), Hatnêlvađơ (Bắp vế đùi cừu) hay là Snuyabai (chân cò hương).
Nhưng luôn luôn bị người tí hon đáp:
- Tên tôi không phải như vậy.
Ngày thứ ba sứ giả trở về kể:
- Thần không tìm ra một tên mới nào cả. Nhưng khi thần tới một ngọn núi cao phía góc rừng, nơi đây thanh vắng lắm, thì thần nhìn thấy một căn nhà nhỏ. Trước nhà là một đống lửa đang bùng cháy, một người tí hon dáng nom đến nực cười nhảy nhót xung quanh đống lửa, mà lại nhảy lò cò một chân và hát rêu rao:
Hôm nay nướng bánh, ngày mai nấu bia,
Ngày mai đi đón con vua mang về
Đề huề sung sướng ai hay
Tên "Đồ bỏ xó" gặp may chuyến này.
Các bạn có biết hoàng hậu mừng biết bao khi nghe thấy cái tên ấy.
Chỉ một lát sau người tí hon bước vào và hỏi:
- Thế giờ hoàng hậu biết tên tôi là gì chưa?
Hoàng hậu giả vờ hỏi lại:
- Phải chăng tên bác là Gun (Táo bạo)?
- Không phải.
- Phải chăng tên bác là Hanxơ (Hùng cường)?
- Không phải.
- Chắc có lẽ tên bác là Rumpênstinxen (Đồ bỏ xó) phải không?
- Chỉ có quỷ nói ngươi mới biết, chỉ có quỉ nói ngươi mới biết.
Tức quá hắn la ầm lên, đứng dậm chân xuống đất, hắn dậm chân mạnh đến nỗi người hắn lún xuống đất sâu.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng