Anh Roland yêu dấu


Der liebste Roland


Ngày xưa có một người đàn bà, vốn là một mụ phù thủy. Mụ có hai người con gái, nhưng mụ chỉ quý đứa con riêng của mụ, nó vừa xấu lại gian ác. Đứa con riêng của chồng vừa đẹp người lại tốt bụng thì mụ rất ghét.
Đứa con riêng của chồng có một chiếc tạp dề rất đẹp, con gái mụ ganh ghét và nói mẹ phải lấy cho bằng được. Mụ nói:
- Con cứ nín lặng, con sẽ có cái đó. Nó đáng chết từ lâu, tối nay, đợi nó ngủ say, mẹ sẽ chặt đầu nó. Con khi đi ngủ, đẩy nó ra phía ngoài cho mẹ.
Cô gái đáng thương kia, tình cờ đứng ở góc nhà, đã nghe được toàn câu chuyện. Cả ngày cô ở nhà, tối cô lên giường ngủ trước, đợi con dì ghẻ ngủ say, cô đẩy ra phía ngoài, còn mình nằm bên trong sát tường.
Đến khuya mụ già lẻn vào buồng, tay trái quơ xem có ai nằm phía ngoài không, rồi hai tay mụ nắm chiếc rìu, mụ vung cao lên và thẳng tau chém phật đứt ngay đầu người nằm ngoài, không ngờ chém chính con cưng của mình.
Khi mụ ra khỏi buồng, cô gái dậy và đi thẳng tới nhà người yêu là Roland và gõ cửa. Cô nói:
- Khi trời hửng sáng, mụ sẽ nhìn thấy việc mình làm, lúc ấy sẽ nguy cho chúng ta.
Roland nói:
- Anh khuyên em hãy lấy đi chiếc gậy thần của mụ ấy, để mụ không thể dùng nó mà đuổi theo chúng ta. Có thế mới mong tự cứu được mình.
Cô gái quay lại lấy gậy thần, rồi vẩy ba giọt máu, một giọt lên nền nhà trước giường, một giọt ở bếp, giọt thứ ba ở cầu thang. Rồi ngay lập tức tới thẳng nhà người yêu.
Sáng hôm sau mụ phù thủy gọi con gái để đưa cho chiếc tạp dề, nhưng không thấy con tới. Mụ gọi:
- Con ở đâu, con?
Một giọt máu đáp:
- Con đang ở đây, ở chỗ cầu thang mẹ ạ.
Mụ ra phía ấy, nhưng chẳng thấy ai, mụ lại gọi:
- Con ở đâu, con?
Giọt máu thứ ba đáp:
- Trời ơi, con đang ở trong giường, con đang ngủ.
Mụ đi vào buồng, tới bên giường. Mụ nhìn thấy gì? Chính con gái cưng của mụ nằm trong vũng máu, mà mụ là người chặt đầu. Mụ khùng điên lên, nhảy tới bên cửa sổ, phóng tầm mắt nhìn xa, mụ thấy con riêng của chồng đang chạy trốn cùng với Roland. Mụ thét:
- Chúng mày có chạy xa tới đâu cũng không thoát khỏi tay ta. Chẳng có gì cứu giúp được chúng mày.
Mụ đi đôi giày vạn dặm. Mỗi bước đi bây giờ bằng người khác đi hàng giờ đồng hồ, nên chẳng mấy chốc mụ đuổi kịp hai người. Khi thấy dì ghẻ sắp tới gần, cô gái dùng gậy thần biến Roland thành hồ và mình thành một con vịt đang bơi giữa hồ. Mụ tới bên bờ hồ, ném thức ăn xuống hồ để vịt bơi vào gần, nhưng vịt cứ bơi đi lại giữa hồ. Tối rồi mà mụ vẫn không bắt được vịt, đành quay trở về. Ngay sau đó, cô gái và Roland lại hiện nguyên hình người và tiếp tục chạy trốn, họ đi suốt đêm cho tới khi trời hửng sáng. Cô gái biến thành bông hoa đẹp giữa bụi gai, Roland biến thành người chơi vĩ cầm. Chẳng mấy chốc mụ phù thủy đã tới nơi. Mụ nói với người chơi nhạc:
- Nhạc sĩ lang thang ơi, cho phép tôi hái cái bông hoa đẹp kia nhé?
Người kia đáp:
- Dạ vâng, tôi sẽ dạo nhạc lên để bà hái hoa.
Mụ vội chui ngay vào bụi gai để hái hoa, vì mụ biết hoa kia chính là ai. Nhưng khi mụ đang chui vào bụi gai thì chàng trai dạo nhạc lên và mụ bị tiếng nhạc mê hoặc và mụ bắt đầu nhảy, tiếng nhạc càng dồn dập mụ càng nhảy nhanh và mạnh. Mụ bị gai làm rách hết quần áo, đâm xước khắp người, máu chảy nhưng chừng nào còn tiếng nhạc mụ vẫn cứ phải nhảy theo nhịp của nhạc. Tới khi chàng trai ngừng chơi đàn, chỉ lát sau đó mụ lăn ra chết.
Thế là cả hai được giải thoát. Roland nói:
- Giờ anh muốn về nhà nói với bố, xin phép được làm lễ cưới.
- Trong lúc đó em ở lại đây đợi anh, em sẽ biến thành tảng đá đỏ ở trên cánh đồng, để không ai nhận biết được.
Rồi Roland ra đi, ở trên cánh đồng là tảng đá đỏ đợi người yêu.
Về tới nhà, Roland ăn phải bùa lú, quên ngay lời hứa với người yêu. Cô gái đáng thương kia đợi mãi không thấy người yêu trở lại. Cô buồn rầu biến thành bông hoa và nghĩ:
- Thế nào cũng có người tới đây gặp mình.
Một ngày kia, có chàng trai chăn cừu trên cánh đồng, thấy hoa đẹp, chàng hái hoa, mang về nhà và hộp.
Từ ngày ấy trở đi, cứ sáng sáng, khi chàng thức giấc dậy thì thấy căn buồng đã quét sạch, bàn ghế được lau chùi sạch, lửa đỏ lò, nước đã sắp sẵn. Và trưa, khi chàng về tới nhà, thức ăn ngon đã để sẵn trên bàn, chàng không hiểu nổi, tại sao chuyện ấy lại có thể xảy ra. Chàng chẳng thấy có ai trong nhà và trong túp lều nhỏ này chẳng có chỗ nào để ai vào ẩn náu được.
Sự việc cứ thế tiếp diễn ngày này qua ngày khác, chàng cảm thấy thoải mái dễ chịu, nhưng rồi bỗng chàng đâm ra sợ, và đi đến hỏi bà già thông minh trong làng, bà nói:
- Đây chính là câu chuyện do phép thuật tạo thành. Sớm tinh mơ, hãy lưu ý quan sát xem có gì động đậy ở trong nhà, cứ để nó làm gì thì làm, hãy lấy ngay một chiếc khăn trắng phủ lên thì phép thuật sẽ hết hiệu nghiệm.
Hôm sau khi trời vừa hửng sáng, chiếc hộp mở ra và bông hoa đi ra. Chàng nhìn thấy, vội nhào tới và choàng phủ chiếc khăn trắng lên. Đứng trước chàng là một cô gái xinh đẹp, chàng nhận ra đó chính là người hàng ngày chăm sóc mọi công việc trong nhà cho chàng. Cô kể lại đời mình cho chàng nghe. Chàng hỏi cô có ưng thuận lấy chàng không, cô đáp:
- Không được anh ạ, em đã có anh Roland thân yêu mà muốn giữ thủy chung với anh ấy, cho dù anh ấy đã không trở lại như đã hứa. Nhưng em vẫn ở đây lo việc nội trợ cho anh.
Theo phong tục địa phương, tất cả các cô gái trong vùng đều tới hát mừng ngày thành hôn của đôi trai gái. Trước đó họ phải xin phép và thông báo cho mọi người trong vùng biết ngày cưới của họ.
Khi nghe tin Roland sắp cưới vợ, cô gái thủy chung kia rất buồn rầu, tim như muốn vỡ ra từng mảnh. Cô chẳng muốn tới đám cưới. Nhưng các bạn gái tới và mời kéo cô đi cùng. Cứ đến lượt mình hát thì cô lùi lại phía sau. Mọi người đều đã hát, chỉ còn mỗi mình cô, cô đành phải hát. Khi cô cất giọng hát và Roland nghe được thì chàng bật đứng dậy và nói:
- Giọng hát này quen thuộc quá, đây là giọng hát của người yêu chưa cưới của tôi. Tôi không ưng ai khác nữa.
Tất cả những gì trong trí nhớ khi xưa bỗng thức tỉnh trong lòng chàng. Cô gái thủy chung làm lễ thành hôn với chàng Roland mà cô hằng yêu dấu. Nỗi buồn tan đi nhường cho niềm vui của ngày cưới.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal eine Frau, die war eine rechte Hexe, und hatte zwei Töchter, eine hässlich und böse, und die liebte sie, weil sie ihre rechte Tochter war, und eine schön und gut, die hasste sie, weil sie ihre Stieftochter war.
Zu einer Zeit hatte die Stieftochter eine schöne Schürze, die der andern gefiel, so dass sie neidisch war und ihrer Mutter sagte, sie wollte und müsste die Schürze haben. "Sei still, mein Kind," sprach die Alte, "du sollst sie auch haben. Deine Stiefschwester hat längst den Tod verdient, heute nacht, wenn sie schläft, so komm und ich haue ihr den Kopf ab. Sorge nur, dass du hinten ins Bett zu liegen kommst, und schieb sie recht vornen hin."
Um das arme Mädchen war es geschehen, wenn es nicht gerade in einer Ecke gestanden und alles mit angehört hätte. Es durfte den ganzen Tag nicht zur Türe hinaus, und als Schlafenszeit gekommen war, musste es zuerst ins Bett steigen, damit sie sich hinten hinlegen konnte; als sie aber eingeschlafen war, da schob es sie sachte vornen hin und nahm den Platz hinten an der Wand. In der Nacht kam die Alte geschlichen, in der rechten Hand hielt sie eine Axt, mit der linken fühlte sie erst, ob auch jemand vornen lag, und dann fasste sie die Axt mit beiden Händen, hieb und hieb ihrem eigenen Kind den Kopf ab. Als sie fortgegangen war, stand das Mädchen auf und ging zu seinem Liebsten, der Roland hiess, und klopfte an seine Türe. Als er herauskam, sprach sie zu ihm: "Höre, liebster Roland, wir müssen eilig flüchten, die Stiefmutter hat mich totschlagen wollen, hat aber ihr eigenes Kind getroffen. Kommt der Tag, und sie sieht, was sie getan hat, so sind wir verloren."
"Aber ich rate dir," sagte Roland, "dass du erst ihren Zauberstab wegnimmst, sonst können wir uns nicht retten, wenn sie uns nachsetzt und verfolgt." Das Mädchen holte den Zauberstab, und dann nahm es den toten Kopf und tröpfelte drei Blutstropfen auf die Erde, einen vors Bett, einen in die Küche und einen auf die Treppe. Darauf eilte es mit seinem Liebsten fort.
Als nun am Morgen die alte Hexe aufgestanden war, rief sie ihre Tochter, und wollte ihr die Schürze geben, aber sie kam nicht. Da rief sie: "Wo bist du?"
"Ei, hier auf der Treppe, da kehr ich," antwortete der eine Blutstropfen. Die Alte ging hinaus, sah aber niemand auf der Treppe und rief abermals: "Wo bist du?"
"Ei, hier in der Küche, da wärm ich mich," rief der zweite Blutstropfen. Sie ging in die Küche, aber sie fand niemand. Da rief sie noch einmal "wo bist du?"
"Ach, hier im Bette, da schlaf ich," rief der dritte Blutstropfen. Sie ging in die Kammer ans Bett. Was sah sie da? Ihr eigenes Kind, das in seinem Blute schwamm, und dem sie selbst den Kopf abgehauen hatte.
Die Hexe geriet in Wut, sprang ans Fenster, und da sie weit in die Welt schauen konnte, erblickte sie ihre Stieftochter, die mit ihrem Liebsten Roland forteilte. "Das soll euch nichts helfen," rief sie, "wenn ihr auch schon weit weg seid, ihr entflieht mir doch nicht."
Sie zog ihre Meilenstiefel an, in welchen sie mit jedem Schritt eine Stunde machte, und es dauerte nicht lange, so hatte sie beide eingeholt. Das Mädchen aber, wie es die Alte daherschreiten sah, verwandelte mit dem Zauberstab seinen Liebsten Roland in einen See, sich selbst aber in eine Ente, die mitten auf dem See schwamm. Die Hexe stellte sich ans Ufer, warf Brotbrocken hinein und gab sich alle Mühe, die Ente herbeizulocken; aber die Ente liess sich nicht locken, und die Alte musste abends unverrichteter Sache wieder umkehren.
Darauf nahm das Mädchen mit seinem Liebsten Roland wieder die natürliche Gestalt an, und sie gingen die ganze Nacht weiter bis zu Tagesanbruch. Da verwandelte sich das Mädchen in eine schöne Blume, die mitten in einer Dornhecke stand, seinen Liebsten Roland aber in einen Geigenspieler. Nicht lange, so kam die Hexe herangeschritten und sprach zu dem Spielmann: "Lieber Spielmann, darf ich mir wohl die schöne Blume abbrechen?" - "0 ja," antwortete er, "ich will dazu aufspielen." Als sie nun mit Hast in die Hecke kroch und die Blume brechen wollte, denn sie wusste wohl, wer die Blume war, so fing er an aufzuspielen, und, sie mochte wollen oder nicht, sie musste tanzen, denn es war ein Zaubertanz. Je schneller er spielte, desto gewaltigere Sprünge musste sie machen, und die Dornen rissen ihr die Kleider vom Leibe, stachen sie blutig und wund, und da er nicht aufhörte, musste sie so lange tanzen, bis sie tot liegen blieb.
Als sie nun erlöst waren, sprach Roland: "Nun will ich zu meinem Vater gehen und die Hochzeit bestellen." - "So will ich derweil hier bleiben," sagte das Mädchen, "und auf dich warten, und damit mich niemand erkennt, will ich mich in einen roten Feldstein verwandeln." Da ging Roland fort, und das Mädchen stand als ein roter Stein auf dem Felde und wartete auf seinen Liebsten.
Als aber Roland heim kam, geriet er in die Fallstricke einer andern, die es dahin brachte, dass er das Mädchen vergass. Das arme Mädchen stand lange Zeit, als er aber endlich gar nicht wiederkam, so ward es traurig und verwandelte sich in eine Blume und dachte: "Es wird ja wohl einer dahergehen und mich umtreten."
Es trug sich aber zu, dass ein Schäfer auf dem Felde seine Schafe hütete und die Blume sah, und weil sie so schön war, so brach er sie ab, nahm sie mit sich, und legte sie in seinen Kasten. Von der Zeit ging es wunderlich in des Schäfers Hause zu. Wenn er morgens aufstand, so war schon alle Arbeit getan: die Stube war gekehrt, Tische und Bänke abgeputzt, Feuer auf den Herd gemacht und Wasser getragen; und mittags, wenn er heim kam, war der Tisch gedeckt und ein gutes Essen aufgetragen. Er konnte nicht begreifen, wie das zuging, denn er sah niemals einen Menschen in seinem Haus, und es konnte sich auch niemand in der kleinen Hütte versteckt haben. Die gute Aufwartung gefiel ihm freilich, aber zuletzt ward ihm doch angst, so dass er zu einer weisen Frau ging und sie um Rat fragte. Die weise Frau sprach: "Es"es steckt Zauberei dahinter; gib einmal morgens in aller Frühe acht, ob sich etwas in der Stube regt, und wenn du etwas siehst, es mag sein, was es will, so wirf schnell ein weisses Tuch darüber, dann wird der Zauber gehemmt." Der Schäfer tat, wie sie gesagt hatte, und am andern Morgen, eben als der Tag anbrach, sah er, wie sich der Kasten auftat und die Blume herauskam.
Schnell sprang er hinzu und warf ein weisses Tuch darüber. Alsbald war die Verwandlung vorbei, und ein schönes Mädchen stand vor ihm, das bekannte ihm, dass es die Blume gewesen wäre und seinen Haushalt bisher besorgt hätte. Es erzählte ihm sein Schicksal, und weil es ihm gefiel, fragte er, ob es ihn heiraten wollte, aber es antwortete "nein," denn es wollte seinem Liebsten Roland, obgleich er es verlassen hatte, doch treu bleiben: aber es versprach, dass es nicht weggehen, sondern ihm fernerhin haushalten wollte.
Nun kam die Zeit heran, dass Roland Hochzeit halten sollte: da ward nach altem Brauch im Lande bekanntgemacht, dass alle Mädchen sich einfinden und zu Ehren des Brautpaars singen sollten. Das treue Mädchen, als es davon hörte, ward so traurig, dass es meinte, das Herz im Leibe würde ihm zerspringen, und wollte nicht hingehen, aber die andern kamen und holten es herbei. Wenn aber die Reihe kam, dass es singen sollte, so trat es zurück, bis es allein noch übrig war, da konnte es nicht anders.
Aber wie es seinen Gesang anfing, und er zu Rolands Ohren kam, so sprang er auf und rief: "Die Stimme kenne ich, das ist die rechte Braut, eine andere begehr ich nicht." Alles, was er vergessen hatte und ihm aus dem Sinn verschwunden war, das war plötzlich in sein Herz wieder heimgekommen. Da hielt das treue Mädchen Hochzeit mit seinem Liebsten Roland, und war sein Leid zu Ende und fing seine Freude an.