Anh Roland yêu dấu


O querido Rolando


Ngày xưa có một người đàn bà, vốn là một mụ phù thủy. Mụ có hai người con gái, nhưng mụ chỉ quý đứa con riêng của mụ, nó vừa xấu lại gian ác. Đứa con riêng của chồng vừa đẹp người lại tốt bụng thì mụ rất ghét.
Đứa con riêng của chồng có một chiếc tạp dề rất đẹp, con gái mụ ganh ghét và nói mẹ phải lấy cho bằng được. Mụ nói:
- Con cứ nín lặng, con sẽ có cái đó. Nó đáng chết từ lâu, tối nay, đợi nó ngủ say, mẹ sẽ chặt đầu nó. Con khi đi ngủ, đẩy nó ra phía ngoài cho mẹ.
Cô gái đáng thương kia, tình cờ đứng ở góc nhà, đã nghe được toàn câu chuyện. Cả ngày cô ở nhà, tối cô lên giường ngủ trước, đợi con dì ghẻ ngủ say, cô đẩy ra phía ngoài, còn mình nằm bên trong sát tường.
Đến khuya mụ già lẻn vào buồng, tay trái quơ xem có ai nằm phía ngoài không, rồi hai tay mụ nắm chiếc rìu, mụ vung cao lên và thẳng tau chém phật đứt ngay đầu người nằm ngoài, không ngờ chém chính con cưng của mình.
Khi mụ ra khỏi buồng, cô gái dậy và đi thẳng tới nhà người yêu là Roland và gõ cửa. Cô nói:
- Khi trời hửng sáng, mụ sẽ nhìn thấy việc mình làm, lúc ấy sẽ nguy cho chúng ta.
Roland nói:
- Anh khuyên em hãy lấy đi chiếc gậy thần của mụ ấy, để mụ không thể dùng nó mà đuổi theo chúng ta. Có thế mới mong tự cứu được mình.
Cô gái quay lại lấy gậy thần, rồi vẩy ba giọt máu, một giọt lên nền nhà trước giường, một giọt ở bếp, giọt thứ ba ở cầu thang. Rồi ngay lập tức tới thẳng nhà người yêu.
Sáng hôm sau mụ phù thủy gọi con gái để đưa cho chiếc tạp dề, nhưng không thấy con tới. Mụ gọi:
- Con ở đâu, con?
Một giọt máu đáp:
- Con đang ở đây, ở chỗ cầu thang mẹ ạ.
Mụ ra phía ấy, nhưng chẳng thấy ai, mụ lại gọi:
- Con ở đâu, con?
Giọt máu thứ ba đáp:
- Trời ơi, con đang ở trong giường, con đang ngủ.
Mụ đi vào buồng, tới bên giường. Mụ nhìn thấy gì? Chính con gái cưng của mụ nằm trong vũng máu, mà mụ là người chặt đầu. Mụ khùng điên lên, nhảy tới bên cửa sổ, phóng tầm mắt nhìn xa, mụ thấy con riêng của chồng đang chạy trốn cùng với Roland. Mụ thét:
- Chúng mày có chạy xa tới đâu cũng không thoát khỏi tay ta. Chẳng có gì cứu giúp được chúng mày.
Mụ đi đôi giày vạn dặm. Mỗi bước đi bây giờ bằng người khác đi hàng giờ đồng hồ, nên chẳng mấy chốc mụ đuổi kịp hai người. Khi thấy dì ghẻ sắp tới gần, cô gái dùng gậy thần biến Roland thành hồ và mình thành một con vịt đang bơi giữa hồ. Mụ tới bên bờ hồ, ném thức ăn xuống hồ để vịt bơi vào gần, nhưng vịt cứ bơi đi lại giữa hồ. Tối rồi mà mụ vẫn không bắt được vịt, đành quay trở về. Ngay sau đó, cô gái và Roland lại hiện nguyên hình người và tiếp tục chạy trốn, họ đi suốt đêm cho tới khi trời hửng sáng. Cô gái biến thành bông hoa đẹp giữa bụi gai, Roland biến thành người chơi vĩ cầm. Chẳng mấy chốc mụ phù thủy đã tới nơi. Mụ nói với người chơi nhạc:
- Nhạc sĩ lang thang ơi, cho phép tôi hái cái bông hoa đẹp kia nhé?
Người kia đáp:
- Dạ vâng, tôi sẽ dạo nhạc lên để bà hái hoa.
Mụ vội chui ngay vào bụi gai để hái hoa, vì mụ biết hoa kia chính là ai. Nhưng khi mụ đang chui vào bụi gai thì chàng trai dạo nhạc lên và mụ bị tiếng nhạc mê hoặc và mụ bắt đầu nhảy, tiếng nhạc càng dồn dập mụ càng nhảy nhanh và mạnh. Mụ bị gai làm rách hết quần áo, đâm xước khắp người, máu chảy nhưng chừng nào còn tiếng nhạc mụ vẫn cứ phải nhảy theo nhịp của nhạc. Tới khi chàng trai ngừng chơi đàn, chỉ lát sau đó mụ lăn ra chết.
Thế là cả hai được giải thoát. Roland nói:
- Giờ anh muốn về nhà nói với bố, xin phép được làm lễ cưới.
- Trong lúc đó em ở lại đây đợi anh, em sẽ biến thành tảng đá đỏ ở trên cánh đồng, để không ai nhận biết được.
Rồi Roland ra đi, ở trên cánh đồng là tảng đá đỏ đợi người yêu.
Về tới nhà, Roland ăn phải bùa lú, quên ngay lời hứa với người yêu. Cô gái đáng thương kia đợi mãi không thấy người yêu trở lại. Cô buồn rầu biến thành bông hoa và nghĩ:
- Thế nào cũng có người tới đây gặp mình.
Một ngày kia, có chàng trai chăn cừu trên cánh đồng, thấy hoa đẹp, chàng hái hoa, mang về nhà và hộp.
Từ ngày ấy trở đi, cứ sáng sáng, khi chàng thức giấc dậy thì thấy căn buồng đã quét sạch, bàn ghế được lau chùi sạch, lửa đỏ lò, nước đã sắp sẵn. Và trưa, khi chàng về tới nhà, thức ăn ngon đã để sẵn trên bàn, chàng không hiểu nổi, tại sao chuyện ấy lại có thể xảy ra. Chàng chẳng thấy có ai trong nhà và trong túp lều nhỏ này chẳng có chỗ nào để ai vào ẩn náu được.
Sự việc cứ thế tiếp diễn ngày này qua ngày khác, chàng cảm thấy thoải mái dễ chịu, nhưng rồi bỗng chàng đâm ra sợ, và đi đến hỏi bà già thông minh trong làng, bà nói:
- Đây chính là câu chuyện do phép thuật tạo thành. Sớm tinh mơ, hãy lưu ý quan sát xem có gì động đậy ở trong nhà, cứ để nó làm gì thì làm, hãy lấy ngay một chiếc khăn trắng phủ lên thì phép thuật sẽ hết hiệu nghiệm.
Hôm sau khi trời vừa hửng sáng, chiếc hộp mở ra và bông hoa đi ra. Chàng nhìn thấy, vội nhào tới và choàng phủ chiếc khăn trắng lên. Đứng trước chàng là một cô gái xinh đẹp, chàng nhận ra đó chính là người hàng ngày chăm sóc mọi công việc trong nhà cho chàng. Cô kể lại đời mình cho chàng nghe. Chàng hỏi cô có ưng thuận lấy chàng không, cô đáp:
- Không được anh ạ, em đã có anh Roland thân yêu mà muốn giữ thủy chung với anh ấy, cho dù anh ấy đã không trở lại như đã hứa. Nhưng em vẫn ở đây lo việc nội trợ cho anh.
Theo phong tục địa phương, tất cả các cô gái trong vùng đều tới hát mừng ngày thành hôn của đôi trai gái. Trước đó họ phải xin phép và thông báo cho mọi người trong vùng biết ngày cưới của họ.
Khi nghe tin Roland sắp cưới vợ, cô gái thủy chung kia rất buồn rầu, tim như muốn vỡ ra từng mảnh. Cô chẳng muốn tới đám cưới. Nhưng các bạn gái tới và mời kéo cô đi cùng. Cứ đến lượt mình hát thì cô lùi lại phía sau. Mọi người đều đã hát, chỉ còn mỗi mình cô, cô đành phải hát. Khi cô cất giọng hát và Roland nghe được thì chàng bật đứng dậy và nói:
- Giọng hát này quen thuộc quá, đây là giọng hát của người yêu chưa cưới của tôi. Tôi không ưng ai khác nữa.
Tất cả những gì trong trí nhớ khi xưa bỗng thức tỉnh trong lòng chàng. Cô gái thủy chung làm lễ thành hôn với chàng Roland mà cô hằng yêu dấu. Nỗi buồn tan đi nhường cho niềm vui của ngày cưới.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Houve, uma vez, uma mulher que era uma autêntica bruxa e tinha duas filhas; uma feia e má, a quem muito amava, porque era a filha verdadeira; e uma bonita e boa, que detestava, porque era sua enteada. Certa vez, a enteada ganhou um avental muito bonito. que agradou particularmente à outra; cheia de inveja, esta disse à mãe que queria a todo custo o avental.
- Fica sossegada, minha filha, que hás de tê-lo, - disse a velha. - Tua irmã merecia estar morta há muito tempo; esta noite, quando estiver dormindo, virei e lhe cortarei a cabeça. Tu, tem o cuidado de deitar-te bem para trás na cama, e empurrá-la para a frente.
E a pobre moça estaria perdida se não tivesse ouvido tudo do canto em que se achava. Nesse dia, não lhe foi permitido sair de casa e, quando chegou a hora de dormir, teve de deixar a irmã dormir do lado da parede, que era o seu, e ficar ela do lado de fora. Mas, assim que a irmã adormeceu, puxou-a cuidadosamente para a beirada da cama e ela deitou-se no lugar junto à parede. Durante a noite, a velha entrou sorrateiramente no quarto; na mão direita trazia a machadinha, com a esquerda apalpou se havia alguém no lugar indicado, depois agarrou a machadinha com as duas mãos e, com um golpe violento, decepou a cabeça da própria filha.
Assim que ela saiu do quarto, a enteada levantou-se, correu à casa do namorado, que se chamava Rolando, e bateu à porta. Quando ele saiu, disse-lhe:
- Escuta, meu querido Rolando, temos de fugir depressa; minha madrasta queria matar-me, mas acertou na filha. Quando amanhecer e vir o que fez, nós estaremos perdidos.
- Sim, mas aconselho-te que leves a varinha mágica, pois, se nos persegue, não poderemos salvar-nos.
A moça furtou a varinha mágica; depois, pegando a cabeça da morta, deixou pingar três gotas de sangue no chão. Em seguida, fugiu com o namorado.
Pela manhã, quando a bruxa levantou-se da cama, chamou a filha para entregar-lhe o avental, mas a filha não apareceu. Então gritou:
- Onde estás?
- Estou aqui varrendo a escada! - respondeu uma das gotas de sangue.
A velha foi ver, mas não havia ninguém lá; então, gritou novamente:
- Onde estás?
- Estou aqui na cozinha, aquecendo-me ao fogo! - respondeu a segunda gota de sangue.
A velha foi até à cozinha, mas não viu ninguém. Gritou pela terceira vez:
- Onde estás?
- Estou aqui na cama, dormindo. - Gritou a terceira gota de sangue.
Ela entrou no quarto e aproximou-se da cama. E que foi que viu? A filha, à qual ela mesma havia cortado a cabeça, jazia lá mergulhada numa poça de sangue.
A bruxa ficou furiosa; precipitou-se à janela e, tendo o dom de enxergar muito longe, viu a enteada fugindo, com o namorado.
- Não adianta nada, - resmungou ela, - embora estejais bastante longe, não me escapareis.
Calçou as botas de sete léguas, que lhe permitiam num passo fazer o caminho de uma hora, e daí a pouco alcançou-os. Mas a enteada, vendo-a chegar, com a varinha mágica transformou o amado num lago e ela mesma numa pata nadando no meio dele. A bruxa deteve- se a margem do lago, jogou migalhas de pão a fim de atrair a pata, mas a pata não se deixou seduzir e, ao entardecer, a velha teve de voltar para casa sem ter conseguido nada.
A moça e o namorado retomaram o verdadeiro aspecto e foram andando. Andaram a noite toda até de madrugada. Então ela transformou-se numa linda flor, balançando-se entre um cerrado espinheiro e, seu amado Rolando num violinista. Pouco depois, chegou a velha apressada e disse ao violinista:
- Meu bom violinista, posso colher aquela linda flor aí no meio do espinheiro?
Oh sim - respondeu ele, - enquanto isso eu
tocarei para que o consigas.
Quando a velha se meteu no meio do espinheiro para colher a flor, que ela bem sabia quem era, ele começou a tocar. Então a velha, querendo ou não, teve de dançar, porque aquela era música encantada que a isso obrigava. Quanto mais depressa ele tocava, mais furiosamente ela dançava; os espinhos arrancaram-lhe os farrapos do corpo, picando-a, arranhando-a e esfolando-a toda e, como ele não cessava de tocar, ela teve de dançar até cair morta.
Uma vez livres dela, Rolando disse:
- Agora irei à casa de meu pai a fim de preparar a festa de bodas.
- Enquanto isso ficarei aqui à tua espera, - disse a moça, - e, para que ninguém me reconheça, transformar-me-ei numa pedra vermelha.
Rolando despediu-se e foi-se embora; e, sob a forma de uma pedra vermelha, a moça ficou aí no campo, esperando-o. Mas, ao chegar em casa, Rolando caiu na rede de outra sereia e esqueceu a noiva. A pobrezinha esperou-o longamente e, vendo que ele nunca mais voltava, ficou desolada e transformou-se numa flor, pensando tristemente: "Alguém há de passar por aqui e me pisara!"
Aconteceu, porém, que um pastor, ao levar o rebanho a pastar nesse campo, viu a flor e, como era muito bonita, colheu-a, levou-a para casa e guardou-a numa gaveta.
A partir desse momento, em casa do pastor aconteciam fatos extraordinários. Pela manhã, ao levantar-se. encontrava sempre a casa toda arrumada; a sala varrida, a mesa e os bancos espanados, o fogo aceso e o balde cheio de água no seu lugar. Ao meio-dia, quando voltava do campo, encontrava a mesa posta com deliciosa comida. Ele não conseguia compreender como tudo isso sucedia, porquanto em casa nunca entrava ninguém e naquele pobre casebre não havia de esconder-se. Gostava, sem dúvida, de estar tão bem servido, mas a um certo momento sentiu receio e resolveu pedir conselho a uma adivinha. Ela disse-lhe:
- Há alguma bruxaria nisso. Deves fazer o seguinte: de manhã, pela madrugada, espia bem para ver se qualquer coisa se mexe na sala; se vires algo, seja lá o que for, atira-lhe em cima um pano branco, assim se quebrará o encanto.
O pastor seguiu o conselho e, na manhã seguinte, aí pela madrugada, viu abrir-se a gaveta e dela sair a flor. De um salto atirou-lhe em cima um pano branco. Imediatamente cessou o encanto: diante dele estava uma linda moça, a qual lhe confessou que era a flor e que lhe havia cuidado da casa durante todo o tempo desde que a colhera. Contou-lhe as desventuras todas, e ele gostou tanto dela que lhe pediu para ser sua mulher; mas ela respondeu:
- Não, não posso, porque amo a Rolando. Apesar de ter-me ele esquecido, quero ser-lhe sempre fiel.
Prometeu, porém, não ir-se embora e continuar a cuidar da casa dele.
Enquanto isso, chegou o dia em que Rolando ia celebrar casamento com a outra; e, segundo o costume antigo daquela região, foram convidadas todas as moças para comparecer e cantarem em honra dos noivos. A fiel moça entristeceu-se profundamente, a ponto de sentir o coração despedaçar-se e não queria comparecer; mas as outras moças da região foram buscá-la e ela teve de ir. Quando chegou sua vez de cantar, ela que ficara para trás até que todas tivessem acabado, não pôde esquivar-se e cantou. Ao ouvi-la, Rolando deu um pulo e gritou:
- Eu conheço essa voz! É essa a minha verdadeira noiva e não quero outra.
Tudo o que havia esquecido e banido da mente, voltou-lhe como um relâmpago à memória e ao coração novamente. Então, a fiel namorada casou com o querido Rolando e o sofrimento terminou na mais completa alegria.